Gió NỒM NAM là gió gì? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Cũng như trong thơ của Hồ Xuân Hương, bà nói Gió Nồm là Gió Nồm Đông (dĩ nhiên nó cũng bắt nguồn từ Biển Đông mà) và đồng thời để gieo vần cho bài thơ Đường luật, Bà viết:

THIẾU NỮ NGỦ NGÀY

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.

------------------------------------------------
Nếu đọc bài thơ này xong, thì ông tác giả của cuốn sách sẽ viết thêm rằng, ngoài gió nồm nam, còn có gió nồm đông!
 
Diễn đàn báo có 3 thành viên đang coi bài này mà thấy mình nick mình.... anh Nghĩa và ai kia úm ba la giùm đi hihi
 
Em cứ tưởng là còn 1 kiểu gió gọi là gió LÀO nữa cơ.. cơn gió này hình như nóng nóng thì phải.

Gió này thường dùng để gọi thay cho gió biển, gió thường thổi vào buổi chiều từ hướng Đông Nam (quê tớ định nghĩa nó thế). Gió này hoàn toàn dùng để khắc chế gió Lào đó bạn
 
Cũng như trong thơ của Hồ Xuân Hương, bà nói Gió Nồm là Gió Nồm Đông (dĩ nhiên nó cũng bắt nguồn từ Biển Đông mà) và đồng thời để gieo vần cho bài thơ Đường luật, Bà viết:

THIẾU NỮ NGỦ NGÀY

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.

------------------------------------------------
Nếu đọc bài thơ này xong, thì ông tác giả của cuốn sách sẽ viết thêm rằng, ngoài gió nồm nam, còn có gió nồm đông!
Bạn Nghĩa không biết bài thơ của HXH về gió nồm nam à;

Mùa hè hây hẩy gió nồm nam
Thiếu nữ nằm ngủ ngó muốn ham
Phe phẩy tóc mai vương vầng trán
Xộc xệch núi đôi trể yếm lam
Hây hẩy đôi gò sương vương vấn
Róc rách suối khe trúc chửa đâm
Dùng dằng chú ếch đi hay ở
Nếu mà ở lại: chảy máu cam

 
Bạn Nghĩa không biết bài thơ của HXH về gió nồm nam à;

Mùa hè hây hẩy gió nồm nam
Thiếu nữ nằm ngủ ngó muốn ham
Phe phẩy tóc mai vương vầng trán
Xộc xệch núi đôi trể yếm lam
Hây hẩy đôi gò sương vương vấn
Róc rách suối khe trúc chửa đâm
Dùng dằng chú ếch đi hay ở
Nếu mà ở lại: chảy máu cam


Tên Ếch Xanh là động vật máu lạnh (máu trắng), nên nếu có ở lại, chắc có lẽ chỉ "chảy máu trắng" thôi chứ không chảy máu cam được!
 
…" mùa hè hây hẩy gió nồm đông ,thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng " HXH...

Gió nồm đông là gió gì vậy các bác ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
“ Gió nồm là gió nồm nam.
Trách người quân tử ăn tham không giàu.
Gió nồm là gió nồm nồm,
Trách người quân tứ có mồm không ăn”......
 
Em dân biển nè, gió nồm là gió thổi từ biển vào (như Bảy Dzõ nói), chủ yếu là vào mùa hè và buổi chiều, chỉ có gió nồm và gió nam (gió lào). Gió nồm nam là gió nam, hướng gió từ biển vào.
 
Tôi chưa biết nguyên văn hoặc một đoạn văn trong SGK mà thằng nhóc nhà Thầy NDU đang học như thế nào. Nhưng nếu gọi GIÓ NỒM NAM để chỉ GIÓ NỒM là không chính xác.

Nếu sách ghi rõ GIÓ NỒM + Hướng Gió (Đông, Tây, Nam, Bắc) - mục đích để nói rõ hướng gió nồm xuất phát - thì chúng ta có thể chấp nhận.

Còn không thì thật là nực cười, như tôi đã từng nói ở bài này:

Ngày xưa, khi mình học môn Địa lý, thì có học 2 loại gió: Gió Bấc và Gió Nồm.

Gió Bấc là gió lạnh thổi từ phương Bắc (hướng TQ) đến

Gió Nồm là gió mát, có kèm theo hơi ẩm thổi từ Đông Nam Á đến.

Như vậy, theo Ông Thầy nói, cứ nói gió bấc phải hiểu là gió Bắc, gió nồm là gió Nam.

Phải chăng nếu ta nói rằng gió Nồm Nam có nghĩa ta đã dùng điệp từ "Nam" rồi chăng?

Cũng một lẽ, vì trong thơ ca, nhằm ép cho cùng vần cùng điệu, mà một số nhà thơ đã ép chúng thành một (gió nồm nam), rồi từ thơ ca mà ra, người ta cứ xem như là chuyện gượng ép từ như thế là đúng đắn chăng?

Giống như một số từ mà ta có thể dùng hằng ngày mà ta không biết.

VD: CẤM KHÔNG ĐƯỢC KHẠC NHỔ.

Xét KHÔNG ĐƯỢC KHẠC NHỔ là đã cấm rồi, nếu thêm chữ CẤM đằng trước nữa, đâm ra phủ định cái phủ định thành khẳng định, nên nếu dùng câu nói trên thì có nghĩa là CHO KHẠC NHỔ (thoải mái).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đúng là các bạn chưa hiểu gió Nồm Nam thật. Chỉ có dân vùng biển Miền Bắc mới thấm cái khổ của gió Nồm thái quá. Nồm là danh từ biểu thị tình trạng độ ẩm không khí cao quá mức. Khi trời Nồm phơi quần áo hơi nước không thoát ra được mà cứ sũng nước mãi. Nền nhà, tường nhà ướt lép nhép, chảy thành dòng. Gặp ngày trời Nồm mà có gió Đông thì không ai dám mở cửa vì ướt lại càng thêm ướt. Đây là sự cộng hưởng của 2 hiện tượng thời tiết gây thái quá. Nhưng trời Nồm gặp gió Nam thì lại khác, gió Nam là gió không trực tiếp từ biển vào nên ít nhiều khô hơn. Tao ra 1 bầu không khí mát mẻ, nước bay hơi hấp thu nhiệt làm nhiệt độ môi trường không cao, độ ẩm môi trương không quá khô hay ướt. Những ngày như vậy, nhất là về chiều gió trời lồng lộng vờn da người như có cảm giác lạnh se se. Thật khoan khoái dễ chịu và tạo tâm hồn thơ thới cho con người.
Mình không hiểu khí hậu này có ở những đâu nhưng vùng Hải Phòng, Quảng Ninh năm nào cũng có vào tầm tiết Thanh Minh hàng năm.
 
Đúng là các bạn chưa hiểu gió Nồm Nam thật. Chỉ có dân vùng biển Miền Bắc mới thấm cái khổ của gió Nồm thái quá. Nồm là danh từ biểu thị tình trạng độ ẩm không khí cao quá mức. Khi trời Nồm phơi quần áo hơi nước không thoát ra được mà cứ sũng nước mãi. Nền nhà, tường nhà ướt lép nhép, chảy thành dòng. Gặp ngày trời Nồm mà có gió Đông thì không ai dám mở cửa vì ướt lại càng thêm ướt. Đây là sự cộng hưởng của 2 hiện tượng thời tiết gây thái quá. Nhưng trời Nồm gặp gió Nam thì lại khác, gió Nam là gió không trực tiếp từ biển vào nên ít nhiều khô hơn. Tao ra 1 bầu không khí mát mẻ, nước bay hơi hấp thu nhiệt làm nhiệt độ môi trường không cao, độ ẩm môi trương không quá khô hay ướt. Những ngày như vậy, nhất là về chiều gió trời lồng lộng vờn da người như có cảm giác lạnh se se. Thật khoan khoái dễ chịu và tạo tâm hồn thơ thới cho con người.
Mình không hiểu khí hậu này có ở những đâu nhưng vùng Hải Phòng, Quảng Ninh năm nào cũng có vào tầm tiết Thanh Minh hàng năm.


Hiện tượng gió nồm thì như Anh nói, ai cũng biết điều đó, nhưng gọi là Gió Nồm Nam thiệt là ngộ, vì bản thân chữ Nồm đã ngầm được hiểu nghĩa là Nam rồi còn gì, ví như Gió Bấc mà gọi là Gió Bấc Bắc thì cũng ngộ như thế! Em nghĩ là như vậy.

Hay là, vì gió này xuất phát từ Đông Nam Á, nên nếu nó thổi từ hướng Nam thì gọi là Nồm Nam, còn hướng Đông thì gọi là Nồm Đông nhỉ?
 
Đúng là các bạn chưa hiểu gió Nồm Nam thật. Chỉ có dân vùng biển Miền Bắc mới thấm cái khổ của gió Nồm thái quá. Nồm là danh từ biểu thị tình trạng độ ẩm không khí cao quá mức. Khi trời Nồm phơi quần áo hơi nước không thoát ra được mà cứ sũng nước mãi.

Như vậy, trời Nồm trái ngược với trời hanh. Hanh là khô
 
Gió Lào hay Nào thì người Hải Dương em đều phát âm thành Nào hết...hic..hic...anh Nghĩa mới hôm nọ nói thử 1 tháng không vào diễn đàn mà giờ đã thấy anh vào ùi.

Vậy người Hải Dương của em mua con CÁ LÓC mà nói rằng bán cho tôi con CÁ NÓC là dễ đi die lắm ta!
 
Như vậy, trời Nồm trái ngược với trời hanh. Hanh là khô

Chuẩn anh à, Miền Bắc có 4 mùa là diễn tiến của hai thái cực Nóng-Lạnh. Trời Nồm là giao thời của Lạnh sang Nóng ướt át, ẩm thấp và trời hanh là giao thời Nóng sang Lạnh (Cuối thu và lập đông) khô nứt nẻ da người kể cả con gái 18 thật min màng. Nó cũng mang đầy đủ những mặt đối lập với nhau.

Hiện tượng gió nồm thì như Anh nói, ai cũng biết điều đó, nhưng gọi là Gió Nồm Nam thiệt là ngộ, vì bản thân chữ Nồm đã ngầm được hiểu nghĩa là Nam rồi còn gì, ví như Gió Bấc mà gọi là Gió Bấc Bắc thì cũng ngộ như thế! Em nghĩ là như vậy.

Hay là, vì gió này xuất phát từ Đông Nam Á, nên nếu nó thổi từ hướng Nam thì gọi là Nồm Nam, còn hướng Đông thì gọi là Nồm Đông nhỉ?

Cách lý giải như bạn có lẽ từ khi cha sinh mẹ đẻ mình chưa thấy bao giờ . Người ta bảo trời Nồm quá thì hiểu chứ bảo trời Nam quá tôi cá 100% dân vùng tôi sống khí hậu này không biết là bạn nói gì. Còn Nồm Đông hay Nồm Nam thì đó là thực tế có như vậy như tôi đã nói. Trời Nồm gặp gió Đông thì ẩm ướt, nặng nề đến khó chịu, nhưng trời Nồm gặp gió Nam thì mát rười rượi như những buổi chiều đầu hè. Cá nhân tôi không thừa nhận việc xác nhận nguồn gốc chữ Nồm có gốc là chữ Nam được Việt hoá. Mặt khác, Nghĩa bảo chữ Bấc với Bắc là ngộ thì Nghĩa giải thích sao từ TẾT và Tiết (Cái này cả 2 miền đều dùng). Vô lý nữa là âm Hán là Bông âm Việt là Hoa nhưng nói riêng nó cứ thiêu thiếu mà phải gọi cả là bông hoa mới trọn vẹn.
Tóm lại, câu từ trong bài đề cập là đúng ngữ nghĩa, có điều nó không phổ dụng khắp hai miền. Cũng giống như tôi hiểu bánh Tét miền Nam và bánh chưng miền Bắc, hiểu là vậy nhưng lỡ con cháu hỏi vặn vẹo thì lại bó tay vì tôi chưa từng cầm xem hay 1 lần nếm thử hương vị bánh Tét ra sao.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tóm lại, câu từ trong bài đề cập là đúng ngữ nghĩa, có điều nó không phổ dụng khắp hai miền. Cũng giống như tôi hiểu bánh Tét miền Nam và bánh chưng miền Bắc, hiểu là vậy nhưng lỡ con cháu hỏi vặn vẹo thì lại bó tay vì tôi chưa từng cầm xem hay 1 lần nếm thử hương vị bánh Tét ra sao.

Được biết bánh Tét là do người miền Nam nấu, nhưng không rõ xuất xứ của nó là ở vùng nào, tỉnh nào. Tuy nhiên, những người cao tuổi ở Tây Ninh họ nói rằng xuất xứ bánh Tét bắt nguồn từ tỉnh của họ. Họ nói rằng, họ đặt tên cho bánh là bánh Tết vì cứ mỗi dịp tết là họ gói bánh này để cúng bái, nhưng qua nhiều thế hệ, qua nhiều cách phát âm mà người ta đọc trại chữ bánh Tết thành bánh Tét cho đến ngày hôm nay.

Đôi khi ngôn ngữ bây giờ lại là do sai chính tả hay cách phát âm không chuẩn, nhưng cứ lặp đi lặp lại, lại trở thành ngôn từ chính thức là như vậy.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom