Qui trình hạch toán trong công tác kế toán.

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Qua topic này mình tha thiết và mong muốn các thành viên của diễn đàn giaiphapexel.com cùng xây dựng và đưa ra 1 qui trình hạch toán kế toán cho 1 doanh nghiệp.

Để cùng sẻ chia kinh nghiệm cho các anh em làm công tác kế toán, mong các bạn cùng hưởng ứng để xây dựng quyển cẩm nang "Sổ tay công tác kế toán" nhằm để tổ chức bộ máy kế toán cho tốt. Tránh lúng lúng, bị đọng khi 1 nghiệp vụ phát sinh xảy ra tại nhiều phần hành kế toán.

Tiện ích cho việc kiểm tra đường đi số liệu - tổ chức tốt công tác kế toán trên máy vi tính - Các phần hành nghiệp vụ không bị đọng

----
Tiêu chí : Cố gắng xây dựng qui trình hạch toán kế toán tránh những bút toán trùng.

Ví dụ : Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ
Phân hệ tiền mặt : Nợ 1111/Có 113-Tiền đang chuyển
Phân hệ tiền gởi : Có 1121/Nợ 113

Thân,
---

To : Ban Quản Trị
Ban Quản Trị có công cụ gì để tụi em lập vẽ sơ đồ chữ T được không ?
 
Qui trình hạch toán mua hàng hóa trong nước.
Qui trình hạch toán mua hàng nước ngoài. (Hàng hóa nhập khẩu)
Qui trình hạch toán trang bị, xây dựng mua sắm TSCĐ
Qui trình hạch toán bán hàng hóa,
Qui trình tạm ứng và thanh quyết toán tạm ứng,...
Qui trình hạch toán tính khấu hao TSCĐ
Qui trình hạch toán phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn,
.....
Đây là phần gợi ý để các anh chị có thể post bài theo từng chủ đề.

Chân thành cám ơn
 
Sao topic này không có sự đồng tình hưởng ứng của các anh chi vậy.
Mỗi người 1 tay góp sức để có 1 quyển sổ tay "Qui trình hạch toán kế toán". Mong các anh chị sẻ chia ít nhiều kinh nghiệm làm việc cho các bạn đồng nghiệp học hỏi.

Hoài bão
 
ok. thật mình cũng rất muốn vì ý tưởng của bác rất hay. thế nhưng viết ra câu văn em thật chịu chết, em chỉ hiểu và làm thôi. có chỉ người khác cũng chỉ trên phương pháp thực địa chứ theo bài bản em chịu thua

Như thế này nhé, em cứ mạnh dạn viết trong kinh nghiệm thực tiễn của em rồi mọi người xem cùng đưa ra phương án nào tối ưu.
Vấn đề không phải lời văn, bút pháp gì cả.
Một người làm công tác kế toán nếu không có hoạch định ra khái niệm này dẫn đến lúng túng trong công việc rất nhiều.

Vào 1 phòng kế toán thấy xử lý công việc rất suông là do từ đâu để có được việc này.
Một nghiệp vụ rất đơn giản thế mà 1 cô nhân viên phụ trách quỹ tiền mặt lập Phiếu Thu/Phiếu Chi cứ chạy tới chạy lui, hỏi xếp anh ơi rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ nhưng em không biết là lấy tiền ở ngân hàng nào về, chưa kể loại tiền nào nữa chứ.

Thưa xếp cái này bán hàng thu tiền ngay hay chậm trả vậy xếp - Thu tiền ngay bằng tiền mặt hay bằng séc hoặc qua ngân hàng ????
Một câu hỏi cuối cùng của nhân viên : "Định khoản nghiệp vụ này như thế nào thưa xếp."

Có bấy nhiêu người phụ trách kế toán cùng kế toán còn tâm trí đâu để đầu tư vào những lĩnh vực chuyên môn của mình nữa.

----
To : hong gam,
Xin lỗi bạn, ngoài bạn có phải tên Hồng Gấm và công tác tại công ty kiểm toán AFC trước đây không ?. Thân
 
To : Ban Quản Trị
Ban Quản Trị có công cụ gì để tụi em lập vẽ sơ đồ chữ T được không ?
Kính thưa Anh,
Anh cứ cho các bút toán nợ có theo từng phân hệ, em làm sơ đồ chữ T kính hầu Anh.
 
Thật hoan nghênh và rất vui khi được anh ptm0412 quan tâm. Em kính và rất mong anh hỗ trợ giúp đỡ sẻ chia cho topic này.
Mỗi thành viên anh em mình một tay chứ.
Đừng để em đơn độc - đánh trống thổi kèn cũng là em (Nhớ lời anh chị handung nói)
Kính,
 
Sao topic này không có sự đồng tình hưởng ứng của các anh chi vậy.
Mỗi người 1 tay góp sức để có 1 quyển sổ tay "Qui trình hạch toán kế toán". Mong các anh chị sẻ chia ít nhiều kinh nghiệm làm việc cho các bạn đồng nghiệp học hỏi.

Hoài bão

Chào Bác!
Mấy hôm nay lo viết mấy cái code nên chưa vào đây xem được.
Quả đúng là một ý tưởng hay. Giờ chúng ta hãy mở một topic mới bên mục Excel với kế toán với Tiêu đề Hỏi đáp về hạch toán các nghiệp vụ kế toán. Chúng ta sẽ viết bài, hỏi đáp và thảo luận về vấn đề này.
Sẵn tiện , chúng ta cũng mở luôn Topic hỏi đáp về Luật, Thông Tư, Quyết định và các chính sách về Kế Toán, Thuế, thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về chế độ kế toán để bổ sung cho Topic về Hạch toán Kế toán.
Mong nhận được nhiều sự ủng hộ của các bạn.
Mình sẽ về viết liền mấy bài về hạch toán kế toán và sẽ gửi lên.
 
File cách hạch toán các tài khoản

Em xin được đóng góp một file
Cách hạch toán các tài khoản (nguồn danketoan.com)


Còn các văn bản thì mình có trang này cũng rất hay
Thư Viện Pháp luật
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Quan hệ Tiền mặt với tiền gởi

Cho phép mình viết trước nhe, có sai gì gia đình mình cùng dạy bảo nhau nhe.

Xác lập các quan hệ hạch toán giữa tiền mặt - tiền gởi ngân hàng.
1.- Khi rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ
Phân hệ tiền mặt (Tạm gọi cho xôm như thế nhé) - Phần hành tiền mặt
Nợ 1111/ Có 113 (Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ) (không cần biết ở ngân hàng nào)
Phân hệ tiền gởi (Tạm gọi cho xôm như thế nhé) - Phần hành tiền gởi ngân hàng
Nợ 113/ Có 1121xxxx (Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ) (Phần hành tiền gởi lúc bấy giờ có thể đi chi tiết hóa (tiết khoản) tên ngân hàng/loại tiền gởi (Ở đây là VNĐ)
2.- Khi nộp tiền mặt vào tiền gởi ngân hàng
Phân hệ tiền mặt - Phần hành tiền mặt
Nợ 113/ Có 1111 (Nộp tiền vào ngân hàng) (không cần biết ở ngân hàng nào)
Phân hệ tiền gởi - Phần hành tiền gởi ngân hàng
Nợ 1121xxxx/Có 113 (Phần hành tiền gởi lúc bấy giờ có thể đi chi tiết hóa (tiết khoản) tên ngân hàng/loại tiền gởi (Ở đây là VNĐ)
3.- Chuyển đổi giữa các loại tiền ở ngân hàng
Phân hệ tiền gởi - Phần hành tiền gởi ngân hàng (VNĐ - USD hoặc USD - FRF,...)
Chuyển đổi USD-FRF,.. gọi chung là ngoại tệ sang VNĐ trong cùng hệ thống ngân hàng hoặc ngân hàng khác nhau
3.1 Chuyển tiền VNĐ từ ngân hàng này qua ngân hàng khác.
Giả sử Ngân hàng Vietcombank và Ngân hàng ACB
Chứng từ/Sổ phụ ngân hàng Vietcombank hạch toán như sau :
Nợ 1121VCB/Có 113 (Phần hành tiền gởi VNĐ lúc bấy giờ có thể đi chi tiết hóa (tiết khoản) tên ngân hàng/loại tiền gởi (Ở đây là VNĐ)
Chứng từ/Sổ phụ ngân hàng ACB hạch toán như sau :
Nợ 113/Có 1121ACB (Phần hành tiền gởi VNĐ lúc bấy giờ có thể đi chi tiết hóa (tiết khoản) tên ngân hàng/loại tiền gởi (Ở đây là VNĐ)
3.2 Chuyển tiền ngoại tệ sang VNĐ trong cùng ngân hàng .
Chứng từ/Sổ phụ ngoại tệ ngân hàng Vietcombank hạch toán như sau :
Nợ 113/Có 1122VCB(loại tiền ngoại tệ) (Phần hành tiền gởi lúc bấy giờ có thể đi chi tiết hóa (tiết khoản) tên ngân hàng/loại tiền gởi (Ở đây là ngoại tệ)
Chứng từ/Sổ phụ VNĐ ngân hàng Vietcombank hạch toán như sau :
Nợ 1121VCB/Có 113 (Phần hành tiền gởi lúc bấy giờ có thể đi chi tiết hóa (tiết khoản) tên ngân hàng/loại tiền gởi (Ở đây là VNĐ)

Tóm tắt như sau :

Mã:
[SIZE=3][COLOR=red][B]Dùng tài khoản 113 làm tài khoản trung gian để xử lý cho các nghiệp vụ trên.[/B][/COLOR][/SIZE]
Về nguyên lý Cơ bản TK 113 cho phép có số dư Nợ
Cách của mình làm khi phát hiện thấy TK 113 có số dư Nợ/Có thì xem lại còn thiếu bút toán nào và phải lập các bút toán bổ sung ngay.
Tiện ích :
Xử lý các bút toán không có trùng
Các phần hành không còn lúng túng chạy tới chạy lui để hỏi lấy tiền này tử ngân hàng nào,....
Quản lý được đường đi số liệu.
Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Anh PTM0412 chỉ yêu cầu khi em có xây dựng xác lập qui trình bằng các bút toán bình thường nợ/có gì đó rồi anh PTM0412 sẽ hỗ trợ công cụ vẽ lại các bút toán bằng sơ đồ chữ T để minh họa cho các anh em rõ.
Hiểu nhau chắc chỉ anh em ta, người không hiểu ta chỉ còn cách giúp ta mở đại lý bia thôi bác Gân nhỉ!
À cái tiền mặt với tiền gởi xong chưa, hay còn phải đợi aaaaaa Anh Gân? Để em làm chữ T!
 
Chắc hiểu sai ý rùi.
Ý bác già gân muốn các nghiệp vụ phát sinh bên sổ NKC sẽ được tự động lập TK chữ T cho từng TK phát sinh để kiễm tra lại các nghiệp vụ & phụ vụ cho việc lập báo cáo.
Trên diễn đàn này Bác Bắp có 1 file khá hay làm việc này nhưng mình chuyển sang VBA không thành công & bỏ ngỏ luôn cho tới giờ.

Vài dòng gửi bạn.


Thân.

Bác nhắc lại yêu cầu và File đó đi, mình sẽ làm tiếp cho.



Dùng tài khoản 113 làm tài khoản trung gian để xử lý cho các nghiệp vụ trên

Đây là một việc rất tốt cho theo dõi, nhưng sẽ in thêm chứng từ đấy.

Thực ra với các công cụ bây giờ đã hỗ trợ rất mạnh về tính toán, vì thế Mỗi Ngân hàng sẽ có một mã riêng và được quản lý như một đối tượng (giống như đối tượng công nợ)


Trước đây, các phần mềm kế toán trên form nhập liệu chỉ cho thay đổi với 1 mã khách hàng, vì thế khi chuyển công nợ từ khách hàng này sang khách hàng khác thì phải hạch toán qua 1 tài khoản trung gian, với ngân hàng cũng vậy.
Tuy nhiên, bây giờ việc hạch toán này đã rất thoải mái trong việc hạch toán trực tiếp từ đối tượng này sang đối tượng khác. Vì vậy, VD như nghiệp vụ hạch toán chuyển khoản từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc chuyển từ ngoại tệ này qua ngoại tệ khác phải xét sự phù hợp của nó.
Một số cẩn thận thì hạch toán qua trung gian, tuy nhiên thường thì sẽ hạch toán thẳng.
Khi đó chỉ có tài khoản 1121, 1122 thôi, chứ không có các tài khoản như 1121VCB; 1121TCB . . .



VD : Chuyển khoản từ Ngân hàng A --> Ngân hàng B:
Nợ 112 (Đối tượng Ngân hàng B - Đối tượng tiền : VNĐ)
Có 112 (Đối tượng Ngân hàng A - Đối tượng tiền : VNĐ)

VD : Mua USD bằng VND tại Ngân hàng A (Về giá trị thì có thể có VNĐ và USD)
Nợ 112 (Đối tượng Ngân hàng B - Đối tượng tiền : USD)
Có 112 (Đối tượng Ngân hàng A - Đối tượng tiền : VNĐ)
Chú ý : Giá trị khác đối tượng

Chỉ là chút hiểu biết nhỏ, nếu không phải thì mong bác bỏ qua.


Thân!
 
MrOKeBab đã viết:
Một số cẩn thận thì hạch toán qua trung gian, tuy nhiên thường thì sẽ hạch toán thẳng.
Đúng thế, thường thì hạch toán thẳng, nhất là khi có phần mềm hoặc chỉ cần Excel, Access nếu biết cách. Tuy nhiên Bác Gân có lẽ muốn đưa những trường hợp tổng quát nhất. Hay là Bác Gân cho ghi chú chỗ này: Có thể bỏ qua TK 113 nếu nhắm quản lý được bằng 1 hệ thống TK hợp lý.

Xin nói thêm: Hệ thống TK hợp lý sẽ có các dạng:

1. Như BAB nói: Chỉ 2 TK 1121 và 1122, nhưng có thêm 2 trường dữ liệu đối tượng NH và trường Mã tiền tệ.
2. Hoặc mở chi tiết TK cho ngân hàng như 1121ACB, 1121EIB, 1122EIB, kèm theo 1 trường mã tiền tệ. Vì đằng nào cũng phải có báo cáo chi tiết cho từng em NH, Bảng cân đối PS chi tiết cũng phải lên mỗi em 1 dòng.

Dù sao thì cũng xin kèm sơ đồ chữ T cho phần này, nếu thấy không cần thiết thì bỏ qua 113.

SodoTM-TG.gif
 
Bác nhắc lại yêu cầu và File đó đi, mình sẽ làm tiếp cho.
Đây là một việc rất tốt cho theo dõi, nhưng sẽ in thêm chứng từ đấy.

Thực ra với các công cụ bây giờ đã hỗ trợ rất mạnh về tính toán, vì thế Mỗi Ngân hàng sẽ có một mã riêng và được quản lý như một đối tượng (giống như đối tượng công nợ)

Trước đây, các phần mềm kế toán trên form nhập liệu chỉ cho thay đổi với 1 mã khách hàng, vì thế khi chuyển công nợ từ khách hàng này sang khách hàng khác thì phải hạch toán qua 1 tài khoản trung gian, với ngân hàng cũng vậy.
Tuy nhiên, bây giờ việc hạch toán này đã rất thoải mái trong việc hạch toán trực tiếp từ đối tượng này sang đối tượng khác. Vì vậy, VD như nghiệp vụ hạch toán chuyển khoản từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc chuyển từ ngoại tệ này qua ngoại tệ khác phải xét sự phù hợp của nó.
Một số cẩn thận thì hạch toán qua trung gian, tuy nhiên thường thì sẽ hạch toán thẳng.
Khi đó chỉ có tài khoản 1121, 1122 thôi, chứ không có các tài khoản như 1121VCB; 1121TCB . . .

VD : Chuyển khoản từ Ngân hàng A --> Ngân hàng B:[INDEíNT]Nợ 112 (Đối tượng Ngân hàng B - Đối tượng tiền : VNĐ)
Có 112 (Đối tượng Ngân hàng A - Đối tượng tiền : VNĐ)
[/INDENT]

VD : Mua USD bằng VND tại Ngân hàng A (Về giá trị thì có thể có VNĐ và USD)
Nợ 112 (Đối tượng Ngân hàng B - Đối tượng tiền : USD)
Có 112 (Đối tượng Ngân hàng A - Đối tượng tiền : VNĐ)
Chú ý : Giá trị khác đối tượng

Chỉ là chút hiểu biết nhỏ, nếu không phải thì mong bác bỏ qua.

Thân!

Việc chuyển khoản qua ngân hàng chưa chắc được hoàn tất trong 1 ngày. Lấy ví dụ. Ngày 31/07/2008 lúc 14h30 doanh nghiệp thực hiện một ủy nhiệm chi chuyển từ tài khoản VCB sang BIDV chẳng hạn. Tiền đã cắt bên VCB nhưng vẫn chưa đến tài khoản BIDV, việc này thể hiện rõ trên Bank Statement cuối tháng gửi về. Lúc này ta mới thấy sự khác biệt giữa việc hạch toán trực tiếp 112A-->112B và cách hạch toán qua trung gian TK 113, và chính lúc này khái niệm 113 sẽ thể hiện rõ vai trò của nó trong bảng cân đối kế toán.

Giả định nghiệp vụ trên được thực hiện vào ngày 31/12/2008 (Hay nói cách khác là thực hiện vào ngày cuối niên độ kế toán năm). Lúc này vấn đề sẽ như thế nào? Thông thường các phần mềm nước ngoài, module Cash/Bank đều có phần reconciliation giữa Bank statement và sổ chi tiết. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế việc này bằng cách qua trung gian TK 113.

Việc hạch toán qua TK trung gian có điểm lợi là :
1. Số chứng từ hạch toán được liên tục;
2. Việc lưu trữ chứng từ được khoa học (chứng từ thu [báo có], chi [báo nợ]) rõ ràng;
3. Hạn chế việc reconcile các tài khoản cuối kỳ kế toán.
4. Việc phân công phân nhiệm sẽ rõ ràng (trong trường hợp doanh nghiệp phân bổ công việc mỗi kế toán chịu trách nhiệm theo dõi 1 tài khoản ngân hàng).

Best regards,
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đồng ý với Cadafi rằng NH có thể chậm, gởi UNC chiều nay, sáng mai mới đi, nhưng 1 số NH sẽ ghi nhận phát sinh trong đúng ngày họ ký trên UNC, nghĩa là ngày ta gởi UNC.
Nếu ngân hàng nào để qua ngày hôm sau mới ghi nhận phát sinh trên Bank Statement, ta thường gọi là sổ chi tiết NH hoặc sổ phụ NH, thì cái sổ phụ NH vẫn là chứng từ gốc, để căn cứ vào đó ta hạch toán đúng ngày.

Nghĩa là ta chỉ hạch toán theo ngày của UNC khi ngày này trùng với ngày của NH báo nợ. Còn không, 1 UNC hay Séc đã phát hành chưa phải là tiền đã ra khỏi NH, còn ghi sai, còn chuyển nhầm ngân hàng, chuyển nhầm tài khoản người nhận, đủ thứ linh tinh. Tốt nhất là theo quy định, lấy giấy báo nợ, báo có của NH làm chứng từ gốc mà hạch toán.
 
Bàn thêm về tài khoản trung gian (Offset Account/Suspend Account)

Nhân đây cũng xin bàn thêm về tài khoản trung gian đối với hạch toán hàng tồn kho:
Thông thường khi mua hàng hóa tồn kho, ta sẽ hạch toán:
Nợ 152/156/153
Nợ 133 (nếu có)
Có 331

Tuy nhiên, thực tế bút toán này chưa chắc thực hiện được đúng bản chất của nó.
Lấy ví dụ:
Doanh nghiệp A mua nguyên liệu của bên B. Bên B giao hàng từng đợt, và xuất hóa đơn vào ngày 15 và 30 hàng tháng.

1. Vấn đề đặt ra là: Nguyên liệu Doanh nghiệp A đã nhận và đưa vào sản xuất rồi, nhưng hóa đơn đầu vào vẫn chưa có?!

2. Nếu như hạch toán trực tiếp Nợ Hàng tồn kho/Có phải trả người bán. Vô hình chung việc phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán không rõ ràng, vì có thể người quản lý công nợ và người quản lý kho là hai người khác nhau. Quản lý công nợ chịu trách nhiệm các tài khoản công nợ, quản lý kho chịu trách nhiệm về số dư các tài khoản kho.

3. Đề xuất hạch toán như sau:
Khi nhập kho hàng hóa:
Nợ hàng tồn kho (152/156/153) ____________ giá mua theo hợp đồng/Đơn đặt hàng
Có TK trung gian (có thể là 3359 - hàng mua chưa có hóa đơn) ___________giá mua theo hợp đồng/Đơn đặt hàng.
Khi nhận được hóa đơn (có thể khác kỳ kế toán với khi nhập kho):
Nợ 3359 ______giá theo hóa đơn
Nợ 133 (nếu có)
Có 331 (phải trả người bán)
Như vậy, việc hạch toán trên góp phần:

1. Đảm bảo hàng hóa được phản ánh vào kho doanh nghiệp ngay đúng thời điểm nhập, bất chấp hóa đơn về sớm hay trễ;
2. Phân công phân nhiệm rõ ràng, ai chịu trách nhiệm về tài khoản nào;
3. Số dư tài khoản 3359 - tài khoản trung gian sẽ phản ánh số lượng hàng nhập kho nhưng chưa có hóa đơn (việc này có thể theo dõi theo đối tượng được), đốc thúc các bộ phận liên quan (như BP mua hàng chẳng hạn) yêu cầu Nhà cung cấp phải xuất hóa đơn.
4. Phân định rõ số chứng từ theo khía cạnh logic. Nhập kho thì phải tuân thủ quy tắc đánh số chứng từ nhập kho, công nợ phải tuân thủ quy tắc ghi nhận công nợ theo hóa đơn.
5. Phát hiện được chênh lệch giữa giá mua thực tế trên hóa đơn và giá thỏa thuận trên hợp đồng/đơn đặt hàng, từ đó có hướng giải quyết thích hợp.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin đóng góp cho Topic 1 sơ đồ T

Cảm ơn bác kế toán già gân vì bài thắc mắc trước của em. Em rất ủng hộ xây dựng topic này thông qua đó những người làm công việc kế toán sẽ củng cố thêm được nghiệp vụ cho mình để giúp cho doanh nghiệp tránh được những "chi phí" đáng tiếc.
Ah mới đây bên công ty em mới bị cơ quan thuế giờ đầu vì hóa đơn trễ. Cụ thể là Theo như luật thuế bây giờ Hóa đơn đầu vào chậm 3 tháng vẫn được khấu trừ nhưng mới đây TT 61 lại xử phạt hành chính đối với hóa đơn bị chậm 1 tháng điều này rất là vô lý bởi chuyện hóa đơn tháng này bị luân chuyển qua tháng sau là chuyện phải có thôi. Bác nào đang làm kế toán thì dè chừng diều này.
Việc hoàn thuế cũng có một điều là những hóa đơn đầu vào thiếu chữ ký mua hàng hay không có MST của đơn vị đều bị xuất toán hết đến lúc này năn nỉ thuế cũng mệt mà sau này điều chỉnh lại tờ khai cũng khổ lắm. Đây là những điều em biết cũng mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho anh chị làm kế toán
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Qui trình hạch toán hàng mua trong nước và ngoài nuớc

I.- Hạch toán mua hàng hoá , nguyên vật liệu trong nước

Tiếp theo bài của anh ca_dafi

Mình xin tóm tắt và phân làm hai loại nghiệp vụ của anh ca_dafi như sau :
- Hàng hoá và chứng từ về cùng 1 lúc
- Hàng hoá về trước chứng từ về sau


1.- Khi hàng hoá và chứng từ cùng về :
Bút toán số 1
Nợ 152,156,153
Nợ 1331
Có 331
Bút toán số 2
Khi thánh toán cho nhà cung cấp
Nợ 331/Có 111-112

2.- Hàng hoá về trước chứng từ về sau :

Khi nhập kho hàng hóa:


Bút toán số 3
Nợ hàng tồn kho (152/156/153) __ giá mua theo hợp đồng/Đơn đặt hàng
Có TK trung gian (có thể là 3388 - hàng mua chưa có hóa đơn) ___________giá mua theo hợp đồng/Đơn đặt hàng.
Khi nhận được hóa đơn (có thể khác kỳ kế toán với khi nhập kho):
Bút toán số 4 (Khi chứng từ về ghi lại các bút toán sau)
Nợ 3388 ______giá theo hóa đơn
Nợ 133 (nếu có)
Có 331 (phải trả người bán)
Mã:
Xin đề nghị ghi Nợ vào TK 3388 thay vì 3359
II.- Hạch toán mua hàng hoá , nguyên vật liệu nhập khẩu

Mã:
Tập trung và Thông qua tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường
Khi hàng về

Bút toán số 5
Nợ 151 /Có 331 - Căn cứ trên Invoice (a1)
Bút toán số 6
Nợ 151 /Có 3333 (Thuế nhập khẩu “nếu có”) - Căn cứ trên tờ khai nhập khẩu (a2)
Bút toán số 7
Xử lý Bút toán nhập kho (Hay còn gọi là bút toán đồng thời)
Nợ 152,153,156 /Có 151 (a1+a2) (sau khi có tính phân bổ thuế nhập khẩu cho số từng lượng/mặt hàng)

Bút toán số 8.3
Nợ 1331/Có 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu) - Căn cứ trên tờ khai nhập khẩu
Khi xử lý Bút toán này cần phải có chứng từ nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản


Khi thanh toán
Bút toán số 8.1
Nợ 33312/Có 1121-111 (Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Bút toán số 8.2
Nợ 3333/Có 1121-111 (Nộp thuế nhập khẩu)
Bút toán số 9
Nợ 331/Có 1122 (Thanh toán cho nhà cung cấp)

Kính nhờ và rất mong các anh chị cho thêm ý kiến vào 2 qui trình hạch toán hàng mua trong nước và ngoài nước.


Hạch toán mua dịch vụ trong nước và nước ngoài (sẽ trao đổi tiếp)


Rất vui khi topic này được mọi anh em quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến.
Chân thành cám ơn tất cả anh chị trong Ban Quản trị và anh chị em thành viên của gia đình excel



Thân,
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom