Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

Liên hệ QC
Chao các bác. em câá ơn các anh chị đã lập topic này.
Xin cho em hỏi một vấn đề sau. cty em trước thang lương cũ (chưa đổi) không có bảng phụ cấp lương vì muốn lách BHXH, YT

hiện nay em đang làm lại thang lương mới và đang ký thì được hướng dẫn cho mẫu có bảng " PHụ Cấp lương" em thấy có 2 phương án không biết cái nào đúng cái nào sai.

1 - các phụ cấp trách nhiệm tiền ăn công tác phí không đưa vào bảng phụ cấp lương => để khoi dong BH
2 vẫn đưa vào nhưng khi đóng bảo hiểm vẫn không tính phần đó => như vấy có đươc không ạ

thanks
em có theo dõi tpic về thang bảng lương của anh trên giaiphapexcel. Em cácm ơn về topic của anh rất nhiều, qua đó em có thể học hỏi thêm.

Em có một vấn đề xin mạng phép làm phiền anh một chút.
= Về bảng phụ cấp lương khi xây dựng thang bảng lương. Công ty em chỉ muốn đóng BH trên mức lương căn bản thôi (lương tối thiểu * hệ số)
chính vì vậy anh có thể cho em hỏi nếu mình xây dựng phụ cấp lương và đăng ký với phòng lao động thì khi qua BHiểm mức đóng có bao gốm cả lương và phụ cấp không ạ?

Còn nếu sếp không đòng ý đóng thêm trên các khoản phụ cấp thì khi em xây dựng phụ cấp thang lương em không đăng ký với Phòng lao động (khi xay dưng thang bảng lương) mà chỉ sửa dụng nội bộ và trên báo cáo kế toán , thuế thôi. còn về Lao động và phía bảo hiểm em dấu bảng phụ cấp lương di thì có sao không ạ.

Chân thành cám ơn anh
thân
Bạn xem công văn Công văn 3052/LĐTBXH-LĐTL ngày 14/09/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tại đây để lập hợp đồng lao động sao cho phù hợp.

Các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định mà doanh nghiệp vận dụng
- Phụ cấp giữ chức vụ
- Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Phụ cấp thâm niên nghề
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp trách nhiệm công việc
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp lưu động

Các nội dung trợ cấp, hỗ trợ khác.
- Hỗ trợ điện thoại
- Hỗ trợ xăng xe
- Tiền ăn trưa
- Khoán công tác phí
- Tiền thưởng doanh số

Các khoản này các bạn đưa vào mục Những thoả thuận khác (12) trong điều Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động của Hợp đồng lao động (HDLD) hoặc trong Thoả ước lao động tập thể (TULDTT), hoặc theo quy chế tiền lương của Công Ty

Tổng quát: Tại mục Những thoả thuận khác (12) trong điều Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động khi lập HDLD, chỉ ghi theo (TULDTT), hoặc theo quy chế tiền lương của Công Ty. Đây là cũng yếu tố để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ khi quyết toán, thanh kiểm tra thuế về chi phí nhân viên đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan BHXH không thu các khoản phụ cấp trên.
 
Tham khảo thêm về cách lập hợp đồng lao động cho các đối tượng có thời gian thử việc đây.
Xem bài này:Thời gian thử việc có tính cộng dồn vào thời gian tham gia BHXH? tại đây

Khi pháp luật có thay đổi, nếu bạn biết vận dụng sự thay đổi của pháp luật, bạn sẽ loại bỏ những rủi ro, tổn hại cho DN. Người không biết về sự thay đổi của pháp luật thì sẽ gánh chịu mọi rủi ro và bỏ lỡ cơ hội làm giàu

Đề xuất (nhạy cảm): Đối với đối tượng thử việc nên lập HDLD thử việc riêng và lập bảng thanh toán tiền lương riêng.

Chú ý: Không Hạch toán qua TK 334 đi thẳng tất tần tật vào các TK loại 6 (622, 6271, 6411, 6421 - Theo QD15) và QD 48 (154 - 642). Trong những trường hợp DN chưa tham gia BHXH lần nào, cơ quan BHXH sẽ yêu cầu cung cấp bảng lương, báo cáo tài chính "để đối chiếu TK 334")
 
Chào các bác.
Chỗ em làm bây giờ là chi nhánh hạch toán độc lập. Trụ sở công ty thì ở trong Hải Phòng. Em muốn hỏi là chi nhánh thì có thể đăng ký thang bảng luơng riêng và có thể tự đăng ký đóng các loại BH mà không cần thông qua công ty được không. Lương tối thiểu vùng ở HN và HP khác nhau nên không thể dùng chung thang bảng lương được, GĐ chi nhánh bên em cũng muốn lập 1 bảng lương hệ số khác hoàn toàn với trên công ty.
 
Chào các bác.
Chỗ em làm bây giờ là chi nhánh hạch toán độc lập. Trụ sở công ty thì ở trong Hải Phòng. Em muốn hỏi là chi nhánh thì có thể đăng ký thang bảng luơng riêng và có thể tự đăng ký đóng các loại BH mà không cần thông qua công ty được không. Lương tối thiểu vùng ở HN và HP khác nhau nên không thể dùng chung thang bảng lương được, GĐ chi nhánh bên em cũng muốn lập 1 bảng lương hệ số khác hoàn toàn với trên công ty.

Chào bạn lage2,

1.- Tìm hiểu Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động

Bản tiếng Anh, tại đây: http://www.giaiphapexcel.com/forum/...định-70-2011-NĐ-CP-August-22-2011-(Tiếng-Anh)

Bản tiếng Việt, tại đây: http://www.giaiphapexcel.com/forum/...ùng-tăng-lên-1-4-triệu-đến-2-triệu-đồng-tháng

và Thông tư 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16/09/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động

3. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

a) Địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III.

b) Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

c) Khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong phân khu nằm trên địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

2.- Tổng thể việc xây dựng thang lương, bảng lương của Công ty tất nhiên phải nghĩ đến các chi nhánh. Các chi nhánh căn cứ các quy chế tiền lương của Công Ty để xây dựng sao cho phù hợp với tình hình tại địa bàn khu vực chi nhánh đang đóng.

Ví dụ:
Mức lương của Kế toán chi nhánh có bằng hoặc cao hơn mức lương của người làm Kế toán tại công ty không?
Các khoản phụ cấp cần phải có cho những anh chị em làm ở chi nhánh, vùng sâu vùng xa. Có thế thì mới khuyến khích thu hút người lao động

3.- Việc tham gia BHXH của các chi nhánh tại địa phương sở tại, chỉ áp dụng cho các chi nhánh có hạch toán độc lập có con dấu, tài khoản riêng và được uỷ quyền từ công ty thì cơ quan BHXH mới cho tham gia BHXH. BHXH nắm người có tóc chứ không nắm người không tóc.
 
Cám ơn bác đã trả lời. Chi nhánh em có con dấu và tài khoản riêng, như vậy là được phép đóng BH tại nơi đặt trụ sở khi có sự ủy quyền của GĐ. Nhưng về vấn đề thang bảng lương, theo như bác nói thì vẫn phải dùng thang bảng lương của công ty, chỉ được phép thay lương tối thiểu mà không được phép lập 1 bảng lương hoàn toàn mới với các hệ số mới? Lúc đó chỉ cần cầm thang bảng lương của công ty đã thay mức lương tối thiểu cho phù hợp rồi ra đăng ký với phòng lao động thương binh xã hội nơi đóng trụ sở chi nhánh. Không biết em hiểu vậy có đúng không ạ?
Vì vấn đề ở đây là chi nhánh em hoạt động ở 1 ngành nghề hoàn toàn khác với ngành nghề chính công ty đang hoạt động, mức lương nó cũng khác, giờ mà cứ phải áp dụng bảng lương của công ty thì khó quá.
 
Suy nghĩ thêm như thế này để rõ hơn:

Xây dựng các hệ số/giãn bậc/mức lương sao cho phù hợp là được nhưng chú trọng các hệ số/giãn bậc/mức lương cho từng chức danh/vị trí ngành nghề tương đương không thể cao hơn với công ty "mẹ". Ngoại trừ những hệ số/giãn bậc/mức lương cho từng danh, vị trí công việc có sự khác biệt so với công ty, chi nhánh phải bảo vệ được lập luận là sao cao hơn hoặc bằng với công ty mẹ.

Qua đã đưa ra ví dụ trên:
+ Cùng 1 chức danh (kế toán), vị trí (kế toán tổng hợp) nhưng áp lực, khối lượng công việc ở chi nhánh sao nhiều hơn người kế toán tổng hợp ở Công ty mẹ hoặc thủ kho của công ty/chi nhánh,...
hoặc
Trưởng chi nhánh có bằng hoặc cao hơn Trưởng phòng, Phó giám đốc, Giám đốc của công ty mẹ không?

Ngoài ra, còn tuỳ thuộc chính sách tiền lương của công ty mẹ "có" giao khoán cho chi nhánh để chi nhánh căn cứ vào quỹ lương đó mà sắp xếp tuyển chọn nhân viên (chi nhánh sử dụng lao động nhiều thì thu nhập ấy phải chia sẻ, cắt nhỏ nhiều phần ra; ngược lại tinh giản biên chế, mỗi người kiêm nhiệm thêm thì thu nhập được tăng thêm)

Đó là những điều cần phải suy nghĩ khi xây dựng thang lương bảng lương của chi nhánh.
 
Em có 1 thắc mắc nhỏ như sau:
Công ty em là Công ty cổ phần. Ở Hà Nội.
Em muốn xây dựng thang lương theo NĐ205.
Nếu ĐH với hệ số là 2,34 và Cty đề ra mức lương tối thiểu chung áp dụng là 1.000.000 đ. Vậy mức lương đóng BHXH = 2,34 x 1000.000= 2.340.000 Đ (Cao hơn mức lương tối thiểu vùng ở khu vực Hà Nội là 2.000.000 đ).
Em hỏi như vậy có được không, hay nhất thiết mức lương tối thiểu chung = mức lương tối thiểu vùng = 2000.000 đ. và như vậy mức lương đóng BHXH = 2,34 x 2000.000= 4.680.000 đ
Có bác nào trả lời em với.
Tks, cả nha
 
Em có 1 thắc mắc nhỏ như sau:
Công ty em là Công ty cổ phần. Ở Hà Nội.
Em muốn xây dựng thang lương theo NĐ205.
Nếu ĐH với hệ số là 2,34 và Cty đề ra mức lương tối thiểu chung áp dụng là 1.000.000 đ. Vậy mức lương đóng BHXH = 2,34 x 1000.000= 2.340.000 Đ (Cao hơn mức lương tối thiểu vùng ở khu vực Hà Nội là 2.000.000 đ).
Em hỏi như vậy có được không, hay nhất thiết mức lương tối thiểu chung = mức lương tối thiểu vùng = 2000.000 đ. và như vậy mức lương đóng BHXH = 2,34 x 2000.000= 4.680.000 đ
Có bác nào trả lời em với.
Tks, cả nha

Chào bạn,

1.- Các văn bản liên quan về mức lương tối thiểu chung và mức lương vùng (Áp dụng từ 01/05/2011 đến giờ), gồm có: (Xem chi tiết đầy đủ tại đây). Trong GPE, tôi cũng chia sẻ đầy đủ cả.

  • Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;
  • Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2011 về lương tối thiểu chung của công ty TNHH MTV ;
  • Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc;
  • Thông tư số 13/2011/TT-BLĐTBXH ngày 27/4/2011 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
  • Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định mức lương tối thiểu vùng;
  • Thông tư số 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2011 hướng dẫn thựchiện mức lương tối thiểu vùng


2.- Cần phân biệt đối tượng áp dụng Mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng

2.1. Mức lương tối thiểu chung được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý theo hoạt động của Luật Doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu chung này được dùng làm cơ sở tính các mức lương trong hệ thống thang, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo các quy định văn bản pháp luật nêu trên.

Mức lương này cũng được dùng làm cơ sở để tính trợ cấp từ 1/5/2011 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng

Theo Nghị định 23/2011/NĐ-CP được Chính phủ ban hành kể từ 1/5/2011, lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 13,7%, áp dụng cho 6 nhóm đối tượng.

6 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng gồm:

(Nếu có quan tâm, xem hướng dẫn chi tiết cách tính tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng: Thông tư số 13/2011/TT-BLĐTBXH ngày 27/4/2011 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội),tại đây: http://trithucketoan.blogspot.com/2012/02/thong-tu-so-132011tt-bltbxh-ngay.html

1- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

5. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010.

6. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010.​


2.2. Mức lương tối thiểu vùng (Xem Thông tư số 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2011 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùngNghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định mức lương tối thiểu vùng )

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác).
Các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

2. Viên chức quản lý hưởng lương trong các doanh nghiệp, bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và những người làm công tác quản lý khác hưởng lương.​

3.- Tài liệu hướng dẫn Mức lương tối thiểu vùng theo NĐ 70/2011/NĐ-CP đã chia sẻ tại GPE ở đây: http://www.giaiphapexcel.com/forum/...ức-lương-tối-thiểu-vùng-theo-NĐ-70-2011-NĐ-CP

4.- Bạn xem DN bạn thuộc đối tượng phạm vi áp dụng cho VBPL nào để điều chỉnh mức lương cho phù hợp.
 
Cảm ơn bác già gân nhiều, Công ty em là công ty cổ phần tư nhân thôi, không dính dánh tý nhà nước nào cả.
Vậy công ty em phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng (Như khu vực HN là 2.000.000 đ) chứ không được áp dụng mức lương tối thiểu chung đề xây dựng thang bảng lương đúng không bác?
Chẳng qua em muốn áp dụng NĐ 205 để đỡ phải XD hệ số, bác lương. Nếu bắt buộc phải lấy mức lương tối thiểu vùng để xây dựng thang lương thì không thể lấy hệ số theo NĐ 205 được, như vậy mức đóng BHXH cao quá (Đại học ra trường theo NĐ 205 là 2,34. Vậy mức lương đóng BHXH = 2,34 x 2.000.000 = 4.680.000 đ). Chăc em phải xây dựng lại hệ số giảm để sao nhân với mức lương tối thiểu vùng hơn 2.000.000 đ chút cho đỡ tiền đóng BHXH.
Em hiểu vậy đúng ko bác???
Bác có địa chỉ mail ko? cho em rồi em gửi thang bảng lương rồi bác tư vấn em với. Em ở HN, khi nào bác ra em hậu tạ cafe, nhậu bét nhè:)
 
Một câu ngắn gọn: Thang lương, bảng lương do DN tự chi trả thì tự xây dựng. ND 205 để cho các bạn tham khảo về cách xây dựng cho các cấp bậc, giãn bậc, chức danh của từng người lao động.

1.- Hiện 1 số cơ quan lao động khi đăng ký thang lương, bảng lương họ không cần có hệ số lương chỉ ghỉ mức lương là đủ. Nếu bạn có 1 ghi hệ số thì nhớ làm tròn hệ số tránh khi áp vào để ra mức lương tham gia BHXH thì bị số số lẻ, và lúc ấy cơ quan BHXH họ trách cứ khi tính toán các khoản trích nộp.

2.- Muốn tìm hệ số: Lấy mức lương (***) chia cho mức lương tối thiểu vùng thì ra hệ số (nhớ cho mức lương (***) ấy không bao gồm các khoản phụ cấp nếu có)

3.-
Chắc em phải xây dựng lại hệ số giảm để sao nhân với mức lương tối thiểu vùng hơn 2.000.000 đ chút cho đỡ tiền đóng BHXH.

+ Miễn sao không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003, Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4.-
khi nào bác ra em hậu tạ cafe, nhậu bét nhè:)

Không phải thành viên nào đưa đặt ra vấn đề này tôi mới sốt sắng trả lời, mọi thành viên đều bình đẳng trong việc hỗ trợ, chia sẻ trợ giúp cho nhau . Xin ghi nhận tấm lòng của bạn.

Phân biệt về mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng, tôi đã trình bày cho các bạn để lưu ý rồi.
Trường hợp của bạn phải áp dụng theo Thông tư số 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2011 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng và Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định ========> Mức lương tối thiểu vùng
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xây dựng Hệ thống thang,bảng lương cho Công ty tư nhân

Xin nhờ ý kiếm đóng góp của các Anh,chị và các bạn nào đã từng xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp của mình chỉ dẫn giúp.

Doanh nghiệp của Em thuộc loại vừa và nhỏ, thành lập tháng 8/2010 lĩnh vực xây dựng và thương mại. Hiện tại có 6 lao động trong đó 2 Kế toán, 3 Kỹ thuật và 1 Kế hoạch. Doanh nghiệp chưa đăng ký thang bảng lương với Sở LDDTBXH. Em xây dựng thang,bảng lương như sau:
Mức lương tối thiểu áp dựng :2.000.000 đồng.
Hệ số cao nhất cho Cấp lãnh đạo là 2,5 và thấp nhất là 1 cho cấp thừa hành.

Khi qua bên Sở LDTBXH thì người ta không đồng ý, họ bảo phải xây dựng theo thang, bảng lương của nhà nước (ND 205/2004). Xin hỏi có phải doanh nghiệp tự xây dựng thang, bảng lương là phải áp dụng theo Thang, bảng lương của Nhà nước không?, hay xây dựng theo Quỹ tiền lương của Công ty, và thực tế tình hình hoạt động của công ty, Xin cho ý kiến và một số mẫu thang,bảng lương để em tham khảo!. Chân thành cảm ơn!.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Doanh nghiệp của Em thuộc loại vừa và nhỏ, thành lập tháng 8/2010 lĩnh vực xây dựng và thương mại. Hiện tại có 6 lao động trong đó 2 Kế toán, 3 Kỹ thuật và 1 Kế hoạch.

Xin khẳng định, DN bạn không thuộc loại hình do Sở LDTBXH quản lý. Nói không có cơ sở

Các phần còn lại xem bài trên đã trình bày.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Công ty cháu mới thành lập tháng 11 năm 2011, nhân viên trong công ty mới có 3 ngưới, 1 giám đốc, 1 kế toán, và một kỹ thuật. Bây giờ cháu muốn xây dựng thang bảng lương thi cháu phải làm như thế nào ạ? Cháu là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Mong bác chỉ giúp cháu. Mức lương tối thiểu của công ty là 2tr
 
Bạn mang hồ sơ đến nhà tôi, tôi chỉ cho cách làm. Đừng ngại, sẵn sàng giúp không công cho bạn.
+ Giấy phép kinh doanh
+ Sơ đồ tổ chức (nếu có)
+ Bảng lương hiện hành. (nếu có)

438 B 1 Phan Văn Hân, P.17 - Quận Bình Thạnh
 
Bác kế toán già gân ơi, giúp em với, em đang đăng ký thang lương, bảng lương cho DN để đi dk bảo hiểm xã hội, mà e mới chuyển sang làm nhân sự nên thủ tục này chưa rành, bác xem lại dùm e nhé
Bac có thể cho e biết là : e đang làm ở cty cũ, đang đóng BH, nhưng chuyển sang cty mới, vì cty này mới thành lập nên mọi thứu vẫn chưa ổn, tháng 2 vừa rồi e nhận lương nhưng chưa có đóng bảo hiểm, vậy là phải bỏ 1 tháng hay là mình được đóng bổ sung hả bác?sang tháng 3 là e đóng tiếp tục cho cái BHXH đã đăng ký ở cty cũ dc không?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bác cho em hoi cty e thành lập va hoat động từ 3/2011 giờ em mới đăng ký sử dụng lao dong,thang bảng lương, bảng luong de đăng ký bhxh thì có bị gì không bác, và fai giải trình như thế nào.E chưa có kinh nghiệm xin bác huong dan giúp.
 
Em có một vài thắc mắc về thang bang lương mong cac anh chi hướng dẫn giúp em. Em còn non lắm, nếu vấn đề quà dễ thì cũng mong các anh chị xí xoá mà chỉ dẫn giúp em.
Em mới làm kế toán cho cty TNHH MTV mới thành lập, cty chỉ có giám đốc và em thôi, mà giám đốc thì lại không hưởng lương, nên giờ em phải làm hệ thống thang bảng lương với các chức danh như thế nào cho hợp lý ạ.
Trên bảng mô tả các chức danh trong công ty nộp cùng thang bảng lương thì em chỉ làm mỗi vị trí kế toán của em thôi phải không ạ?
Còn trên báo cáo khai trình tình hình sử dụng lao động sẽ thể hiện cả em lẫn giám đốc hay chỉ có mình em thôi?
Những trường hợp nào cần đăng ký lại thang bảng lương, yêu cầu và thủ tục như thế nào?
Trường hợp đăng ký lại thang bảng lương do tăng mức lương tối thiểu theo quy định thì hệ số lương mới có được thấp hơn hệ số cũ không hay phải bằng hệ số cũ
Trường hợp Cty TNHH 2 TV trở lên có chủ tịch HĐTV và GĐ (đều là người nhà) , vả 2 người đều không hưởng lương, không tham gia BHXH (tham gia BHXH ở cty khác) thì như vậy có hợp lý không ạ?
Mong sớm nhận được trả lời của các anh chị. Xin cảm ơn.
 
Nếu tại TP. HCM, bạn mang hồ sơ của bạn đến nhà mình, mình sẽ giúp cho.

+ Giấy phép thành lập DN
+ Các bảng lương từ lúc thành lập đến giờ. (Có dữ liệu lưu trên USB thì tiện hơn)
+ Báo cáo tài chính 2010 cùng các hồ sơ quyết toán thuế TNCN (tháng, quý, năm)

Chú ý: báo cáo tài chính 2010 về chi phí nhân viên và thuế TNCN phải nộp, đã nộp

Mọi người ai cũng đọc kỹ trong topic này đều làm được cả mà.
Địa chỉ là ở đâu TP.HCM vậy anh/chị ơi. em đọc mà vẫn chưa hiểu .anh/chị có thể vui lòng cho em xin địa chỉ để em tới hỏi được không ạ.Tks nhìu nhỉu.
 
Các bác cho em xin bản soft Bảng qui định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh công việc trong hệ thống thang lương, bảng lương.

Em cám ơn các bác nhiều!!!!
 
rất hay và hữu ích cảm ơn bác Kế Toán Già Gân rất nhiều
 
Web KT
Back
Top Bottom