Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

Liên hệ QC
uppppppppppp. ko ai giúp e ạ :'(


Mình cũng tải về và chắc cũng nhiều thành viên khác tải về xem giúp bạn, nhưng mình đang bận trong kỳ lương của công ty nên có gì thứ hai mới gửi cho bạn góp ý để cùng hoàn thiện thang bảng lương này được.
 
Em chào các anh (chị).
Em đang xây dựng thang lương cho Công ty mà sao gặp nhiều vấn đề quá, mãi mà chẳng đâu vào đâu cả. Các anh (chị) giúp em với. Công ty em hiện tại đang áp dụng thang bảng lương của Nhà nước nhưng giờ ông Giám Đốc yêu cầu xây dựng thang bảng lương mới nhằm giảm mức đóng BHXH. Em gửi kèm file lương em đang xây dựng mong sự giúp đỡ của mọi người. Em xin nói qua về phương án lương em đang xây dựng:


+Thu nhập = Lương cứng + lương mềm
+ Lương cứng = Phụ cấp hàng tháng( nhà ở ,chuyên cần,ăn..) + lương theo vị trí công việc( đánh giá điểm qua 12 tiêu chí để xác định cấp bậc,nhóm chức danh)
+Lương mềm = số điêm (đánh giá theo kết quả hoàn thành/100 điểm/đánh giá hàng tháng) * hệ sô lương mềm theo chức danh *(số tiền /điểm)

Em thấy mông lung quá, một số vấn đề như:
1) Đánh giá phàn cứng : Đánh giá được điểm của các chức danh rồi ,từ đấy xây dựng được hệ số,thang luong
nhưng quay ngược lại xép các chức danh trong nhóm vào bậc nào
2) Hệ số khoảng cách giữa các nhóm đã phù hợp chưa
3) Đánh giá phầm mềm : để trả lương mềm theo kết quả hoàn thành công việc.có thể lấy từ khoảng cách lương trong bảng cứng không
Ví dụ : nhóm cán bộ cấp trưởng cách cấp phó là 117%, cấp phó cách cấp NV1 là 126%,NV cấp 1 cách cấp 2 là 118%....nếu cấp trưởng là 4 thì cứ thế giảm lùi % các các nhóm dưới.....
Mong mọi người giúp em với ạ.


Mình đã xem qua file của bạn, không thấy bạn ghi rõ bạn đang áp dụng mức lương tối thiểu nào?
Nếu mức lương tối thiểu công ty bạn sử dụng là 2.514.000đ chẳng hạn thì theo hệ số ở cấp bậc thấp nhất của bạn tính ra mức lương sẽ là: hệ số lương * mức lương tối thiểu=2514.000đ

Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Bạn có thể quy đổi từ hệ số sang mức lương để đóng bảo hiểm.
Trong cột B “nhóm lương” bạn có thể viết rõ hơn về các cấp bậc cũng được: Ví dụ: CNKT bao gồm: Nhân viên kỹ thuật, thợ chế tạo máy…

Bạn đừng hiểu phức tạp đánh giá phần cứng và phần mềm mà hiểu theo đúng ngôn ngữ của văn bản nhà nước là:
Về thang lương, cần căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty rồi áp dụng thang lương theo quy định. Mình ví dụ thang lương của ngành chế biến lâm sản nhé:
Nhóm I: bậc 1 đến 7 là: 1,45; 1,71; 2,03; 2,39; 2,83; 3,34; 3,95
Nhóm II: 1,55; 1,83; 2,16; 2,55; 3,01; 3,56; 4,20
....................
Như vậy hệ số thấp nhất cũng đã là 1,45.

Trong nhóm 1 lại phân ra các công việc cụ thể và độ dãn cách cụ thể trong bảng lương.

Theo ví dụ trên, đầu tiên bạn phải xác định công ty bạn thuộc ngành, nhóm ngành nào (du lịch, dịch vụ hay văn hóa, dược phẩm, chế biến nông sản, công trình đô thị, xây dựng cơ bản, luyện kim, hóa chất.............) , ngành đó phù hợp với thang lương mấy bậc? Có những loại thang lương 7 bậc, 6 bậc...

Tiếp theo, lấy hệ số thấp nhất của thang lương đó áp dụng vào công ty bạn, ví dụ bạn đang để hệ số 1,00 là thấp nhất, 1,00 chỉ áp dụng với nhân viên phục vụ, lao động phổ thông không cần đào tạo, như tạp vụ...(giống như là mức lương tối thiểu 2.514.000đ chỉ áp dụng được cho lao động không cần đào tạo đó)

Mình Ví dụ: Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân:

Đối với chuyên gia cao cấp có 3 bậc lương:

- Hệ số lương: 7,00 – 7,50 – 8,00

Mức lương từ 01/04/2013: 2.514.000
Như vậy mức lương của họ là: 2514000*7,00= Mức lương được hưởng.

Bảng lương của Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng

Được thiết kế theo lương chức vụ, mỗi chức danh có 2 bậc lương theo hạng doanh nghiệp:

Đối với Tổng công ty có 2 dạng:

- Tổng công ty đặc biệt và tương đương

- Tổng công ty và tương đương

Đối với Công ty có 3 hạng: hạng I, hạng II và hạng III

- Cao nhất là Tổng giám đốc Tổng công ty đặc biệt và tương đương có 2 bậc lương với hệ số là 7,85 và 8,2

- Thấp nhất là kế toán trưởng Công ty hạng III có 2 bậc lương với hệ số là 4,33 và 4,66.

3- Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ: gồm có 4 chức danh

- Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp : có 4 bậc lương: 5,58 – 5,92 – 6,26 – 6,60

- Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính: có 6 bậc: 4,0 – 4,33 – 4,66 – 4,99 – 5,32 – 5,65

- Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư: có 8 bậc: 2,34 - 2,65 – 2,96 – 3,27 – 3,58 – 3,89 – 4,2 – 4,51

- Cán sự, kỹ thuật viên: 12 bậc: bậc 1: hệ số 1,80; bậc 12: 3,89

(Phần này bạn đọc thêm trong nghị định 204, 205CP)

Sau khi xác định được hệ số thấp nhất của thang lương, bạn tính tỷ lệ tăng giữa các bậc lương.

Xây dựng thang, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc:

- Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo.

- Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất.

- Số bậc, thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi, khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các tài năng tích luỹ, kinh nghiệm.

- Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.

- Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định .

Đảm bảo độ dãn cách giữa các bậc đủ khuyến khích người lao động và tối thiểu là 5%.

Độ dãn cách giữa các nhóm lương đủ để phân biệt trình độ lao động giữa các nhóm. Tùy theo thang lương của từng ngành mà có quy định riêng về độ dãn cách.

Ví dụ: ngành chế biến nông sản, hệ số thấp nhất là 1.45 nhóm I, và nhóm 2 là: 1.55, nhóm 3: 1,67. Như vậy: độ dãn tương ứng giữa các nhóm là: 0,10; 0,12...

Bạn phải tính ra độ dãn ngang và dọc: bậc và nhóm.

Xong phần lý thuyết để hiểu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xem thang bảng lương của bạn.

Vì mình không biết công ty bạn thuộc ngành nào nên không biết đã áp dụng thang lương này đúng chưa?
(Bạn cần kiểm tra lại với danh mục nhóm ngành theo Nhà nước quy định)

Câu hỏi 2 của bạn: Độ dãn cách giữa các bậc lương và nhóm ngành đã OK rồi. (Cao hơn mức quy định tối thiểu rồi)

Chỉ cần bạn xem lại là: công ty bạn thuộc nhóm ngành nào rồi áp dụng hệ số thấp nhất. (không chắc 1.00 của bạn là đúng với nhóm ngành của công ty bạn)

Hiểu phức tạp quá là nhiều khi làm cho mình rối, làm đúng mà cũng chưa biết là có đúng không nữa đấy.

Câu hỏi 1 và 3:
Việc xây dựng thang lương không bắt buộc phải xây dựng điểm của các chức danh mà như mình đã nói các chức danh và nhóm nghề dựa theo quy định của Nhà nước.

Việc đánh giá phần mềm mình chưa hiểu ý bạn lắm, vì nếu theo mình hiểu đó là bạn đang tính thưởng. Khi nói đến hiệu quả công việc, ta thường nói đến tiêu chí đánh giá và thưởng. Vậy nếu bạn xây dựng ngoài thang lương còn có các khoản phụ cấp lương, phụ cấp khác....và thưởng (thưởng chính là những khoản mềm ngoài các khoản lương cứng).

Xây dựng các tiêu chí đánh giá thang điểm hoặc %...để xác định các khoản "mềm" mà người lao động được hưởng...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em cảm ơn những chia sẻ, giúp đỡ của chị xuan.nguyen82. Công ty em sản xuất giầy, dép các loại.Trước đây Công ty em là công ty Nhà Nước nhưng giờ cổ phần hóa. Hiện tại vẫn đang áp dụng thang bảng lương Nhà Nước với mức lương tối thiểu chung là 1.050.000. Giờ Giám đốc bắt phải xây dựng lại thang bảng lương mới hoàn toàn áp dụng cho nhân viên khối văn phòng trước rồi sau đấy sẽ xây dựng cho khối sản xuất. Mục đích của ông ấy là giảm mức đóng BHXH cho NLĐ. Em có tham khảo một số sách như sách hướng dẫn xây dựng thang bang lương của thầy Lê Quân và các nghị định, quy định. Em vẫn phân vân đối với các chức danh trong cùng nhóm (ngạch) thì xếp vào bậc nào trong ngạch lương đó. Mong được các anh (chị) giúp đỡ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xem thang bảng lương của bạn.

Vì mình không biết công ty bạn thuộc ngành nào nên không biết đã áp dụng thang lương này đúng chưa?
(Bạn cần kiểm tra lại với danh mục nhóm ngành theo Nhà nước quy định)

Câu hỏi 2 của bạn: Độ dãn cách giữa các bậc lương và nhóm ngành đã OK rồi. (Cao hơn mức quy định tối thiểu rồi)

Chỉ cần bạn xem lại là: công ty bạn thuộc nhóm ngành nào rồi áp dụng hệ số thấp nhất. (không chắc 1.00 của bạn là đúng với nhóm ngành của công ty bạn)

Hiểu phức tạp quá là nhiều khi làm cho mình rối, làm đúng mà cũng chưa biết là có đúng không nữa đấy.

Câu hỏi 1 và 3:
Việc xây dựng thang lương không bắt buộc phải xây dựng điểm của các chức danh mà như mình đã nói các chức danh và nhóm nghề dựa theo quy định của Nhà nước.

Việc đánh giá phần mềm mình chưa hiểu ý bạn lắm, vì nếu theo mình hiểu đó là bạn đang tính thưởng. Khi nói đến hiệu quả công việc, ta thường nói đến tiêu chí đánh giá và thưởng. Vậy nếu bạn xây dựng ngoài thang lương còn có các khoản phụ cấp lương, phụ cấp khác....và thưởng (thưởng chính là những khoản mềm ngoài các khoản lương cứng).

Xây dựng các tiêu chí đánh giá thang điểm hoặc %...để xác định các khoản "mềm" mà người lao động được hưởng...
Phần lương mềm chính là phần lương đánh giá theo năng lực KPI (nhằm giảm mức đóng BHXH) nhưng đối với mỗi vị trí, chức danh có mức độ phức tạp cv là khác nhau nên mức độ hoàn thành cũng khác nhau. Do vậy em muốn dựa vào tỷ lệ hệ số lương cứng để tính tỷ lệ hệ số lương mềm được ko ?
 
Em cảm ơn những chia sẻ, giúp đỡ của chị xuan.nguyen82. Công ty em sản xuất giầy, dép các loại.Trước đây Công ty em là công ty Nhà Nước nhưng giờ cổ phần hóa. Hiện tại vẫn đang áp dụng thang bảng lương Nhà Nước với mức lương tối thiểu chung là 1.050.000. Giờ Giám đốc bắt phải xây dựng lại thang bảng lương mới hoàn toàn áp dụng cho nhân viên khối văn phòng trước rồi sau đấy sẽ xây dựng cho khối sản xuất. Mục đích của ông ấy là giảm mức đóng BHXH cho NLĐ. Em có tham khảo một số sách như sách hướng dẫn xây dựng thang bang lương của thầy Lê Quân và các nghị định, quy định. Em vẫn phân vân đối với các chức danh trong cùng nhóm (ngạch) thì xếp vào bậc nào trong ngạch lương đó. Mong được các anh (chị) giúp đỡ.


Vậy bạn xem vùng bạn là vùng mấy và mức lương tối thiểu là bao nhiêu? Mức đang áp dụng có phù hợp không?
Phần ngạch lương trả lời sau. Mấy vấn đề theo quy định NN nó dài dòng, onl máy tính mới viết được thoải mái hơn...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Phần lương mềm chính là phần lương đánh giá theo năng lực KPI (nhằm giảm mức đóng BHXH) nhưng đối với mỗi vị trí, chức danh có mức độ phức tạp cv là khác nhau nên mức độ hoàn thành cũng khác nhau. Do vậy em muốn dựa vào tỷ lệ hệ số lương cứng để tính tỷ lệ hệ số lương mềm được ko ?

Mức lương tối thiểu bạn đang áp dụng cho công ty bạn là từ nghị định 31/2012/NĐ-CP.
Hiện nay mức lương tối thiểu vùng IV (vùng thấp nhất) cũng đã là 1650.000 (chưa nhân với 7% theo thông tư mới nhất), mà bạn áp dụng lương tối thiểu là 1.050.000đ thì k biết bạn thuộc vùng nào?

Bạn đọc thêm nghị định 103 của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2013 nhé. Không phải mức như bạn đóng nữa đâu.

*Bạn thực hiện chưa thống nhất trong việc xây dựng thang lương.

Nếu đã xây dựng thang lương cơ bản, bạn đã có quy định về 1 khoảng lương cứng của người lao động rồi. Bạn cứ áp dụng đúng lương tối thiểu của nhà nước và hệ số lương theo đúng nhóm ngành của bạn.

Công ty bạn làm về may giầy dép, theo đúng quy định nhà nước sẽ áp dụng thang lương 6 bậc.

Thuộc nhóm ngành: Dệt, thuộc da, giả da, giấy, may
Theo đó:
Hệ số lương thấp nhất đã là 1,55 nếu bạn áp dụng 1,00 là chưa đúng quy định. (bạn đọc thêm Nghị định 205 của Chính phủ nhé)

Bạn phải ap dụng đúng hệ số thấp nhất 1,55 với mức lương tối thiểu thấp nhất hiện nay đã là 1650.000. (coi như mình đang tạm tính vùng của bạn là vùng IV với mức lương tối thiểu thấp nhất cả nước)

*Phần thứ 2: Mình thấy quy định các khoản cứng cứng mềm mềm của bạn khó hiểu thật.

Bạn đã có thang lương (phần lương chính của người lao động rồi), bây giờ bạn thêm bảng quy định về phụ cấp nữa (đọc thêm các quy định về các loại và các mức phụ cấp)

Sau đó tính đến thưởng, cái bạn nói là “phần lương mềm chính là phần lương đánh giá theo năng lực KPI (nhằm giảm mức đóng BHXH).

Đúng ra KPI nó là:

Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI), hay còn gọi là chỉ số đo lường thành công (KSI) giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra.
KPI là những thước đo có thể lượng hóa được. Những thước đo này đã được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp và phản ánh những nhân tố thành công thiết yếu của doanh nghiệp.
KPI -Key Performance Indicator - có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.

Nếu đã xây dựng hệ thống KPI thì phải thực hiện toàn công ty. Và nó là 1 bảng riêng chứ bạn đưa vào thang lương thì thật khó đánh giá, khó theo dõi, thậm chí đúng là mình còn không biết cho nó vào cột nào dòng nào.

Tóm lại:
1.Bạn có thang lương (phần lương cứng của lao động)-mình đã hướng dẫn cụ thể ở trên.
2.Bạn có hệ số phụ cấp lương. (Cái này tìm trong bộ luật lao động và các thông tư đi kèm)
3.Bạn xây dựng chỉ tiêu KPI (phần thưởng của lao động ứng với hiệu suất lao động). Bạn đọc bài này, mình đã có mẫu xây dựng KPI cho 2 vị trí.
http://www.giaiphapexcel.com/forum/...ng-kinh-doanh-như-thế-nào&p=487063#post487063

Như vậy là xong. Chứ làm thang lương rồi bạn tính điểm tỷ lệ phần trăm mình thấy rối quá, càng xem mình càng thấy rối.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em cảm ơn những chia sẻ, giúp đỡ của chị xuan.nguyen82. Công ty em sản xuất giầy, dép các loại.Trước đây Công ty em là công ty Nhà Nước nhưng giờ cổ phần hóa. Hiện tại vẫn đang áp dụng thang bảng lương Nhà Nước với mức lương tối thiểu chung là 1.050.000. Giờ Giám đốc bắt phải xây dựng lại thang bảng lương mới hoàn toàn áp dụng cho nhân viên khối văn phòng trước rồi sau đấy sẽ xây dựng cho khối sản xuất. Mục đích của ông ấy là giảm mức đóng BHXH cho NLĐ. Em có tham khảo một số sách như sách hướng dẫn xây dựng thang bang lương của thầy Lê Quân và các nghị định, quy định. Em vẫn phân vân đối với các chức danh trong cùng nhóm (ngạch) thì xếp vào bậc nào trong ngạch lương đó. Mong được các anh (chị) giúp đỡ.

Kể cả BGD yêu cầu làm mức thấp hơn thì cũng phải bằng lương tối thiểu của Nhà nước. Bạn đọc thêm và đọc kỹ từ bài 1 chính trong topic này này.
Đồng thời tự tìm hiểu thêm về các Luật, nghị định, thông tư để tra cứu thêm.

Các phần còn lại mình đã trả lời ở trên rồi.
 
Em chào các thầy, các anh/chị và các bạn trong GPE!

Em vào công ty mới và đang phải xây dựng thang bảng lương mà thời gian gấp quá em chưa tìm hiểu được sâu nên mong các anh/chị giúp đỡ.

Hiện các bộ phận và hình thức trả lương của công ty em như sau:

1. bộ phận bán hàng và bộ phận kỹ thuật: áp dụng lương khoán theo doanh thu.
2. bộ phận văn phòng làm giờ hành chánh và một vài vị trí khác áp mức lương chết (hưởng lương theo giờ hành chính - làm ngoài giờ hay ngày chủ nhật cũng không được tính tăng ca)
3. Bộ phận tài xế: hưởng lương thời gian, ngoài giờ hành chánh là tính tăng ca.
4. một số cán bộ cấp cao hưởng lương theo thoả thuận (không quản lý giờ giấc, thời gian, miễn là điều hành tốt và mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận cao cho công ty).

Do kiến thức và hiểu biết về các loại hình lương, cách thức trả lương, xây dựng thang bảng lương ... còn rất hạn chế nên có thể từ ngữ em dùng để hỏi không sát với chuyên môn.
Rất mong các anh/chị và các bạn hướng dẫn để em xây dựng thang bảng lương theo yêu cầu công ty:
thang bảng lương bên công ty em cần xây dựng như thế nào?
Cần chia làm mấy phần?
......
Rất mong các anh/chị và các bạn hướng dẫn chi tiết và cho em xin tài liệu, thang bảng lương tham khảo.

Chân thành cảm ơn các anh/chị và các bạn trong GPE!
 
Em chào các thầy, các anh/chị và các bạn trong GPE!

Em vào công ty mới và đang phải xây dựng thang bảng lương mà thời gian gấp quá em chưa tìm hiểu được sâu nên mong các anh/chị giúp đỡ.

Hiện các bộ phận và hình thức trả lương của công ty em như sau:

1. bộ phận bán hàng và bộ phận kỹ thuật: áp dụng lương khoán theo doanh thu.
2. bộ phận văn phòng làm giờ hành chánh và một vài vị trí khác áp mức lương chết (hưởng lương theo giờ hành chính - làm ngoài giờ hay ngày chủ nhật cũng không được tính tăng ca)
3. Bộ phận tài xế: hưởng lương thời gian, ngoài giờ hành chánh là tính tăng ca.
4. một số cán bộ cấp cao hưởng lương theo thoả thuận (không quản lý giờ giấc, thời gian, miễn là điều hành tốt và mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận cao cho công ty).

Do kiến thức và hiểu biết về các loại hình lương, cách thức trả lương, xây dựng thang bảng lương ... còn rất hạn chế nên có thể từ ngữ em dùng để hỏi không sát với chuyên môn.
Rất mong các anh/chị và các bạn hướng dẫn để em xây dựng thang bảng lương theo yêu cầu công ty:
thang bảng lương bên công ty em cần xây dựng như thế nào?
Cần chia làm mấy phần?
......
Rất mong các anh/chị và các bạn hướng dẫn chi tiết và cho em xin tài liệu, thang bảng lương tham khảo.

Chân thành cảm ơn các anh/chị và các bạn trong GPE!
Sau 1 thời gian tìm hiểu và học hỏi từ các anh/chị đi trước em có rút ra 1 số vấn đề khi xây dựng thang bảng lương như sau:

-Nếu công ty bạn áp dụng thang bảng lương Nhà Nước thì cứ theo hướng dẫn của chị Xuân.nguyen82 mà làm. Cứ theo NĐ 204,205 mà áp dụng.
-Nếu bạn muốn xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc 3P thì khá phức tap. Mình cũng chỉ biết sơ sơ do chị Hà hướng dẫn như sau (trước tới giờ mình cứ theo giáo trình, lý thuyết làm nhưng cứ thấy rối tung rối mù, sau được chị Phoenix Thanh Ha hướng dẫn thì thấy hơi hiểu hiểu 1 chút). Thang bảng lương chủ yếu chỉ thể hiện P1 và P2 còn P3 thì đánh giá theo KPI.
P1: Possion: để đánh giá được P1 bạn cần có sơ đồ tổ chức của Công ty mình, quy trình vận hành, cách thức kiếm tiền của Công ty. cái này dựa vào BSC. Từ quy trình, sơ đồ tổ chức bộ máy bạn sẽ xác định được vai trò của mỗi chức danh: Ở vị trí nào? Làm gì và nhiệm vụ gì?. từ đó bạn sẽ phân các chức danh theo cấp bậc (quyền, trách nhiệm, phạm vi). các cấp bậc thường được phân thành cấp lãnh đạo, quản lý cấp trung , quản lý cấp cơ sở, nhân viên chuyên trách, nhân viên thừa hành...
P2: Năng lực cá nhân: cái này bạn đánh giá theo các tiêu chí bạn xây dựng, thường về trình độ, kinh nghiệm (ASK)
Tới đây bạn sẽ đánh giá chức danh theo các cấp độ bạn phân chia từ thấp tới cao. thường tới bước này để sau mọingườii dễ dành chấp nhận thang bảng lương thì bạn nên để tự họ đánh giá mức điểm, hay đánh giá theo phương pháp 360 độ.
- Tổng hợp điểm và thiết lập thang bảng lương

Mình cũng chỉ biết sơ sơ vậy mong có thể giúp đc bạn phần nào. bạn có thể tham khảo thêm các ý kiến của các anh/ chị đi trước. Nếu bạn ở Hà Nội và quan tâm tới vấn đề này có thể tập hợp 1 số bạn, mình có thể liên hệ với chị Hà, chị ấy sẽ chỉ dẫn thêm cho mọi người
 
bác Kế toán già gân ơi! hôm nay lang thang trên mạng tìm cách xây dựng thang bảng lương mới cho công ty mới biết bác. mong bác giúp đỡ cho. công ty em là doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc công ty mẹ, ngành nghề kinh doanh sản xuất là dăm gỗ( dăm để sản xuất giấy), trước đây công ty em đang áp dụng thang bảng lương theo nghị định 205/204 đối với từng chức vụ. Khối văn phòng theo HCSN còn khối sản xuất áp dụng theo đối với ngành nghề sản xuất giấy. thợ cơ khí, vận hành... nay xin bác hướng dẫn em cách xây dựng thang bảng lương mới với ạ. cảm ơn bác nhiều
 
em dang phải xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiêp theo nghị dinh 49/2013
 
cẢM ƠN BÁC GIÀ GÂN CHÚC BÁC THẬT NHIỀU SỨC KHỎE LUÔN CHIA SẺ KIẾN THỨC
 
anh ơi .cho em hỏi công ty em theo quyết định số 48 thì có áp dụng lương tôid thiểu vùng không ạ.có cần thang lương ,hệ số lương không?
 
Xây dựng Thang bảng lương và làm cách nào để tránh bị truy thu BHXH

Các anh chị ơi, giúp em với!
Công ty em bên lĩnh vực du lịch, thành lập từ năm 2012. Nhưng đến hiện giờ chưa có Thang bảng luơng, chưa đóng BHXH (công ty e nhờ một cty kế toán làm giúp nhưng vẫn chưa đựợc).
Hiện giờ em mới vào làm, vị trí nhân viên nhân viên nhân sự. Sếp bảo làm hồ sơ đăng ký BHXH, nhưng e chưa biết làm sao. Em ko biết xây dựng thang bảng lưong như thế nào? Đóng BHXH có bị truy thu không và có cách nào để tránh bị truy thu?
Theo quy chế luơng của công ty e, chia ra thành 7 ngạch:
- nhân viên các phòng ban
- Chuyên viên
- Chuyên viên cao cấp
- Quản lý sơ cấp
- Qly trung cấp
- Qly cao cấp
- Ban giám đốc
Mọi nguời giúp em với!
 
Bạn tham khảo "Thang bảng lương 2013- theo nghị định 49/2013/NĐ-CP xem thế nào đã.[h=2][/h]
 
Bảng lương e mới làm xong, mà ko biết c0s phù hợp không?

Bạn tham khảo "Thang bảng lương 2013- theo nghị định 49/2013/NĐ-CP xem thế nào đã.

Thêm nữa, công ty e đã Báo cáo khai trình lao động từ 1/2013, 4 nhân viên, nhưng hiện giờ đã nghỉ 2 nguời. Bây giờ e phải Khai trình lao động như thế nào?
Có bị truy thu đóng BHXH, BHYT ko?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kể ra cũng khổ cho bạn thật. Mình thì chẳng phải là dân kinh tế. Chỉ biết qua chút ít về kinh tế thôi. Mà mình lại làm công ty nhà nước. Cái này bạn trao đổi thêm các công ty bên khác xem thế nào. Hoặc vào diễn đàn kế toán hoặc quản trị xem.
 
Đây cũng không phải là đề tài mới mẻ gì nhé, bạn không nhất thiết phải lập topic riêng, tôi di chuyển vào đây để mọi người cùng theo dỏi

1.- Bạn đọc lại kỹ: Nghị định số 49/2013/NĐ-CP 14 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương

Chương 3 - NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.

2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.

3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.

Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.

5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

2.- Tổng hợp các chủ đề thiết lập thang lương, bảng lương, xem tại đây

3.- Đóng BHXH có bị truy thu không và có cách nào để tránh bị truy thu? ===> Tất nhiên là có truy thu và cũng tùy trong HDLD của bạn ghi thời gian sử dụng lao động như thế nào? (Khó nói chi tiết...)
Các bảng lương từ lúc thành lập đến nay phải xuất trình khi đăng ký tham gia BHXH lần đầu
 
Web KT
Back
Top Bottom