Chọn lồng ghép hàm hay hàm tự tạo VBA?

Liên hệ QC
Xin lỗi các bạn, ngày hôm qua tôi bị đi xa vấn đề.

Trở lại câu hỏi chính: hàm thuần Excel hay hàm tự tạo VBA?

Hiện nay đã có tay thứ ba vào cuộc (tạm gọi là vào cuộc), đó là JavaScript Add-ins.
Với JavaScript API, người ta cũng có thể viết hàm UDFs mà không phải sợ file chứa macros.
Tuy không cặp sát Excel như VBA, nhưng JavaScript cũng giải quyết được nhiều vấn đề. Hy vọng trong tương lai, MS sẽ chú trọng Script như VBA và hỗ trợ nó mạnh mẽ hơn.

Tôi đang tìm mua quyển Excel JavaScript UDFs Straight to the Point (Bill Jelen) để nghiên cứu. Bao giờ nghiên cứu xong, có dịp sẽ chia sẻ.
 
Mỗi người 1 công việc, bài toán khác nhau, kỹ năng Excel khác nhau nên cách tiếp cận và xử lý khác nhau. Những bác kêu hàm tự tạo chậm thì thường là bài toán xử lý dữ liệu lớn, nếu sử dụng cột phụ thì bảng tính rắc rối hơn (nếu xây dựng sản phẩm cho nhiều người sử dụng nên tránh tình huống này)...
Thông thường tôi tiếp cận cả 2 hướng. Hàm sử dụng ít thì ghép nối, nhưng sử dụng nhiều lần ở vị trí khác nhau thì nên sử dụng hàm tự tạo. Nói chung linh hoạt.
 
Mỗi người 1 công việc, bài toán khác nhau, kỹ năng Excel khác nhau nên cách tiếp cận và xử lý khác nhau. Những bác kêu hàm tự tạo chậm thì thường là bài toán xử lý dữ liệu lớn, nếu sử dụng cột phụ thì bảng tính rắc rối hơn (nếu xây dựng sản phẩm cho nhiều người sử dụng nên tránh tình huống này)...
Thông thường tôi tiếp cận cả 2 hướng. Hàm sử dụng ít thì ghép nối, nhưng sử dụng nhiều lần ở vị trí khác nhau thì nên sử dụng hàm tự tạo. Nói chung linh hoạt.
Tôi không đồng ý kiến với bạn ở điểm này.
Ngược lại, từ hồi tôi biết Excel đến giờ, trong tất cả những hội thảo tôi từng dự, các người dùng không hề có ai than phiền cột phụ "làm bảng tính rắc rối hơn".
Trừ hai trường hợp:
1. Bảng tính đã có sẵn nhiều cột. Hiển nhiên thêm cột phụ lại làm nó lớn hơn (trường hợp này, dân chuyên nghiệp có thể dùng names).
Tuy nhiên, bảng tính nhiều cột chính nó cần phải được thiết kế cho kỹ. Điển hình dữ liệu liên quan nhau thì xếp gần nhau.
2. Mấy cái bảng tính của dân hỏi bài ở đây. Chúng đã được vẽ cảnh tô màu theo kiểu bảng báo cáo, tiêu chuẩn thời Bảo đại ở truồng. Những cái bảng tính không hề biết tới luật phân biệt trình bày và lưu trữ dữ liệu (separation of data/content and presentation) này thì dùng VBA là dễ nhất.
 
(Viết tiếp #16):
Để có được thành phẩm của 1 mẻ luyện, nhất thiết phải trãi qua các công đoạn: Nấu (chảy), Luyện (đạt yêu cầu của mác), đúc & hoàn chỉnh
Ngành này ưu tiên sản xuất 24/7/30 để giảm thiểu tiêu hao năng lượng
& 3 lần giao ca trong ngày phải đúng giờ, bất kể đang ở công đoạn nào của quá trình
Như vậy luôn thường phải chia sản lương mẽ giao ca cho 2 ca trước & sau thời điểm giao nhận ca.Khâu này Công thức dư sức làm được;
Nhưng để tính lương sản phẩm cho từng người trong 2 ca đó với sản lượng giao ca là không dễ. Mà phải xài macro.
Tốc độ tuy có rùa bò cũng phải chấp nhận.
. . . . . .
 
(Viết tiếp #16):
Để có được thành phẩm của 1 mẻ luyện, nhất thiết phải trãi qua các công đoạn: Nấu (chảy), Luyện (đạt yêu cầu của mác), đúc & hoàn chỉnh
Ngành này ưu tiên sản xuất 24/7/30 để giảm thiểu tiêu hao năng lượng
& 3 lần giao ca trong ngày phải đúng giờ, bất kể đang ở công đoạn nào của quá trình
Như vậy luôn thường phải chia sản lương mẽ giao ca cho 2 ca trước & sau thời điểm giao nhận ca.Khâu này Công thức dư sức làm được;
Nhưng để tính lương sản phẩm cho từng người trong 2 ca đó với sản lượng giao ca là không dễ. Mà phải xài macro.
Tốc độ tuy có rùa bò cũng phải chấp nhận.
. . . . . .
Luyện cái gì vậy? Hợp kim đen (gang thép) hay hợp kim màu (đồng nhôm...)

Ngày xưa, kỹ thuật luyện thép khác bây giờ. Thép cac-bon và gang ngày nay dùng kỹ thuật fission của than khác ngày xưa. Than của Việt Nam hầu hết là ở dạng anthracite, chứa nhiều năng lượng nhưng đem luyện thép thì không được. Mãi về sau này, kỹ thuật nấu than tân tiến mới thay đổi được chút xíu.
Ở VN, luyện thép dựa vào tỷ số gang. Khi tôi nói chuyện với nhà máy luyện Thủ đức (năm 1996) thì họ bảo cái khó nhất là tính tỷ số gang chứ nấu một mẻ chỉ dùng điện hồ quang làm cái rẹt, số năng lượng không khác nhau mấy.
Cũng ở VN, trình độ hiểu biết về nhiệt luyện thép cũng không cao. Hầu hết các kỹ sư dựa vào tỷ lệ các bon nhiều hơn cách luyện theo dạng tinh thể và những chất phụ.

Nấu nhôm thì là một quy trình khác hoàn toàn. Đặc tính thành phẩm gần như hoàn toàn tùy thuộc vào thành phần. Một mẻ nấu người ta phải dùng bài toán Quy Hoạch Tuyến Tính (Linear Programming) để biết liều lượng những chất cần pha thêm. Điển hình, một lon nước ngọt làm đúng là có 3 loại nhôm, 1 cho vỏ, 1 cho nắp, và 1 cho cái khoen mở. Khi nấu tái chế vỏ lon, người ta phải lấy ra một vài mẫu và thử tính chất.
 
Đúng là công nghệ thế kỹ trước ở ta chưa có đúc liên tục
& ở các tỉnh phía nam thì luyện từ thép vụn là chủ yếu, hiếm khi có gang để phối trộn
Trước giải phóng thì Phía nam sản xuất được thép còn phía bắc sản xuất được gang.
[Phía Nam xử dụng công nghệ để chế biến phế thải chiến tranh; Phía Bắc thì đào quặng lên nấu gang.]
. . .. . .
Năm 96 Q. Giám đốc Vikimco là Hồ Nghĩa Dũng (sau này làm bộ trưởng GTVT 1 thời gian)
. . . . .
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom