Hàm TINV() Tác giả: Bùi Nguyễn Triệu Tường (BNTT - GPE)
Tổng hợp: ongtrungducmx25 (GPE)
Trả về giá trị t của phân phối Student. Cú pháp: = TINV(probability, degrees_freedom) Probability : Xác suất kết hợp với phân phối Student.
Degrees_freedom : Bậc tự do, là một số nguyên. Lưu ý:
Nếu có bất kỳ đối số nào không phải là số, TINV() trả về giá trị lỗi #VALUE!
Nếu probablity < 0 hay probablity > 1, TDIST() trả về giá trị lỗi #NUM!
Nếu degrees_freedom < 1, TDIST() trả về giá trị lỗi #NUM!
Nếu degrees_freedom không phải là số nguyên, nó sẽ được cắt bỏ phần thập phân để trở thành số nguyên.
TINV() = P(|X| > t); với X là biến ngẫu nhiên phụ thuộc vào phân phối Student, P(|X| > t) = P(X < -t hoặc X > t).
Một giá trị t một phía có thể được trả về bằng cách thay thế probability bằng 2*probability. Với probability = 0.05 và bậc tự do là 10, giá trị t hai phía được tính là TINV(0.05, 10) = 2.28139; trong khi giá trị t một phía với cùng xác suất và bậc tự do như vậy sẽ là TINV(2*0.05, 10) = 1.812462.
TINV() sử dụng phương pháp lặp để tính hàm. Với probability cho trước, TINV() sẽ lặp cho tới khi TDIST(x, degree_freedom, 2) = probability. Nếu TINV() không hội tụ sau 100 lần lặp, nó sẽ trả về giá trị lỗi #NA!
Ví dụ: Tính giá trị t của phân phối Student (t) biết xác suất = 0.054645 và số bậc tự do là 60 ? TINV(0.054645, 60) = 1.959997462 = 1.96