Qui trình hạch toán trong công tác kế toán.

Liên hệ QC
Sơ đồ chữ T mua hàng. Tài khoản 151 có thể bỏ qua nếu tờ khai Hải Quan về cùng với hàng.

Ghi nhớ: Kết toán công nợ bằng bút toán chênh lệch tỷ giá nếu có. (không nằm trong quy trình này)

SodoMuahang.gif
 
Ghi nhớ: Kết toán công nợ bằng bút toán chênh lệch tỷ giá nếu có. (không nằm trong quy trình này)

Anh nhắc mới nhớ khoản chênh lệch tỉ giá nữa chứ. OK đúng là không tính trong qui trình này. Đúng lá 1 cây làm chẳng nên non. 3 cây chùm lại nên hòn núi cao

Còn câu anh ghi như dưới đây mình chưa hiểu ý của anh lắm

Tài khoản 151 có thể bỏ qua nếu tờ khai Hải Quan về cùng với hàng.

Phải nói là quá nhọc công cho anh. Xin hỏi anh dùng Word hay công cụ gì vẽ gì.
Anh có thể gởi up file lên để anh em lưu giữ học tập được không.
Thân
 
Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường. Vậy nếu hàng về cùng với tờ khai HQ (giống hoá đơn trong trường hợp mua trong nước), thì hạch toán nhập kho thẳng :
nợ 152, 156 ... / có 3312, 3333, 33312.

Sơ đồ vẽ bằng Visio để các mũi tên không cắt nhau mà có cái ngoéo đi vòng qua như vẽ mạch điện í mà.
 
Hạch toán mua hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu

Vì đây là Topic thảo luận nên khi hạch toán mua hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu hay các qui trình hạch toán mua khác... các Bác nên đưa ra các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế thì Topic mới thiết thực, hấp dẫn được.VD: Trong trường hợp hạch toán mua hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu có thể xảy ra các trường hợp sau :
(1)giá nhập khẩu (CIF...), chi phí hàng nhập khẩu đưược tính vào giá nhập khẩu?
(gồm cả chi phí ủy thác nhập khẩu, chi phí nhận hàng...),thuế suất thuế nhập khẩu,
các trường hợp miễn giảm thuế nhập khẩu ?
(2)Hàng nhập khẩu DN mua về dùng để sản xuất rồi xuất khẩu?
(3)Hàng nhập khẩu DN mua về vừa dùng để sản xuất trong nước,vừa dùng cho xuất khẩu?
(4)Thuế suất nhập khẩu trước đây Hải quan áp thuế suất ít nay truy thu thêm?
nếu hàng đã bán rồi, hay chưa bán cách hạch toán?
...
 
Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường. Vậy nếu hàng về cùng với tờ khai HQ (giống hoá đơn trong trường hợp mua trong nước), thì hạch toán nhập kho thẳng :
nợ 152, 156 ... / có 3312, 3333, 33312.

Kính anh PTM0412,

Sở dĩ em cho thông qua TK 151 vì tất cả chi phí (tiền hàng + thuế nhập khẩu) em tập trung vào đây và sau đó em lập bảng tính excel để phân bổ thuế nhập khẩu cho từng lượng hàng (em có thể phân bổ theo các tiêu thức số lượng/ hoặc khối lượng / hoặc tiền của của mặt hàng)

Do có những phần mềm kế toán không có tính năng tự động phân bổ thuế nhập khẩu để xử lý các bút toán đồng thời như mình muốn :
nợ 152, 156 ... / có 3312, 3333, 33312.

Được biết có những phần mềm có tính năng xử lý như anh nêu.Quản lý cho từng lô hàng nữa.

Anh xem em trình bày vấn đề nêu trên nếu còn thiếu xin được anh hỗ trợ thảo luận thêm,

Sơ đồ vẽ bằng Visio để các mũi tên không cắt nhau mà có cái ngoéo đi vòng qua như vẽ mạch điện í mà.
Anh quả là người chăm chỉ chịu khó học hỏi nhiều lĩnh vực quá. Có thể hôm nào anh truyền đạt lại vài kinh nghiệm nhỏ để em học hỏi được không ? Vì trước đây ngồi vẽ sơ đồ chữ T trên Word thấy mệt quá

Kính,
 
Vì đây là Topic thảo luận nên khi hạch toán mua hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu hay các qui trình hạch toán mua khác... các Bác nên đưa ra các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế thì Topic mới thiết thực, hấp dẫn được.VD: Trong trường hợp hạch toán mua hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu có thể xảy ra các trường hợp sau :
(1)giá nhập khẩu (CIF...), chi phí hàng nhập khẩu đưược tính vào giá nhập khẩu?
(gồm cả chi phí ủy thác nhập khẩu, chi phí nhận hàng...),thuế suất thuế nhập khẩu,
các trường hợp miễn giảm thuế nhập khẩu ?
(2)Hàng nhập khẩu DN mua về dùng để sản xuất rồi xuất khẩu?
(3)Hàng nhập khẩu DN mua về vừa dùng để sản xuất trong nước,vừa dùng cho xuất khẩu?
(4)Thuế suất nhập khẩu trước đây Hải quan áp thuế suất ít nay truy thu thêm?
nếu hàng đã bán rồi, hay chưa bán cách hạch toán?
...

Bạn có thể cho ví dụ cụ thể từng trường hợp không. Và thiết lập từng qui trình một để anh em cùng thảo luận
Các anh chị có thể lần lượt đặt ra từng qui trình một - Ở đây đang thảo luận về qui trình mua hàng trong nước và hàng nhập hóa nhập khẩu. Chưa có trao đổi về việc mua sắm trang thiết bị TCSĐ, hàng háo nhận gia công - hiện chỉ đặt qui trình nền là mua hàng hóa, nguyên vật liệu

Theo chuẩn mực dưới đây mình có đề xuất sử dụng TK 152 được chứ nếu hàng hóa mua từ nước ngoài
Tham khảo đường link này http://niceaccounting.com/HTTK/

Hệ thống chuẩn mực kế toán VN - chuẩn mực số 2 - Hàng tồn kho - Giá gốc hàng tồn kho

05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Chi phí mua
06. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

Rất mong các ý kiến đóng góp hữu ích của các bạn để topic này được phong phú
Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
nhân nói về hàng tồn kho, em chưa rõ về cái khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho. cái món này em chỉ nghe nhắc đến nhưng vẫn không hiểu trình tự hạch toán và các quy định trích lập khoản dự phòng này
 
nhân nói về hàng tồn kho, em chưa rõ về cái khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho. cái món này em chỉ nghe nhắc đến nhưng vẫn không hiểu trình tự hạch toán và các quy định trích lập khoản dự phòng này

Từ từ em gái à, tất cả anh chị em mình mỗi người một tay trong việc đặt ra từng qui trình một nhe.
Em gái của anh đã thấy được vấn đề rồi đấy - Vậy post lên đi về các khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho đi. Tất cả đều ủng hộ nhiệt tình của mọi anh em

Ở đây đang thảo luận về qui trình mua hàng trong nước và hàng nhập hóa nhập khẩu. Chưa có trao đổi về việc mua sắm trang thiết bị TCSĐ, hàng háo nhận gia công - hiện chỉ đặt qui trình nền là mua hàng hóa, nguyên vật liệu

Thân
 
Chi phí nhập khẩu, Anh Gân cho bổ sung vào bút toán số 1 (hạch toán thẳng) hoặc số 5 (qua trung gian 151 nếu cần phân bổ cho mặt hàng):
Nợ 152, 153, 156 / Có 331 các nhà cung cấp dịch vụ NK
Nội dung bao gồm: các loại phí THC, phí DO, Phí vệ sinh container, phí vận chuyển, phí bến bãi, phí bốc xếp, phí lưu kho lưu bãi, phí lưu container, .... nói chung là phí cảng vụ, phí uỷ thác ...
 
Chi phí nhập khẩu, Anh Gân cho bổ sung vào bút toán số 1 (hạch toán thẳng) hoặc số 5 (qua trung gian 151 nếu cần phân bổ cho mặt hàng):
Nợ 152, 153, 156 / Có 331 các nhà cung cấp dịch vụ NK
Nội dung bao gồm: các loại phí THC, phí DO, Phí vệ sinh container, phí vận chuyển, phí bến bãi, phí bốc xếp, phí lưu kho lưu bãi, phí lưu container, .... nói chung là phí cảng vụ, phí uỷ thác ...

Đề xuất qua 151 được chứ anh. Có nơi họ muốn quản lý tất cả chi phí mở L/C (phí ngân hàng). Thì trong quá trình phát sinh về phí ngân hàng do thanh toán tiền trước cho khách hàng,...nên đưa vào TK 151 và tập trung chờ đó khi hàng về mình sẽ phân bổ tất cả phí này (Bao gồm các phí như anh trình bày + thuế nhập khẩu)
Lúc ấy sẽ đi bút toán số 7 (Nợ 152,153,156/Có 151).

Thân
 
Quy trình h/toán hàng nh/khẩu t/t bằng LC có ứng trước, và có vay NH

Post bài hộ cho anh Thu Nghi
Quy trình hạch toán hàng nhập khẩu thanh toán bằng LC có ứng trước, và có vay NH

1/ Ngày 01/06/08 ký quỹ 10% m LC nhp ca ThuNghi Corp tr giá LC: 1.000.000 JPY t giá: 156VND/JPY
C1121 N1381 15,600,000
1.000.000 x 10% x 156.00 = 15.600.000

2/ Ngày 01/07/08 Vay 8.461,08 USD TG 16.700
TT 90% LC # 900.000JPY TG 157
2a/ Vay 8.461,08USD
C3112/N1381 141,300,036
8.461,08 x 16.700
2b/ TT 90% LC # 900.000JPY TG 157
C1381/N331TN 141,300,000
1000000*0.9*157
2c/ CLTG Vay 8.461,08USD TT 900.000JPY
C1381/N6352 (CL khác) 36
141.300.036 - 141.300.000
2d/ Kết chuyển khan ký qu 10% sang TT tin hàng NK TGTT156
C1381/N331TN 15,600,000

3/ Nhập kho HH theo TK1234
TG trên TK 156.50, TNK10%, VAT5%
Nhập kho
C331TN/N1561 156,500,000
C3333/N1561 15,650,000
C3312/N133 8,607,500
4/ Phí nhận hàng: kéo cont, Doc, THC…
Phần 1562 có nhiu cách phân b
Nếu 80% là hàng NK thì PB theo giá vn BQ xut 1561
Xuất theo lô hàng c th là TK1234, cái này thì phi thêm
tiêu thức lô hàng trong chi tiết bán
C1111/N1562 2,000,000
5/ CLTG NKTK1234, TGNK156.5
Phần 10% TGTT157, TGNK157
C331TN/N6352 450,000
Phần 90% TGTT157, TGNK157
C5152/N331TN 50,000
Tóm lược các Nghiệp V

Bút toán 1 Nợ 1381/Có 1121-Số tiền : 15,600,000
Bút toán 2a Nợ 1381/Có 3112-Số tiền : 141,300,036
Bút toán 2b Nợ 331TN/Có 1381-Số tiền : 141,300,000
Bút toán 2c Nợ 6353/Có 1381-Số tiền :36
Bút toán 2d Nợ 331TN/Có 1381-Số tiền : 15,600,000
Bút toán 3 Nợ 1561/Có 331TN-Số tiền : 156,500,000
Bút toán 4a Nợ 1561/Có 3333-Số tiền :15,650,000
Bút toán 4b Nợ 133/Có 33312-Số tiền : 8,607,500
Bút toán 4c Nợ 1562/Có 1111-Số tiền : 2,000,000
Bút toán 5 Nợ 6352/Có 331TN-Số tiền : 450,000
Bút toán 5 Nợ 331TN/Có 5152-Số tiền : 50,000
Xin anh ThuNghi cùng PTM0412 tha thứ.
Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tóm lại:
1. Anh Gân bổ sung vào bút toán 5
Nợ 151 / Có 331 các nhà cung cấp dịch vụ NK các loại phí THC, phí DO, Phí vệ sinh container, phí vận chuyển, phí bến bãi, phí bốc xếp, phí lưu kho lưu bãi, phí lưu container, .... nói chung là phí cảng vụ, phí uỷ thác ...
2. Bỏ sung vào bút toán 7 (Nợ 152,153,156/Có 151) cộng chung các chi phí trên vào giá trị hàng và thuế NK
Bổ sung như vậy không phải sửa sơ đồ. (Thực ra sơ đồ mình vẽ đã lường trước rồi).

Phần Anh Thu Nghi sẽ lập lại 1 sơ đồ riêng, Anh Trí sửa tiêu đề bài 42 thành Quy trình hạch toán hàng nhập khẩu thanh toán bằng LC có ứng trước, và có vay NH
 
Sửa lại cho tổng quát, và bổ sung 1 số bút toán:
1. Bút toán 1 Nợ 1381/Có 1121: Ký quỹ mở LC
2. Bút toán 2 Nợ 1381/Có 3112: Vay phần còn lại của LC
3. Bút toán 3 Nợ 3312/Có 1381: Thanh toán LC cho nhà cung cấp (tổng tiền)
4. Bút toán 4 Nhập kho hàng hoá:
- Bút toán 4a: Nhập kho giá trị hàng hóa
- Bút toán 4b: Thuế nhập khẩu phải nộp
- Bút toán 4c: Chi phí nhập hàng, phí mở LC, phí thanh toán LC, phí vận chuyển, phí cảng vụ, ...
- Bút toán 4d: Thuế GTGT phải nộp
5. Bút toán 5: Tính giá nhập kho từng mặt hàng
6. Chênh lệch tỷ giá tài khoản 1381:
- Bút toán 6a: Lời
- Bút toán 6b: Lỗ
7. Chênh lệch tỷ giá tài khoản 3312:
- Bút toán 7a: Lời
- Bút toán 7b: Lỗ
8. Thanh toán các khoản:
- Bút toán 8a: thuế nhập khẩu
- Bút toán 8b: thuế GTGT
- Bút toán 8c: các chi phí nhập khẩu.

Ghi chú cho 8c: Phí mở LC, điện phí, Phí thanh toán LC có thể hạch toán thẳng vào 151 không qua trung gian 3311 theo giấy báo nợ của ngân hàng mở LC.

Sơ đồ:

SodoNKLC.gif
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em xin đính chính về bút toán 4d: Thuế GTGT (đã nộp).
Nên là Thuế GTGT phải nộp: C33312/N133
Khi nào nộp thì: C111../N33312, lúc này sẽ kê vào PL01-2.
Theo em dùng thêm TK trung gian 151 để phân bổ CP nhập hàng, vậy khi muốn làm PN ghi nợ 156 nên có thêm Bảng kê tính giá vốn hàng NK theo lô. (Hơi phê).
 
ghi nợ 156 nên có thêm Bảng kê tính giá vốn hàng NK theo lô. (Hơi phê).
Nếu Thu Nghi cho chi phí mua hàng vào 1562, khi xuất dù theo lô cũng đâu xuất hết 1 lần, cũng phải có bảng phân bổ chi phí, tên thì khác, cách tính y chang. Lẽ nào không phê?

TB: Đã sửa bút toán 4d.
 
Post bài hộ cho anh Thu Nghi
Quy trình hạch toán hàng nhập khẩu thanh toán bằng LC có ứng trước, và có vay NH


3/ Nhập kho HH theo TK1234
TG trên TK 156.50, TNK10%, VAT5%
Nhập kho
C331TN/N1561 156,500,000
C3333/N1561 15,650,000
C3312/N133 8,607,500


ở cty em có trường hợp nhập khẩu Nguyên vật liệu nhưng có ký hợp đồng là sẽ trả chậm, vậy trường hợp này có cần phải bổ sung, sử dụng Tk Nợ 242 để theo dõi khoản lãi trả chậm này không?
 
Quy trình hạch toán mua sắm tài sản cố định

Theo lịch trình của Anh Trí KTGG, nếu 2 phân hệ tiền mặt tiền gởi và phân hệ mua hàng trong nước ngoài nước không ai góp ý thêm, chúng ta chuyển sang phân hệ Đầu tư mua sắm tài sản cố định.
Mời anh chị em góp ý kiến.

Cũng xin nhắc lại chủ đề là Quy trình hạch toán (nợ / có các tài khoản), không phải quy trình kế toán nói chung, hay quy trình sổ sách báo cáo. Mong các anh chị em đừng làm loãng chủ đề.

Xin cám ơn mọi người.

TB: Gởi Anh Thu Nghi, Mod Box Kế toán:
Xin anh vui lòng cứu xét mở 1 topic mới, trích xuất các quy trình đã thảo luận xong kèm sơ đồ hoàn chỉnh vào topic đó, cứ 1 quy trình + 1 sơ đồ. Mọi ý kiến thảo luận cứ tiếp tục trên topic này.
Xin cám ơn trước.
 
Bác Kế Toán Già Gân đã đưa ra một chủ đề rất có ích cho những người làm kế toán. Họ có thể hiểu quy trình các bước hạch toán khi phát sinh một nghiệp vụ kinh tế (nội dung kinh tế) trong doanh nghiệp. Ngồi nghĩ ra quy trình cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đòi hỏi phải trải qua thực tế nhiều và có óc tổng hợp tốt. Em có trải qua thực tế về kế toán nhưng chưa nhiều, khả năng tổng hợp kém nên có lẽ em chỉ xin được phép đưa ra từng ý kiến nhỏ của mình trên tinh thần xây dựng thôi ạ.

Sơ đồ quy trình hạch toán kế toán đối với một số nội dung kinh tế mà bác ptm0412 có đưa lên thì bác có thể ghi nội dung nghiệp vụ lên cái mũi tên ở từng bút toán được không ạ? Sở dĩ là vì: vừa xem hình trên sơ đồ, lại vừa phải ngó sang nội dung của từng bút toán thì sẽ mất thời gian, bị phân tâm và không hiểu được nhanh.

Nếu đã xây dựng xong quy trình hạch toán theo từng nội dung kinh tế thì đối với từng nội dung kinh tế các bác nên tổng hợp lại bằng một sơ đồ hạch toán, kèm nội dung nghiệp vụ đã được ghi trên đó và post sang một topic khác coi như là cẩm nang cho người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp. Việc để tất cả các bài viết liên quan đến quy trình hạch toán nội dung kinh tế trong một chủ đề xuyên suốt và dài như thế này sẽ khiến người đọc khó theo dõi, khó chọn lựa câu trả lời đúng cuối cùng có tính chất tổng hợp nằm ở đâu.
 
1. Cái vụ tập hợp quy trình hoàn chỉnh và sơ đồ vào topic riêng, anh đã có đề nghị rồi nhưng Thu Nghi chưa làm hoặc chưa đọc:
ptm (bài 46) đã viết:
TB: Gởi Anh Thu Nghi, Mod Box Kế toán:
Xin anh vui lòng cứu xét mở 1 topic mới, trích xuất các quy trình đã thảo luận xong kèm sơ đồ hoàn chỉnh vào topic đó, cứ 1 quy trình + 1 sơ đồ. Mọi ý kiến thảo luận cứ tiếp tục trên topic này.
Xin cám ơn trước.
2. Cái vụ ghi nội dung nghiệp vụ lên mũi tên thì làm được, nhưng nội dung NV thì dài quá. Ngắn nhất là "Nộp thuế nhập khẩu", dài nữa thì : "Chi phí nhập hàng, phí mở LC, phí thanh toán LC, phí vận chuyển, phí cảng vụ, ..."
E không đủ chỗ mà viết. Mà viết tắt hay viết ngắn gọn, thì vẫn phải có bảng liệt kê bút toán kèm theo. Cũng như không. Vả lại sơ đồ theo nguyên lý thì chủ yếu là sơ đồ, chú giải nằm riêng dưới góc hoặc chỗ khác. Chứ chú giải nhiều trực tiếp lên đồ thị, xem còn rối hơn.

Ngoài ra 1 sơ đồ nhiều TK chữ T, nội việc sắp xếp hết các chữ T cho vừa khổ giấy vẽ đã chật chội rồi. Nếu tăng khổ giấy lên A3, A2 thì được nhưng có ai in được ra đúng cỡ không?
Nếu xem trên máy và zoom vừa với màn hình, hoặc khi in zoom nhỏ cho vừa A4, chữ như con kiến cũng chẳng đọc được.
 
2. Cái vụ ghi nội dung nghiệp vụ lên mũi tên thì làm được, nhưng nội dung NV thì dài quá. Ngắn nhất là "Nộp thuế nhập khẩu", dài nữa thì : "Chi phí nhập hàng, phí mở LC, phí thanh toán LC, phí vận chuyển, phí cảng vụ, ..."
E không đủ chỗ mà viết.
Khi em nhìn các sơ đồ anh đã vẽ và nội dung bút toán thì em nghĩ hoàn toàn có thể đưa nội dung nghiệp vụ lên phần mũi tên. Ví dụ để tăng thêm diện tích:

- Không ghi cụ thể tên bút toán nữa mà đánh số vào: "Bút toán 1" thay bằng "(1)".

- Ghi một dòng không đủ thì ghi tiếp xuống dòng dưới, mũi tên nằm ở giữa:
Chi phí nhập hàng, phí mở LC, phí thanh toán LC,
---------------------------------------------------------------->
phí vận chuyển, phí cảng vụ,...

- Rút gọn bớt nội dung nghiệp vụ ghi trên sơ đồ vì nếu quá chi tiết thì sẽ có thể không đủ chỗ, sử dụng từ ngữ có tính chất tóm lại để tổng hợp: "Chi phí nhập hàng, phí mở LC, phí thanh toán LC, phí vận chuyển, phí cảng vụ,..." thay bằng: "Các chi phí từ khi nhập hàng đến khi đưa về kho, L/C"

- Nếu không thể tóm lại để tổng hợp được thì mình sẽ ghi chú bên dưới cùng của sơ đồ, sẽ rất ít nghiệp vụ phải ghi chú kiểu này thôi ạ.
...
 
Web KT
Back
Top Bottom