1.Mật thư là một văn bản chứa đựng một thông tin hay mệnh lệnh đã được mã hóa để giữ bí mật nội dung. Và chỉ giải mã được bằng những quy ước đã quy định trước bởi người gởi và người nhận.
2. Mật thư thường có 2 phần:
-
Bảng mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
-
Chìa khóa: một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa (key) là: OTT
(Hình chiếc chìa khóa nằm ngang)
* Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là: bạch văn.
-
Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.
* Có thể nói trong một mật thư thì hệ thống mã hóa là cái ổ khóa mà nhìn vào ta có thể thây được dễ dàng, còn khóa mới chính là cái chìa để mở, việc hiểu được khóa mới có thể cho ta 1 cái chìa vừa vặn để mở cái ổ đó.
* Trong các cuộc thi trò chơi lớn, muốn giải một mật thư đưa ra ta cần xem xét bản văn để tìm hiểu hệ thống mã hóa mà mật thư sử dụng, và xem xét khóa để giải. ( mấy bác không xem khóa mà giải thẳng từ bản văn gọi là " mò ")
Bất cứ mật thư nào được cất giấu cũng phải có 1 dấu hiệu hướng dẫn. Dấu hiệu đó có thể bằng hình vẽ, có thể là một văn bản. Trước khi tìm mật thư, ta phải luôn bình tĩnh và đề cao cảnh giác, đọc kỹ ký hiệu, hướng mật thư và khoảng cách mật thư, rồi làm chính xác theo chỉ dẫn, đứng quan sát xem vị trí đó có gì khác thường, đặc biệt. Có thể có một viên sỏi trong đám cỏ, hoặc một nhúm cỏ bị vặt lá,... nhẹ nhàng tìm kiếm cẩn thận, đừng vội vã bới tung hoặc quần nát vị trí mật thư. Bởi vì mật thư không chỉ là một tờ giấy được giấu ở dưới mặt đất mà có thể là những lá cỏ xếp lại trên đất mà ta đã xóa, hoặc là một lá cây khô được để khơi khơi,...
Ta luôn nhớ: mật thư tìm bằng trí chứ không dùng bằng sức, phải lưu ý những dấu hiện khác thường, đặc biệt vì trong TCL tất cả đều đã được tính toán.
- Phải hết sức bình tĩnh.
- Tự tin nhưng không được chủ quan.
- Nghiên cứu khóa giải thật kỹ.
- Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết.
- Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
- Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
* Tham khảo thêm: Phương pháp "mò" Mật thư.
Văn bản được mã hóa bằng cách thay thế bởi những chữ, số, kí hiệu riêng (bao gồm cả âm thanh, hình ảnh... ) theo một hệ thống.
1. Thay thế bằng Morse:
a. Chẵn lẻ:
Số lẻ = tich (o) Số chẵn = te (-)
(Ghi chú về "tích", "te": nếu dùng "còi" chuyên môn để thổi các ký hiệu Morse thì các bạn sẽ nghe được âm "tích" và âm "te")
(Chìa khóa = chẵn lẻ)
b. Âm nhạc:
Tùy vào chìa khóa, ta có thể biết được rằng nốt nhạc nào được ký hiệu là tich (o) và nốt nhạc nào được ký hiệu là te (-)
(có thể dựa theo nốt nhạc, cao độ, nốt đen - nốt trắng, nốt đơn - nốt móc,...)
c. Núi đồi:
Người ta ký hiệu như sau:
Tich = đồi (^) Te = núi (/\)
Theo đó ta cứ chuyển thành tín hiệu Morse và dịch bình thường.
d. Một hai:
Cũng như trên, người ta ký hiệu như sau:
Tich = 1, Te = 2, ngắt chữ = 0
(Chìa khóa = một ngắn hai dài)
Cũng có thể người ta sử dụng hai ký hiệu khác nhau để thay thế cho tich (o) và te (-) như hoa - lá, chữ in - chữ thường, trăng - sao, hoặc ký hiệu toán học như sau:
Tich = x, Te = y -> x2 = I, xy = A
2. Chữ thay chữ:
Loại mật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.
(khóa: A đi chăn dê -> A=D
Bò con bằng tuổi dê -> B=D
Kéo thang một nấc xê ra ngoài: H=C
Hãy ca hát cho vui: K=H
Rùa bị điện giật: Q=T,...)
Dạng trên là cơ bản nhất của chữ thay chữ, khi chạy TCL có thể có rất nhiều biến thể của dạng trên và biến thể của khóa ...
3. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó.
(khóa: Anh và em đều vào lớp một -> A=M=1
Em lên năm -> M=5
Bay hỏi ai là anh cả -> 7=A
Tình yêu không phai: 0=5 (five)
Giải phương trình tìm nghiệm x=...)
Trong những lần chạy TCL gần đây ít thấy dạng mật thư này, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có xuất hiện, và có biến thể chút ít, như thay vì chạy số từ 1 -> 26 thì có thể chạy số lớn hơn, hoặc chạy số dài hơn...
4. Một số ví dụ khác:
5. Cách lập vòng đĩa:
Đối với các loại Mật thư thay thế kể trên, cách hay nhất là chúng ta lập một vòng dĩa giống như hình vẽ dưới đây để sử dụng.
a. Lấy giấy bìa cứng cắt thành 3 vòng tròn từ lớn tới nhỏ. Mỗi vòng chia đều là 26 phần (hoặc 29 cho tiếng Việt) ứng với 26 chữ cái trong mẫu tự Latinh.
b. Dùng nút bốp ghim chúng lại với nhau theo dạng ĐỒNG TÂM để xoay vòng cho dễ.
c. Khi giải khóa, ta chỉ cần xoay vòng dĩa sao cho khớp chữ với số, rồi cứ thế mà tra cho hết bản tin.