Từ "cân đối" trong tiếng Anh là gì?

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài
Chào các anh!!!!
Cho em hỏi từ "cân đối" dịch ra tiếng Anh là gì vậy ạ.
Cân đối ở đây là Sếp em giao em cân đối vật tư để khi đơn hàng xuống để biết vật tư còn đủ không ạ, thiếu thì đặt thêm ạ.
Mình vô tình lướt qua bài của bạn, và đọc 1 vài bài phản hồi. Cũng ngứa nghề nên mạo muội thêm chút quan điểm cá nhân.
Theo mình thì ngôn ngữ không có chuyện đúng tuyệt đối hay sai hoàn toàn. Ngôn ngữ dùng để tương tác, phải tùy từng trường hợp mà xài thôi. Sếp của bạn lãnh lương cao hơn bạn, có tiếng nói hơn bạn vậy thì tội tình gì bạn phải ôm rơm cho nặng bụng. Cứ bảo với sếp là: "Sếp ơi, chữ này mình nên dùng từ nào cho đúng nhất hả sếp?" Nó muốn xài từ nào thì mình xài từ đó, vậy thôi.
 
này bạn chủ phải chia sẻ thêm về ngữ cảnh nữa !
ví dụ nói về ngoại quan của sản phẩm : ratio of the door is balanced
hoặc nói về việc điều chỉnh kho các kiểu có thể dùng adjust hoặc correct
 
Không được bạn ạ. Số dư là remainder. Remains nghe giống như xác (chết).

Tiếng chung của tồn kho là Stock Level, Inventory Levels.
Động từ Remain là động từ thường dùng trong hàng hải: ROB (Remaining on board) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ số lượng hàng hóa, dầu, nước ngọt, vật phẩm dự trữ... có trên tàu vào một thời điểm cụ thể, chẳng hạn như khi tàu đến cảng hoặc rời cảng.
Cho nên tùy theo ngữ cảnh mà người ta dùng thuật ngữ này, nhiều người không hiểu biết mà cứ phán như đúng rồi.
 
Chuyên chở là hàng của người ta. Hàng trên tàu không phải là tài sản lưu động (current asset) và không liên quan gì đến kế toán.
Inventory/Stock control là hàng của mình, là một phần của tài sản lưu động.

Stock Level là thuật ngữ của ngành quản lý hàng.

Đáng ra làm sản xuất như công ty thớt thì còn có một vài con số nữa, Reorder Level, Lead Time, In Transit...
Nhưng công ty này chuyên học gõ từ cho nhanh, trộ mắt thiên hạ chứ không thiết tha gì đến việc quản lý.
 
Bài 1 hỏi về việc "cân đối vật tư để khi có đơn hàng xuất phải đủ hàng". Nghĩa là phải dùng 1 động từ tương ứng với từ Việt "cân đối".
Động từ này không liên quan đến việc tồn kho (danh từ) hay việc lưu trữ (danh từ hoặc động từ), mà phải là động từ mang nghĩa theo dõi và kiểm soát được số lượng tồn kho để đến thời điểm sẽ xuất đi.
stock, balance, remain, ... không mang ý nghĩa đáp ứng câu hỏi.
 
em thấy chủ thớt có đề cập việc theo dõi tồn , lấn 1 chút qua sản xuất , thiếu thì đặt thêm ( mua ),
mượn 1 từ của SAP là bao quát nhất , material management ^^
 
....
stock, balance, remain, ... không mang ý nghĩa đáp ứng câu hỏi.
Tạm bỏ qua ngữ cảnh nhập/xuất của kinh doanh hàng hoá hay sản xuất.
Giả dụ người thợ hàn bảo bạn vào kho lấy cho anh ta một lô đũa hàn (thường là 10 chiếc). Thì số lượng bạn thấy trong kho là cái gì?
Trả lời: available, hoặc at-hand.

Trong bài này, thớt có đề cập đến từ "issue".
Rất có thể, trong cái "Material Issue Request" (từ cái BOM đẻ ra) sẽ có hai dòng mà người thủ kho sẽ tick, và ghi số:
- Issued/Supplied In Full, Qty: 999
- Unable to Supply: Insufficient Stock.

Gặp nơi quản lý tốt, người thủ kho sẽ viết thêm bên cạnh đó số lượng có thể cung cấp hiện tại, và ngày dự tính hàng đang đặt (in transit) sẽ nhập kho. Bên sản xuất sẽ ước lượng mình có thể tạm thời dùng số lượng ấy và:
- Hoặc cancel request cũ. Đặt 2 cái mới.
- Hoặc neo request cũ cho đến khi có đủ hàng.
 
Tạm bỏ qua ngữ cảnh nhập/xuất của kinh doanh hàng hoá hay sản xuất.
Giả dụ người thợ hàn bảo bạn vào kho lấy cho anh ta một lô đũa hàn (thường là 10 chiếc). Thì số lượng bạn thấy trong kho là cái gì?
Trả lời: available, hoặc at-hand.
Tôi dùng on-hand chứ không phải at-hand, mà không quan trọng.
Ghi chú thêm:
Có khi on-hand 100 nhưng available ít hơn, vì đã có 1 đơn hàng/ lệnh xuất nào đó book trước 1 ít rồi.
 
Tôi dùng on-hand chứ không phải at-hand, mà không quan trọng.
Stock/Inventory on hand và Cash on hand là từ của kế toán. Ở trên tôi tránh chúng để khỏi phải nhầm lẫn.
Trên thực tế, on-hand gần (trong tầm tay) hơn at-hand. Nói cách khác on-hand ngầm nghĩa "có đây", trong khi at-hand nghĩa là "có đấy".

Ghi chú thêm:
Có khi on-hand 100 nhưng available ít hơn, vì đã có 1 đơn hàng/ lệnh xuất nào đó book trước 1 ít rồi.
Quy trình phức tạp thì có On hand, Allocated (hoặc Reserved), và Available.
 
Mình vô tình lướt qua bài của bạn, và đọc 1 vài bài phản hồi. Cũng ngứa nghề nên mạo muội thêm chút quan điểm cá nhân.
Theo mình thì ngôn ngữ không có chuyện đúng tuyệt đối hay sai hoàn toàn. Ngôn ngữ dùng để tương tác, phải tùy từng trường hợp mà xài thôi. Sếp của bạn lãnh lương cao hơn bạn, có tiếng nói hơn bạn vậy thì tội tình gì bạn phải ôm rơm cho nặng bụng. Cứ bảo với sếp là: "Sếp ơi, chữ này mình nên dùng từ nào cho đúng nhất hả sếp?" Nó muốn xài từ nào thì mình xài từ đó, vậy thôi.
nếu lương khoảng 6 tr thì làm cách trên,
khoảng 8-10 tr nghĩ ra khoảng 3 lựa chọn trình sếp @@,
10-12 thì vừa đưa ra lựa chọn và giải thích lý do,
trên 12 kèm thêm kế hoạch thực hiện ^^
 
.. Cứ bảo với sếp là: "Sếp ơi, chữ này mình nên dùng từ nào cho đúng nhất hả sếp?" Nó muốn xài từ nào thì mình xài từ đó, vậy thôi.
nếu lương khoảng 6 tr thì làm cách trên,
khoảng 8-10 tr nghĩ ra khoảng 3 lựa chọn trình sếp @@,
10-12 thì vừa đưa ra lựa chọn và giải thích lý do,
trên 12 kèm thêm kế hoạch thực hiện ^^
Có lẽ 2 bạn chưa đọc qua các thớt trước của chủ thớt này.
Môi trường mà thớt làm việc ở đây rất cạnh tranh, mọi người dòm ngó nhau từng bước một. Chuyện giấu nghề, kiến thức chỉ dùng để nói khoác là thường xuyên.
Hỏi hiếc quên đi. Cách tốt nhất là lục hồ sơ cũ ra xem người ta áp dụng quy trình và dùng từ ngữ ra sao.
Hồ sơ cũ: in trên giấy, chứ đồ trên máy tính thì quên đi. Toàn loại file che giấu, khóa khiếc đủ mặt.

Môi trường này tiếng Tây gọi là "Toxic Working Environment"
 
Kết quả của AI nè:

Trong quản lý kho hàng và xuất nhập tồn kho, có một số thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh như sau:

  1. Inventory Management: Quản lý tồn kho
  2. Stock Keeping Unit (SKU): Đơn vị quản lý hàng tồn kho
  3. Inventory Control: Kiểm soát tồn kho
  4. Warehouse Management System (WMS): Hệ thống quản lý kho
  5. Goods Receipt: Nhập kho
  6. Goods Issue: Xuất kho
  7. Stock Replenishment: Bổ sung hàng tồn kho
  8. Stocktaking: Kiểm kê kho
  9. FIFO (First In, First Out): Phương pháp nhập xuất theo thứ tự nhập trước xuất trước
  10. LIFO (Last In, First Out): Phương pháp nhập xuất theo thứ tự nhập sau xuất trước
  11. Safety Stock: Tồn kho dự phòng
  12. Reorder Point: Điểm đặt hàng lại
  13. Lead Time: Thời gian dẫn đầu (thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng)
  14. Dead Stock: Hàng tồn không thể bán được
  15. Economic Order Quantity (EOQ): Số lượng đặt hàng tối ưu kinh tế

  16. Slow-moving Inventory: Hàng tồn chậm bán
  17. Obsolete Inventory: Hàng tồn lỗi thời
  18. Dead Stock: Hàng tồn không bán được
  19. Stock Turnover: Tốc độ quay vòng tồn kho
  20. Backorder: Đặt hàng chờ
  21. Stockout: Hết hàng
  22. Stock Aging: Tính tuổi của hàng tồn
  23. Receiving Dock: Bãi nhận hàng
  24. Picking: Lựa chọn hàng
  25. Packing: Đóng gói hàng
  26. Shipping: Vận chuyển hàng
  27. Cross-docking: Xếp hàng trực tiếp
  28. Just-in-Time (JIT): Chế độ hàng trên đúng lúc
  29. Cycle Counting: Kiểm kê vòng lặp
  30. SKU Rationalization: Tối ưu hóa đơn vị quản lý hàng tồn
 
À, mấy anh cho em hỏi tiếp sao em thấy cty em dùng 'Slow Stock' cho hàng tồn lâu, có đúng không các anh, hay dùng 'Long Stock' ạ
Từ này lụm ở đâu vậy? Hoàn toàn là trớt quớt.
Long Stock là từ của thị trường chứng khoán.

Khi người chơi nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lại thì người ta "long/mua trước" nó để lấy lợi. Ngược lại nếu cho rằng giá sẽ xuống thì người chơi sẽ "short/bán trước" nó để lấy lợi.
Để ý tôi dùng từ mua/bán trước có nghĩa là có một thời điểm (ngày) mà công việc rao mua bán kia phải được hoàn tất (close).
Túm lại thằng Long là thằng mua, và thằng Short là thằng bán. Thường thì người chơi không nắm cổ phiếu trong tay, cho nên trong thời gian buôn bán, họ phải "mượn" của một tay thầu (broker) nào đó. Cái đặc biệt của kiểu chơi này là vậy. Người chơi không cần vốn để giữ cổ phiếu.
 
Chào các anh!!!!
Cho em hỏi từ "cân đối" dịch ra tiếng Anh là gì vậy ạ.
Cân đối ở đây là Sếp em giao em cân đối vật tư để khi đơn hàng xuống để biết vật tư còn đủ không ạ, thiếu thì đặt thêm ạ.
Tùy theo sự giải thích sự kiện của bạn mới biết nên dùng từ gì trong tiếng anh của supply chain.
Còn như ví dụ bạn đưa thì công việc đó là replenishment, nghĩa là đưa inventory về tồn kho chuẩn. Khi nói đến vật tư thì tránh dùng chữ stock vì nó được hiểu thông dụng là finish good (thành phẩm cuối cùng).
Còn khi sếp người nước ngoài dùng từ balance raw material, hàm ý không phải cứ thấy tồn thấp là đặt đúng số lượng do công thức tính ra, mà phải phân tích đa chiều để ra quyết định, vì khi dùng balance nghĩa là có vướng gì đó (ví dụ kho đang không đủ chỗ chứa hết toàn bộ lượng hàng cần đặt), cho nên nó hàm ý phải hy sinh cái này để đạt được cái kia.
tồn kho lâu ngày không bán được là slow moving stock
Cũng không biết bạn đề cập long stock với ý gì nhưng có thể là long expiry stock (hàng có HSD dài)
Hàng này còn tồn bao nhiêu nó rộng hơn, có thể ý chỉ mức tồn kho chứ ko nhất thiết luôn số lượng, ví dụ là tồn bao nhiêu tháng bán hàng
Stock còn bao nhiêu thì nên hiểu là số lượng còn bao nhiêu cho 1 mã hàng nào đó (tùy đơn vị tính công ty hay nói với nhau, ví dụ là thùng)
Không phải vô cớ mà dùng từ tiếng anh vào đâu bạn, nó theo thói quen đo lường của mỗi cty, thậm chí mỗi phòng ban.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dùng stock planning thử xem.
Stock planning là phân tích, tính toán, nói chung là ngồi nghĩ thôi, chứ chưa có hành động. Không diễn tả được đúng ý bạn ấy đang muốn hỏi.
Cty Tôi làm lúc trước thì dùng Slow stock. (Slow selling, moving). Còn có Dead Stock.
Slow selling stock là nói về cổ phiếu chứ không hiểu theo nghĩa slow selling good đâu bác vì mình nghĩ bác đang hàm ý hàng ế.
Dead stock là hàng không thể bán được do ế ẩm, do sản xuất quá mức cần thiết. Cũng có thể hiểu là hàng không sử dụng được, chờ đem hủy, nói chung là hàng không thể xử lý theo hướng giải tồn, nó bị giữ nguyên hiện trạng quá lâu. Từ Deadstock trong may mặc cũng có 1 cách hiểu riêng (ví dụ hàng hết mùa, hàng lỗi thời)
Có những từ thuộc về thuật ngữ chuyên ngành và thói quen dùng từ của bản thân các Cty khác nhau. Khi mình gia nhập thì dùng theo cách của người ta, chế cháo từ, làm báo cáo, thuyết trình chả ai hiểu...lại phải đi giải thích từ cho người nghe.
Ví dụ: General Trade (GT), Modern Trade (MT), Wet market (từ này các bác biết là gì không?) .v.v..
GT là kênh bán hàng truyển thống (chợ, tiệm tạp hóa, hàng rong)
MT: là siêu thị, mini store
Wet market: là chợ truyền thống (từ này là từ tiếng anh bình thường, không phải từ chuyên môn supply chain)
Bài đã được tự động gộp:

Dùng Remains được không? A nhập 10, xuất 4, còn lại 6, lúc này dùng The remains of A are 6 pcs.
remain là từ thể hiện hiện trạng, không phải diễn tả hành động anh ơi. Nên không dùng trong câu hỏi của bạn ấy được
Bài đã được tự động gộp:

bọn mình hay dùng từ "long-term"
hàng tồn lâu sao gọi là long-term được nhỉ? ý bạn đang miêu tả gì vậy?
Bài đã được tự động gộp:


em thấy chủ thớt có đề cập việc theo dõi tồn , lấn 1 chút qua sản xuất , thiếu thì đặt thêm ( mua ),
mượn 1 từ của SAP là bao quát nhất , material management ^^
dùng từ này thì làm hết năm chưa xong :)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình làm LGE và nhiều vendor của LGE, khi LGE họ sang Audit họ cũng dùng Long-term trong checklist của họ. Theo bạn từ đúng là từ nào?
Nếu bạn đề cập đến audit, thì với từ long-term stock mình sẽ nghĩ nó là nói về investment, về cổ phiếu dài hạn.
Còn trong câu hỏi của chủ thớt thì stock là hàng hóa, cho nên nó ko tương thích nghĩa với cách bạn dùng.
[cty em dùng 'Slow Stock' cho hàng tồn lâu, có đúng không các anh, hay dùng 'Long Stock' ạ]

Mình nghĩ long-term stock của Audit mà liên hệ đến vấn đề của supply chain thì đó là asset vì tồn kho cũng là asset của công ty. Mà cũng ko thể dùng chữ long-term stock để thể hiện chữ stock trong nghĩa của inventory được. Cho nên hàng tồn kho lâu ngày là long inventory, và nó ko hàm ý slow moving stock. Câu hỏi của bạn đó cũng ko rõ nghĩa tiếng Việt vì khi nói hàng tồn lâu thì thông thường dân supply chain sẽ hiểu là slow moving stock, chứ sẽ hiếm nghĩ đến việc long inventory.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom