Chia sẻ tâm tư, xả nỗi lòng (3 người xem)

  • Thread starter Thread starter befaint
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Khen cho những chuyện dông dài,
Bướm ong lại đặt những lời nọ kia.
Thiếp dù bụng chẳng hay suy,
Đã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười!
Thấy lời thủng thỉnh như chơi,
Thuận lời chàng cũng nói xuôi đỡ đòn.
Những là cười phấn cợt son,
Đèn khuya chung bóng trăng tròn sánh vai.
Thú quê thuần hức bén mùi,
Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.
 
Chủ thớt chắc mới vừa thấm đòn nhỉ.
Ở cái làng Vũ Đại này, đừng chơi trò liều kiểu Chí Phèo. Cứ theo trò "tao cột đai áo bành tô, đi cày ruộng" của ông Lý Đoành. Lâu lâu vào bếp làng lụm mấy cái móng giò đủ rồi. Miễn mầy cái móng đó mình đừng đem về nhà là chả ai làm gì được.
 
. . . . . . . AI ĐÂU

Ai đâu mấy nhịp canh sầu

Tháng 9 vẫn rụng hạt ngâu trái mùa

Ai làm trăng đậu nóc chùa

Để chuông vang tiếng ngân đùa lòng ta

:D

. . . . . . . ĐÊM TĨNH LẶNG

Ai kia gõ cốc nhịp canh sầu

Tháng 9 mà bay những hạt ngâu

Tháp cổ trăng khuya như tĩnh lặng

Âm ngân tiếng mỏ thấu dài lâu

:D
 
Thiên hạ giảng đạo dữ, mình cũng góp phần: Nhại Tôn Thọ Tường (Đĩ Già Đi Tu)

Chày (ặc) min gióng tỉnh giấc Vu san, (min = ặc min)
Cửa miệng anh sinh phải mắc quàng! (anh = chim vẹt)
Tắt tự không soi màu phấn lợt, (miễn diễn giải)
Bầy tôi khó nuốt cái xuân tàn (bầy tôi : nói lái)
Chạnh niềm hoa liễu vài câu nệ,
An cảnh tang du một chữ càn!
Ngảnh lại đầu xanh thương những kẻ,
Trầm luân chưa thoát nợ than van

Chú: tôi lên tiếng thách thức BQT, và sẽ lãnh hân hạnh "đình chỉ hoạt động" không biết bất cứ lúc nào. Vậy mấy lời này côi như tạm biệt những người tôi từng coi là bạn.
 
Ở huyện "Hóc Môn", một bà bế hai cháu bé hai tuổi đến Cung Thiếu nhi chơi đu quay. Mọi ngày, cứ xong một lượt đu quay mới có người đến thu tiền.
Tuy nhiên hôm đó, bà đưa hai cháu lên đu quay thì có lão "trùm" huyện này xán lại, quát lớn: “Bà mua vé chưa mà vô đây?”. Khi bà ta trả lời chưa mua vé thì ông này quát: “Đ. mẹ, chưa mua vé thì xuống. Vô đây phá hoại à?”. Bà trả lời: “Tôi già cả rồi, để từ từ, ông làm gì la lối như vậy? Hay là ông mua vé giùm tôi hoặc trông giùm hai cháu bé để tôi đi mua vé”. Nghe vậy, "trùm" huyện này nổi xung, chỉ vào mặt bà ta hét lớn: “Bà là ai mà dám sai tôi?” và đấm thẳng vào mặt bà ta.

Bố ơi! Đọc báo mới thấy bây giờ có hiện tượng một số ông "trùm" ở khắp nơi, hễ nổi cáu là chửi, là mắng. Vì thế bố sai con đi đâu, làm gì, chẳng may gặp phảỉ người nào có tính hống hách với mình như các vị nói trên, hu hu hu … con sợ lắm, chả dám đi đâu, bố ạ.

- Nhưng đó chỉ là số ít, rất ít và đều đã bị xử lý rồi, hoặc sẽ bị xử lý thôi.

- Vâng, thì ít nhưng mà lại rất dễ người dân có cái nhìn sai lạc về đội ngũ "trùm"…

- Thì… ở đâu chả có những kẻ "trùm" hống hách?
 
Có những thủ thuật "xuyên tạc" rất khéo. Người đọc không phân tích kỹ là dính ngay.

Với thủ thuật này, người ta mở đầu bằng cách neu ra một số tính cách mà hầu hết mọi người đều ghét. Điển hình là câu văn "chửi tục".
Kế đó ngừoi ta tìm cách gán ghép "đói thủ" của mình vào nhóm người có tính cách này.
Dĩ nhiên là ngươi đọc, nếu không biết câu chuyện gì đã xảy ra thì cho rằng đối thủ kia rất hay văng tục. Trong khi trên thực tế cái từ văng tục ấy nó nằm trong lời của ai?

Người biết mở miệng dạy đời sao không học câu "hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu"
 
Chú: tôi lên tiếng thách thức BQT, và sẽ lãnh hân hạnh "đình chỉ hoạt động" không biết bất cứ lúc nào. Vậy mấy lời này côi như tạm biệt những người tôi từng coi là bạn.
@VetMini : Tôi nghĩ BQT và các thành viên hỗ trợ trong diễn đàn này, ai cũng có công việc riêng và công việc chung, không ai đủ "thời giờ" và "Hơi" để nhận "thách thức" của anh cả.
Anh có thể để dành mà "tự dùng" nhé.
 
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.

Chú:
Mini là một cách dùng tiếng lóng của tôi. Lúc bình thì nó có nghĩa là nhỏ. Lúc loạn thì nó đọc là min í ("min" là tiếng Quan thoại đọc từ "dân")
Tôi lớn lên trong giai đoạn chụp mũ của SG.
 
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.

Chú:
Mini là một cách dùng tiếng lóng của tôi. Lúc bình thì nó có nghĩa là nhỏ. Lúc loạn thì nó đọc là min í ("min" là tiếng Quan thoại đọc từ "dân")
Tôi lớn lên trong giai đoạn chụp mũ của SG.
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.
Hi hi..... Bác oi, nói tiếng của ông cha mình mà lại đi nói tiếng của Tây bồi, thì khác gì mình tự chửi mình.
Đố Bác bị sai phạm gì mấy từ cháu to màu đóa.
hi hi..........
Ai bảo Bác hay đi bắt lỗi người khác cơ (Cháu đùa đó, Bác bắt lỗi rất chuẩn)
 
Đối với nơi chức quyền thì họ có quyền diễn dịch một hành động không vừa ý mình là "thách thức", là "gãi ngứa", hay là "phiến loạn".
Một khi đã lên tiếng cảnh báo rồi thì chỉ cần nêu ra "đã cảnh báo". Tôi có một trăm cách để nói bóng nói gió. Bên chức quyền cũng có hai trăm cách để diễn thành "phạm quy". (một trăm dư ở đâu thì tự hiểu nhé)

Không cần phải chỉ đường. Tôi vẫn hằng "tự dùng". Tôi đâu có bao giờ ngần ngại "tự thách thức mình".
Chỉ là tôi không bao giờ dùng tiếng chửi thề để "mắng khéo" kẻ khác thôi.

Tự xét mình: ngày xưa tôi có ỷ vào tiếng Anh để mắng khéo người khác. Nhưng sau tự nhìn lại thấy mình lố bịch, nên tôi bỏ hẳn tật này.

Chú:
Mini là một cách dùng tiếng lóng của tôi. Lúc bình thì nó có nghĩa là nhỏ. Lúc loạn thì nó đọc là min í ("min" là tiếng Quan thoại đọc từ "dân")
Tôi lớn lên trong giai đoạn chụp mũ của SG.
Thôi kệ người ta đi. Người ta có công cụ để chặn mình thì cứ khi nào thích là người ta đeo cho mình huy hiệu "làm mất hòa khí ...". Thế thôi. Tôi bây giờ không muốn mất công sức cho mấy chuyện này. Ở đó có những người tôi tôn trọng, nhưng cũng có những người mà có dịp là tôi chửi thẳng, muốn đi đến đâu thì đi.
 
Lôi thôi thiệt! Tưởng thớt trong mục thư giãn là thư giãn thiệt, hóa ra là gây ức chế.
 
Lôi thôi thiệt! Tưởng thớt trong mục thư giãn là thư giãn thiệt, hóa ra là gây ức chế.
Anh, cũng có loại hình thư giãn bằng ức chế tinh thần á anh. Chắc anh có biết đến mấy quán bún chửi, cà phê chửi rồi chứ?! Nó đông ghê luôn. Thực khách nào vô cũng bị chủ quán chửi lên bờ xuống ruộng, mà ai nấy đều... vui vẻ, cười hề hề. Thư giãn lắm luôn á anh.
 
Anh, cũng có loại hình thư giãn bằng ức chế tinh thần á anh. Chắc anh có biết đến mấy quán bún chửi, cà phê chửi rồi chứ?! Nó đông ghê luôn. Thực khách nào vô cũng bị chủ quán chửi lên bờ xuống ruộng, mà ai nấy đều... vui vẻ, cười hề hề. Thư giãn lắm luôn á anh.
Thư giãn hay không thư giãn lại là ở tâm của mỗi người.
– Cái gì giống nhau → hút nhau
– Cùng tần số nào → hút tần số đấy
– Mây tầng nào → bay tầng đó
Nếu nhìn sự vật hiện tượng theo kinh nghiệm sống của mỗi người, quan điểm của mỗi người. Thì tất nhiên sẽ có người thấy hay, người thấy dở. Đó cũng là chuyện bình thường thôi bạn ơi.
 
Lôi thôi thiệt! Tưởng thớt trong mục thư giãn là thư giãn thiệt, hóa ra là gây ức chế.
Nói tùm lum, gây hỗn loạn là một hình thức thư giãn. Thư giãn nói ngược lại là than giữ, hay bạn muốn nói gian thử cũng được.
Ngoài hộp "thư giãn" ra, gởi ở đâu bi giờ? Bên "góp ý" rõ ràng cấm nói về BQT.
Trích nội quy, ngày trích: 08/05/2021
(bản nội quy gì mà chả có câu cho biết ngày bắt đầu hiệu lực).

1617847826428.png
 
Nói tùm lum, gây hỗn loạn là một hình thức thư giãn. Thư giãn nói ngược lại là than giữ, hay bạn muốn nói gian thử cũng được.
Ngoài hộp "thư giãn" ra, gởi ở đâu bi giờ? Bên "góp ý" rõ ràng cấm nói về BQT.
Trích nội quy, ngày trích: 08/05/2021
(bản nội quy gì mà chả có câu cho biết ngày bắt đầu hiệu lực).

View attachment 256737
Haha! Đọc cái nội quy nghe quen quen.
 
(bản nội quy gì mà chả có câu cho biết ngày bắt đầu hiệu lực).
Theo em, chí ít cũng nên để vài dòng chú thích ở đầu/ cuối rằng: Nội quy cập nhật ngày tháng năm, điều chỉnh, bổ sung điều/ khoản/ mục xyz.

Ai đời âm thầm chỉnh sửa kiểu đặt bẫy du kích. Thấy cứ như thiếu niên nhi đồng làm sao á. :D
 
Theo em, chí ít cũng nên để vài dòng chú thích ở đầu/ cuối rằng: Nội quy cập nhật ngày tháng năm, điều chỉnh, bổ sung điều/ khoản/ mục xyz.

Ai đời âm thầm chỉnh sửa kiểu đặt bẫy du kích. Thấy cứ như thiếu niên nhi đồng làm sao á. :D
Tôi có đề cập vụ này, nhưng bài của tôi bị xoá nhiều quá cho nên bây giờ cũng chả nhớ ở đâu.

Trong nghề tư vấn của tôi, không ít lần tôi tư vấn các công ty ngoại quốc về "sự thật về cách áp dụng luật ở VN", và cũng vài lần giúp họ "bảo vệ quy trình công ty (articles) trước các Bộ Tài Chính, Thương Mãi, Lao Động,..."
 
Đã từ lâu rồi, có sự mâu thuẫn giữa những thành viên kỹ tính và chủ diễn đàn.

Mục đích chính của chủ diễn đàn là phát triển diễn đàn. Và sự "phát triển" này được đánh giá (metrics) theo số lượng thớt hỏi và số thành viên đang nhập. Để tránh chủ quan, tôi sẽ không nói thêm về mục đích cuối cùng.

Mục đích chính của các thành viên kỹ tính là giữ sự sáng sủa của diễn đàn. Một người có tư cách cũng cần đi uống cà phê, thỉnh thoảng muốn nói chuyện với một vài bàn chung quanh. Người ta chấp nhận bỏ qua một vài bàn ồn ào. Nhưng quán cà phê đa số toàn chuyện chít chát ỏm tỏi thì nó ảnh hưởng tư cách người vào quán. "Đi với ma mặc áo giấy": nếu 5-10% mặc áo giấy và tôi mặc áo vải thì chả sao, nhưng nếu 50% thì người ngoài nhìn vào sẽ cho rằng tôi cũng là dân "áo giấy". Tôi nhìn nhận mục đích này có phần ích kỷ chủ quan cho bản thân mình. Vì tôi tin vào câu "tật xấu lan nhanh", một lỗ mội nếu không xử lý ngay từ đầu thì sẽ dẫn đến vỡ đê.

Tuy nhiên, tôi cũng có phương pháp dung hoà. Hồi còn làm việc với quép sai, chúng tôi vẫn có một vùng gọi là DMZ (vùng phi quân sự). Nơi ấy gần như thả cửa, tự do.
Diễn đàn có thể lập ra một góc này với tựa (đại khái): "Vùng Hỏi Nhanh, Trả Lời Nhanh", với chú thích là "những người dễ dãi, dùng từ ngữ hiện đại thì nên dùng góc này" (đại khái, tôi có biết ngôn ngữ hiện đại đâu mà nói cho hấp dẫn)
Đương nhiên là có những người vẫn thích mạnh đâu pót (*1) đó. Nhưng nếu có được vùng DMZ thì băng ác-min có thể dời mấy bài vào đấy. Khỏi phải xoá bài, khỏi phải sử lý này nọ. Chỉ cần một cái lượt/lần, xét xem bài có dùng từ ngữ "hiện đại" như hi, dear, ko, k, ... thì khi người pót bấm "đăng bài mới" sẽ hiện lên thông báo "Góc này dành cho những đề bài phức tạp, người đăng bài cần xem kỹ bài và chắc chắn rằng nó dễ hiểu. Trường hợp bài của bạn nên pót ở góc abc sẽ có giải đáp nhanh hơn." (thông báo thôi chứ không chận bài, ac-min có thể chuyển nó đi được mà)

(*1) tôi dùng từ pót với nghĩa châm biếm. "potty" là tiếng gọi con nít đi cầu.

(*2) với những người khoái chen từ Tây: hai từ bị dùng sai nhiều nhất là "vs" và "time"
- vs tiếng Việt là "(cùng) với", tiếng Anh là "(đối đáp) với". Hai nghĩa gần như trái ngược nhau.
- time tiếng Anh có hai nghĩa, 'thời gian' và 'lượt'. Dùng trật chỗ nó mang đến hiểu lầm. Trừ phi người viết lẫn người đọc không hề biết đến nghĩa thứ hai của từ này.
Một từ khác, gần như lúc nào cũng dùng sai là 'sorry'. Đây là một tĩnh tự. Khi dùng tắt thì nó hàm "I am sorry". Vì "I am sorry" là trọn câu cho nên nó phải có dấu chấm câu (., đều được) trước khi vào câu khác. Khi dùng "Sorry bạn" (không có dấu chấm câu trước "bạn") thì đúng theo nhiệm vụ, nó trở thành tĩnh tự cho từ "bạn". Và vì nghĩa chính của nó là "khốn nạn, khổ" cho nên "sorry bạn" được đọc là "Thật khổ cho bạn".
 
Thuỳ tự Long Khâu cư sĩ hiền,
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên,
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tấm mang nhiên".

(Tồ Thức)
 
Đông phong bất dữ Chu lang tiện
Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều
(Trích Đỗ Mục - Xích Bích Hoài Cổ)

Trong Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Bồ Đề Lão Tổ đã sai lầm khi tin tưởng vào cái "chí" (bè vượt biển) của họ Tôn và nên chỉ thử thách trí tuệ bằng cách gõ vào đầu. Nhưng Phật Tổ thì biết rõ cho nên thách thức nhảy qua bàn tay - bàn tay lúc giơ lên chỉ quá quả tim một chút.

So, to cap off with a life motto in English:
Listen to your heart. Follow your conscience. Work with people. Live with consequences.
(wtihout heart and conscience to lead the way, the mind is simply untrustworthy)
 
You say you love rain, but you use an umbrella to walk under it.
You say you love sun, but you seek shelter when it is shining.
You say you love wind, but when it comes you close your windows.
So that why I am scared when you say you love me!

Tạm lược dịch theo phong cách Hồ Xuân Hương:
Chém cha mấy đứa thích trời mưa
Mưa xuống che ô, chẳng chịu vừa
Năm lần bảy lượt mê trời nắng
Lại núp bóng vườn lúc giữa trưa
Thích có gió lên, hiu hiu thổi
Nhưng rồi khép cửa, chẳng khe thưa
Thân này ai nói yêu thương nhớ
Chẳng biết thật không, khéo lại lừa!?

Tạm lượt dịch theo phong cách Bà Huyện Thanh Quan:
Ai ước trời mưa hắt bóng tà
Mưa về xuống chợ mở ô ra
Bâng khuâng khách trú, mong trời nắng
Nắng sáng trời trong, núp bóng nhà
Nhớ gió chưa về đưa chút chút
Then cài bỏ mặc gió xa xa
Dừng thơ ngẫm lại lời non nước
Biết có thật không, người với ta!?

Tạm lượt dịch theo phong cách Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta
Yêu mưa yêu nắng khéo là dễ quên
Núp tán dâu lúc nắng lên
Che ô mưa xuống mà thê thảm lòng
Lạ gì kẻ thích gió đông
Những là quen thói gió lồng cài then
Thơ tình lần giở trước đèn
Liệu là còn nhớ thề nguyền ngày xưa!?

Tạm lược dịch theo phong cách Alexander Puskin
"Tôi yêu mưa" có ai từng nói vậy
Nhưng mưa rồi, vội mở dù che ngay
Cũng có khi nói yêu vần dương rạng
Nhưng náu mình trong bóng dưới hàng cây
Ai đó nguyện tâm mong đợi gió
Gió ghé ngang, anh lại trốn trong phòng
Nên tôi sợ khi người yêu tôi đó.
Chúa biết rằng người có thật lòng không!?
(Sưu tầm)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dịch kiểu chết tiệt: (không có vần nên không gọi là thơ)

Em nói rằng em thích ướt mưa
Sao mưa vừa xuống đã che dù?
Em bảo rằng em thích nắng hơn
Nhưng sao nắng đến lại núp liền?
Em bảo rằng em thích gió to
Nhưng sao em lại vội then cài
Rồi em lại bảo em thích tôi
Tôi nhận thì em sẽ làm gì?
 
Nhắn tin tiếng Việt không dấu:
"Anh oi em dang o truong, anh den em nhe"
"Troi dang nang cuc qua, em co muon duoc du khong"
"Em da muon du. Goi dia chi cho anh, dung xem lon nhe"
"Khong lon dau. Anh di cai vu, toi ngay"
 
. . . . . . MÙA MƯA

/-)ầu mùa xối xả 1 cơn mưa
Tắm ướt lòng tôi chứ chả vừa
/-)ã gơi miên man bao nổi nhớ
/(hơi lên kỹ niệm mái trường xưa
 
Sao dạo này có con cún con cứ bám đuôi mình thế nhỉ? Cứ thích nhảy vào làm le mới kỳ.

Chẳng nhẽ chiều tối làm mẹt này thì mới đứt đuôi con nòng nọc. :-p

1620287398245.png
 
YÊN LẶNG

/-)i ngồi lặng lẽ bóng nghiêng thềm
(/ẵng lặng chuông ngân đến não đêm
/(hói thuốc ưu sầu bay đắng ngắt
/-(ồn ai hỗn hễn rộn êm đềm

Tôi đi rão bước lối xưa đây
/-)ến tệ, chao bay lá rơi đầy
/-(ạ cuối, thu rồi như sống dậy
Bồi hồi, lấp lóa cuộc tình say

/-)i tìm nổi nhớ của chiều nay
/_ấp đất chôn sâu đáy tim gầy
/_ất phất chiều nay trời trỡ gió
Ai ngơ ngẫn mắt lạc ngàn mây.
 

File đính kèm

  • C0503.jpg
    C0503.jpg
    60.1 KB · Đọc: 2
. . . . . . . . . . MẸ VÁ ÁO CŨ

Áo rồi cũ, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ tuột rồi, sờn trắng cả vai
Làm trai đã đáng nên trai,
Phú Xuân chưa trãi, Đồng nai chưa từng?

Mẹ vá áo biết từng chóng lớn
Già, kim đâm đau đớn cỡ nào
Đông này đất lạnh trời cao
Gió thổi mặt gió, mà sao ấm lòng!

Hãy biết yêu những manh áo cũ
Thấm tình thương máu mủ mẹ cha
Nâng niu đường chỉ cho ta
Phong ba, xoáy nước vượt qua, nên người
. . . . . (Chuyển thể từ thơ của Lưu 2uang Vũ)
 
:D :D :D THÁNG SÁU HÈ THƯƠNG

Mùa hè chin, nắng loang nổi nhớ
Trời thiên thanh đãng gió sầu mây
Con hẽm cũ ngất ngơ ngây
Tiếng ve nổi nhớ đong đầy hồn ai


Như điệp khúc tình ca tháng sáu
Bóng ai kia úa lóa sân trường
Dịp này lần cuối chung đường?

Đừng mơ mọng ảo mùa thương sau này
 
:D :D :D THÁNG SÁU HÈ THƯƠNG

Mùa hè chin, nắng loang nổi nhớ
Trời thiên thanh đãng gió sầu mây
Con hẽm cũ ngất ngơ ngây
Tiếng ve nổi nhớ đong đầy hồn ai


Như điệp khúc tình ca tháng sáu
Bóng ai kia úa lóa sân trường
Dịp này lần cuối chung đường?

Đừng mơ mọng ảo mùa thương sau này
Bác làm song thất lục bát hay quá ạ.
Mà con không biết “mùa hè chin” là gì vậy bác?
 
. . . . . Mà con không biết “mùa hè chin” là gì vậy bác?
Thì cũng giống như:
(*) Trái chín trên cành;
(*) Nồi cơm chín => nấu xong;
(*) Hè cuối cấp,. . . .
. . . . .


CHIA XA

Em đi giữa tháng mưa ngâu
Tí tách hạt ướt lạnh màu chia xa
Mắt nhìn nuốt tiếc thiết tha
Nghe trong nhịp thở ngân hà sóng dâng

Mai sau hai đứa hai đằng
Ngàn lần nổi nhớ, vạn lần chiêm bao
Thôi đành từ đây mất nhau
Xa em xa mãi nghìn sao thẩn thờ.
 
Bác làm song thất lục bát hay quá ạ.
Mà con không biết “mùa hè chin” là gì vậy bác?
Thể thơ này không phải lục bát mà là song thất lục bát. Đó là xét về số lượng chữ, còn xét về luật bằng trắc và vần thì khổ 1 chưa chuẩn.
 
Thể thơ này không phải lục bát mà là song thất lục bát. Đó là xét về số lượng chữ, còn xét về luật bằng trắc và vần thì khổ 1 chưa chuẩn.
Chuẩn chứ. Chỉ là khổ thơ theo kiểu tứ cú đoạn. Tức là nó chỉ bứt ý thơ thành từng đoạn 4 câu. Nếu câu đầu một khúc lấy theo vần gieo từ câu cuối khúc trước thì là tứ cú liên.
Kỹ thuật dùng hình thức để hổ trợ nội dung:
Bình thường thì tứ cú liên dùng để "chấm câu" một tâm trạng kéo dài. Giúp người đọc có chỗ nghỉ xả hơi.
Tứ cú đoạn khi tác giả muốn người đọc phải nhớ khúc trước để so sánh từng khúc.

Còn mọt kỹ thuật nữa là chuyển song thất lục bát thành lục bát biến thất.
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân (chơi chữ, tiếp vận bằng từ thứ 4 thay vì 6)
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc (chuyển song thất, và tự phá vận)
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay (dư một từ)

Chú: bài "cây bưởi" là tôi cố tình ví dụ để phê bài "Mẹ Vá Áo Cũ"; bài #433.
 
Tôi gõ nhầm, khổ 2 mới là vần không chuẩn
Như điệp khúc tình ca tháng sáu
Bóng ai kia úa lóa sân trường
Ứa máu mới vần với tháng sáu. (thư giãn í mà)
Từ nhỏ tôi đã phục bài song thất lục bát "chinh phụ ngâm"
--------
Tôi còn nhớ 1 kiểu phá cách là dùng yêu vận thay cho cước vận
 
Tôi gõ nhầm, khổ 2 mới là vần không chuẩn

Ứa máu mới vần với tháng sáu. (thư giãn í mà)
Từ nhỏ tôi đã phục bài song thất lục bát "chinh phụ ngâm"
--------
Tôi còn nhớ 1 kiểu phá cách là dùng yêu vận thay cho cước vận
Tháng sáu dương lịch là giũa mùa hè. Bóng thấy giữa sân trường chỉ có thể là bóng "lóa". Như vậy là đúng. Có quyền cưỡng vận.
Đùa thôi, theo tôi thì âm gần rồi, có thể ép một chút được.

Cả lục bát và song thất lục bát đều là yêu vận hoàn cước vận. Đoạn thơ luôn luôn kết ở câu nhận yêu vận và gieo ướm cước vận. Trù phi tác giả cố tình lấp lửng câu cuối.
Đã là văn chương thì luôn phải chấp nhận sự phá lệ. Vấn đề là tác giả cố tình hay do yếu luật thôi.

Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lục Trúc Ông khi chịu thua không chơi nổi bản nhạc phải thú nhận do tài mình không đủ chứ không hề dám phê tác giả dở. Quả nhiên qua thầy ông ta, Doanh Doanh thì chơi được.
 
Xin cảm ơn các bạn nhiều: Qua phân tích của các bác, mình mới thấy thơ mình cũng hay thiệt luôn!
Xin thú thực đó là 2 bài đầu tay của mình về thể thơ này
Dù sao cũng là chập chững & cũng chỉ để giết thời gian thôi!
 
Theo bình thường thì song thất dùng để kể tâm trạng, lục bát dùng để kể truyện.
Như "Chinh Phụ Ngâm Khúc" kể lể nổi lòng chinh phụ, và Bich Câu Kỳ Ngộ kể truyện Bích Câu.

Tuy nhiên, qua cao dao hay hát hò thì chúng có quyền thay đổi tuy theo ngẫu hứng (người mở hò), và bổn phận phải tiếp ứng (người đáp hò)
Ví dụ:
Cái cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...
Ở đây là lục bát. Nhưng tác giả đổi sang tiếp vần từ thứ 4 thay vì 6. Mục dích là để chuyển thanh bằng của từ 4+6 sang trắc.
Nhịp trắc đổi từ 1 sang 2 lần trong câu 8 nhấn mạnh cái "trắc trở" của người trong cuộc. Rõ hơn trong câu:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

Về hò thì rất dài dòng, không tiện giải thích ở đây. Bạn nào có hứng thì tìm đọc truyện "Con Bảy Đưa Đò" trong tập "Hương Rừng Cà Mau" của Sơn Nam.
 
THÁNG MƯA NGÂU

Tháng bảy đến, mưa ngâu bất chợt
Rơi rơi buồn khẻ dợt niềm thương
Đã lâu dạ chẳng vấn vương
Kể từ dạo ngược xuôi đường chia ra

Người thương ý, đã là xa lạ
Phận không thành đứt dạ tơ duyên
Nợ chưa đủ, chả chung thuyền
Nhớ nhung chi nữa, nặng duyên đèo bồng

Mưa tháng bảy xóa chồng ước mộng
Được bên nhau sống trọn bạc đầu
Như dây trầu quấn thân cau
Cùng nhau ước hẹn mai sau thẩm dầy


Qua năm tháng đoạn tình đưa đẩy
Bấy nhiêu lần run rẫy tim iêu
Xót xa đấy, . . . xóa cho nhiều
Nay tình cạn, người đã iêu: Giã biệt!
 
Khi xưa thì rủa người ta "già lẩm cẩm"
Nay thì giở giọng tích đức, giữ phước
Rồi cũng tới lượt "mày" già đi
Bất động nằm trên giường
"Cứ-t đái" lộn đầu, con cháu hắt hủi
Lúc đó sẽ biết nhân quả thế nào.

--------
Ghi chú:
Tôi dùng từ "mày, cứ-t đái" nhằm diễn đạt chân thực sự việc, không chỉ trích cụ thể đối tượng nào.
Từ thô tục vẫn được sử dụng, không phạm quy.


1652341452436.png
 
/-(A, HA, Ha, ha, ha,. . . . . .
"nhục chí" tìm đường trợ giúp đó mà Bác. Thông cảm cho người ta.
"Ngưu mà đòi làm Long"

Đi chỗ khác chơi nhé bé. Làm gì mà để người ta cầm chuổi quét đi thế. Tự lập thớt mà xả.

Sống thì cần nhìn trước nhìn sau. Nói và làm phải thống nhất thì mới dám vỗ ngực nói to được.
 
Có một nghệ thuật giăng bẫy:
Người ta đặt một bình trà trước nhà, cộng một xô nước đá.
Kẻ đi đường khát nước, dừng lại rót ly trà, tiện thể cho vào cục đá. Ngữa cổ uống đã khát rồi đi.
Kẻ đi đường không biết là mình đã mang ơn người hảo tâm cho nước. Không biết rằng cuộc đời mình từ đây mang một món nợ mà bên "thi ân" sẽ mang ra kêu rêu, chửi bới bất cứ lúc nào.

Muốn người ta nợ mình suốt đời thì phải đăng bảng:
- Tôi sẵn sàng ra ân. Tuy nhiên, người nhận từ đây sẽ nằm trong danh sách thiếu nợ tôi, và nếu làm gì phật ý tôi thì tôi sẽ chửi là đồ "vong ân".
- Kẻ nào không thích mang nợ và không biết cách trả thì chớ rớ vào.
 
Có một nghệ thuật giăng bẫy:
Người ta đặt một bình trà trước nhà, cộng một xô nước đá.
Kẻ đi đường khát nước, dừng lại rót ly trà, tiện thể cho vào cục đá. Ngữa cổ uống đã khát rồi đi.
Kẻ đi đường không biết là mình đã mang ơn người hảo tâm cho nước. Không biết rằng cuộc đời mình từ đây mang một món nợ mà bên "thi ân" sẽ mang ra kêu rêu, chửi bới bất cứ lúc nào.
Được như thế thì đã tốt anh ơi.
Em có nguyên tắc là không bao giờ rêu rao việc cá nhân vì bất kỳ lý do gì.
Em đã nói lần trước là không phủ nhận, không xác nhận gì thì chắc chắn cũng không ý kiến gì về những lời nói một chiều của họ. Đơn giản người rêu rao cái đó quá tầm thường, em không tiếp chuyện việc đó.
Nói chung là kệ họ.
Chỉ là em ghét cái thói nói người lớn tuổi "già lẩm cẩm", lươn lẹo đủ kiểu. Không chấp nhận được anh ạ.
 
Có một nghệ thuật giăng bẫy:
Người ta đặt một bình trà trước nhà, cộng một xô nước đá.
Kẻ đi đường khát nước, dừng lại rót ly trà, tiện thể cho vào cục đá. Ngữa cổ uống đã khát rồi đi.
Kẻ đi đường không biết là mình đã mang ơn người hảo tâm cho nước. Không biết rằng cuộc đời mình từ đây mang một món nợ mà bên "thi ân" sẽ mang ra kêu rêu, chửi bới bất cứ lúc nào.

Muốn người ta nợ mình suốt đời thì phải đăng bảng:
- Tôi sẵn sàng ra ân. Tuy nhiên, người nhận từ đây sẽ nằm trong danh sách thiếu nợ tôi, và nếu làm gì phật ý tôi thì tôi sẽ chửi là đồ "vong ân".
- Kẻ nào không thích mang nợ và không biết cách trả thì chớ rớ vào.
Người miền tây để trước nhà lu nước mưa, người qua đường khát nước tự lấy nước uống không cần xin phép, lời cảm ơn có thì tốt không có cũng chẳng sao
Trong xóm có nhà làm đám giỗ, thích thì cặp nách chai rượu đế tự đến dự không cần mời, không thích có mời cũng không thèm đến
 
Người miền tây để trước nhà lu nước mưa, người qua đường khát nước tự lấy nước uống không cần xin phép, lời cảm ơn có thì tốt không có cũng chẳng sao
Trong xóm có nhà làm đám giỗ, thích thì cặp nách chai rượu đế tự đến dự không cần mời, không thích có mời cũng không thèm đến
Thằng em mình làm F. CTịch xã hắn có 1 list các đám giỗ các nhà trong địa phương
, , , , , ,
Cho nên chết vì nghiện đám giỗ! :D :D :D
 
♥♥ SANG HÈ ♦♦

/-(ạ sắp đến, anh ơi có thấy
Hoa xoan vương ấy nấy chao nghiêng
Bay bay lã chã buồn phiền
(/ài chùm còn lại đến phiên lìa cành

/-(ạ sắp sang xuân đà sắp cạn
Rét cuối mùa can gián nàng Bân
Lòng ai nổi nhớ tình nhân

(/ườn đầy bưởi trắng thành thân một nhà
♣♣ ♠♠
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . . MẢNH TÌNH XƯA

/(ể từ hôm nói lời li biệt
Ai đi xa,. . . nuốc tiếc không thôi
Trăng vàng giờ đã mồ côi
Đò đưa mấy bận thôi rồi khuất xa

Ai vui đó nơi miền xa lạ
Để tôi đây gặt mạ sầu ưu
Ngày ấy đến đã ba thu
Có vương vấn nhớ, có ưu tư buồn?

Thời gian xóa trôi bao vương vấn
Bến xưa, ký ức tận đẩu đâu
Phôi pha, loãng nhạt từ lâu
/-(ay còn đọng mãi tận sâu trong lòng(?)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . . MẢNH TÌNH XƯA

/(ể từ hôm nói lời li biệt
Ai đi xa,. . . nuốt tiếc không thôi
Trăng vàng giờ đã mồ côi
Đò đưa mấy bận thôi rồi khuất xa

Ai vui đó nơi miền xa lạ
Để tôi đây gặt mạ sầu ưu
Ngày ấy đến đã ba thu
Có vươn vấn nhớ, có ưu tư buồn?

Thời gian xóa trôi bao vươn vấn
Bến xưa, ký ức tận đẩu đâu
Phôi pha, loãng nhạt từ lâu
/-(ay còn đọng mãi tận sâu trong lòng(?)
"nuốt tiếc" là gì vậy? Hay là "nuốt tiết" (tiết vịt chẳng hạn)?

"vươn vấn" là gì?

Trong tiếng Việt làm gì có "nuốt tiếc" và "vươn vấn". Trong bài văn đã thấy hơi lạ, trong thơ thì làm hỏng hết bài thơ. :D
 
Lần chỉnh sửa cuối:
ĐỜI BỚI RÁC

Chân không, mặt nám,đường rong ruổi
Áo phong sương vá phủ bụi đời
Tay cầm móc, bị quàng vai
Đầu ngang hối hả, nhanh tay bới tìm

Phận nghèo bạc tận môi lạnh tím
Xác xơ, vàng võ gió chiều đông
Xa kia ngọn lữa ấm nồng
Mái hiên ở đó, mặc lòng gió mưa

Mắt nháo nhác mừng khi gì đó
Túi kìa, bịch nớ trời ban cho
Cào ngay vội vã vẫn lo
Như thể ai thấy đôi co họ đòi

Rồi hôm nao lại chân trĩu nặng
Buồn vì ế ẩm, nổi lăn tăn
Không tiên,chả có cái ăn
Không niềm hi vọng, ân nhân xa mù.
 
(/Ề LẠI 2UẢNG NINH

Chiều đất mỏ nay ta trở lại
Hạ long nghe sóng hát đêm ngày
Hoàng hôn khuất bóng chiều nay
Đưa hiu gió nhẹ làm ai say lòng

Về đất phật linh thiêng Yên tử
Nhẹ lướt hồn trên cõi hư vô
Bỏ sau cuộc sống xô bồ
Trong tâm vẵng tiếng nam mô di đà

Đêm lắng tiếng ì ào vỗ đá
Giữa tỉnh mê ta ngỡ bàng hoàng
Ngàn năm trước bạch đằng giang
Quân thù khiếp vía qui hàng nước nam
.. . .

Trong mộng mị ai kia thấp thoáng
Thướt tha trong dáng vẻ trang đài
Nhẹ thoảng qua, bước thật dài
Năm mươi năm nhớ vẫn dai bạc đầu
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . NHỚ HÈ

Ta chợt nhớ 1 mùa hè xa lắm
Thuở ve kêu thoáng nổi đợi chờ
Phượng hồng cháy rực nơi nơi
Ta bình iên chở giấc mơ hạ về

Hoa phượng nở, ve sầu, nắng hạ
Gió ngập ngừng những bước chân ngâu
Ai ơi nhớ thuở ban đầu
Ngày hai đứa chẵng may đâu chung đường

Hè vẫy gọi ta niềm say đắm
Biết bao giờ chạm thuở ngày xưa
Cho ta iêu thoảng cơn mưa

Giúp cho hai đứa mới vừa kề vai
 
. . . . NHỚ HÈ

Ta chợt nhớ 1 mùa hè xa lắm
Thuở ve kêu thoáng nổi đợi chờ
Phượng hồng cháy rực nơi nơi
Ta bình iên chở giấc mơ hạ về

Hoa phượng nở, ve sầu, nắng hạ
Gió ngập ngừng những bước chân ngâu
Ai ơi nhớ thuở ban đầu
Ngày hai đứa chẵng may đâu chung đường

Hè vẫy gọi ta niềm say đắm
Biết bao giờ chạm thuở ngày xưa
Cho ta iêu thoảng cơn mưa

Giúp cho hai đứa mới vừa kề vai
Mỗi lần đọc thơ của bác con đều nghĩ đến nhà văn, nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh, 1 người mà con rất thần tượng.
 
MÃI RỒI XA MẸ.

Giờ đây xác mẹ rồi đã liệm
2uan tài lặng lẽ chong đèn soi
Mẹ ơi nay vĩnh biệt đời
Lần đầu xa mẹ, không rồi lần hai

Biển nước mẹ ơi tràn dâng ngập
Kỹ niệm xưa kia dậy sóng loang
Mẹ là sóng cả lòng con
Từng chút uốn nắn để con nên người

Giọt lệ con dài theo ký ức
Giấc ngủ, cơm ăn tất lo toan
Mẹ ơi, thương mẹ héo hon
Ngày mai này sẽ không còn mẹ đâu

Nhớ lại với thuở nào ray rứt
Vô tình làm mẹ phải sầu đau
Chỉ vì con trẻ lau tau
Để mẹ ngần ấy đảo chao cuộc đời

Giờ đây hãy yên lòng nha mạ
Sãi cánh bay về cõi mát trong
Mẹ ơi con hứa trong lòng

Trăm năm không phụ tấm lòng mẹ mong
 
bây giờ em muốn tính điểm trung và trong đó nếu hs đạt giải quốc gia thì được cộng thêm 5 điểm thì phải làm sao giúp em với ạ cảm ơn.
giải trưởng giải tpgiải tỉnhgiải quốc gaitính điểm
10542
 
bây giờ em muốn tính điểm trung và trong đó nếu hs đạt giải quốc gia thì được cộng thêm 5 điểm thì phải làm sao giúp em với ạ cảm ơn.
giải trưởnggiải tpgiải tỉnhgiải quốc gaitính điểm
10542
Có vẻ như bạn đang lộn tiệm rồi!

ĐÊM CÔ ĐƠN

Đêm trở mình con tim thức dậy
Vơ vẫn hoài dòng chảy thời gian
Nhớ nhung ai suốt đêm tàn
Ánh vàng trăng khuyết lại càng luyến thương

Đêm thâu lắng đọng nhiều tơ tưởng
Gió lùa về những nhớ cùng thương
Xa rồi sao vẫn vấn vương
Lâu rồi nhưng vẫn ngàn phương ngóng chờ

Đây ta thức để ai yên giấc
Ta đành lòng lính gác nhiều đêm
Hãy say nhé giấc êm đềm

Trong mơ thôi nhá, đừng tìm đến nhau.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
em đọc tâm sự của các bác, thấy toàn bác nói về năm 6 mấy với 9 mấy. Công nhận các bác quá giỏi, các bác sinh thập niên 6x mà còn viết code được em mới thấy mình kém cỏi quá.
Hồi các bác có quá khứ đó chắc em đang ở chốn hoang sơ nên không biết được tuổi thơ "rữ rội" đó.
chúc các bác cuối tuần vui vẻ, để có sức khoẻ chỉ bảo cho thế hệ chúng em.
Xem ra em phải xưng là cháu đối với 1 số bác trong diễn đàn ạ!
 
em đọc tâm sự của các bác, thấy toàn bác nói về năm 6 mấy với 9 mấy. Công nhận các bác quá giỏi, các bác sinh thập niên 6x mà còn viết code được em mới thấy mình kém cỏi quá.
...
Thập niên 50's bạn ạ.
Và thế hệ chúng tôi dùng 50's, 60's. Ký hiệu x này x nọ là thế hệ của bạn mới dùng.
 
bây giờ em muốn tính điểm trung và trong đó nếu hs đạt giải quốc gia thì được cộng thêm 5 điểm thì phải làm sao giúp em với ạ cảm ơn.
giải trưởnggiải tpgiải tỉnhgiải quốc gaitính điểm
10542
Hình như là nói trệch của "giải cua gái" - kiểu nói giảm nhẹ.
 
em đọc tâm sự của các bác, thấy toàn bác nói về năm 6 mấy với 9 mấy. Công nhận các bác quá giỏi, các bác sinh thập niên 6x mà còn viết code được em mới thấy mình kém cỏi quá.
Hồi các bác có quá khứ đó chắc em đang ở chốn hoang sơ nên không biết được tuổi thơ "rữ rội" đó.
chúc các bác cuối tuần vui vẻ, để có sức khoẻ chỉ bảo cho thế hệ chúng em.
Xem ra em phải xưng là cháu đối với 1 số bác trong diễn đàn ạ!
Ba mươi mấy tuổi tôi mới học viết code nên so với các bạn thời nay thì chẳng giỏi giang gì.
 
Mới sưu tầm:
Lúc 5 tuổi, thành công là … không đái dầm.
Lên 10 tuổi, thành công là … biết đi xe đạp.
16 tuổi, thành công là … có nhiều bạn bè.
20 tuổi, thành công là … có 1 người yêu mình.
40 tuổi thành công là … rủng rỉnh tiền bạc.
50 tuổi, thành công … vẫn là rủng rỉnh tiền bạc.
60 tuổi, thành công là … vẫn có 1 người yêu mình.
70 tuổi, thành công là … vẫn có nhiều bạn bè.
80 tuổi, thành công là … vẫn đi được xe đạp.
và lúc 85 tuổi, thành công là … không đái dầm.
Tóm lại, cuối đời rút ra tổng kết: THÀNH CÔNG LỚN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI LÀ KHÔNG ... ĐÁI DẦM.
 
Mới sưu tầm:
Lúc 5 tuổi, thành công là … không đái dầm.
...
Thiệt ra, thống kê cho biết con nít đái dầm thường thông minh hơn các con nít khác.
Chỗ còn lại cũng sai tét bét hết.
16 tuổi mà nhiều bạn bè thì hiojc hành gì?
20 tuổi mới cẩn bạn bè nhiều thì lại lo 1 người yêu.
40, 50 chỉ đòi tiền mà chẳng thấy nói đến con cái, dùng tiền để thay thế tình cảm gia đình?
Có lẽ vì vậy cho nên 60 tuổi chỉ còn 1 ngwoif yêu mình, con cái bỏ đi hết.
70 tuổi là cái tuổi nên tịnh tâm, nhiều bạn bè làm gì? Ham vui?
 
Thiệt ra, thống kê cho biết con nít đái dầm thường thông minh hơn các con nít khác.
Chỗ còn lại cũng . . . . . . . . . . . .
Vậy là cho con nít ních thật nhiều nước trước khi ngủ chúng sẽ thông minh tới gáo luôn!

:D :D :D . . . . Hiệu quả hơn nếu đó là nước lá gianh hay pha thêm dịch quả chanh
 
Thiệt ra, thống kê cho biết con nít đái dầm thường thông minh hơn các con nít khác.
Chỗ còn lại cũng sai tét bét hết.
Tôi chỉ thấy đúng 2 câu đầu (5 tuổi, 10 tuổi) và 2 câu cuối (80, 85). Và chỉ đúng cho 1 số người. Câu kết thấy hay hay hay và vui vui vui. (Từ láy láy)
 
DÒNG SÔNG TUỔI THƠ

Chiều nay trở lại dòng sông Đáy
Xuôi theo dòng nước, gác chân chèo
Mùa này nước biếc trong veo
Sóng xô giữ nhịp âm theo câu hò

Sông Đáy nặng chở nhiều cổ tích
Dáng em cong gách trĩu đè vai
Vào mùa lúa gặt nhanh tay
Nón che buông xõa tóc dài sợi bay

Sông Đáy chiều gió lùa xóm bãi
Mùi lá dâu ngai ngái mùa sang
Áo lụa tím mây chiều ngang
Kén tằm ươm ong óng vàng gợn lam

Hồi thời đó bình dân học vụ
Ai say mê dưới ánh đèn dầu
Thoảng trong giọng đọc đây đâu

Mùi bùn, dâu bãi quyện lâu tâm hồn
 
DÒNG SÔNG TUỔI THƠ

Chiều nay trở lại dòng sông Đáy
Xuôi theo dòng nước, gác chân chèo
Mùa này nước biếc trong veo
Sóng xô giữ nhịp âm theo câu hò

Sông Đáy nặng chở nhiều cổ tích
Dáng em cong gách trĩu đè vai
Vào mùa lúa gặt nhanh tay
Nón che buông xõa tóc dài sợi bay

Sông Đáy chiều gió lùa xóm bãi
Mùi lá dâu ngai ngái mùa sang
Áo lụa tím mây chiều ngang
Kén tằm ươm ong óng vàng gợn lam

Hồi thời đó bình dân học vụ
Ai say mê dưới ánh đèn dầu
Thoảng trong giọng đọc đây đâu

Mùi bùn, dâu bãi quyện lâu tâm hồn
Nếu đúng sông Đáy xứ Đoài ... xưa, thì giờ không còn:
Mùa này nước biếc trong veo
đâu,bác nhé ...
và nhiều câu chỉ còn bao giờ cho đến ngày ... xưa mới đúng
 
Nếu đúng sông Đáy xứ Đoài ... xưa, thì giờ không còn:
Mùa này nước biếc trong veo
đâu,bác nhé ...
và nhiều câu chỉ còn bao giờ cho đến ngày ... xưa mới đúng
Kí ức của mình về sông Đáy là những gì có từ lúc Mỹ vừa ném bom Miền Bác đó mà!
(Sau đó bọn mình lên Đ. Triều chạy bom mà)
 
:D :D :D YÊU ĐƠN PHƯƠNG

Gì em được yêu anh lặng lẽ
Chiều mùa đông chút nhớ mong manh
Vài câu han hỏi loanh quanh
Được âm thầm gọi tên anh anh hời?


Gì em được đầy vơi nổi nhớ
Lúc rãnh rang tin nhắn lan bang
Bên anh hơi ầm tan nhanh
Di âm ai đó trong làn thoảng qua.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(/Ề THĂM BÌNH ĐỊNH

Anh dắt nhỏ thăm quơ BĐ
Xem trai đi dõ, gái ngâm thơ
Cụ ông múa gây như mơ
Cụ bà vẫn nhẫm quây tơ câu Kiều

Anh dắt bé vờ thăm BĐ
Dọc triền đơ lũ nhót chơi diều
Những cô gái tuổi đang iu
Má hồng rạng rỡ nâng niu nụ cười

Anh dắt nhỏ thăm quơ BĐ
Nghe mẹ ru theo nhịp bài chòi
Thiên thần ngưng bú như đòi
Đàn trâu gặm cỏ chưn đồi khuất xa

Ta dắt bé vờ thăm BĐ
Nắng trãi dàng ngan ngát đường quơ
Khúc giao mùa xuân đến mơ
Đất & ngừ lùa bài thơ bất tận.

. . . . . . . . . . . . .(Chuyển thể từ thơ của Phan Hòa)
 

File đính kèm

  • C604.jpg
    C604.jpg
    90 KB · Đọc: 2
Lần chỉnh sửa cuối:
TRANH TỰ HỌA

Buổi sáng nghề nông hơn khoảng tiếng
Ba ba, trùn quế phải được no . . .
Lập trình ứng dụng khỏi lo
Viết bài tham khảo ‘nhập kho’ chu toàn

Cờ vua mỗi ngày năm ba ván
Đối thủ mọi miền, khắp năm châu
Thắng hay thua chả lo âu
Hưu rồi nhường nhóc có đâu túc mình.

Đã mang NICKNAME cư dân mạng
Anh hùng bàn fím thế là phang
Hưu về vẫn cứ hiên ngang

Tay không tấc sắt vẫn sang, sắp hèn
 
(/Ề THĂM BÌNH ĐỊNH
...
Tôi thích gọi Quy Nhơn hơn.
Nếu tôi nhớ không lầm thì người ta gọi Quy Nhơn để tôn trọng Tây Sơn.
Khi Nguyễn Ánh thắng xong thì đem khí giới Tây Sơn ra nấu vạc để dương oai, và gọi Quy Nhơn là Bình Định để trả thù.

Nghe hai cái tên đủ hiểu.
 
Đảng ta lại phải tốn thêm chi phí để có 1 cuộc họp bất thường BCH TW cho các tên đồi bại này, hết biết

$$$$@ $$$$@
 
Đảng ta lại phải tốn thêm chi phí để có 1 cuộc họp bất thường BCH TW cho các tên đồi bại này, hết biết

$$$$@ $$$$@
Đâu có gì đặc biệt?
Tui Tây Mẽo chúng bắt đầu từ hơn chục năm rồi. Những địa danh vùng sâu vùng xa đang tiến hành đổi tên theo chính cách gọi địa phương.
Nhiều nơi thổ dân không chấp nhận tên hiện tại vì nó là tên của thằng "thực dân".
 
. . . . . . . . . . MẸ ƠI!

Mẹ là gió mùa thu mát rượi
Lời ru nâng giấc ngủ năm nào
Mẹ là đêm sáng đầy sao
Soi đường hướng lối con vào biển mơ

Mẹ khát khao mõi mong chờ đợi
Ngày con thành đạt, trưởng thành người
Mẹ ta thầm mĩm nụ cười
Bao nhiêu nhọc khổ bên Người tan trôi

Giờ đây chiều tà mẹ khuất bóng
Con long bông lạc lối yêu thương
Dẫu biết đó phải luân thường

Ngơ ngát bóng mẹ khắp phương kiếm tìm
 
. . . . HUNG TIN VỀ CHA

Tay cha nắm chặt tay con nhỏ
Dìu qua hết thảy bão trên đời
Khi con mái tóc xanh ngời
Tóc cha bạc trắng mây trời phong ba

Tay con níu chặt cha vạt áo
Bước qua iên ả giữa cuộc đời
Chăm con khôn lớn nên người
Tay cha nhứt mõi, trở trời ẩm ê

Con vỗ cánh phương trời xa lạ
Sãi cách bay chấp chới trời xanh
Quên nhớ công đức sinh thành
Chì là toan tính lợi danh riêng mình

Chiều nay mắt con buồn hối hận
Sao kia: Đường nhỏ bóng hình ai?
Dắt tay con trẻ bước dài
Dưới làn sương mỏng hai vai ướt mèm

Tự nhiên con chỉ mong thèm ước
Xíu nhỏ tay con lại như xưa
Để cha nắm lại cho vừa
Dắt con qua trãi lọc lừa nhân gian

Tự nhiên con tuôn tràn nước mắt
Kiếp người rồi cũng tẹo mấy khi
Bôn ba mãi chả hơn gì

Cha ơi đợi với, con dìa chiều nay
 
. . . . . . NĂM QUA

/(hăn tang trắng hai vạn tháng
2uan tài đem thiêu phải xếp hàng
Giây phút vĩnh biệt nhân gian
Không tiếng thương khóc, không dàn người thân

Gió sương lạnh nổi buồn bát ngát
Co vid về nát cõi lòng con
Mẹ cha mất hết không còn
Cuộc đời gió bụi sống mòn sao đây?

Cha ơi, mẹ ơi, nghe con gọi?
Trăm phần cay đắng đời rau răm
Mà thu đã lạnh rét căm

Cả năm con được ghé thăm đôi lần . . .
 
NHỚ VỀ GIÁM ĐỐC SỞ

Câu thơ sử sách ghi vậy đó:
"Cái chết nào không có đau thương"
Lê Minh Tấn hắn dỡ ương:
- Sài thành ta nỏ đau thương, không hề!

Sinh linh vạn người trong 6 tấm
Trên cao trợn mắt nghe nói càn
Khác chi cái giống sài lang

Trái tim đầy cứ-t lại mang trên đầu!


# # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # #

===============================================
# # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # #

CƯỚP NGÀY

/(inh tế thị trường sinh nhiều cướp
Những cướp ngày mặt nạ chức quan
Ít là mãi lộ công an
Đất đai chủ yếu, tân trang lâu đài

Muốn cướp ngày cần ngay thẻ đảng
Lách kỹ cương hùng hạp gian thương
Đục khoét dân đến thê lương
Biến dân đất Việt thành tương nát nhừ

'Nữa chai' co vi kít xét nghiệm
Ngoái mũi muôn dân khỏi trả tiền
- Cách ngày ngoái cái, xin phiền
Chống ư, to tiếng: ăn liền nắm tay

Nòi giống tổ tiên chúng sẽ cướp
Sắt thép, phân kia chúng nỏ từ
Của công sáng mắt đả nư
Chổi cùn ghẽ rách chúng từ thứ chi

Giặt cướp đến non cao biển rộng,
Cướp cả luôn mãnh đất tổ tiên
Sẻ chia, cắt đất, phân nền

Lâu đài chót vót mặt tiền cả ba. . . .
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . . UỐNG RƯỢU

Rượu vào vĩa hè là giường ngủ
Rượu vô ta là sếp, công an
Rượu vào ăn nói, làm càn
Rượu vô phán chuyện thế gian nọ này

Thiếu rượu áo dài ta cũng bán
Đổi rượu từ chiếc dép đến giầy
Con – quần áo rách kệ thay
Vợ thì không biết chiều nay ăn gì?

Cuộc đời lãng nhách, đem đổi rượu
Rượu nốc sang gây chuyện xóm làng
Rượu xui ta đến nghĩa trang

Rượu vào tán tận, họ hàng khinh khi.
 
BIA RƯỢU TIỆC TÙNG
Tiệc tùng cốt ý là vui
Ép chi bia rượu đậm mùi lưu linh
Quý nhau ở nghĩa ở tình
Anh em huynh đệ chúng mình nhớ cho

Rượu vào say xỉn đáng lo
Sức khỏe tổn hại ốm o gầy mòn
Buồn lòng thê thiếp vợ con
Vui là chính, bia rượu còn - kệ đi!
 
BIA & RƯỢU

/(hông bia rượu chưa là bữa tiệc
Rượu bia vào lời lẽ lại ra
Từ gần cho chí đằng xa
Ma men dẫn lối thành ma cà rồng.
 
:D :D :D HOA CẢI VEN SÔNG

(/ề trở lại dòng sông mơ ước
Rữa mặt mình, khoát nước miên man
Bao năm phiêu bạc nhân gian
Vẫn luôn kí ức uốn quanh cuối làng

Sao bao năm sông quê vẫn vậy
Hiền hòa xuôi mãi chảy về đông
Xa xa vạc cải xanh nồng
Trổ hoa rực rỡ nhánh ngồng vàng tươi

Trở về đây lang thang lối nhỏ
Bước chân trần thảm cỏ ven đê
Chiêu buông gió bấc tái tê

Ký ức xưa xửa đê mê quay về.
 
. . . ĐÊM BUỒN

Đêm buồn 1 mình ai lặng lẽ
Đếm mưa rơi chợt thấy bồi hồi
Thức thao chẳng ngủ lại rồi
Phải chăng người ấy đầu môi, xa vời

Ngậm ngùi nhìn cánh rơi phượng vĩ
Ve trưa ngân thật khúc não lòng
Thôi rồi những nhớ cùng mong
Thôi rồi dạ khúc trông mong xa vời

Hai ta nợ duyên giờ đã hết
Bận lòng vươn vấn chi mình ơi
Tâm tư khắc khoải mê tơi
Một mình trăn trỡ trăng khơi nổi sầu.
 
. . . ĐÊM BUỒN

Đêm buồn 1 mình ai lặng lẽ
Đếm mưa rơi chợt thấy bồi hồi
Thức thao chẳng ngủ lại rồi
Phải chăng người ấy đầu môi, xa vời

Ngậm ngùi nhìn cánh rơi phượng vĩ
Ve trưa ngân thật khúc não lòng
Thôi rồi những nhớ cùng mong
Thôi rồi dạ khúc trông mong xa vời

Hai ta nợ duyên giờ đã hết
Bận lòng vươn vấn chi mình ơi
Tâm tư khắc khoải mê tơi
Một mình trăn trỡ trăng khơi nổi sầu.
Người đã đi rồi anh nhớ chi
Để đau để khổ để sầu bi
Cứ như duyên hết tình đã dứt
Phận số đôi bên chẳng nợ gì
 
Những người này không biết sẽ nghĩ gì nghe vợ nhà mình ngâm câu "Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời (Hai Săc Hoa Ti Gôn)" nhỉ?
 
BẠN GIÀ GHÉ NHÀ

/-(ôm qua bạn cũ ghé thăm nhà
/-)ám tiệc bày ra chỉ nước trà
Bóc gói quân lương năm sáu miếng
/)ưa lê nhớ lại chuyện dài qua

Bạn cũ cần chi cỗ tiệc đâu
Mong sao tháng tháng xiết tay nhau
/-)iều này quí lắm: Ngàn mâm cỗ
Lũ nhóc làm sao hiểu 'Chúng Tau'


(Xin phép anh Hồ Ngọc Trọng họa lại bài thơ)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thời buổi máy bay đi vòng thế giới, iphone chat facetime ào ào, từ "cách biệt ngàn trùng" không có mấy ý nghĩa.
 
Thời buổi máy bay đi vòng thế giới, iphone chat facetime ào ào, từ "cách biệt ngàn trùng" không có mấy ý nghĩa.
Khoảng cách địa lý thời nay đúng là có dễ hơn trước nhiều, nhưng Visa thì xin không dễ đâu nhé bác Vietmini….
Sự đời đâu có như ý, và nếu đơn giản thì năm đó tôi đã không mất người tôi thương


Đường trần muôn vạn ngã ba
Nhớ thương muốn gặp biết là có nên………
 
Giờ kiếm người đọc thơ, làm thơ cũng ít đi nhiều. Đợt trước cũng có 1 khoảng thời gian em hay đọc thơ, tập tành làm thơ. Từ đợt lấy vợ tịt ngòi ngay lập tức.... Không biết bằng tuổi các anh chị ở trên này có quay lại đọc thơ nữa không
 
Giờ kiếm người đọc thơ, làm thơ cũng ít đi nhiều. Đợt trước cũng có 1 khoảng thời gian em hay đọc thơ, tập tành làm thơ. Từ đợt lấy vợ tịt ngòi ngay lập tức.... Không biết bằng tuổi các anh chị ở trên này có quay lại đọc thơ nữa không
Thơ giờ chẳng kiếm nổi một đồng,
Viết nhiều đi nữa cũng bằng không,
Thời nay mấy kẻ mơ và mộng,
Thơ thẩn chi nhiều chỉ hoài công.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thơ giờ chẳng kiếm nổi một đồng,
Viết nhiều đi nữa cũng bằng không,
Thời nay mấy kẻ mơ và mộng,
Thơ thẩn chi nhiều chỉ hoài công.
Bây giờ thơ thẩn để mình vui với mình thôi, chứ nó khó tiếp cận đám đông.
Thơ thơ thẩn thẩn, ngơ ngơ ngẩn
Thẩn thẩn thơ thơ, ngẩn ngơ ngơ.
 
Khoảng cách địa lý thời nay đúng là có dễ hơn trước nhiều, nhưng Visa thì xin không dễ đâu nhé bác Vietmini….
Sự đời đâu có như ý, và nếu đơn giản thì năm đó tôi đã không mất người tôi thương


Đường trần muôn vạn ngã ba
Nhớ thương muốn gặp biết là có nên………

1. Sự đời đâu có như ý: đời nó không thể biết ý người. Người phải tự tìm hiểu để biết đời.

2. Có bao giờ người ta tự nghĩ lại "mất người thương là do có quá nhiều ngã ba"
Khi người đàn ông yêu thì trước mặt chỉ nên có 1 con đường thẳng.
 

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom