QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN

Liên hệ QC
anh @Phan Thế Hiệp : hóa ra em gặp anh hôm cafe ở Bình Dương rồi ạ, cũng lâu quá rồi. Em vẫn vậy chưa có gì mới :D - dù năm này qua năm khác nói đi nói lại câu này cũng thấy buồn, haha.
@lawvn_2004 :

Kế toán trưởng giờ toàn đi họp với chém gió thôi, không làm nghiệp vụ nữa đâu, sao hướng dẫn được. Có nhân viên giỏi giải quyết hết hoặc là thuê bên tư vấn làm ạ.
Mình gửi lại bạn file mình tự thiết kế theo ý hiểu của mình, bạn có thể tham khảo để dùng cho quyết toán năm nay 2020 vì mình đã thay đổi mức giảm trừ bản thân và giảm trừ gia cảnh theo quy định mới (NQ954/2020). Trong file có sử dụng công thức tính thuế TNCN của bác @quocgiacan
Nếu bạn có thắc mắc cần trao đổi gì thêm thì cứ trao đổi tại topic này.
File này mình làm nhanh, chưa có châm cứu kỹ tất cả các tình huống phát sinh. Bạn cứ đổ số liệu vào rồi TEST, có phát sinh sẽ giải quyết tiếp, phần thuế nộp thừa vào còn phải nộp mình chỉ tính cho những trường hợp quyết toán. Vì thực tế khi đổ số lên HTKK thì nếu tích quyết toán PM mới tính toán ra số thuế phải nộp, nộp thừa. Trường hợp không ủy quyền quyết toán thì họ tự đi quyết toán, tự tính ra số thuế phải nộp, nộp thừa trên mẫu 02/QTT-TNCN.

Chúc bạn cuối tuần vui vẻ và có những giây phút thư giãn.
Hoàn hảo! không còn thêm được ý kiến nào khác.

Về tổng thể thì giống nhau, chỉ khác nhau xíu xiu là thay vì tạo sheet L1-L12, thì anh gom lại vào 1 bảng 'cơ sở dữ liệu': "Lương" chung cho 1 năm, thêm cột đầu tiên là "Tháng/năm", rồi từ bảng lương hàng tháng thực tế, copy giá trị dán vào sheet "Lương" này. Nhờ vậy không cần dùng Indirect() khi tổng hợp năm cho các chỉ tiêu, và dùng filter để có số liệu chi tiết cả năm cho 1 đối tượng bất kỳ.

Chúc em ngày vui.
/-*+//-*+//-*+/
 
Hoàn hảo! không còn thêm được ý kiến nào khác.

Về tổng thể thì giống nhau, chỉ khác nhau xíu xiu là thay vì tạo sheet L1-L12, thì anh gom lại vào 1 bảng 'cơ sở dữ liệu': "Lương" chung cho 1 năm, thêm cột đầu tiên là "Tháng/năm", rồi từ bảng lương hàng tháng thực tế, copy giá trị dán vào sheet "Lương" này. Nhờ vậy không cần dùng Indirect() khi tổng hợp năm cho các chỉ tiêu, và dùng filter để có số liệu chi tiết cả năm cho 1 đối tượng bất kỳ.

Chúc em ngày vui.
/-*+//-*+//-*+/
Em cảm ơn anh Hiệp.
File này em xây dựng trên nền tảng dữ liệu của bạn tác giả, em đang tư duy hàng tháng bạn ấy làm lương trên mỗi sheet (từ L1-L12) rồi cuối năm muốn Excel tự tổng hợp để tính thuế TNCN. Vì vậy em để nguyên dữ liệu gốc của bạn ấy, chỉ thêm 1 vài sheet để lấy dữ liệu tính toán.
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của anh Hiệp là nếu mỗi tháng bạn ấy làm lương trên 1 file độc lập thì khi gom lại nên copy vô 1 sheet LUONG chung, sau đó xài SUMIF chạy tổng hợp, khỏe re. Tuy nhiên bạn ấy muốn tách như vậy thì em cũng chơi luôn :D

Chúc anh Hiệp cuối tuần vui vẻ nha ;)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn Bạn hoamatroi và Bạn Hiệp.

Lương 12 tháng gom vào 1 sheet tính sumif được hả bạn, cách này mình chưa tính theo công thức ấy, nếu có đơn giản hơn thì áp dụng ạ.

Về hàm tính excell mình sẽ giành thời gian tìm hiểu thêm các hàm, có vướng mắc sẽ hỏi thêm sau này.

Mình thắc mắc 1 chút riêng bảng Calculation cột Thưởng đã nhận Bạn Nguyễn Thị Ngọc T nhận được 100.000.000 đồng. Đối chiếu thử bảng tính thưởng gốc, thưởng có 10.000.000 đồng. Không biết do công thức bị nhảy nên dẫn đến số tiền thưởng gấp 10 lần vậy có cần chỉnh lại công thức này không. Trường hợp giả sử đưa thưởng 100 triệu đồng để tính thuế thu nhập cá nhân thì không có vấn đề gì.

Mình đang thắc mắc 1 chút về trợ cấp thâm niên, không biết phụ cấp này có bị trừ thuế thu nhập cá nhân không?

Cảm ơn bạn Hoa nhiều lắm đã hỗ trợ tính giúp mình bảng lương năm.

Chúc bạn sức khỏe và luôn an lành
 
Cảm ơn Bạn hoamatroi và Bạn Hiệp.

Lương 12 tháng gom vào 1 sheet tính sumif được hả bạn, cách này mình chưa tính theo công thức ấy, nếu có đơn giản hơn thì áp dụng ạ.

Về hàm tính excell mình sẽ giành thời gian tìm hiểu thêm các hàm, có vướng mắc sẽ hỏi thêm sau này.

Mình thắc mắc 1 chút riêng bảng Calculation cột Thưởng đã nhận Bạn Nguyễn Thị Ngọc T nhận được 100.000.000 đồng. Đối chiếu thử bảng tính thưởng gốc, thưởng có 10.000.000 đồng. Không biết do công thức bị nhảy nên dẫn đến số tiền thưởng gấp 10 lần vậy có cần chỉnh lại công thức này không. Trường hợp giả sử đưa thưởng 100 triệu đồng để tính thuế thu nhập cá nhân thì không có vấn đề gì.

Mình đang thắc mắc 1 chút về trợ cấp thâm niên, không biết phụ cấp này có bị trừ thuế thu nhập cá nhân không?

Cảm ơn bạn Hoa nhiều lắm đã hỗ trợ tính giúp mình bảng lương năm.

Chúc bạn sức khỏe và luôn an lành
1. Nếu gom chung Lương vào 1 sheet đánh số theo tháng/ năm thì chỉ cần dùng sumif, bạn tự thiết kế lại xem sao nhé. Cũng là 1 lần học công thức.

2. Tiền thưởng : do mình thay đổi số liệu bên sheet Thuongcuoinam từ 10tr thành 100 triệu để tét công thức tính thuế thôi. Thu nhập thấp quá nên công thức tính thuế nó bằng 0 hết trơn :D. Bạn có thể đổi lại chỗ đó về nguyên trạng hoặc update số liệu mới nhé. Không cần thay đổi công thức.

3. Thưởng thâm niên, trợ cấp thâm niên có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN bạn nhé.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn bạn Hoa nhiều,

Trợ cấp thâm niên đọc văn bản không thấy nói rõ trợ cấp này nhưng thực tế lại đóng thuế TNCN.

Về trang phục đồng phục 1 năm không quá 5 triệu đồng không ttính thuế TNCN, do trước đây công ty may đồng phục phát cho nhân viên . Nay chuyển tiền vào trong lương mỗi tháng nhân viên được nhận tiền 400k cơ quan thế có ý kiến không bạn?

Cảm ơn bạn
 
Cảm ơn bạn Hoa nhiều,

Trợ cấp thâm niên đọc văn bản không thấy nói rõ trợ cấp này nhưng thực tế lại đóng thuế TNCN.

Về trang phục đồng phục 1 năm không quá 5 triệu đồng không ttính thuế TNCN, do trước đây công ty may đồng phục phát cho nhân viên . Nay chuyển tiền vào trong lương mỗi tháng nhân viên được nhận tiền 400k cơ quan thế có ý kiến không bạn?

Cảm ơn bạn
1. Trợ cấp thâm niên : thực ra thông tư 111/2013 nói rất rõ. Bạn đọc khoản b, điều 2/ TT111, thì khoản trợ cấp thâm niên không nằm trong mục được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế nhé. Vì vậy phải tính chứ k có gì không rõ ràng ở đây.

2. Đồng phục chi bằng hiện vật có hoá đơn chứng từ thì không khống chế, chi bằng tiền thì 5tr/ người/ năm. Mỗi tháng bạn chi 400k/người thì 1 năm là 4.8 triệu ==> ok bạn nhé. Bạn sợ thuế ý kiến gì ở đây?
 
Cảm ơn bạn Hoamattroi.

Minh hỏi thêm chút, đồng phục chi tiền cho nhân viên cả năm 4.800.000 đồng, không cần hóa đơn chứng từ chứng minh nhân viên mua đồng phục?

Hoamattroi cho mình xin dịa chi email có gì mình liêc lạc cho thuận tiện bạn nhé.

Trân trọng
 
Cảm ơn bạn Hoamattroi.

Minh hỏi thêm chút, đồng phục chi tiền cho nhân viên cả năm 4.800.000 đồng, không cần hóa đơn chứng từ chứng minh nhân viên mua đồng phục?

Hoamattroi cho mình xin dịa chi email có gì mình liêc lạc cho thuận tiện bạn nhé.

Trân trọng
Chào bạn lawvn_2004,

Liên quan đến khoản chi trang phục tại khoản b.2.1 điều 8, thông tư 111/2013 có quy định :
"Đối với tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Trường hợp chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính."

Như vậy khoản chi trang phục bằng tiền cho người lao động sẽ không vượt quá 5tr/người/ năm. (Vì chi bằng tiền, không có hóa đơn chứng từ nên nhà nước mới khống chế ở mức này, trong thông tư không chỗ nào nói cần phải có chứng từ chứng minh nhân viên mua đồng phục. Cái này xuất phát từ thực tế thôi, khi bạn chi tiền cho nhân viên, nhân viên ra chợ mua cái quần, cái áo thì lấy đâu ra hóa đơn mang về cho bạn?)

Nếu khoản chi trang phục bằng hiện vật có hóa đơn chứng từ hợp pháp thì toàn bộ khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kính chào diễn đàn. tôi là dân ngoại đạo cả về kế toán lẫn tài chính, theo dõi GPE như một thói quen, xin gửi file nhờ giải đáp ý sau: giả sử khi ký hợp đồng bên trả lương đồng ý trả thuế TNCN với mức thu nhập chịu thuế là 7 triệu thì thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp có thể như trong file có thể hiện không? Cám ơn sự giúp đỡ
 

File đính kèm

  • Thue TNCN.xls
    90.5 KB · Đọc: 20
Sao không thấy bạn Hoamattroi cho mình địa chỉ email và zalo vậy.

Chờ mãi, buồn quá...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kính chào diễn đàn. tôi là dân ngoại đạo cả về kế toán lẫn tài chính, theo dõi GPE như một thói quen, xin gửi file nhờ giải đáp ý sau: giả sử khi ký hợp đồng bên trả lương đồng ý trả thuế TNCN với mức thu nhập chịu thuế là 7 triệu thì thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp có thể như trong file có thể hiện không? Cám ơn sự giúp đỡ
Tôi đã xem cách tính:
Về cách tính thuế TNCN thì ổn (tất nhiên thực tế sẽ có thêm một số cột không chịu thuế TNCN).
Về phần 7,000,000 thì tôi không biết là nó có nghĩa là gì? 7 triệu này là "thu nhập tính thuế" tối đa được trừ (bên A trả)?
 
Tôi đã xem cách tính:
Về cách tính thuế TNCN thì ổn (tất nhiên thực tế sẽ có thêm một số cột không chịu thuế TNCN).
Về phần 7,000,000 thì tôi không biết là nó có nghĩa là gì? 7 triệu này là "thu nhập tính thuế" tối đa được trừ (bên A trả)?
Đúng đó bạn. Lúc đầu thỏa thuận miệng là 7 triệu, hợp đồng là lương net, nhưng chả cấp cho bản kê thuế TNCN nào. Sang năm 2020 họ ép chuyển sang gross, cũng phải đồng ý vì là hưu rồi nên không phải đóng bảo hiểm, thành ra thu nhập giảm ít thôi
 
Đúng đó bạn. Lúc đầu thỏa thuận miệng là 7 triệu, hợp đồng là lương net, nhưng chả cấp cho bản kê thuế TNCN nào. Sang năm 2020 họ ép chuyển sang gross, cũng phải đồng ý vì là hưu rồi nên không phải đóng bảo hiểm, thành ra thu nhập giảm ít thôi
Theo tôi việc thỏa thuận lương NET hay GROSS bạn nên thỏa thuận bằng văn bản như hợp đồng lao động... vì việc trả lương NET hay GROSS sẽ quy định bên nào chịu thuế TNCN và ảnh hưởng đến việc được tính vào chi phí được trừ liên quan đến thuế TNDN. Nếu chỉ thỏa thuận bằng miệng sau này bạn (phòng kế toán cty bạn) sẽ gặp khó khăn khi giải trình với cơ quan thuế.
 
Web KT
Back
Top Bottom