Dự toán trên excel (free 100% - mời các bạn tham khảo) (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Các cách xác định chi phí xây dựng

* Thứ nhì: Về cách tư duy lập dự toán. Có phải lối tư duy của bạn là khi lập dự toán không cần đơn giá gốc.Xin khẳng định với bạn đó là cách tư duy thiển cận. Bộ định mức và đơn giá được dày công xây dựng và cải tiến của các vị tiến sĩ , giáo sư hàng đầu trong xây dựng ở Việt Nam chẳng lẻ họ không biết công thức:B+A-A=B.
Các tổ chức nhà nước ta lập dự toán đều có so sánh đơn giá Gốc và đơn giá thời điểm tính chênh lệch vật tư. Nếu bạn không dùng đến đơn giá gốc liệu có Phù hợp với cách làm việc của các tổ chức như vậy không

Tôi chỉ bàn về vấn đề thứ nhì của bạn nguyentanlocx3
Bạn có cập nhật các chế độ chính sách của Nhà nước không vậy? Lập dự toán thì nên áp dụng theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; xem Phụ lục số 02 về Phương pháp lập dự toán công trình và Phụ lục số 03 về Phương pháp xác định chi phí xây dựng, Thông tư có từ năm 2010 cơ.
Tóm tắt Thông tư, hiện nay có 4 cách để xác định chi phí trực tiếp (Vật liệu, Nhân công, Máy thi công) như sau:

- Cách 1: Lấy khối lượng công việc nhân với đơn giá gốc do tỉnh ban hành (ví dụ TP Đà Nẵng), sau đó bổ sung chênh lệch giá vật liệu, cước vận chuyển vật tư vào chi phí vật liệu; nhân hệ số điều chỉnh nhân công vào chi phí nhân công; nhân hệ số điều chỉnh máy thi công vào chi phí máy thi công (ví dụ TP Đà Nẵng).

- Cách 2: Không cần đơn giá gốc mà căn cứ vào thành phần hao phí trong định mức nhà nước ban hành, căn cứ giá vật liệu đến chân công trình, căn cứ lương nhân công theo bảng lương A1 và mức lương tối thiểu, căn cứ đơn giá ca máy do tỉnh ban hành có tính bù giá nhiên liệu và lương công nhân vận hành để lập ra Bộ đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng công việc trong công trình (ví dụ tỉnh Quảng Nam). Cách thứ 2 này là cách khó nhất nhưng lại tiên tiến nhất, chuyên nghiệp nhất, đảm bảo tính đúng tính đủ chi phí.

- Cách 3: Giá vật liệu căn cứ tổng khối lượng từng loại vật liệu sử dụng trong công trình nhân với giá vật liệu đến chân công trình rồi cộng lại; chi phí nhân công và máy thi công dùng đơn giá gốc do tỉnh ban hành có nhân các hệ số điều chỉnh (ví dụ TP Hồ Chí Minh)

- Cách 4: Tính tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy thi công cho công trình, hạng mục công trình bằng cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu, nhân công, máy thi công giống nhau của các công tác xây dựng khác nhau.
Đơn giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công được xác định phù hợp với công trình xây dựng và gắn với địa điểm xây dựng công trình
Xác định chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong chi phí trực tiếp trên cơ sở tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy thi công và đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công tương ứng.

Như vậy cách lập luận của Bạn mâu thuẩn với cách 2, là chống đối lại Bộ Xây dựng rồi.
Còn như Bạn nói Bộ đơn giá là do "các vị tiến sĩ , giáo sư hàng đầu" làm ra nên sẽ là chuẩn mực ư? Sai bét nhè. Tôi chỉ đơn cử 1 vài trường hợp thôi, Bạn lý giải thế nào đây:
+ Đơn giá XDCT thành phố Đà Nẵng các mã hiệu Đơn giá sau bị sai: CQ.11001, CP.09101, AH.12311, từ BB.11601 đến BB.11622,...
+ Đơn giá XDCT tỉnh Quảng Nam thì càng sai thậm tệ hơn.

Tôi hoàn toàn ủng hộ bạn Tuan_anhbm. Chương trình của Bạn rất hay, lại free nữa...
Với tâm huyết như thế thì trên đời này có được mấy ai?. Đâu phải như ai đó, bài viết đóng góp cho cộng đồng thì không nhiều mà bài viết chê bai thì thoải mái.

Vài lời đóng góp chân thật, nếu không lọt tai xin bỏ qua cho.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn bạn Tranhoe, quan điểm của bạn rất giống với quan điểm của tôi, rằng có nhiều PP lập DT khác nhau nhưng PP tính trực tiếp theo giá thời điểm là PP tiên tiến nhất, chuyên nghiệp nhất (cách thứ 2 mà bạn nêu trong bài).

Nhưng cũng như bạn nhận xét, PP này là khó nhất, đúng là có 1 số trở ngại khiến nó chưa được áp dụng phổ biến, và tôi sẽ phân tích rõ hơn ở bài sau.

Từ bài viết của bạn và từ các trao đổi, tranh luận của các bạn khác… Để cô đọng, tôi sẽ có 1 bài viết (1 phần nội dung từ bài của bạn và mở rộng thêm 1 số vấn đề khác mà nhiều bạn đang quan tâm) với chủ đề: Tổng hợp các PP lập dự toán và giải pháp thiết kế hay lựa chọn 1 PM dự toán phù hợp.

Chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài kế tiếp…

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thế này bạn Tranhoe nhé!
* Cách xây dựng phần mềm dự toán nếu sử dụng đến đơn giá gốc sẽ thực hiện được tất cả 4 phương pháp lập dự toán như vậy!
* Nói về phương pháp 2: Không sử dụng đơn giá gốc. Lúc đó bạn chỉ cần không nhập giá gốc mà nhập luôn đơn giá thời điểm (sau khi tổng hợp vật tư từ bảng phân tích vật tư). Ok chưa!
==>Nghĩa là trong tầm tay bạn lúc nào cũng có giá gốc và giá thời điểm bạn có thể ứng biến linh hoạt tùy theo từng ban ngành địa phương mà bạn làm việc.Còn bạn cứ ôm khư khư phương pháp lập Dự toán không dùng đến giá Gốc thì thôi mình không còn gì để nói!
Về việc một số Đơn giá của các Tỉnh thành sai là chuyện cá biệt. Chắc chắn phần lớn hơn rất nhiều là đúng.
Còn về việc “Đâu phải như ai đó, bài viết đóng góp cho cộng đồng thì không nhiều mà bài viết chê bai thì thoải mái.” là bạn nói Tôi đúng không!
Người ta nói “ Thẳng ngôn thì nghịch nhĩ ”. Tôi chỉ muốn các bác nhà ta hiểu rằng việc lập một phần mềm dự toán phải linh hoạt đáp ứng được hầu như tất cả các yêu cầu. Nếu so sanh với các phương pháp lập dự toán trước đây. Người ta chỉ cần bỏ đi phần đơn giá vật liệu gốc và nhập đơn giá Thời điểm vật liệu tại bảng chênh lệch vật tư (sau khi tổng hợp vật tư từ bảng phân tích)là có thể giống như suy nghĩ về cách lập dự toán của bạn Tuan_anhbm.Đó là chổ mềm dẻo của việc lập dự toán dùng đến giá Gốc!
Còn bạn thấy tôi có ý cố tình chê bai bác bỏ công lao làm việc của Tuan_anhbm thì tôi sẽ không tham gia ý kiến cho phần mềm dự toán excel nữa OK!
 
anh tuan_anhbm ơi,khi mình search bằng "Tìm theo nhóm MHDG" ra đúng mã hiệu cần tìm thì Mã hiệu nó hiện ra ở dòng trên cùng, mà dòng đó lại ko chọn được.
Muốn chọn nó thì em phải nhìn tên công việc ở dòng đầu đó rồi gõ vào " Tìm theo tên công việc". Lúc đó mới chọn được. Anh có cách nào gõ đúng mã hiệu DG thì nó hiện ô vuông cho mình đánh dấu vào không, đỡ mất công gõ lại tên công việc.
Mà bản 2013 ko dùng dc trên excel 2007 hả anh ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Khi mình search bằng "Tìm theo nhóm MHDG" ra đúng mã hiệu cần tìm thì Mã hiệu nó hiện ra ở dòng trên cùng, mà dòng đó lại ko chọn được.
Yêu cầu này đã được giải quyết ở bài 171, trang 18.
2. Bản 2013 ko dùng dc trên excel 2007 hả anh ?
Hiện chưa nâng cấp, bạn chịu khó chạy trên excel 2003 đi vậy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tổng hợp các PP lập dự toán và giải pháp thiết kế hay lựa chọn 1 PM dự toán

Chào các bạn.
Thời gian qua Tuấn nhận được nhiều ý kiến trao đổi và tranh luận xung quanh PP lập dự toán: Lập DT theo cách nào dễ nhất, khoa học nhất? Cách nào để xây dựng 1 công cụ lập dự toán trên excel (có lẽ các bạn đã đều nhận ra được sức mạnh, tốc độ và sự tiện dụng của excel)? hay lựa chọn PM dự toán nào?… và rất nhiều ý kiến khác nữa.

Tuấn có vài dòng hồi đáp với các bạn như sau.

Trước khi đi đến phần thiết kế hay lựa chọn PM dự toán nào thì chúng ta cùng tổng kết lại các PP lập dự toán.


Phần I. Tổng kết các PP lập DT:

Đến thời điểm hiện nay chúng ta có thể tổng kết 1 số kiểu lập DT đang phổ biến như sau (tôi xin lược bớt và diễn đạt lại nhưng theo ngôn ngữ dân dã 1 chút từ bài của bạn Tranhoe và bạn nguyentanlocx3 ở trên để các bạn mới vào nghề dễ hiểu hơn):

1. Tổng hợp khối lượng VL, NC, Máy, sau đó nhân hệ số:

+ VL: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ NC: Tính theo đơn giá gốc, nhân hệ số điều chỉnh từng thời điểm.

+ Máy: Tính theo đơn giá gốc, nhân hệ số điều chỉnh từng thời điểm.

Đây là c
ách 3 trong bài bên trên, PP này được cái là không cần biết và không cần tính ra đơn giá NC, ca máy thời điểm hiện tại là bao nhiêu, chỉ cần có hệ số nhân vào là xong, tuy vậy nó bị lệ thuộc vào bộ đơn giá gốc và kết quả chỉ tương đối vì không thể dùng 1 hệ số để "qui nạp" cho tất cả các loại máy, chưa kể giá năng lượng (điện), nhiên liệu (xăng dầu) tăng liên tục như hiện nay thì PP này càng tỏ ra không bắt kịp với tình hình thực tế.

2. Tổng hợp khối lượng VL, NC, Máy, nhân hệ số NC, bù nhiên liệu và lương thợ điều khiển máy:

+ VL: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ NC: Tính theo đơn giá gốc, nhân hệ số điều chỉnh từng thời điểm.

+ Máy: = đơn giá gốc + bù nhiên liệu + bù lương thợ điều khiển máy.

(địa phương Phú Yên đang sử dụng cách tính này
)

3. Tổng hợp khối lượng VL, NC, Máy, nhân đơn giá thời điểm:

+ VL: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ NC: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ Máy: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

Đây là
cách 2 trong bài bên trên, đây là cách khó nhất nhưng lại tiên tiến nhất, chuyên nghiệp nhất, đảm bảo tính đúng tính đủ chi phí - theo Tranhoe.
PP này theo bạn Tranhoe nhận xét là khó nhất nhưng sẽ không có gì là khó nếu Bộ XD hoặc các Sở XD từng địa phương công khai công thức (PP) tính đơn giá NC và ca máy để các địa phương có căn cứ áp dụng, vì khi đó:

(- Đơn giá VL: theo thông báo giá hàng tháng của Sở tài chính rồi)

- Đơn giá NC: lúc này người lập DT chỉ cần có mức lương tối thiểu, các hệ số phụ cấp theo bảng lương A1 là tính ra đơn giá NC hiện tại.

- Đơn giá ca máy: tương tự, người lập DT chỉ cần có mức lương tối thiểu, giá nhiên liệu hiện tại là tính ra đơn giá ca máy hiện tại.

Nếu không thì cũng công bố đơn giá NC, ca máy hàng tháng chứ đâu phải ai cũng có thể tính ra được, mà có tính được thì cũng có thể bị "vặn vẹo" ở các bước thẩm tra, phê duyệt: anh dựa vào văn bản nào để tính...

Thật khó hiểu khi cách tính đơn giá NC, ca máy không phải bí mật quốc gia, cũng không phải 1 đề tài khoa học gì to tát… vậy mà từ bấy lâu nay nó vẫn giữ bí mật đến thế!

Cái khó là ở chỗ này. TT04/2010 đã đưa ra 1 PP tính theo kiểu áp đơn giá thời điểm (VL, NC, máy) mà không công bố rõ ràng cách tính hay đơn giá NC, ca máy thì thực sự là 1 trở ngại để pháp luật có thể đi vào cuộc sống.


Ngoài 3 PP trên còn có PP bù chênh lệch vật liệu, PP này gây không ít tranh luận, có ý kiến cho rằng 1 PM linh hoạt thì vẫn cần thiết phải có PP này, nhưng theo tôi đây là PP lỗi thời, có thể nó còn tồn tại hôm nay nhưng nếu nền hành chính VN không dậm chân tại chỗ thì nó sẽ không còn tồn tại trong tương lai, để minh chứng tôi nêu 1 câu hỏi: Nếu lập theo PP bù giá VL thì làm cách nào để tính được đầy đủ chi phí VL khác (theo % giá trị VL chính)? Hình như tôi chưa thấy PM nào làm được việc này thì phải. Là dân kỹ thuật, bạn cũng như tôi, cần sự chặt chẽ và chính xác trong tính toán, đó cũng là những yêu cầu với dự toán là tính đúng, tính đủ, ở đây tôi không nói giá trị VL khác nhiều hay ít, mà là nếu tính kiểu bù VL thì phần VL khác đã tính đúng, tính đủ chưa? Còn nữa… nhưng thôi xin không bàn đến PP này ở đây nữa.

Từ 3 thành phần chi phí trên, phần sau là tổng hợp ra giá trị xây lắp và giá trị dự toán thì giống như nhau, không có gì đáng nói.


Phần II. Thiết kế - lựa chọn PM dự toán:

Từ các PP lập dự toán tổng kết ở trên chúng ta đi tiếp phần 2: là làm thế nào để có thể thiết kế - lựa chọn cho mình 1 PM dự toán phù hợp & hiệu quả nhất?
Nếu 1 PM hỗ trợ được đầy đủ các PP lập DT như đã nêu trên thì có thể áp dụng được ở mọi địa phương, còn như bạn tự xây dựng ứng dụng thì tùy vào cách lập DT ở địa phương mình để lựa chọn 1 PP nào đó phù hợp, không nhất thiết ôm đồm tất cả.

Sau đây là vài lời khuyên từ chính kinh nghiệm bản thân, gửi tới các bạn nào đang có ý định xây dựng 1 ứng dụng cho riêng mình hay đang muốn lựa chọn 1 PM dự toán trên 1 trị trường có quá nhiều sản phẩm hay có dở có, vàng thau lẫn lộn…

Cho dù là bạn đang muốn tự mình xây dựng ứng dụng hay đang muốn lựa chọn 1 PM dự toán thì sản phẩm đó theo tôi phải đáp ứng TỐT các chức năng sau đây (ở đây tôi chưa nói đến vấn đề cơ sở dữ liệu, vấn đề này xin bàn ở 1 dịp khác),

Nói thêm: Trường hợp bạn tự mình xây dựng ứng dụng cho mình thì bạn không nên gò mình theo lối mòn nào hết, mọi giải pháp đều là tham khảo, bạn phải quyết định sẽ chọn cách nào và bạn phải có những sáng tạo, đừng để tư duy của mình bị chi phối bởi sự lòe loẹt, râu ria hình thức… nếu không sản phẩm của bạn sẽ không có tính hiệu quả và hấp dẫn.


II.1. Các chức năng thông thường của 1 PM dự toán:
(nếu đáp ứng được hết thì có thể đánh giá "chấp nhận được")
1- Giao diện đơn giản;
2- Hướng dẫn sử dụng chi tiết, dễ hiểu;

3- Hỗ trợ nhập dữ liệu đầu vào: Tra MHĐG, dò tìm được công việc theo mã hiệu và dò tìm theo tên công việc, diễn giải tính toán khối lượng, cảnh báo khi nhập sai dữ liệu…, chú ý: ô khối lượng nên sử dụng hàm ROUND() hoặc INT() để bỏ số lẻ thập phân;

4- Lấy được dữ liệu đầu vào từ 1 dự toán khác;

5- Phân tích vật tư với đầy đủ công thức liên kết 1 cách khoa học & dễ hiểu, chú ý: ô khối lượng nên sử dụng hàm ROUND() để làm tròn với 3 số lẻ thập phân;

6- Tổng hợp vật tư với đầy đủ công thức liên kết 1 cách khoa học & dễ hiểu, công thức tổng hợp vật tư đơn giản và dễ kiểm tra nhất là dùng hàm SUMIF(), nên lồng thêm hàm ROUND() để làm tròn với 3 số lẻ thập phân; không nên cộng từng ô vật tư như PM G8 vì rất khó kiểm tra.

7- Bù lương nhân công điều khiển máy (tùy địa phương, nơi thì có nơi thì không), PP tính phải đơn giản, dễ hiểu;

8- Bù chênh lệch nhiên liệu (tùy địa phương, nơi thì có nơi thì không), PP tính phải đơn giản, dễ hiểu;

9- Tính giá trị VL khác theo GIÁ TRỊ VL chính (chứ không phải tính theo khối lượng);

10- Phân tích đơn giá chi tiết với đầy đủ công thức liên kết 1 cách khoa học & dễ hiểu;

11- Tính ra giá trị xây lắp, giá trị dự toán, dự thầu; tự động tra định mức các khoản mục chi phí khác trong bảng giá trị dự toán;

12- Tính cước vận chuyển vật liệu; tính vận chuyển VL lên cao;

13- Dễ dàng cập nhật mức mới khi thay đổi lương tối thiểu;

14- Có những cảnh báo kịp thời khi người sử dụng thao tác sai hoặc thông báo khi hoàn thành 1 nhiệm vụ.

15- Hỗ trợ cập nhật phiên bản mới thuận tiện.

16- In ấn thuận tiện.

17- File sản phẩm phải nhẹ, không thể nặng quá mức bình thường.

… gì đó nữa là tùy bạn.


II.2. Các chức năng nâng cao:
(nếu đáp ứng được hết thì quá tốt)
1- Tất cả dữ liệu trong toàn bộ file dự toán phải được liên kết với nhau bằng công thức và tốt nhất nếu dùng 1 PM nào không phải excel thì khi chuyển dự toán sang excel vẫn phải có công thức của excel, vì đa số chủ đầu tư khi yêu cầu file dữ liệu đều yêu cầu là file excel với đầy đủ công thức thông thường để tiện kiểm tra, ngoài ra dữ liệu phải được qui về 1 đầu mối để dễ bề chỉnh sửa. Ví dụ:
+ Điều chỉnh các hệ số… theo loại công trình và địa phương (1 sheet nào đó).
+ Điều chỉnh giá thầu (thường qui về sheet giá trị vật tư).
+ Điều chỉnh khối lượng đầu vào tại sheet đầu tiên (nhập, chỉnh sửa hoặc tính toán lại khối lượng trong bảng khối lượng)...

Sau khi điều chỉnh, dữ liệu phải tự cập nhật toàn bộ dự toán.

2- Khi copy file dự toán làm xong sang 1 máy tính khác dù máy tính đó không có chương trình dự toán thì các chức năng trên vẫn hoạt động như thường, để thuận tiện việc trao đổi chỉnh sửa qua e-mail giữa các đơn vị lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán. (một số dự toán như Acitt… khi bạn copy đến máy khác sẽ bị lỗi là không thể chỉnh sửa được dữ liệu phần diễn giải khối lượng trong bảng KL chứ chưa nói đến việc cập nhật qua các bảng khác).

3- So sánh được chênh lệch về giá trị giữa dự toán và dự thầu cho từng công việc và cả công trình để dễ bề kiểm tra, chỉnh sửa.

4- Xem PTDG chi tiết của 1 công việc bất kỳ (với dự toán hàng trăm cv bạn không thể lăn chuột để tìm PTDG 1 cv nào đó);

5- Áp đơn giá vật tư từ 1 file dự toán đã có;

6- Lưu đơn giá vật tư thời điểm vào chương trình;

7- Bổ sung 1 công việc phát sinh từ bảng KL qua bảng PTVT mà vẫn giữ lại dữ liệu cũ của bảng PTVT;

8- Bổ sung công việc mới vào dữ liệu chương trình để sử dụng lần sau;

9- Ẩn hiện 1 số thành phần hao phí trên bảng phân tích vật tư;

10- Chuyển đổi qua lại cấp phối xi măng PC30 <--> PC40;

11- Chuyển đổi đơn vị 100m3 <--> m3; 100m2 <--> m2; 100m <--> m; tấn <--> kg;

12- Chuyển đổi được kiểu tính CP chung theo CP trực tiếp hoặc CP nhân công, với toàn bộ dự toán hay chỉ 1 hạng mục, 1 vài công việc nào đó;

13- Phân tích đơn giá đầy đủ theo các mẫu 9A - mẫu 9B, phải có công thức liên kết và hạn chế tối đa các cột phụ;

14- Bảng giá dự thầu với đơn giá công việc phải được liên kết bằng công thức dễ hiểu đến đơn giá tổng hợp trong bảng phân tích đơn giá. Ví dụ: Công thức trong ô đơn giá tổng hợp của bảng giá dự thầu: =PTDG!H22, trong đó PTDG là tên sheet phân tích đơn giá, H22 là địa chỉ của ô đơn giá tổng hợp.


Quên, còn 1 vấn đề quan trọng nữa xin bổ sung:
15- Không nên tạo ra các "động tác thừa", gây mất thời gian và sự khó chịu cho người dùng:
"Động tác thừa" ở đây tôi muốn nói là quá trình thực hiện tính toán lại toàn bộ dữ liệu trong bảng hay cả file dự toán khi người dùng chọn vào 1 bảng tính nào đó (kiểu như sự kiện Worksheet_Activate trong excel).

Ví dụ 1 số PM như HitoSoft… khi ta chọn vào 1 bảng tính (ví dụ bảng phân tích vật tư), dù chỉ là để xem thôi chứ không phải kết xuất dữ liệu thì chương trình vẫn thực hiện việc tính toán lại toàn bộ dữ liệu làm cho con trỏ chuột bị "đơ" ra 1 lúc mới trở lại bình thường!

Tại sao lại phải làm như vậy? Bạn nên nhớ: không phải lúc nào khi ta chọn vào 1 bảng tính là ta muốn kết xuất dữ liệu, phần nhiều chỉ để xem, kiểm tra hoặc chỉnh sửa dữ liệu.

Kết luận: Bạn không nên sử dụng các sự kiện kiểu như thế này, mà nên sử dụng menu hoặc các Button thì sẽ hay hơn, khi nào cần thì người sử dụng sẽ click chuột vào menu hoặc button ấy.


Đa số các PM không đáp ứng đầy đủ các chức năng này, hoặc có nhưng tạm gọi là "không đạt yêu cầu về tổ chức và liên kết dữ liệu".
… gì đó nữa là tùy bạn.


* * *

Đến đây có lẽ các bạn đã có được 1 cái nhìn tổng quát về các PP lập dự toán, các chức năng cần thiết của 1 PM, từ đó có thể xây dựng ứng dụng cho mình tốt hơn cũng như lựa chọn cho mình 1 giải pháp cũng như 1 PM dự toán phù hợp.

Đứng trên quan điểm khách quan tôi tôn trọng tất cả ý kiến của các bạn, đồng thời vẫn đưa ra quan điểm cá nhân của mình để các bạn tham khảo. Tôi không bảo bạn phải làm thế này hay thế kia mới là đúng, lựa chọn thế nào là hoàn toàn thuộc về bạn, không phải tôi hay ai khác có thể lựa chọn thay cho bạn mà là chính bạn.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
quote_icon.png
Nguyên văn bởi Achye

2. Bản 2013 ko dùng dc trên excel 2007 hả anh ?

Hiện chưa nâng cấp, bạn chịu chó chạy trên excel 2003 đi vậy.
Mình thấy vẫn chạy được trên Excel 2007 mà. Để chạy được chương trình, bạn xem file đính kèm:
 

File đính kèm

Chèn dòng tiêu đề từ bảng khối lượng qua bảng dự toán dự thầu

04.9.2012
Bạn ducminh…@gmail.com ở TP Tuy Hòa, thắc mắc:
"Chào anh Tuấn, c.ty em đang sử dụng PM dự toán excel của anh, chủ yếu bên em làm dự thầu là chính, khi làm bên bảng khối lượng em đã nhập đủ tên các hạng mục, ví dụ: Hạng mục A, hạng mục B… không phải phần diễn giải khối lượng như dự toán, nhưng sao khi kết xuất bảng dự toán dự thầu thì không còn các dòng này nữa em phải copy thủ công sang. Bản dự thầu trước đây có mà anh?"

Trả lời:
Đúng vậy, trong phiên bản dự thầu trước đây thì có nhưng trong bản dự toán + dự thầu này thì không vì chương trình không thể nhận biết được đâu là dòng tiêu đề và đâu là dòng diễn giải khối lượng.

Vì vậy khi bạn làm dự thầu, mặc định tất cả các dòng không phải công việc, bao gồm các dòng ghi tên các hạng mục - còn gọi là dòng tiêu đề - và các dòng diễn giải khối lượng trong bảng khối lượng (sheet BKL) bị lọc bỏ, không đưa sang bảng dự toán dự thầu (sheet Dutoan).

Bản dự toán 2013 cập nhật ngày 4/9/2012 đã hỗ trợ cho các bạn thêm 1 tiện ích để xử lý việc này cho nhanh, cách thực hiện rất đơn giản:

1. Chọn sheet BKL.

2. Chọn các dòng cần copy qua bản Dutoan:

Bạn có thể chọn cả dòng tiêu đề hoặc chọn riêng ô chứa tiêu đề, chú ý là có thể chọn từng dòng, từng ô hoặc chọn nhiều dòng, nhiều ô một lượt đều được, nhưng không được chọn phía trên dòng 7 và vùng chọn phải không chứa các dòng công việc.

3. Bấm tổ hợp phím "
Ctrl + e" để chèn (xong).
Sau khi bạn chèn xong rồi bạn vẫn có thể chèn tiếp các dòng khác ở kế nó hay ở vị trí khác.

Chi tiết xin bạn xem trong file update tại bài 171, trang 18.
* * *
Video minh họa: http://youtu.be/-2IlFPfn7Hw

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Một số bạn nói là không đọc được các file có đuôi .pdf trong thư mục hướng dẫn.
Lý do là máy bạn chưa có PM hỗ trợ để đọc các file này.

Tôi gửi các bạn link download PM Foxit Reader.

Foxit Reader
là 1 phần mềm miễn phí, rất đơn giản và gọn nhẹ (~ 4MB) dùng để đọc file *.pdf, chạy trực tiếp không cần cài đặt, tốc độ mở file nhanh.
Bạn tải về, lưu vào đĩa cứng, giải nén sẽ được file FoxitReader.exe và nháy đúp vào nó để chạy, sau đó bạn Click vào nút Open a PDF file để mở file.

Download tại đây:
http://www.mediafire.com/?yfbrkv017s54hzd
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào các bạn.
Thời gian qua Tuấn nhận được nhiều ý kiến trao đổi và tranh luận xung quanh PP lập dự toán: Lập DT theo cách nào dễ nhất, khoa học nhất? Cách nào để xây dựng 1 công cụ lập dự toán trên excel (có lẽ các bạn đã đều nhận ra được sức mạnh, tốc độ và sự tiện dụng của excel)? hay lựa chọn PM dự toán nào?… và rất nhiều ý kiến khác nữa.

Tuấn có vài dòng hồi đáp với các bạn như sau.

Trước khi đi đến phần thiết kế hay lựa chọn PM dự toán nào thì chúng ta cùng tổng kết lại các PP lập dự toán.


Phần I. Tổng kết các PP lập DT:

Đến thời điểm hiện nay chúng ta có thể tổng kết 1 số kiểu lập DT đang phổ biến như sau (tôi xin lược bớt và diễn đạt lại nhưng theo ngôn ngữ dân dã 1 chút từ bài của bạn Tranhoe và bạn nguyentanlocx3 ở trên để các bạn mới vào nghề dễ hiểu hơn):

1. Tổng hợp khối lượng VL, NC, Máy, sau đó nhân hệ số:

+ VL: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ NC: Tính theo đơn giá gốc, nhân hệ số điều chỉnh từng thời điểm.

+ Máy: Tính theo đơn giá gốc, nhân hệ số điều chỉnh từng thời điểm.

Đây là c
ách 3 trong bài bên trên, PP này được cái là không cần biết và không cần tính ra đơn giá NC, ca máy thời điểm hiện tại là bao nhiêu, chỉ cần có hệ số nhân vào là xong, tuy vậy nó bị lệ thuộc vào bộ đơn giá gốc và kết quả chỉ tương đối vì không thể dùng 1 hệ số để "qui nạp" cho tất cả các loại máy, chưa kể giá năng lượng (điện), nhiên liệu (xăng dầu) tăng liên tục như hiện nay thì PP này càng tỏ ra không bắt kịp với tình hình thực tế.

2. Tổng hợp khối lượng VL, NC, Máy, nhân hệ số NC, bù nhiên liệu và lương thợ điều khiển máy:

+ VL: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ NC: Tính theo đơn giá gốc, nhân hệ số điều chỉnh từng thời điểm.

+ Máy: = đơn giá gốc + bù nhiên liệu + bù lương thợ điều khiển máy.

(địa phương Phú Yên đang sử dụng cách tính này
)

3. Tổng hợp khối lượng VL, NC, Máy, nhân đơn giá thời điểm:

+ VL: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ NC: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

+ Máy: Tổng hợp KL, nhân đơn giá thời điểm.

Đây là
cách 2 trong bài bên trên, đây là cách khó nhất nhưng lại tiên tiến nhất, chuyên nghiệp nhất, đảm bảo tính đúng tính đủ chi phí - theo Tranhoe.
PP này theo bạn Tranhoe nhận xét là khó nhất nhưng sẽ không có gì là khó nếu Bộ XD hoặc các Sở XD từng địa phương công khai công thức (PP) tính đơn giá NC và ca máy để các địa phương có căn cứ áp dụng, vì khi đó:

(- Đơn giá VL: theo thông báo giá hàng tháng của Sở tài chính rồi)

- Đơn giá NC: lúc này người lập DT chỉ cần có mức lương tối thiểu, các hệ số phụ cấp theo bảng lương A1 là tính ra đơn giá NC hiện tại.

- Đơn giá ca máy: tương tự, người lập DT chỉ cần có mức lương tối thiểu, giá nhiên liệu hiện tại là tính ra đơn giá ca máy hiện tại.

Nếu không thì cũng công bố đơn giá NC, ca máy hàng tháng chứ đâu phải ai cũng có thể tính ra được, mà có tính được thì cũng có thể bị "vặn vẹo" ở các bước thẩm tra, phê duyệt: anh dựa vào văn bản nào để tính...

Thật khó hiểu khi cách tính đơn giá NC, ca máy không phải bí mật quốc gia, cũng không phải 1 đề tài khoa học gì to tát… vậy mà từ bấy lâu nay nó vẫn giữ bí mật đến thế!

Cái khó là ở chỗ này. TT04/2010 đã đưa ra 1 PP tính theo kiểu áp đơn giá thời điểm (VL, NC, máy) mà không công bố rõ ràng cách tính hay đơn giá NC, ca máy thì thực sự là 1 trở ngại để pháp luật có thể đi vào cuộc sống.


Ngoài 3 PP trên còn có PP bù chênh lệch vật liệu, PP này gây không ít tranh luận, có ý kiến cho rằng 1 PM linh hoạt thì vẫn cần thiết phải có PP này, nhưng theo tôi đây là PP lỗi thời, có thể nó còn tồn tại hôm nay nhưng nếu nền hành chính VN không dậm chân tại chỗ thì nó sẽ không còn tồn tại trong tương lai, để minh chứng tôi nêu 1 câu hỏi: Nếu lập theo PP bù giá VL thì làm cách nào để tính được đầy đủ chi phí VL khác (theo % giá trị VL chính)? Hình như tôi chưa thấy PM nào làm được việc này thì phải. Là dân kỹ thuật, bạn cũng như tôi, cần sự chặt chẽ và chính xác trong tính toán, đó cũng là những yêu cầu với dự toán là tính đúng, tính đủ, ở đây tôi không nói giá trị VL khác nhiều hay ít, mà là nếu tính kiểu bù VL thì phần VL khác đã tính đúng, tính đủ chưa? Còn nữa… nhưng thôi xin không bàn đến PP này ở đây nữa.

Từ 3 thành phần chi phí trên, phần sau là tổng hợp ra giá trị xây lắp và giá trị dự toán thì giống như nhau, không có gì đáng nói.


Phần II. Thiết kế - lựa chọn PM dự toán:

Từ các PP lập dự toán tổng kết ở trên chúng ta đi tiếp phần 2: là làm thế nào để có thể thiết kế - lựa chọn cho mình 1 PM dự toán phù hợp & hiệu quả nhất?
Nếu 1 PM hỗ trợ được đầy đủ các PP lập DT như đã nêu trên thì có thể áp dụng được ở mọi địa phương, còn như bạn tự xây dựng ứng dụng thì tùy vào cách lập DT ở địa phương mình để lựa chọn 1 PP nào đó phù hợp, không nhất thiết ôm đồm tất cả.

Sau đây là vài lời khuyên từ chính kinh nghiệm bản thân, gửi tới các bạn nào đang có ý định xây dựng 1 ứng dụng cho riêng mình hay đang muốn lựa chọn 1 PM dự toán trên 1 trị trường có quá nhiều sản phẩm hay có dở có, vàng thau lẫn lộn…

Cho dù là bạn đang muốn tự mình xây dựng ứng dụng hay đang muốn lựa chọn 1 PM dự toán thì sản phẩm đó theo tôi phải đáp ứng TỐT các chức năng sau đây (ở đây tôi chưa nói đến vấn đề cơ sở dữ liệu, vấn đề này xin bàn ở 1 dịp khác),

Nói thêm: Trường hợp bạn tự mình xây dựng ứng dụng cho mình thì bạn không nên gò mình theo lối mòn nào hết, mọi giải pháp đều là tham khảo, bạn phải quyết định sẽ chọn cách nào và bạn phải có những sáng tạo, đừng để tư duy của mình bị chi phối bởi sự lòe loẹt, râu ria hình thức… nếu không sản phẩm của bạn sẽ không có tính hiệu quả và hấp dẫn.


II.1. Các chức năng thông thường của 1 PM dự toán:
(nếu đáp ứng được hết thì có thể đánh giá "chấp nhận được")
1- Giao diện đơn giản;
2- Hướng dẫn sử dụng chi tiết, dễ hiểu;

3- Hỗ trợ nhập dữ liệu đầu vào: Tra MHĐG, dò tìm được công việc theo mã hiệu và dò tìm theo tên công việc, diễn giải tính toán khối lượng, cảnh báo khi nhập sai dữ liệu…, chú ý: ô khối lượng nên sử dụng hàm ROUND() hoặc INT() để bỏ số lẻ thập phân;

4- Lấy được dữ liệu đầu vào từ 1 dự toán khác;

5- Phân tích vật tư với đầy đủ công thức liên kết 1 cách khoa học & dễ hiểu, chú ý: ô khối lượng nên sử dụng hàm ROUND() để làm tròn với 3 số lẻ thập phân;

6- Tổng hợp vật tư với đầy đủ công thức liên kết 1 cách khoa học & dễ hiểu, công thức tổng hợp vật tư đơn giản và dễ kiểm tra nhất là dùng hàm SUMIF(), nên lồng thêm hàm ROUND() để làm tròn với 3 số lẻ thập phân; không nên cộng từng ô vật tư như PM G8 vì rất khó kiểm tra.

7- Bù lương nhân công điều khiển máy (tùy địa phương, nơi thì có nơi thì không), PP tính phải đơn giản, dễ hiểu;

8- Bù chênh lệch nhiên liệu (tùy địa phương, nơi thì có nơi thì không), PP tính phải đơn giản, dễ hiểu;

9- Tính giá trị VL khác theo GIÁ TRỊ VL chính (chứ không phải tính theo khối lượng);

10- Phân tích đơn giá chi tiết với đầy đủ công thức liên kết 1 cách khoa học & dễ hiểu;

11- Tính ra giá trị xây lắp, giá trị dự toán, dự thầu; tự động tra định mức các khoản mục chi phí khác trong bảng giá trị dự toán;

12- Tính cước vận chuyển vật liệu; tính vận chuyển VL lên cao;

13- Dễ dàng cập nhật mức mới khi thay đổi lương tối thiểu;

14- Có những cảnh báo kịp thời khi người sử dụng thao tác sai hoặc thông báo khi hoàn thành 1 nhiệm vụ.

15- Hỗ trợ cập nhật phiên bản mới thuận tiện.

16- In ấn thuận tiện.

17- File sản phẩm phải nhẹ, không thể nặng quá mức bình thường.

… gì đó nữa là tùy bạn.


II.2. Các chức năng nâng cao:
(nếu đáp ứng được hết thì quá tốt)
1- Tất cả dữ liệu trong toàn bộ file dự toán phải được liên kết với nhau bằng công thức và tốt nhất nếu dùng 1 PM nào không phải excel thì khi chuyển dự toán sang excel vẫn phải có công thức của excel, vì đa số chủ đầu tư khi yêu cầu file dữ liệu đều yêu cầu là file excel với đầy đủ công thức thông thường để tiện kiểm tra, ngoài ra dữ liệu phải được qui về 1 đầu mối để dễ bề chỉnh sửa. Ví dụ:
+ Điều chỉnh các hệ số… theo loại công trình và địa phương (1 sheet nào đó).
+ Điều chỉnh giá thầu (thường qui về sheet giá trị vật tư).
+ Điều chỉnh khối lượng đầu vào tại sheet đầu tiên (nhập, chỉnh sửa hoặc tính toán lại khối lượng trong bảng khối lượng)...

Sau khi điều chỉnh, dữ liệu phải tự cập nhật toàn bộ dự toán.

2- Khi copy file dự toán làm xong sang 1 máy tính khác dù máy tính đó không có chương trình dự toán thì các chức năng trên vẫn hoạt động như thường, để thuận tiện việc trao đổi chỉnh sửa qua e-mail giữa các đơn vị lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán. (một số dự toán như Acitt… khi bạn copy đến máy khác sẽ bị lỗi là không thể chỉnh sửa được dữ liệu phần diễn giải khối lượng trong bảng KL chứ chưa nói đến việc cập nhật qua các bảng khác).

3- So sánh được chênh lệch về giá trị giữa dự toán và dự thầu cho từng công việc và cả công trình để dễ bề kiểm tra, chỉnh sửa.

4- Xem PTDG chi tiết của 1 công việc bất kỳ (với dự toán hàng trăm cv bạn không thể lăn chuột để tìm PTDG 1 cv nào đó);

5- Áp đơn giá vật tư từ 1 file dự toán đã có;

6- Lưu đơn giá vật tư thời điểm vào chương trình;

7- Bổ sung 1 công việc phát sinh từ bảng KL qua bảng PTVT mà vẫn giữ lại dữ liệu cũ của bảng PTVT;

8- Bổ sung công việc mới vào dữ liệu chương trình để sử dụng lần sau;

9- Ẩn hiện 1 số thành phần hao phí trên bảng phân tích vật tư;

10- Chuyển đổi qua lại cấp phối xi măng PC30 <--> PC40;

11- Chuyển đổi đơn vị 100m3 <--> m3; 100m2 <--> m2; 100m <--> m; tấn <--> kg;

12- Chuyển đổi được kiểu tính CP chung theo CP trực tiếp hoặc CP nhân công, với toàn bộ dự toán hay chỉ 1 hạng mục, 1 vài công việc nào đó;

13- Phân tích đơn giá đầy đủ theo các mẫu 9A - mẫu 9B, phải có công thức liên kết và hạn chế tối đa các cột phụ;

14- Bảng giá dự thầu với đơn giá công việc phải được liên kết bằng công thức dễ hiểu đến đơn giá tổng hợp trong bảng phân tích đơn giá. Ví dụ: Công thức trong ô đơn giá tổng hợp của bảng giá dự thầu: =PTDG!H22, trong đó PTDG là tên sheet phân tích đơn giá, H22 là địa chỉ của ô đơn giá tổng hợp.


Quên, còn 1 vấn đề quan trọng nữa xin bổ sung:
15- Không nên tạo ra các "động tác thừa", gây mất thời gian và sự khó chịu cho người dùng:
"Động tác thừa" ở đây tôi muốn nói là quá trình thực hiện tính toán lại toàn bộ dữ liệu trong bảng hay cả file dự toán khi người dùng chọn vào 1 bảng tính nào đó (kiểu như sự kiện Worksheet_Activate trong excel).

Ví dụ 1 số PM như HitoSoft… khi ta chọn vào 1 bảng tính (ví dụ bảng phân tích vật tư), dù chỉ là để xem thôi chứ không phải kết xuất dữ liệu thì chương trình vẫn thực hiện việc tính toán lại toàn bộ dữ liệu làm cho con trỏ chuột bị "đơ" ra 1 lúc mới trở lại bình thường!

Tại sao lại phải làm như vậy? Bạn nên nhớ: không phải lúc nào khi ta chọn vào 1 bảng tính là ta muốn kết xuất dữ liệu, phần nhiều chỉ để xem, kiểm tra hoặc chỉnh sửa dữ liệu.

Kết luận: Bạn không nên sử dụng các sự kiện kiểu như thế này, mà nên sử dụng menu hoặc các Button thì sẽ hay hơn, khi nào cần thì người sử dụng sẽ click chuột vào menu hoặc button ấy.


Đa số các PM không đáp ứng đầy đủ các chức năng này, hoặc có nhưng tạm gọi là "không đạt yêu cầu về tổ chức và liên kết dữ liệu".
… gì đó nữa là tùy bạn.


* * *

Đến đây có lẽ các bạn đã có được 1 cái nhìn tổng quát về các PP lập dự toán, các chức năng cần thiết của 1 PM, từ đó có thể xây dựng ứng dụng cho mình tốt hơn cũng như lựa chọn cho mình 1 giải pháp cũng như 1 PM dự toán phù hợp.

Đứng trên quan điểm khách quan tôi tôn trọng tất cả ý kiến của các bạn, đồng thời vẫn đưa ra quan điểm cá nhân của mình để các bạn tham khảo. Tôi không bảo bạn phải làm thế này hay thế kia mới là đúng, lựa chọn thế nào là hoàn toàn thuộc về bạn, không phải tôi hay ai khác có thể lựa chọn thay cho bạn mà là chính bạn.

Xin chào a Tuấn Anh, e có sử dụng phần mềm của anh. E xin đóng góp 1 số ý kiến:
- Thứ nhất: về đơn giá Theo e nên có đầy đủ đơn giá các tỉnh nếu Anh có ý định thương mại.
- Thứ 2: trong bảng khối lượng thì tại sao lại bỏ đơn giá vật tư, theo e đẵ sử dụng đơn giá thì nên để cá giá vật tư.
- Thứ 3: Cách tra mã hiện đơn giá theo e không đc linh hoạt và khó khăn cho người sử dụng. Nên để đánh mã hiệu rồi ra bảng tra.
Ví dụ: AF.111.. thì xuất hiện bảng tra...
- Thứ 4: Nên cho 1 cái form để điền thông tin công trình vào.
- Bảng giá vật tư: Có thể thêm 1 sheet CLVT vì dù gì đó cũng là 1 cách thể hiện.
- Cuối cùng, đó là bảng tính chi phí tư vấn thiết kế.
- Đôi lời góp ý cùng Anh.
 
11.9.2012

* Về các góp ý của bạn thoai:

- Theo e nên có đầy đủ đơn giá các tỉnh nếu anh có ý định thương mại.
Ở đây có 2 vấn đề: thứ nhất là việc cập nhật đơn giá các tỉnh thành, thứ nữa là cập nhật cách tính từng địa phương để PM có thể "chiến đấu" được trên mọi địa bàn. Đơn giá thì có nơi dùng đơn giá 2006, có nơi 2008 có nơi 2010…, còn cách tính thì mỗi địa phương mỗi kiểu, lại thay đổi liên tục, trong cuộc đua maratong này, e rằng PM khó mà chạy theo cho kịp.

- Trong bảng khối lượng thì tại sao lại bỏ đơn giá vật tư, theo e đã sử dụng đơn giá thì nên để cá giá vật tư.
Tại vì tôi thấy cột này không cần thiết, như đã nói ở trên, mỗi nơi mỗi kiểu, với lại tôi ưu tiên hoàn thiện PM theo cách tính địa phương, làm tốt theo cách tính ở địa phương mình đã rồi mới tính những thứ tiếp theo.

- Cách tra mã hiện đơn giá theo e không đc linh hoạt và khó khăn cho người sử dụng. Nên để đánh mã hiệu rồi ra bảng tra. Ví dụ: AF.111.. thì xuất hiện bảng tra...
1. So sánh về mức độ thuận tiện (bổ sung 1 số ý cho rõ hơn):
+ Thứ nhất, theo như cách mà bạn nói thì vẫn chưa được thuận tiện lắm: Khi gõ AF.111.. thì xuất hiện bảng tra, bảng tra này không biết có nhảy đến công việc bạn muốn hay không?... còn trong form chọn công việc của tôi (ô tra theo MHDG): Khi bạn gõ AF.111.. nó nhảy đến đúng dòng bạn muốn.
+ Thứ hai, là người dùng phải nhớ AF… là gì, AG… là gì (nhức đầu lắm, chẳng ai muốn nhớ mấy thứ đó trong đầu làm gì, họ muốn để bộ nhớ cho việc khác), hoặc phải mở bộ đơn giá dày cộp… sau đó tra và nhập: AF.111 – Enter, hiện bảng tìm công việc, và… tìm tiếp! Ngược lại nếu không nhớ MHĐG hay không có bộ ĐG thì tôi e rằng họ sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu.
Cách của tôi không cần đến những việc đó, nó là việc của chương trình, chỉ 1 cái click chuột, form hiện ra, họ sẽ thấy và hiểu ngay AF. là gì, AG. là gì… tuỳ theo yêu cầu, họ có thể tìm theo nhóm MHĐG hay 1 đoạn ký tự của tên công việc.
Tóm lại: Với cách của bạn người dùng hoặc phải thuộc lòng các nhóm MHĐG hoặc khư khư trên tay quyển đơn giá sau đó nhập 1 đoạn MHĐG, Enter và tìm tiếp. Cách của tôi: dù là người có kinh nghiệm hay người mới bắt đầu thì vẫn dễ dàng tìm cho mình 1 cv mình muốn.

2. So sánh về số lần thao tác:
Tôi chưa dùng thử PM nào đó như bạn đã dùng, song như những gì bạn viết ra ở đây thì tôi có thể hình dung là: Bạn mốn nạp MHĐG vào ô nào thì bạn phải đặt chuột vào ô đó trước đã phải không? Nếu vậy thì càng bất tiện.
Cách của tôi không yêu cầu như vậy, bạn có thể đặt chuột ở ô bất kỳ trong bảng tính, MHĐG sẽ tự nạp đúng vào ô cần nạp, dù bạn làm dự toán (có phần diên giải KL) hay dự thầu (không có phần diễn giải KL).

Tôi chẳng thấy chút nào là "không linh hoạt và khó khăn" như bạn nói, và cũng chưa thấy người dùng nào phàn nàn như vậy cả.

- Nên cho 1 cái form để điền thông tin công trình vào.
Sheet HeSo là sheet thay cho cái form mà bạn nói chứ còn gì nữa hả bạn.

- Bảng giá vật tư: Có thể thêm 1 sheet CLVT vì dù gì đó cũng là 1 cách thể hiện.
Tôi vẫn biết vì lý do này, lý do nọ, có nhiều bạn vẫn muốn tính CLVL (hay nói như bạn: “đó cũng là 1 cách thể hiện”) nhưng với tôi, như đã trình bày lý do ở nhiều bài viết trước đây, sẽ không có hứng thú để làm việc này, bạn thông cảm.

- Cuối cùng, đó là bảng tính chi phí tư vấn thiết kế.
Chức năng này đã cập nhật ở bải 171 trang 18.

* * *


* Tới bạn
nhatpro219: Tôi đã có trả lời riêng cho bạn rồi đó, mong là bạn thỏa mãn với những thắc mắc của mình.

* * *


* Chi chú chung:
Kể từ đây, mọi góp ý hay thắc mắc của các bạn tôi xin cảm ơn và sẽ phản hồi dù sớm hay muộn, một cách có lựa chọn - những ý kiến khiếm nhã và không mang tính xây dựng sẽ không được xem xét.
Kính thư.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
chào bạn bạn cho mỉnh hỏi cách nạp đơn giá vào phần mềm mà ko dc bạn ah
 
phần mềm DuToan-Excel-2013 thông báo là bản dùng thử,vậy nó có hạn chế ji` so bản đầy đủ vậy? làm sao để cá bản chính thúc vậy a?
 
em k biết phải dow cái nào thấy nhiều quá các anh chị có thể gửi cho em qua mail không vungtroibinhyen021288@gmail.com em là dan kê stoán đang muốn học cách lập dự toán xin các anh chị giúp đỡ
 
Trả lời bạn đọc:
thovinh

chào bn bn cho mnh hi cách np đơn giá vào phn mm mà ko dc bn ah
Bạn có thể liên lạc qua email: tuan_anhbm@yahoo.com.vn để tôi xem nó như thế nào mà không được.

macthanhcong

DuToan-Excel-2013 thông báo là bn dùng th, vy nó có hn chế ji` so bn đầy đủ vy? làm sao để cá bn chính thúc vy a?
Dữ liệu đầy đủ nặng lắm, không tiện post lên diễn đàn, bạn thông cảm liên lạc qua email vậy. Bạn có thể tải bản miễn phí tại bài 46, trang 5.

yeucang

em k biết phi dow cái nào thy nhiu quá các anh ch có th gi cho em qua mail không vungtroibinhyen021288@gmail.com em là dân kê toán đang mun hc cách lp d toán xin các anh ch giúp đỡ.
Do đề tài này đã hình thành từ lâu, bạn mới theo dõi nên thấy vậy thôi. Theo tôi trước tiên bạn nên tìm hiểu các qui định chung về PP lập dự toán (thông tư, nghị định) và những văn bản pháp luật hiện hành về cách lập và điều chỉnh dự toán nơi địa phương mình (thông báo hướng dẫn) đã, sau đó tải về 1 phiên bản nào đó mà mình thấy phù hợp và… ngâm cứu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vấn đề cột VL trong bảng khối lượng

Trong vài bài viết trước đây tôi đã phân tích rằng không cần thiết và không nên tính chi phí VL theo đơn giá (NC hay máy thì có thể được). Dù vậy thỉnh thoảng trên diễn đàn hoặc hộp thư cá nhân tôi vẫn nhận được những thắc mắc về vấn đề này, hoặc những đề nghị thêm cột VL trong bảng KL.
Thôi thì để khỏi mất công giải thích và cũng là để thêm 1 lựa chọn cho các bạn tham khảo, tôi sẽ gửi thêm 1 phiên bản có cột VL. Trước mắt là như vậy đã, còn bạn nào muốn tính CLVL thì tự chèn thêm cột trong sheet GTVT, sau này có thời gian sẽ tính sau.

Các bạn chờ 1-2 ngày nữa tôi sẽ gửi file…

 
Trong vài bài viết trước đây tôi đã phân tích rằng không cần thiết và không nên tính chi phí VL theo đơn giá (NC hay máy thì có thể được). Dù vậy thỉnh thoảng trên diễn đàn hoặc hộp thư cá nhân tôi vẫn nhận được những thắc mắc về vấn đề này, hoặc những đề nghị thêm cột VL trong bảng KL.
Thôi thì để khỏi mất công giải thích và cũng là để thêm 1 lựa chọn cho các bạn tham khảo, tôi sẽ gửi thêm 1 phiên bản có cột VL. Trước mắt là như vậy đã, còn bạn nào muốn tính CLVL thì tự chèn thêm cột trong sheet GTVT, sau này có thời gian sẽ tính sau.

Các bạn chờ 1-2 ngày nữa tôi sẽ gửi file…

chân thành cảm ơn bác,e cũng đang định đề nghị bác jups em làm sao để thêm dc cái cột vl đó vào.Bít là nó ko nên nhưng mà công việc cần nó phải có cái bảng đó ra thì biết làm thế nào?bác cho vào cả phiên bản dutoan_excel cũ ,cái ko giới hạn công việc luôn nha(cái ở trang 5 bài số 46 đóa)
một lần nữa xin dc cảm ơn vì tâm huyết của bác dành cho ae !
PS : ở bản dự toán cũ,ae nào cần bộ đơn giá các tỉnh thì có thể lấy của G8 sang cũng dc
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Update phiên bản mới (thêm cột "Vật liệu" trong bảng khối lượng)

Thể theo yêu cầu 1 số bạn, tôi đã update tại bài 46 - trang 5 và bài 171 - trang 18.
Xin nhắc lại là cột này chỉ để tham khảo đơn giá VL gốc, với cách tính chi phí VL theo giá thời điểm thì nó không có vai trò gì trong việc hình thành giá trị dự toán.


Chú ý khi bạn thêm dữ liệu vào bản dự toán ở trang 5:


- Bản dự toán ở bài 46 - trang 5 là bản không giới hạn số lượng công việc, tuy dữ liệu còn thiếu 1 vài công việc ít dùng, bạn có thể bổ sung vào nếu muốn.


- Khi bạn muốn bổ sung 1 công việc mới, bạn làm th
ế này: có 3 loi dữ liệu cn bổ sung với mỗi công việc:
1. Đơn giá công việc (VL, NC, ca máy, theo b
đơn giá), bạn thêm vào sheet DonGia.
2. Giá vật tư: bạn thêm vào
sheet GiaVTvaVAT.
3. Định mức: bạn thêm vào sheet DinhMuc.

Để có dữ liệu này bạn có thể lấy từ 1 file dữ liệu excel, hay từ 1 PM dự toán nào đó… như 1 bạn đã nói ở trên: ở bản dự toán cũ, ae nào cần bộ đơn giá các tỉnh thì có thể lấy của G8 sang, đều được nhưng để thống nhất về mã số vật tư thì bạn nên lấy dữ liệu từ dự toán 97, bạn nào chưa có thì tải tại đây:
http://www.mediafire.com/?awpldic7kecsp3c
(bản rút gọn rất nhẹ).

Bạn tải về, lưu vào địa chỉ này:
C:\DUTOAN97.rar, sau đó giải nén ra, được thư mục DUTOAN97 trong cùng địa chỉ, bạn mở thư mục đó và chạy file DUTOAN.EXE có hình ngôi nhà là được.
Bạn tạo 1 dự toán mới, nhập MHĐG cần bổ sung để lấy đơn giá cv, kết xuất bảng phân tích vật tư để lấy định mức, tổng hợp vật tư để lấy danh sách vật tư, xong xuất sang excel, chỉnh lại định dạng bảng biểu và dán qua chương trình dự toán excel rồi lưu lại là xong.

Tôi chỉ hướng dẫn sơ như vậy, bạn tự tìm hiểu thêm sẽ hiểu kỹ và nhớ lâu hơn.

Chúc các bạn thao tác thành công.


Các bạn cũng có thể tải bản mới nhất tại bài 171, trang 18.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom