Chia sẻ tâm tư, xả nỗi lòng

  • Thread starter Thread starter befaint
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC
Khen cho những chuyện dông dài,
Bướm ong lại đặt những lời nọ kia.
Thiếp dù bụng chẳng hay suy,
Đã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười!
Thấy lời thủng thỉnh như chơi,
Thuận lời chàng cũng nói xuôi đỡ đòn.
Những là cười phấn cợt son,
Đèn khuya chung bóng trăng tròn sánh vai.
Thú quê thuần hức bén mùi,
Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.
 
Chủ thớt chắc mới vừa thấm đòn nhỉ.
Ở cái làng Vũ Đại này, đừng chơi trò liều kiểu Chí Phèo. Cứ theo trò "tao cột đai áo bành tô, đi cày ruộng" của ông Lý Đoành. Lâu lâu vào bếp làng lụm mấy cái móng giò đủ rồi. Miễn mầy cái móng đó mình đừng đem về nhà là chả ai làm gì được.
 
. . . . . . . AI ĐÂU

Ai đâu mấy nhịp canh sầu

Tháng 9 vẫn rụng hạt ngâu trái mùa

Ai làm trăng đậu nóc chùa

Để chuông vang tiếng ngân đùa lòng ta

:D

. . . . . . . ĐÊM TĨNH LẶNG

Ai kia gõ cốc nhịp canh sầu

Tháng 9 mà bay những hạt ngâu

Tháp cổ trăng khuya như tĩnh lặng

Âm ngân tiếng mỏ thấu dài lâu

:D
 
Thiên hạ giảng đạo dữ, mình cũng góp phần: Nhại Tôn Thọ Tường (Đĩ Già Đi Tu)

Chày (ặc) min gióng tỉnh giấc Vu san, (min = ặc min)
Cửa miệng anh sinh phải mắc quàng! (anh = chim vẹt)
Tắt tự không soi màu phấn lợt, (miễn diễn giải)
Bầy tôi khó nuốt cái xuân tàn (bầy tôi : nói lái)
Chạnh niềm hoa liễu vài câu nệ,
An cảnh tang du một chữ càn!
Ngảnh lại đầu xanh thương những kẻ,
Trầm luân chưa thoát nợ than van

Chú: tôi lên tiếng thách thức BQT, và sẽ lãnh hân hạnh "đình chỉ hoạt động" không biết bất cứ lúc nào. Vậy mấy lời này côi như tạm biệt những người tôi từng coi là bạn.
 
Ở huyện "Hóc Môn", một bà bế hai cháu bé hai tuổi đến Cung Thiếu nhi chơi đu quay. Mọi ngày, cứ xong một lượt đu quay mới có người đến thu tiền.
Tuy nhiên hôm đó, bà đưa hai cháu lên đu quay thì có lão "trùm" huyện này xán lại, quát lớn: “Bà mua vé chưa mà vô đây?”. Khi bà ta trả lời chưa mua vé thì ông này quát: “Đ. mẹ, chưa mua vé thì xuống. Vô đây phá hoại à?”. Bà trả lời: “Tôi già cả rồi, để từ từ, ông làm gì la lối như vậy? Hay là ông mua vé giùm tôi hoặc trông giùm hai cháu bé để tôi đi mua vé”. Nghe vậy, "trùm" huyện này nổi xung, chỉ vào mặt bà ta hét lớn: “Bà là ai mà dám sai tôi?” và đấm thẳng vào mặt bà ta.

Bố ơi! Đọc báo mới thấy bây giờ có hiện tượng một số ông "trùm" ở khắp nơi, hễ nổi cáu là chửi, là mắng. Vì thế bố sai con đi đâu, làm gì, chẳng may gặp phảỉ người nào có tính hống hách với mình như các vị nói trên, hu hu hu … con sợ lắm, chả dám đi đâu, bố ạ.

- Nhưng đó chỉ là số ít, rất ít và đều đã bị xử lý rồi, hoặc sẽ bị xử lý thôi.

- Vâng, thì ít nhưng mà lại rất dễ người dân có cái nhìn sai lạc về đội ngũ "trùm"…

- Thì… ở đâu chả có những kẻ "trùm" hống hách?
 
Có những thủ thuật "xuyên tạc" rất khéo. Người đọc không phân tích kỹ là dính ngay.

Với thủ thuật này, người ta mở đầu bằng cách neu ra một số tính cách mà hầu hết mọi người đều ghét. Điển hình là câu văn "chửi tục".
Kế đó ngừoi ta tìm cách gán ghép "đói thủ" của mình vào nhóm người có tính cách này.
Dĩ nhiên là ngươi đọc, nếu không biết câu chuyện gì đã xảy ra thì cho rằng đối thủ kia rất hay văng tục. Trong khi trên thực tế cái từ văng tục ấy nó nằm trong lời của ai?

Người biết mở miệng dạy đời sao không học câu "hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu"
 
Chú: tôi lên tiếng thách thức BQT, và sẽ lãnh hân hạnh "đình chỉ hoạt động" không biết bất cứ lúc nào. Vậy mấy lời này côi như tạm biệt những người tôi từng coi là bạn.
@VetMini : Tôi nghĩ BQT và các thành viên hỗ trợ trong diễn đàn này, ai cũng có công việc riêng và công việc chung, không ai đủ "thời giờ" và "Hơi" để nhận "thách thức" của anh cả.
Anh có thể để dành mà "tự dùng" nhé.
 
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.

Chú:
Mini là một cách dùng tiếng lóng của tôi. Lúc bình thì nó có nghĩa là nhỏ. Lúc loạn thì nó đọc là min í ("min" là tiếng Quan thoại đọc từ "dân")
Tôi lớn lên trong giai đoạn chụp mũ của SG.
 
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.

Chú:
Mini là một cách dùng tiếng lóng của tôi. Lúc bình thì nó có nghĩa là nhỏ. Lúc loạn thì nó đọc là min í ("min" là tiếng Quan thoại đọc từ "dân")
Tôi lớn lên trong giai đoạn chụp mũ của SG.
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.
Hi hi..... Bác oi, nói tiếng của ông cha mình mà lại đi nói tiếng của Tây bồi, thì khác gì mình tự chửi mình.
Đố Bác bị sai phạm gì mấy từ cháu to màu đóa.
hi hi..........
Ai bảo Bác hay đi bắt lỗi người khác cơ (Cháu đùa đó, Bác bắt lỗi rất chuẩn)
 
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.

Chú:
Mini là một cách dùng tiếng lóng của tôi. Lúc bình thì nó có nghĩa là nhỏ. Lúc loạn thì nó đọc là min í ("min" là tiếng Quan thoại đọc từ "dân")
Tôi lớn lên trong giai đoạn chụp mũ của SG.
Thôi kệ người ta đi. Người ta có công cụ để chặn mình thì cứ khi nào thích là người ta đeo cho mình huy hiệu "làm mất hòa khí ...". Thế thôi. Tôi bây giờ không muốn mất công sức cho mấy chuyện này. Ở đó có những người tôi tôn trọng, nhưng cũng có những người mà có dịp là tôi chửi thẳng, muốn đi đến đâu thì đi.
 
Lôi thôi thiệt! Tưởng thớt trong mục thư giãn là thư giãn thiệt, hóa ra là gây ức chế.
 
Lôi thôi thiệt! Tưởng thớt trong mục thư giãn là thư giãn thiệt, hóa ra là gây ức chế.
Anh, cũng có loại hình thư giãn bằng ức chế tinh thần á anh. Chắc anh có biết đến mấy quán bún chửi, cà phê chửi rồi chứ?! Nó đông ghê luôn. Thực khách nào vô cũng bị chủ quán chửi lên bờ xuống ruộng, mà ai nấy đều... vui vẻ, cười hề hề. Thư giãn lắm luôn á anh.
 
Anh, cũng có loại hình thư giãn bằng ức chế tinh thần á anh. Chắc anh có biết đến mấy quán bún chửi, cà phê chửi rồi chứ?! Nó đông ghê luôn. Thực khách nào vô cũng bị chủ quán chửi lên bờ xuống ruộng, mà ai nấy đều... vui vẻ, cười hề hề. Thư giãn lắm luôn á anh.
Thư giãn hay không thư giãn lại là ở tâm của mỗi người.
– Cái gì giống nhau → hút nhau
– Cùng tần số nào → hút tần số đấy
– Mây tầng nào → bay tầng đó
Nếu nhìn sự vật hiện tượng theo kinh nghiệm sống của mỗi người, quan điểm của mỗi người. Thì tất nhiên sẽ có người thấy hay, người thấy dở. Đó cũng là chuyện bình thường thôi bạn ơi.
 
Lôi thôi thiệt! Tưởng thớt trong mục thư giãn là thư giãn thiệt, hóa ra là gây ức chế.
Nói tùm lum, gây hỗn loạn là một hình thức thư giãn. Thư giãn nói ngược lại là than giữ, hay bạn muốn nói gian thử cũng được.
Ngoài hộp "thư giãn" ra, gởi ở đâu bi giờ? Bên "góp ý" rõ ràng cấm nói về BQT.
Trích nội quy, ngày trích: 08/05/2021
(bản nội quy gì mà chả có câu cho biết ngày bắt đầu hiệu lực).

1617847826428.png
 
Nói tùm lum, gây hỗn loạn là một hình thức thư giãn. Thư giãn nói ngược lại là than giữ, hay bạn muốn nói gian thử cũng được.
Ngoài hộp "thư giãn" ra, gởi ở đâu bi giờ? Bên "góp ý" rõ ràng cấm nói về BQT.
Trích nội quy, ngày trích: 08/05/2021
(bản nội quy gì mà chả có câu cho biết ngày bắt đầu hiệu lực).

View attachment 256737
Haha! Đọc cái nội quy nghe quen quen.
 
(bản nội quy gì mà chả có câu cho biết ngày bắt đầu hiệu lực).
Theo em, chí ít cũng nên để vài dòng chú thích ở đầu/ cuối rằng: Nội quy cập nhật ngày tháng năm, điều chỉnh, bổ sung điều/ khoản/ mục xyz.

Ai đời âm thầm chỉnh sửa kiểu đặt bẫy du kích. Thấy cứ như thiếu niên nhi đồng làm sao á. :D
 
Theo em, chí ít cũng nên để vài dòng chú thích ở đầu/ cuối rằng: Nội quy cập nhật ngày tháng năm, điều chỉnh, bổ sung điều/ khoản/ mục xyz.

Ai đời âm thầm chỉnh sửa kiểu đặt bẫy du kích. Thấy cứ như thiếu niên nhi đồng làm sao á. :D
Tôi có đề cập vụ này, nhưng bài của tôi bị xoá nhiều quá cho nên bây giờ cũng chả nhớ ở đâu.

Trong nghề tư vấn của tôi, không ít lần tôi tư vấn các công ty ngoại quốc về "sự thật về cách áp dụng luật ở VN", và cũng vài lần giúp họ "bảo vệ quy trình công ty (articles) trước các Bộ Tài Chính, Thương Mãi, Lao Động,..."
 
Đã từ lâu rồi, có sự mâu thuẫn giữa những thành viên kỹ tính và chủ diễn đàn.

Mục đích chính của chủ diễn đàn là phát triển diễn đàn. Và sự "phát triển" này được đánh giá (metrics) theo số lượng thớt hỏi và số thành viên đang nhập. Để tránh chủ quan, tôi sẽ không nói thêm về mục đích cuối cùng.

Mục đích chính của các thành viên kỹ tính là giữ sự sáng sủa của diễn đàn. Một người có tư cách cũng cần đi uống cà phê, thỉnh thoảng muốn nói chuyện với một vài bàn chung quanh. Người ta chấp nhận bỏ qua một vài bàn ồn ào. Nhưng quán cà phê đa số toàn chuyện chít chát ỏm tỏi thì nó ảnh hưởng tư cách người vào quán. "Đi với ma mặc áo giấy": nếu 5-10% mặc áo giấy và tôi mặc áo vải thì chả sao, nhưng nếu 50% thì người ngoài nhìn vào sẽ cho rằng tôi cũng là dân "áo giấy". Tôi nhìn nhận mục đích này có phần ích kỷ chủ quan cho bản thân mình. Vì tôi tin vào câu "tật xấu lan nhanh", một lỗ mội nếu không xử lý ngay từ đầu thì sẽ dẫn đến vỡ đê.

Tuy nhiên, tôi cũng có phương pháp dung hoà. Hồi còn làm việc với quép sai, chúng tôi vẫn có một vùng gọi là DMZ (vùng phi quân sự). Nơi ấy gần như thả cửa, tự do.
Diễn đàn có thể lập ra một góc này với tựa (đại khái): "Vùng Hỏi Nhanh, Trả Lời Nhanh", với chú thích là "những người dễ dãi, dùng từ ngữ hiện đại thì nên dùng góc này" (đại khái, tôi có biết ngôn ngữ hiện đại đâu mà nói cho hấp dẫn)
Đương nhiên là có những người vẫn thích mạnh đâu pót (*1) đó. Nhưng nếu có được vùng DMZ thì băng ác-min có thể dời mấy bài vào đấy. Khỏi phải xoá bài, khỏi phải sử lý này nọ. Chỉ cần một cái lượt/lần, xét xem bài có dùng từ ngữ "hiện đại" như hi, dear, ko, k, ... thì khi người pót bấm "đăng bài mới" sẽ hiện lên thông báo "Góc này dành cho những đề bài phức tạp, người đăng bài cần xem kỹ bài và chắc chắn rằng nó dễ hiểu. Trường hợp bài của bạn nên pót ở góc abc sẽ có giải đáp nhanh hơn." (thông báo thôi chứ không chận bài, ac-min có thể chuyển nó đi được mà)

(*1) tôi dùng từ pót với nghĩa châm biếm. "potty" là tiếng gọi con nít đi cầu.

(*2) với những người khoái chen từ Tây: hai từ bị dùng sai nhiều nhất là "vs" và "time"
- vs tiếng Việt là "(cùng) với", tiếng Anh là "(đối đáp) với". Hai nghĩa gần như trái ngược nhau.
- time tiếng Anh có hai nghĩa, 'thời gian' và 'lượt'. Dùng trật chỗ nó mang đến hiểu lầm. Trừ phi người viết lẫn người đọc không hề biết đến nghĩa thứ hai của từ này.
Một từ khác, gần như lúc nào cũng dùng sai là 'sorry'. Đây là một tĩnh tự. Khi dùng tắt thì nó hàm "I am sorry". Vì "I am sorry" là trọn câu cho nên nó phải có dấu chấm câu (., đều được) trước khi vào câu khác. Khi dùng "Sorry bạn" (không có dấu chấm câu trước "bạn") thì đúng theo nhiệm vụ, nó trở thành tĩnh tự cho từ "bạn". Và vì nghĩa chính của nó là "khốn nạn, khổ" cho nên "sorry bạn" được đọc là "Thật khổ cho bạn".
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom