Dự toán trên excel (free 100% - mời các bạn tham khảo) (7 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

1> Trong sheet phân tích vật tư (PTVT), nếu có thêm các nút ấn...
Sau khi xem xét đề xuất của bạn tôi thấy thế này:
1> Trong sheet phân tích vật tư (PTVT), nếu có thêm các nút ấn để người dùng có thể tuỳ chọn ẩn-hiện các thành phần không cần thiết:
OK, ý kiến hay.
Sẽ có 4 nút bấm trong bảng PTVT để giải quyết vấn đề này:
1. Ẩn dòng VL, NC (chỉ còn máy)
2. Ẩn dòng VL, máy (chỉ còn NC)
3. Ẩn dòng NC, máy (chỉ còn VL)
4. Hiện tất cả VL, NC, máy

2> Trong sheet phân tích đơn giá (PTDG), có thể có các công việc giống nhau, có thể thêm 1 nút ấn để ẩn bớt các công việc này:

Thoạt nghe thấy đơn giản nhưng thực tế không đơn giản nha bạn:
Bạn dựa vào đâu để phân biệt các công việc giống nhau (giống nhau hoàn toàn)? Vào mã hiệu đơn giá? vào tên công việc hay thành phần hao phí:
- Nếu dựa vào mã hiệu đơn giá: Có thể 2 mã hiệu đơn giá trùng nhau nhưng 2 công việc lại khác nhau. Ví dụ 2 công tác: "
SX & lắp dựng cửa đi kính khung nhôm" và "SX & lắp dựng cửa sổ kính khung nhôm" có thể cùng dùng chung 1 mã hiệu đơn giá AI.63121.
Nếu theo nguyên tắc mã hiệu nào trùng thì ẩn thì công tác "
SX & lắp dựng cửa sổ kính khung nhôm" sẽ bị ẩn mất.
- Nếu dựa vào tên công việc: tương tự trên vẫn có trường hợp 2 tên công việc giống nhau nhưng thành phần hao phí khác nhau. Ví dụ ở trên, cả 2 công việc đều ghi chung chung: "SX & lắp dựng cửa kính khung nhôm"… ngoài ra nếu so sánh trùng lắp theo tên công việc sẽ không khoa học, vì số ký tự nhiều, tốc độ xử lý sẽ chậm, cũng có khi 2 công việc trùng nhau 100% nhưng chỉ khác 1 dấu chấm, dấu phảy hay 1 khoảng trắng… thì cũng coi như 2 công việc khác nhau, khi đó kết quả sẽ không đúng theo yêu cầu.
- Nếu dựa vào thành phần hao phí: vẫn có trường hợp 2 thành phần hao phí giống nhau nhưng chỉ khác 1 dấu chấm, dấu phảy hay 1 khoảng trắng…

---> Sẽ tìm giải pháp cho vấn đề này sau.

Tóm lại:
Ghi nhận đề xuất thứ nhất và đã bổ sung trong file update tại bài 171 - trang 18 - (tôi update luôn cả thư mục nhưng thực ra chỉ có 1 file DuToan-PhuYen.xls là có sự bổ sung, các file khác không thay đổi gì).
Cảm ơn bạn.

Dặn thêm:
Nếu bạn muốn cố định vị trí các nút nhấn để luôn nhìn thấy và sử dụng chúng cả khi bạn cuộn màn hình xuống phía dưới thì bạn làm như sau:
- Mở file /chọn file DuToan-PhuYen, cho hiện các sheet,
- Chọn sheet PTVT
- Chọn dòng 7 (hoặc ô A7)
- Vào Windows > Freeze Panes
- Lưu thay đổi (xong)



 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hi Mr. Tuấn!
Em có dùng thử bản dự toán 2012 ở bài 138, thấy rất hay nhưng dữ liệu còn thiếu nhiều, giới hạn 20 công việc và chưa có đơn giá Đồng Nai, em muốn sử dụng bản đầy đủ dữ liệu thì phải làm sao ạ?
Đơn giá Đồng Nai tìm khắp nơi không có, chỉ thấy có đơn giá công việc, không có đơn giá ngày công, ca máy để thay vào.
Nếu anh Tuấn có thì add vào cho em luôn được không ạ ? hoặc bạn nào có cho mình xin với.
Mail mình: matmotmi80@yahoo.com.vn
Thanks !
 
Chào bạn!
Mình đang thực tập và tham gia vào nhóm làm dự toán BCVT và tham khảo thấy Dự toán của bạn dễ hiểu và đơn giản.
Mình chưa biết cách cập nhật bổ sung thêm Bảng Đơn giá vật tư (tham khảo từ dữ liệu của chương trình khác) và các định mức và sô công việc ko bị giới hạn
vào bảng excel, bạn có thể hướng dẫn mình chút ko ah.
Nick y!m của mình là: phuongvthp
Xin cảm ơn trước nhé!
 
Thưa anh Tuấn Anh, sau khi em dùng dự toan của anh em thấy rất hữu ích, nhưng mà em chỉ dùng được 20 công việc, anh co thể giúp em được không. cảm ơn anh. trinhngocphuc@gmail.com
 
Chào Tuấn anh!

Lời đầu tiên chúc Anh sức khỏe, công tác tốt.
Lâu rồi không ghé PY nhậu với anh.
Có vấn đề không biết Bác giúp được em kg
Số là em làm cái Dự toán ở tít xa ngoài Bắc cơ: Tp Hải Phòng
Dự toán bị lỗi Khóa cứng nên chưa xử lý được. Bác giúp em PM dự toán E xcel của bác có Đơn giá theo QĐ số 2537, 2538, 2539, 2541, 2542 Hải Phòng với.
 
Chào Tuấn anh!
Bác giúp em PM dự toán E xcel của bác có Đơn giá theo QĐ số 2537, 2538, 2539, 2541, 2542 Hải Phòng với.
Ô, chào bạn.
Rất tiếc mình không có đơn giá Hải Phòng. Nếu bạn có thì gửi vào mail mình giúp cho.
Hôm nào ghé PY gọi mình nhé.
 
13.8.2012
Bạn Nhân ở Bà Rịa Vũng Tàu - hòm thư: Nhan…@gmail.com - góp ý:

Chào bạn Tuấn Anh!
Mình hiện đang sinh sống và làm việc tại BRVT. Mình đang sử dụng chương trình dự toán excel của bạn, nói chung là phục vụ rất hiệu quả cho công việc.

Mình muốn bạn cải tiến thêm:
1. Phần giao diện cho đẹp hơn.
2. Tự động tra định mức chi phí khác trong bảng giá trị dự toán (Gdt).
Đã update file ở bài 171, trang 18.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
16.8.2012
1 chỉnh sửa nhỏ:
Một bạn gửi mail góp ý là:
Trong hộp thoại 'Mở dự toán cũ' nếu được nên lọc ra các file excel, vì đương nhiên khi làm dự toán thì file cần mở là excel.
Đã update tại bài 171, trang 18.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bổ sung chức năng chuyển đổi đơn vị

21.8.2012
Bạn Trần Dũng ở Thừa Thiên – Huế, hòm thư
ktcauduong…@gmail.com góp ý Tuấn lần thứ 2 hay 3 gì đó:
Chào bạn Tuấn Anh, mình thấy bạn viết ra file chuyển đổi từ xm PC30 sang PC40 rất hay, mình có một ý kiến lâu rồi cứ chờ mãi, bạn đã làm được file chuyển đổi như vậy sao bạn không viết thêm chức năng chuyển đổi từ đơn vị 100m3 sang 1m3 hay 100m2 sang 1m2 … cho tiện sử dụng hơn nữa hả bạn, mình nói vậy chắc bạn hiểu rồi chứ.
Có gì bạn trả lời thư mình nhé.

* * *
Như vậy là vẫn còn có những sự chờ đợi âm thầm…

Nhận thấy đây là 1 vấn đề ý rất có tính thực tế, đáp lại sự tin cậy và mong đợi của các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm chức năng này. Một chức năng khá phức tạp nhưng tất cả chỉ nằm trong 1 nút lệnh trên sheet PTVT, vì thế nó không hề làm ảnh hưởng đến sự đơn giản quen thuộc vốn có của chương trình.

File đã được update tại bài 171 trang 18.
* * *
Hướng dẫn sử dụng:

Bạn kết xuất bảng PTVT như bình thường, sau đó bạn nhìn lên góc trên-phải bảng này sẽ
thấy 1 nút lệnh "Chuyển đổi đơn vị", bạn kích vào đó, thiết lập tùy chọn:
Có 4 tùy chọn: chuyển 100m3 --> m3, 100m2 --> m2, 100m --> m và tấn --> kg.

Trong mỗi tùy chọn lại có 2 tùy chọn chuyển đổi qua <--> lại

Chuyển ngược lại chỉ thực hiện khi bạn đã chuyển qua, ví dụ: bạn đã chuyển 100m3 --> m3 thì mới có thể chuyển m3 --> 100m3 được.

Xong bạn kích nút "Thực hiện" để chuyển đổi.

Chương trình chỉ thực hiện chuyển đổi đơn gía NC, máy trong bảng khối lượng và định mức VL, NC, máy trong bảng PTVT, vì vậy bạn nên thực hiện chức năng chuyển đổi đơn vị này sau khi kết xuất xong bảng phân tích vật tư (PTVT) và trước khi kết xuất các bảng phân tích đơn giá (PTDG) và dự toán dự thầu (Dutoan).

Lúc đó dữ liệu chuyển đổi sẽ cập nhật qua các bảng PTDG và Dutoan sau khi bạn kết xuất

Trường hợp đã có 2 bảng này (PTDG và Dutoan) thì bạn phải xóa nó và kết xuất lại thì dữ liệu chuyển đổi mới cập nhật qua.

Việc chuyển đổi cũng không can thiệp đến phần khối lượng, bạn tự kiểm tra và điều chỉnh khối lượng cho phù hợp với đơn vị.

Sau khi thực hiện 1 chuyển đổi xong thì sẽ tô màu vàng các ô đơn vị để người dùng dễ nhận biết.

Nếu bạn muốn chuyển ngược lại về ban đầu thì bạn không được xóa màu trong các ô này trong cột D- sheet BKL và cột E - sheet PTVT.

Các ô tô màu là để giúp chương trình nhận ra công việc nào cần chuyển đổi ngược lại.

Ví dụ:
Trong dự toán có các cv có đơn vị 100m3 và cũng có các cv có đơn vị m3.
Sau khi đổi đơn vị 100m3 về m3 thì dẫn đến tình trạng trùng đơn vị với công tác khác (cùng là m3), vì vậy chỉ những cv nào có đơn vị m3 nhưng được tô màu vàng mới có thể chuyển ngược lại lên 100m3 như ban đầu được.

Nếu việc chuyển đổi gặp trục trặc bạn xóa sheet PTVT đi, kết xuất lại bảng PTVT và thực hiện lại.

Các bạn tham khảo và cho ý kiến.
* * *
- Xem minh họa chuyển đổi đơn vị: http://youtu.be/pEIuBpwdTPE

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theguest

Anh Tuấn ơi cho em hỏi link download ở đâu vậy a?


Chào các bạn đồng nghiệp xây dựng gần xa !
Hôm nay tôi xin giới thiệu 1 PP lập dự toán để các bạn tham khảo.
Dự toán này hoàn toàn không có giới hạn.Không cần cài đặt, chạy trực tiếp trên excel 2003.
--------------------------
Tuy còn thiếu nhiều thứ "râu ria" khác nhưng cấu trúc coi như đã hoàn thành về cơ bản. Hơn nữa vì có tính "địa phương", nên có thể đã phù hợp với tôi nhưng lại chưa phù hợp với ai đó, ở 1 nơi nào đó… Vì vậy xin các bạn coi đây như 1 gợi ý thô sơ cho 1 giải pháp lập dự toán trên excel, để từ đó bạn nào có trình độ cao hơn có thể tạo ra những sản phẩm hoàn hảo hơn. Với các bạn chưa rành về VBA cũng có thể tùy biến 1 chút là có thể sử dụng được.
Vài đặc điểm:
+ Dễ sử dụng: Cấu trúc các bảng biểu và việc tổ chức dữ liệu rất đơn giản, dễ hiểu, khiến cho việc tạo lập 1 dự toán trở nên thật dễ dàng. Ai cũng có thể hiểu và làm được.
+ Dữ liệu liên kết trực tiếp bằng công thức, tránh tối đa việc sử dụng cột phụ lằng nhằng, phức tạp. Vì vậy rất dễ điều chỉnh sau khi dự toán đã làm xong.
+ Xử lý dữ liệu chính xác, không hề bị lỗi. Thông báo ngay nếu người sử dụng vô tình thao tác sai.
+ Tốc độ cực nhanh.
+ ...Dù đã rất cố gắng, chắc chắn vẫn khó tránh khỏi sai sót, chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp, xây dựng.
Ý kiến có thể post ở đây hoặc email: tuan_anhbm@yahoo.com.vn
Cảm ơn.
------------------------
Một vài chú ý:
- Fiel ở dạng nén (*.rar) nên sau khi tải về các bạn phải bung ra thành file excel (*.xls): Chuột phải vào tên file, chọn Extract Here.
Sau khi bung ra sẽ được 1 thư mục cùng tên chứa các file bên trong.
Mô tả sơ qua vai trò các file trong đó:
+ File DuToan-Excel.xls : Là file excel để điều khiển chương trình hoạt động.
+ File DuToanMoi.xls : Là file excel để khởi tạo 1 dự toán mới.
+ File Tao-Shortcut-tren-Desktop.xls : Để tạo 1 Shortcut trên màn hình, giúp bạn có thể khởi động chương trình trên màn hình, như vậy sẽ thuận tiện hơn. Sau khi đã thiết lập chế độ cho phép macro hoạt động (xem trong file DuToan-Excel), bạn chỉ mở nó lên 1 lần rồi đóng lại là xong.
+ File Icon.ico: Hình ngôi nhà, là biểu tượng của chương trình (Shortcut trên màn hình).
Các bạn có thể đổi tên thư mục hay di chuyển thư mục này đến bất cứ đâu trên đĩa cứng, nhưng các file bên trong luôn ở chung 1 địa chỉ, ví dụ: bạn không được di chuyển file DuToanMoi qua 1 địa chỉ khác với địa chỉ chứa file DuToan-Excel.
- Không được đổi tên các file DuToan-Excel, DuToanMoi, Icon.Chỉ đơn giản bấy nhiêu đó.
Các hướng dẫn khác xin xem trong file DuToan-Excel.
-------------------------------------------------------
Sau thời gian sửa chữa và update tại nhiều bài viết, tôi xin remove phiên bản cũ tại bài này và liệt kê lại các bản dự toán update để anh em tiện theo dõi:
- Phần dự toán font chữ ABC (23.5.2011) ở bài 46, trang 5 hoặc kích vào đây
- Dự toán chuyển Font Unicode (23.5.2011) ở bài 70, trang 7
hoặc kích vào đây
- Phần dự thầu
ở bài 11, trang 2 hoặc kích vào đây
- Dự toán Lai Châu ở bài 35 trang 4 hoặc kích vào đây.
- Dự toán Bưu Chính Viễn Thông ở bài 91 trang 10 hoặc kích vào đây (update lần cuối: 09.11.2011)
- Dự toán + dự thầu Phú Yên: cập nhật thông báo số 22/TB-SXD ngày 04/6/2012 của Sở xây dựng Phú Yên tại bài 171, trang 18 (update phiên bản 2013 mới nhất ngày 21.8.2012)
- Dự toán + dự thầu Gia Lai tại bài 135, trang 14
(update lần cuối: 02.11.2011)
- Dự toán + dự thầu TP HCM tại bài 135, trang 14 (update lần cuối: 16.11.2011)
- Dự toán + dự thầu phiên bản 2012 tại bài 138, trang 14 (update lần cuối: 16.02.2012)
- Phiên bản dự toán cho tương lai tại bài 146, trang 15 (update lần cuối: 11.01.2012)
- Dự toán khảo sát cập nhật thông báo số 22/TB-SXD ngày 04/6/2012 của Sở xây dựng Phú Yên
tại bài 178, trang 18 (upload: 18.6.2012)
- Dự toán sửa chữa (dự kiến upload: ...)

(Những chức năng mới nhất được cập nhật tại bài 171 trang 18).

Xem video cài đặt: http://youtu.be/oox7GgxCyg8

Xem video hướng dẫn sử dụng:
http://youtu.be/r-e4yMa5gLE

Ứng dụng khác:
- Điều tiến độ trên excel : tại đây
- Thống kê thép trên excel : tại đây
 
23.8.2012
* * *
Tuấn tôi xin tổng kết lại các nội dung sửa đổi, bổ sung của dự toán tính cho đến hôm nay để các bạn tiện theo dõi:

1. Các chức năng quen thuộc đã có:
. Hỗ trợ nhập dữ liệu đầu vào (tra MHĐG, tính toán khối lượng…);

. Phân tích vật tư;

. Tổng hợp vật tư;

. Bù lương nhân công điều khiển máy;

. Bù chênh lệch nhiên liệu;

. Tính giá trị VL khác;

. Phân tích đơn giá chi tiết;

. Tính giá trị xây lắp, dự toán, dự thầu;
. So sánh chênh lệch vgiá trị giữa dự toán và d thầu cho từng công việc và cả công trình;

. Xem PTDG của 1 công việc;
. Áp đơn giá vật tư từ 1 file dự toán đã có;

. Lưu đơn giá vật tư từ file dự toán vào ch.trình;

. Tính cước vận chuyển vật liệu;

. Lấy dữ liệu từ 1 dự toán khác;

. Bổ sung 1 công việc từ bảng KL qua bảng PTVT (khi muốn giữ lại dữ liệu cũ của bảng PTVT);

. Bổ sung công việc mới vào dữ liệu chương trình;



Chú ý thêm là tất cả dữ liệu đã được liên kết với nhau bằng công thức và qui về 1 đầu mối để dễ bề chỉnh sửa:

+ Điều chỉnh các hệ số… theo loại công trình và địa phương: sheet HeSo.

+ Điều chỉnh giá thầu tại sheet GTVT (bảng giá trị vật tư)

+ Điều chỉnh khối lượng đầu vào tại sheet BKL (nhập, chỉnh sửa hoặc tính toán lại khối lượng trong bảng khối lượng)...

Sau khi điều chỉnh, dữ liệu sẽ tự cập nhật trong toàn bộ dự toán.

Đặc biệt:
Khi copy file dự toán làm xong sang 1 máy tính khác dù máy tính đó không có chương trình dự toán thì các chức năng trên vẫn hoạt động như thường, rất tiện khi trao đổi file qua e-mail giữa các đơn vị lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán trước khi in ấn.

2. Các chức năng mới bổ sung:
(Phần này chỉ mới cập nhật ở phiên bản dự toán 2013, bài 171, trang 18)
. Retouch giao diện;

. Ẩn hiện 1 số thành phần hao phí trên bảng phân tích vật tư;

. Tự động tra định mức các khoản mục chi phí khác trong bảng giá trị dự toán;

. Chuyển đổi qua lại cấp phối xi măng PC30 <--> PC40;

. Chuyển đổi đơn vị (100m3 <--> m3; 100m2 <--> m2; 100m <--> m; tấn <--> kg);

. Ngoài kiểu phân tích đơn giá thông dụng theo sơ đồ ngang (mẫu 9A), bổ sung thêm kiểu phân tích đơn giá sơ đồ ngang (mẫu 9B) - mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp - thông tư số: 01/2010/TT-BKH ngày 6/01/2010 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
. Chuyển đổi kiểu tính CP chung theo CP trực tiếp hoặc CP nhân công, với toàn bộ dự toán hay chỉ 1 hạng mục, 1 vài công việc nào đó.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bạn Tuan_anhbm và tất cả các anh em khác đang quan tâm đến Dự toán excel. Theo tôi thấy bạn đã cập nhật được các tinh hoa của các phần mềm dự toán khác và phát triển trên dự toán excel.Quả thực tôi rất khâm phục khả năng học hỏi, tìmtòi sáng tạo của bạn khi viết chương trình Dự toán excel. Cách viết hướng dẫn rất tận tình và các diễn đật rất dễ hiểu. Những người mới chập chững bước vào làm dự toán sẽ dể dàng tiếp cận nắm bắt. Tôi nghĩ nếu bạn không phải là dân kỹ thuật thì bạn có thể làm thấy giáo được!
Hôm nay tôi xin hỏi bạn Tuan_anhbm và các anh em khác 3 vấn đề:
* Thứ nhất: Về bộ định mức và đơn giá các tỉnh thành trong cả nước. Tôi được biết dự toán excel chưa có đầy đủ bộ đơn giả các tỉnh thành. Nếu xét về mặt phần mềm dự toán mà không có đầy đủ bộ đơn giá các tỉnh thành thì sẽ không được phổ biến rộng rải.Người lập dự toán sẽ e dè khi sử dụng phần mềm dự toán như vậy. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm dự toán đã được sử dụng và công nhận như: G8; acitt; dự toán Bách Khoa; dự toán Giá Xây dựng. và theo tôi được biết thì đã có nhiều phần mền dự toán được bẻ khóa cho các anh em sử dụng ví dụ như acitt pro.Nếu bạn muốn phát triển phần mềm và được công nhận thì bạn phải xây dựng được bộ đơn giá đầy đủ. Còn nếu bạn nghĩ chỉ muốn xây dựng 1 phần mềm dự toán cho vui dựa trên những ứng dụng linh hoạt của excel Thì tôi nghĩ những gì bạn làm như vậy là đủ rồi!
* Thứ nhì: Về cách tư duy lập dự toán. Có phải lối tư duy của bạn là khi lập dự toán không cần đơn giá gốc.Xin khẳng định với bạn đó là cách tư duy thiển cận. Bộ định mức và đơn giá được dày công xây dựng và cải tiến của các vị tiến sĩ , giáo sư hàng đầu trong xây dựng ở Việt Nam chẳng lẻ họ không biết công thức:B+A-A=B. Nếu như không có đơn giá gốc làm sao bạn biết được 1 định mức ban đầu khi chưa áp giá thời điểm sẽ có giá trị vật liệu; giá trị nhân công; giá trị ca máy là bao nhiêu.Bên cạnh đó đơn giá gốc giúp bạn kiểm tra cơ sở dự liệu khi bạn làm bộ đơn giá. Tôi ví dụ như định mức A. có giá trị vật liệu là 12 000 đ. Trong đó phân tích vật liệu là 0,12 m3 cát. giá cát gốc là 100 000đ khi đó 0,12 x 100 000 = 12 000đ. Tôi giả sử như trong quá trình bạn xây dựng đơn giá bạn đánh nhầm phân tích vật liệu là 0,21 m3. Nếu như bạn có giá gốc. Sau khi bạn chạy dự toán mã hiệu A với giá trị vật liệu là 12000 đ. bạn chạy phân tích là vật liệu 0,21 m3 và lắp giá gốc vào (cho các hệ số khác bằng 1) thì đơn giá chi tiết của bạn là 0,21x100 000 = 21000 đ khác so với 12 000 đ. Khi đó bạn biết àh cơ sở dự liệu phân tích đơn giá mình nhầm mình cần sửa lại.! Nếu bạn không có đơn giá gốc làm sao bạn có thể kiểm tra trong quá trình xây dựng cơ sở dự liệu đơn giá bạn là đúng. Đấy là tôi chưa nói tới vấn đề bạn vận dụng một đơn giá dựa trên một đơn giá khác đã có. khí đó đơn giá gốc sẽ giúp bạn kiểm tra cách vận dụng. Có lẻ vấn đề này các bạn trong diễn đàn cũng chưa nghĩ tới. Còn nói về thực tại.: Các tổ chức nhà nước ta lập dự toán đều có so sánh đơn giá Gốc và đơn giá thời điểm tính chênh lệch vật tư. Nếu bạn không dùng đến đơn giá gốc liệu có Phù hợp với cách làm việc của các tổ chức như vậy không.
* Thứ ba: vấn đề phát triển công nghệ thi công Việt Nam hướng tới xóa bỏ bộ đính mức đơn giá. vấn đề này tôi xin được nói về sự phát triển công nghệ thi công nước ngoài. Sự thành công và phát triển công nghệ thi công xây dựng không phải là ở bộ đơn giá. Nước ngoài người ta không có đơn giá nhưng nhưng họ có bộ định lượng riêng tùy thuộc vào kinh nghiệm và công nghệ của đơn vị thi công. Dự án xây dựng nước ngoài người ta rất chú trọng đến khâu lập dự án khả thi, khảo sát thiết kế rất sát thực tế và đơn vị tư vấn thiết kế cập nhật những công nghệ tiên tiên, hiện đại và tiết kiệm. Khi thi công công trình rất chú trọng đến chất lượng. Hơn nữa họ có khung thưởng phạt về tiến độ thi công rất nghiêm minh.Vì vậy khi thi công công trình đòi hỏi đơn vị thi công phải phát triển công nghệ để đảm bảo chất lượng tiến độ. Và xin nói rõ với các bạn là không có việc đơn vị TVTK dự định 50 thanh thép mà thi công 20 thanh do công nghệ cao là hoàn toàn không có. Dự án nước ngàoi thì bản vẽ thiết kế thi công là tiếng nói quyết định đến chất lượng và nghiệm thu công trình. Nhìn về việt nam nếu như bỏ đi bộ định mức đơn giá thì các bác tư vấn và chủ đầu tư nhà mình giống như bị mù vậy! Họ sẽ không có cơ sơ nào để xác định giá trị công trình gần xác với thực tế để xác định tổng mức đầu tư. Đó là chưa nói tới các bác tư vấn nhà ta khảo xác thiết kế xa rời thực tế và lãng phí nữa. Khi không có bộ định mức đơn giá thì chỉ có duy nhất một đội ngũ có thể định lượng được giá trị công trình phù hợp. Và khẳng định luôn với các bạn đó chắc chắn không phải là nhưng người ngồi máy tính xây dựng chương trình dự toán như chúng ta đâu. Mà đó là các chỉ huy trưởng công trình đã có kinh nghiệm thi công nghiệm thu công trình. Nếu như bộ phận TVTK Việt Nam có được những kinh nghiệm thực tế đó và áp dụng công nghệ phù hợp thì đó là cơ sở đầu tiên để bỏ bộ định mức và đơn giá. Tuy nhiên để đủ điều kiện để bó bộ đinh mức đơn giá không chỉ ở bộ phận TVTK mà phải thay đổi cả cách quản lý xây dựng nhà nước (như giải phóng mặt bằng; nghiệm thu chất lượng chặt chẻ.....)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bạn nguyentanlocx3.
Trước hết tôi cảm ơn những nhận xét và phân tích của bạn.

Về những vấn đề bạn nêu tôi trả lời bạn thế này:


1. Về việc "phổ cập" dự toán rộng rãi ra các tỉnh khác:


Tôi nghĩ nếu là 1 công ty phần mềm họ sẽ có đủ điều kiện và nhân lực để làm tốt việc này, vì có rất nhiều việc phải làm: Cập nhật cơ sở dữ liệu và các qui định mới về tiền lương, PP lập dự toán của các địa phương, mà mấy thứ này thì luôn thay đổi xoành xoạch, rồi quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, giải quyết sự cố, các dịch vụ hậu mãi, bảo mật…

Tôi chỉ có 1, trình độ cũng có hạn và còn phải lo nhiều việc khác, thực tình là không đủ sức. Và vì nếu thế dự toán excel của tôi đáp ứng tốt trong phạm vi 1 địa phương cũng đã vượt quá sự mong đợi rồi.


2. Vấn đề PP lập dự toán không cần bộ đơn giá:


Đồng ý với bạn, với kiểu quản lý như ở VN mình thì việc bỏ bộ đơn giá có lẽ là 1 chuyện xa vời, nó đòi hỏi có sự đổi mới tư duy mang tính hệ thống (ở cấp cao nhất là Bộ XD đến cấp thấp nhất là người lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán). Thực tế thì bộ XD cũng đã ban hành những văn bản pháp lý trong đó có đề cập cả PP lập dự toán không cần bộ đơn giá (tuy chưa rõ ràng, cụ thể), nhưng vấn đề áp dụng thì chỉ lác đác ở 1 vài địa phương, chưa phổ biến, như vậy rào cản ở đây không phải chỉ là vấn đề pháp lý mà cả vấn đề tâm lý nữa.


Tôi rất hiểu và thông cảm cho tâm lý chung của những người lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán ở phía dưới, rằng họ vẫn phải có 1 cái gì đó cực kỳ rõ ràng, giấy trắng mực đen và cả …dấu đỏ nữa để bám vào đó mà làm theo, nếu không thì chỉ biết thụ động ngồi chờ, có phải do hậu quả của cơ chế xin-cho chăng ? Và đó cũng là lý do ngành XD VN mình mãi lạc hậu so với các nước lân cận chứ chưa nói đến thế giới, nhưng chẳng lẽ trong hoàn cảnh đó mọi người chỉ biết ngồi nhìn và than thở?


Những người có chút ít hiểu biết như tôi và những người am tường như bạn phải có cái nhìn theo hướng tích cực chứ không nên chỉ biết đi theo lối mòn của ngày xưa.


Không phải tôi muốn cầm đèn chạy trước ôtô, nhưng thực tế cũng có khi ôtô cháy đèn phải cần người (nào đó) cầm đèn chạy trước. Cần phải có những tiếng nói cho sự tiến bộ, nếu không chẳng biết bao giờ…

Một ngày đẹp trời nào đó, biết đâu 1 vị bộ trưởng XD ghé trang web này và tình cờ đọc được ý kiến của tôi, biết đâu sau đó lại có 1 thay đổi gì mới trong PP lập dự toán… (chuyện cổ tích?).

3. Vấn đề dùng đơn giá để kiểm tra định mức như ví dụ bạn nêu trong bài:

Trích dẫn: "
Nếu như không có đơn giá gốc làm sao bạn biết được 1 định mức ban đầu khi chưa áp giá thời điểm sẽ có giá trị vật liệu; giá trị nhân công; giá trị ca máy là bao nhiêu, đơn giá gốc giúp bạn kiểm tra cơ sở dự liệu khi bạn làm bộ đơn giá.…" (hết trích dẫn)

Tôi không phản đối quan điểm của bạn, nhưng theo tôi hiểu, đơn giá từ định mức mà ra, định mức có trước, đơn giá có sau, nói nôm na: đơn giá là ngọn, định mức là gốc, không nên dùng cái ngọn để kiểm tra cái gốc mà phải dùng cái gốc để kiểm tra cái ngọn.
Ví dụ: Công tác xây tường, đơn giá vật liệu (VL) tại thời điểm lập bộ đơn giá = A (đồng), con số này bao gồm tổng giá trị của nhiều loại VL mà ra (gạch, cát, xi măng…). Vậy nếu bạn kiểm tra chi phí VL của công tác này và thấy nó không đúng với bộ đơn giá gốc thì bạn có thể nói rằng đơn giá hay định mức của công tác này tính sai, nhưng bạn cũng không thể chỉ ra được thành phần nào (gạch, cát, xi măng…) là sai và cần chỉnh sửa thế nào cho đúng.
Ngoài ra, có khi đơn giá gốc còn tính sai (không hiếm), thay vì A đồng thì nhầm lẫn thế nào lại ra B đồng. Trường hợp này bạn phải làm sao? chẳng lẽ yêu cầu người ta sửa định mức (từ đúng sang sai) cho khớp với đơn giá? Mà có muốn sửa thế cũng không được, vì biết sửa thành phần nào (gạch, cát, xi măng…) ?
Tóm lại, kiểm tra đơn giá hay định mức cứ căn cứ theo bộ định mức của Bộ XD đã ban hành và đang sử dụng (1776, 1777…) là chuẩn nhất, không cần đến bộ đơn giá vẫn được, đơn giá chỉ là 1 con số vô hồn, nhiều người còn không biết nó từ đâu ra, nó không phản ánh được thành phần và định mức hao phí và có thể còn bị tính sai.
Chưa hết: Nếu kiểm tra theo bộ đơn giá bạn phải kiểm tra 4-5 bước:
1. Đơn giá công việc theo bộ đơn giá gốc;
2. Đơn giá vật tư gốc (ví dụ với phần vật tư);
3. Đơn giá vật tư hiện tại;
4. Phép tính trừ: [giá vật tư hiện tại] trừ [giá vật tư gốc] có đúng không hay có "ăn gian" gì trong đó không?
5. Thành phần và định mức hao phí.
Nếu kiểm tra theo bộ định mức bạn chỉ phải kiểm tra 2 bước:
1. Thành phần và định mức hao phí.
2. Đơn giá vật tư hiện tại;
Rõ ràng là đơn giản hơn nhiều chứ bạn ?!

Chào bạn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:


* * *
Cảm ơn bạn huynhtrungha đã phát hiện.
File đã sửa lỗi và update tại bài 171 trang 18 (27.8.2012)




Bạn chịu khó xem lại, Vẫn còn lỗi ở mục "Chuyển đổi đơn vị công việc 100m2 --> m2" ( chia cho số không ổn định : 0 /100/1000). Thanks!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không vấn đề gì đâu bạn.
Khi lóc cóc ngồi gõ mã lệnh, không ai có thể lường hết những tình huống, cũng có những giả định mà người lập trình nghĩ là sẽ không thể xảy ra nhưng trên thực tế vẫn xảy ra, lỗi bạn nêu trên rơi vào trường hợp này, khi 1 ô đơn giá nào đó (NC hoặc máy), nếu không có thì thay vì để trống lại có giá trị = "0" (có thể là với các công tác tạm tính ?).

Vì vậy phải qua nhiều lần thử nghiệm và sử dụng mới có thể phát hiện lỗi và sửa lỗi 1 cách triệt để, đó cũng là cách để hoàn thiện 1 chức năng vậy.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không vấn đề gì đâu bạn.
Khi lóc cóc ngồi gõ mã lệnh, không ai có thể lường hết những tình huống, cũng có những giả định mà người lập trình nghĩ là sẽ không thể xảy ra nhưng trên thực tế vẫn xảy ra, lỗi bạn nêu trên rơi vào trường hợp này, khi 1 ô đơn giá nào đó (NC hoặc máy), nếu không có thì thay vì để trống lại có giá trị = "0" (có thể là với các công tác tạm tính ?).

Vì vậy phải qua nhiều lần thử nghiệm và sử dụng mới có thể phát hiện lỗi và sửa lỗi 1 cách triệt để, đó cũng là cách để hoàn thiện 1 chức năng vậy.

Lần nữa cám ơn bạn.

File đã được update ngày hôm nay - 30/8/2012 – tại bài 171, trang 18.

Bạn thử với 2 MHĐG AF.61110 (tấn), AK.12222(100m2): Đầu tiên bạn chuyển từ Tấn --> kg, sau đó chuyển tiếp từ 100m2-->1m2, bạn sẽ thấy lỗi ở chỗ này(100m2-->1m2: bị chia cho 1000).Vậy có thể bạn quên khai báo kiểu chia cho mục này(100m2-->1m2). Thanks!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
OK, đúng như bạn nói.
File đã được update – tại bài 171, trang 18.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom