Thủ tục đối với nhân viên nghỉ việc trước thời hạn

Liên hệ QC

unin83

Thành viên mới
Tham gia
19/12/08
Bài viết
19
Được thích
1
CHào các bạn, xin vui lòng hướng dẫn giúp mình phải làm các thủ tục gì và xử lý ra sao với TH sau:

Cty mình vừa ký HDLD 1 năm với 1 NV cty, tuy nhiên người này mới làm 1 tháng thì viết đơn nghỉ việc và thông báo trước 4 ngày (ngày 15/10 viết đơn và ngày 19/10 xin nghỉ). Người này đã vi phạm thời hạn báo trước 30 ngày theo luật lao động, theo đó thì phải bồi thường cho cty những ngày không báo trước đúng không các bạn.

Vậy là 1 nhân sự thì mình cần phải làm các thủ tục gì cho đúng trình tự và cách xử lý thế nào cho đúng ? Có được trừ vào lương cua người này không ?

Cảm ơn các bạn
 
CHào các bạn, xin vui lòng hướng dẫn giúp mình phải làm các thủ tục gì và xử lý ra sao với TH sau:

Cty mình vừa ký HDLD 1 năm với 1 NV cty, tuy nhiên người này mới làm 1 tháng thì viết đơn nghỉ việc và thông báo trước 4 ngày (ngày 15/10 viết đơn và ngày 19/10 xin nghỉ). Người này đã vi phạm thời hạn báo trước 30 ngày theo luật lao động, theo đó thì phải bồi thường cho cty những ngày không báo trước đúng không các bạn.

Vậy là 1 nhân sự thì mình cần phải làm các thủ tục gì cho đúng trình tự và cách xử lý thế nào cho đúng ? Có được trừ vào lương cua người này không ?

Cảm ơn các bạn

Không rõ nội dung HDLĐ của bạn như thế nào để trả lời cho chuẩn đây :


Trích bộ luật lao động để bạn tham khảo:

Điều 32
Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.

"Điều 33
1- Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận hoặc từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.
2- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ luật này."

"Điều 37
1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.
3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."

Điều 112
Người lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, nếu có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Trong trường hợp này, thời hạn mà người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.

Mình nghĩ như thế này, bạn nên giữ người ở lại là tốt hơn còn người muốn ra đi thì bạn cứ nên tạo điều kiện cho người lao động ra đi. Ngoại trừ doanh nghiệp bạn có những cam kết ràng buộc giữa DN và người lao động (chi phí đào tạo,...)
 
Xin cho em được hỏi:
Theo điều 37: khoản 1, mục d) lý do xin chấm dứt hợp đồng vì bản thân gia đình....
Thì: em sẽ được Cty chi trả những khoản tiền nào kể từ khi em nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng
Em ký hợp đồng chính thức của Tổng Cty ngày 1/9/2007. Nếu đưa đơn vào ngày 1/12/2009. thì em sẽ được quyền lợi gì?
Về việc đóng BHXH, khi nghỉ 1 tháng không lương, nếu không đóng BHXH (vì không bik, hok được tổng hợp thông qua, do nghỉ hok lương nằm viện đột ngột) thì BHXH sẽ được tính thế nào? Và nếu đóng thì sẽ đóng 25% của lương căn bản quy định?
Mong anh chị giúp!
 
Web KT
Back
Top Bottom