Gió NỒM NAM là gió gì? (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ndu96081631

Huyền thoại GPE
Thành viên BQT
Super Moderator
Tham gia
5/6/08
Bài viết
30,703
Được thích
53,963
Tôi đọc đề thi tiếng Việt lớp 1 của thằng con tôi, thấy có đoạn thế này:
"Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng. Trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già"
Xin hỏi mọi người ai biết giải thích giùm: gió NỒM NAM là gió quỷ gì?
------------------
(Cái này mà Hà Lam Linh đọc cũng mỏi lưỡi)
 
Theo cháu thì gió nồm nam là: Gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới việt nam, thường vào mùa hạ.
 
Theo cháu thì gió nồm nam là: Gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới việt nam, thường vào mùa hạ.

Dân chính gốc Nam Bộ học sách theo phong cách của Miền Bắc đúng là KHÓ thiệt
(nhiều lúc chẳng hiểu văn chương đang viết cái gì nữa)
----------------------
Hôm trước giải thích mãi mà thằng con nó vẫn không hiểu tại sao BIỂN lại viết là BỂ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dân chính gốc Nam Bộ học sách theo phong cách của Miền Bắc đúng là KHÓ thiệt
(nhiều lúc chẳng hiểu văn chương đang viết cái gì nữa)

Thật ra gió nồm nam cháu cũng chưa nghe nói bao giờ, cháu chỉ nghĩ nồm là ẩm ướt, nam có nghĩ là từ phía nam thổi đến, ai ngờ lên google search, kết quả cũng gần giống cháu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dân chính gốc Nam Bộ học sách theo phong cách của Miền Bắc đúng là KHÓ thiệt
(nhiều lúc chẳng hiểu văn chương đang viết cái gì nữa)
----------------------
Hôm trước giải thích mãi mà thằng con nó vẫn không hiểu tại sao BIỂN lại viết là BỂ
Thầy ơi theo Rose thì không phải sách phong cách của miền Bắc đâu ạ. Theo Rose thì sách của bộ giáo dục sẽ dùng tiếng Phổ Thông ạ. Nếu trong sách mà viết biển thành bể thì nhóc nghĩ là sách viết sai...hic..hic...bể thì nhóc nghĩ là tiếng của địa phương.
 
Tôi đọc đề thi tiếng Việt lớp 1 của thằng con tôi, thấy có đoạn thế này:
"Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng. Trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già"
Xin hỏi mọi người ai biết giải thích giùm: gió NỒM NAM là gió quỷ gì?
------------------
(Cái này mà Hà Lam Linh đọc cũng mỏi lưỡi)

hehe nhiều lúc em cũng bó tay với vụ này. Em xin trích dẫn từ Wikipedia ra vậy:

Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ.

Đây không phải là lần đầu từ gió Nồm Nam được nhắc mà trong 1 bài thơ của Dương Bá Trạc cũng có nói:

Vào hè
Ai xui con cuốc gọi vào hè?

Cái nóng nung người nóng nóng ghê.

Ngõ trước vườn sau um những cỏ,
Hồng rơi thắm rụng ngán cho huê.
Trên cành gọi bạn chim xao xác,

Trong tối đua bay đóm lập lòe.

May được nồm nam cơn gió thổi,

Đàn ta ta gảy khúc nam nghe.

Nói tóm lại em chả biết cái gió đó như thế nào và cứ gọi đại nó là Gió Đông Nam cho nhẹ cái đầu.__--__
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thầy ơi theo Rose thì không phải sách phong cách của miền Bắc đâu ạ. Theo Rose thì sách của bộ giáo dục sẽ dùng tiếng Phổ Thông ạ. Nếu trong sách mà viết biển thành bể thì nhóc nghĩ là sách viết sai...hic..hic...bể thì nhóc nghĩ là tiếng của địa phương.

Đồng ý với bạn CR ở điểm này. Biển không thể nào là bể được. Bể được cho là có diện tích lớn hơn hồ nhưng ko thể nào Bể là Biển. Có thể là do đọc trại mà ra như "Năm châu bốn biển" được đọc trại thành "Năm châu bốn bể"...
 
hehe nhiều lúc em cũng bó tay với vụ này. Em xin trích dẫn từ Wikipedia ra vậy:

Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ.

Đây không phải là lần đầu từ gió Nồm Nam được nhắc mà trong 1 bài thơ của Dương Bá Trạc cũng có nói:

Vào hèAi xui con cuốc gọi vào hè?Cái nóng nung người nóng nóng ghê.Ngõ trước vườn sau um những cỏ,Hồng rơi thắm rụng ngán cho huê.Trên cành gọi bạn chim xao xác,Trong tối đua bay đóm lập lòe.May được nồm nam cơn gió thổi,
Đàn ta ta gảy khúc nam nghe.

Nói tóm lại em chả biết cái gió đó như thế nào và cứ gọi đại nó là Gió Đông Nam cho nhẹ cái đầu.__--__
Lâu rồi mình không có đọc lại sách tiếng Việt. Nhưng mình nhớ ngày nhỏ đi học, trong các bài thơ hoặc truyện ngắn mà có dùng từ địa phương thì dưới bài đó thường có phần ghi chú và giải thích những từ đó.
 
- Đúng là người miền Nam thì không biết được cảm giác của gió Nồm như thế nào. Ở ngoài bắc mỗi khi có gió Nồm là nhà nào cũng ướt sũng, nền nhà như tráng một lớp nước mỏng, lau xong rồi lại ướt chỉ có cách đóng kín cửa không cho gió vào nhà mới tránh được.

- Theo dhn46 thì đây là gió Nồm thổi từ phía Đông Nam tới gọi tắt thành gió Nồm Nam.

- Còn về "biển" hay "bể" không biết trong Nam gọi là "cua bể" hay "cua biển"? (mà cứ bàn luận như thế này, sai sai đúng đúng ngôn từ lại bị SMod khóa topic là xong)
 
- Đúng là người miền Nam thì không biết được cảm giác của gió Nồm như thế nào. Ở ngoài bắc mỗi khi có gió Nồm là nhà nào cũng ướt sũng, nền nhà như tráng một lớp nước mỏng, lau xong rồi lại ướt chỉ có cách đóng kín cửa không cho gió vào nhà mới tránh được.

- Theo dhn46 thì đây là gió Nồm thổi từ phía Đông Nam tới gọi tắt thành gió Nồm Nam.

- Còn về "biển" hay "bể" không biết trong Nam gọi là "cua bể" hay "cua biển"? (mà cứ bàn luận như thế này, sai sai đúng đúng ngôn từ lại bị SMod khóa topic là xong)

Đúng thiệt dân miền Nam ko biết được gió Nồm là gì thật và nói chung chỉ biết có gió hay ko có gió thế thôi. Còn về món cua thì dân miền nam chỉ gọi là cua biển.

Mình nghĩ ở đây chỉ bàn luận về từ ngữ và ko nói về phân sai hay đúng. Vì chuyện đó là của các nhà Ngôn ngữ học. Cho nên mấy Smod hay mod ko múa kiếm đâu. Mà có múa kiếm thì xách dép chạy thôi đâu có sao hehehe @$@!^%
 
- Còn về "biển" hay "bể" không biết trong Nam gọi là "cua bể" hay "cua biển"?
Ah.. đúng chính xác là cái con CUA BỂ này
Hôm nọ giải thích cho thằng con "Cua bể nghĩa là con cua biển đấy con à"
Nó nói: "Con tưởng là con cua bị bể chứ"
Ẹc... Ẹc...
 
đó gọi là chuẩn hoá tiếng việt,
tôi nhớ ít lâu trước đây anh Hoàng Trọng Nghĩa có một topic mong muốn tiếng việt được chuẩn hoá để mọi người đều nói giống nhau (ko nhớ topic là gì, chỉ nhớ tranh luận chữ "hào" với "hàu").
trước đây người miền nam hay gọi người sinh ra mình là "má" bi giờ người ta gọi là "mẹ" hết rùi. hay như thay vì nói "tụi em" thì nói "bọn em".
cứ như vậy dần dần người ta sẻ thay thế "cái muống" bằng "cái thìa". "cái mền" thành "cái chăn"..v.v.v.
dần dần các từ trên sẻ trở thành tử ngữ....chắc đó là "quy luật sinh tồn" của ngôn ngữ
như câu hát của nhạc sỉ Trịnh "lâu ngày đời mình sẻ quen....."
 
Tôi đọc đề thi tiếng Việt lớp 1 của thằng con tôi, thấy có đoạn thế này:
"Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng. Trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già"
Xin hỏi mọi người ai biết giải thích giùm: gió NỒM NAM là gió quỷ gì?
------------------
(Cái này mà Hà Lam Linh đọc cũng mỏi lưỡi)

Ngày xưa, khi mình học môn Địa lý, thì có học 2 loại gió: Gió Bấc và Gió Nồm.

Gió Bấc là gió lạnh thổi từ phương Bắc (hướng TQ) đến

Gió Nồm là gió mát, có kèm theo hơi ẩm thổi từ Đông Nam Á đến.

Như vậy, theo Ông Thầy nói, cứ nói gió bấc phải hiểu là gió Bắc, gió nồm là gió Nam.

Phải chăng nếu ta nói rằng gió Nồm Nam có nghĩa ta đã dùng điệp từ Nam rồi chăng?

Cũng một lẽ, vì trong thơ ca, nhằm ép cho cùng vần cùng điệu, mà một số nhà thơ đã ép chúng thành một (gió nồm nam), rồi từ thơ ca mà ra, người ta cứ xem như là chuyện gượng ép từ như thế là đúng đắn chăng?

Giống như một số từ mà ta có thể dùng hằng ngày mà ta không biết.

VD: CẤM KHÔNG ĐƯỢC KHẠC NHỔ.

Xét KHÔNG ĐƯỢC KHẠC NHỔ là đã cấm rồi, nếu thêm chữ CẤM đằng trước nữa, đâm ra phủ định cái phủ định thành khẳng định, nên nếu dùng câu nói trên thì có nghĩa là CHO KHẠC NHỔ (thoải mái).
 
Cái vụ gió Nồm này kêu Leo nó giải thích có lẽ sát hơn, ngoài quê thường dùng từ này. Thông thường chỉ gọi là gió Nồm thôi, sách chơi thêm chữ Nam vô nữa cho nó có cái "chất riêng của tác giả" -0-/.
 
Cũng suy luận thêm, nếu gọi gió Nồm là gió Nồm Nam, thì một ngày nào đó, cái ông ngôn ngữ học nhà ta cũng có thể nói "Bà chúa thơ Nôm" thành "Bà chúa thơ Nôm Nam" mất thôi!

Bản chất chữ Nôm đã là Nam rồi, còn ghép chung nữa thì ....
 
Ngày xưa, khi mình học môn Địa lý, thì có học 2 loại gió: Gió Bấc và Gió Nồm.

Gió Bấc là gió lạnh thổi từ phương Bắc (hướng TQ) đến

Gió Nồm là gió mát, có kèm theo hơi ẩm thổi từ Đông Nam Á đến.

Như vậy, theo Ông Thầy nói, cứ nói gió bấc phải hiểu là gió Bắc, gió nồm là gió Nam.

Em cứ tưởng là còn 1 kiểu gió gọi là gió LÀO nữa cơ.. cơn gió này hình như nóng nóng thì phải.
 
hix! Em thấy ngày xưa còn bé tý mọi người nói gió này thổi từ nước LÀO sang cứ nghĩ là vậy nên em viết thế.. :))

Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng này. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30%, nhiệt độ có khi lên tới 43⁰C, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
 
Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng này. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30%, nhiệt độ có khi lên tới 43⁰C, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.

àh thì ra là vậy!Hóa ra "Gió Lào" là ngôn ngữ của các cụ..ngôn ngữ dân gian..hihi
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom