Phòng chống Covid-19: Cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 1-4

Liên hệ QC
Khoa học của Mẽo đâu có thua ai. Hiện giờ Mẽo đã được lên thứ mấy về COVID-19 rồi nhỉ.
Lúc Pháp được qua mặt Ý thì Pháp chắc đứng bét về khoa học. Nhưng hôm nay thì nhường địa vị này lai8j cho Tây ban nha.
Mẽo? Tưởng chú chỉ quen với máy từ ngữ uyên bác ai dè cũng biết dùng kiểu chữ lôm côm như bọn trẻ :whistling:.

Xin hỏi chú những thiết bị, hóa chất xét nghiệm cùng công nghệ nước ta đang dùng ở đâu ra? Chú ảo tưởng nước ta tự chế ra à? Việt Nam hiện tại chỉ mới đạt tới trình độ biết sử dụng máy móc, công nghệ nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm. Nếu không có những thiết bị, hóa chất cùng công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài (có cả Mỹ) thì gần như chẳng làm được gì cả. Đến cả cái nhiệt kế hồng ngoại đơn giản giá 150k còn phải mua TQ là đủ hiểu rồi.

Nhờ gà^n xích đạo nắng nhiều tia UV, virus bớt lan tràn, nhờ cái khẩu trang tránh nắng bụi, người Việt tránh hít virus. Mỗi anh người Việt lại sở hữu 1 con xe máy được khử virus giữa trời. Trong khi đó, bọn nhà giàu nước ngoài sống trong lạnh giá phải nhốt mình trong những không gian kính, môi trường ưu thích của virus, không khí nước họ cũng trong lành nên chả đeo khẩu trang thế là virus tha hồ du lịch từ người này qua người khác. Giả sử nước ta ở xứ lạnh, chả có nắng,không khí trong lành thì sẽ thế nào?

Con số thống kê bệnh và tử vong không có rõ rệt về tình hình giai cấp xã hội. Âu châu và Mẽo bị nặng hơn Á là vì phong tục của họ, chăm sóc người lớn tuổi không chu đáo bằng người Á Đông.
Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam là khoảng 10%, cuả các nước phát triển là khoảng 30%, trừ đi 30% những người còn lại chưa đủ sức khỏe lao động (thiếu nhi, người yếu). Nói cách khác cứ 6 người khỏe Việt Nam có trách nhiệm với 1 cụ già còn ở các nước phát triển cứ 4 người khỏe có trách nhiệm với 3 cụ già. Làm phép so sánh tương quan, bọn nước giàu phải gánh trách nhiệm với người già gấp 4,5 lần so với người Việt. Với khả năng toán học đã thể hiện của chú, chắc chả nghĩ ra nổi mấy phép toán trẻ con này?

Mới đây có clip bạo hành của đứa con gái u60 với bà má u90. Và hầu như Việt Nam năm nào cũng có dăm chục vụ như thế. Đến một ngày nào đó mà tỷ lệ người già so với người khỏe tăng cao thì số vụ bạo hành người già Việt Nam chắc khủng khiếp thế nào.
 
Từ Mẽo có từ thời tôi còn nhỏ xíu. Bọn trẻ mới là không biết nhiều về từ này.
Năm 1963 là lúc từ "Me Mẽo" bắt đầu thay thế "Me Tây". "Sờ nách ba, Đăng xin" đi từ Nha Trang vào Vũng Tàu, sau đó đi ngược trở ra Đà Nẵng, Quảng Trị.
Từ "băng (đảng)" phổ biến vào khoảng năm 1968. Tiếng Pháp từ từ rút lui, điển hình là từ pê đê nhiều người không còn biết nó là tiếng Pháp; tôi đã từng đọc bài báo bàn là nó có lẽ do viết tắt "bà đồng".
 
Từ Mẽo có từ thời tôi còn nhỏ xíu. Bọn trẻ mới là không biết nhiều về từ này.
Năm 1963 là lúc từ "Me Mẽo" bắt đầu thay thế "Me Tây". "Sờ nách ba, Đăng xin" đi từ Nha Trang vào Vũng Tàu, sau đó đi ngược trở ra Đà Nẵng, Quảng Trị.
Từ "băng (đảng)" phổ biến vào khoảng năm 1968. Tiếng Pháp từ từ rút lui, điển hình là từ pê đê nhiều người không còn biết nó là tiếng Pháp; tôi đã từng đọc bài báo bàn là nó có lẽ do viết tắt "bà đồng".
Thôi để chú khỏi tốn thời gian vì nói lan man xin hỏi chú "Phép toán của cháu ở trên đúng không ạ?"
 
Bé virus cô vi này ác thật.
Bé bám rie e e e ê ê ê ê ế ế ế ết ết ết.... ết từ năm ngoái tới bây giờ vẫn cố bám.... bám từ châu này qua châu khác, bám từ nước này qua nước khác, bám từ vùng này qua vùng khác, bám từ người này qua người khác..... cứ bám riếttttttttttttttttt mãi vậy mà không chịu tha cho mọi người yên ổn, sống bình yên.
Đúng là dai như đỉa đói.!!!!
Nào là xịn cồn, xịt ô mô, xịt thuốc tẩy các kiểu con gà lon ton... vậy mà bé vẫn bám dai mãi không chịu ngủm củ tỏi đi.
Hừm, bám dai một cách quá thể!!!!
 
Suy cho cùng thì chúng ta cũng cần có virut để tự xây hệ miễn dịch cho mỗi người.

Cũng giống như lực ma sát làm chúng ta tốn nhiên liệu, nhưng cũng nhờ nó mà xe ta mới tiến lên được; Khi bánh xe ô tô của ta đang ngồi nó rơi vô vũng bùn mới mơ có lực ma sát làm sao!

}}}}} :D }}}}}
 
Thôi để chú khỏi tốn thời gian vì nói lan man xin hỏi chú "Phép toán của cháu ở trên đúng không ạ?"
Không đúng. Đối với dân thống kê chuyên nghiệp như tôi thì tất cả những con số tính tổng quát đều có thể được người ta lái theo chiều hướng của mình. Con số tổng quát thì chỉ dùng cho chính trị gia và báo chí. Đối với dân khoa học thì chỉ để khơi màu cho nghiên cứu kỹ hơn mà thôi. Dân khoa học chỉ chấp nhận sau khi đã thẩm định đủ điều kiện.
Từ "trách nhiệm" phải được định nghĩa rõ rệt phạm vi của nó trước khi so sánh.
Định nghĩa và sự hiểu biết của từ này liên quan đến trực tiếp trách nhiệm và gián tiếp trách nhiệm.
Những con số phải cho biết rõ là nó tính trên cái gì? tài chính hay lao động? Sau đó còn phải lọc lại về chính sách của chính phủ từng nước, từng tiểu bang.
 
hôm có tay gì đó ở Anh nó ý kiến cho miễn dịch cộng đồng đó chi .... vãi linh hồn luôn
 
Mỹ dự đoán kinh hồn
 
Thì từ đầu Anh đã theo chính sách ấy rồi. Nhưng sau đó, không chịu nổi áp lực, chính phủ bắt buộc phải đổi theo các nước khác.
chưa chính thức công khai thực hiện thì chính xác hơn .... mà ngầm cho nó như thế thì phải ??!!
Giờ thì hối hận ko kịp nữa rồi ... VD: như Mỹ quá xem thường nó ... xem covid-19 như cúm mùa giờ thì toang
 
Khi thấy tiêu đề "Chỉ thị hỏa tốc", tôi tìm hiểu và phát hiện ra: "CHỈ THỊ" không phải văn bản pháp quy, có nghĩa là: không bắt buộc phải chấp hành và không thể xử lý người vi phạm.
Ông Mai Tiến Dũng cũng nói đây không phải là lệnh, có nghĩa là khuyến cáo, không bắt buộc, ... tôi nói đúng không các bác? Có nghĩa là công ty chúng tôi vẫn có quyền làm việc bt?

1585741351726.png
 
Tôi không biết Việt Nam thế nào nhưng ở Ba Lan nếu có ban bố tình trạng dịch bệnh thì thậm chí các quyết định của Bộ trưởng Y tế thôi đã phải chấp hành. Đây không phải lời khuyên. Đây là luật, là lệnh. Trong tình trạng bình thường Bô trưởng Y tế không có quyền cấm người dân ra ngoài. Nhưng khi đã ban bố tình trạng dịch bệnh thì Bộ trưởng có quyền, và đó là luật.
Đừng có lý do lý trấu. Qui phạm với chả không qui phạm. Rất có thể "ngày thường" đó là "khuyến cáo" nhưng khi có tình trạng dịch bệnh thì nó là lệnh, là luật. Tôi không rõ luật Việt Nam nên chỉ có ý kiến thế thôi. Ngày thường nếu "lực lượng làm nhiệm vụ" thiếu ô tô chẳng hạn thì họ có thể hỏi mượn tôi. Nhưng nếu là đã có tình trạng khẩn cấp thì người ta có quyền lấy ô tô của tôi để làm nhiện vụ mà không cần sự đồng ý.

Tôi nghĩ là ở nước nào cũng thế thôi. Bình thường thì cứ theo luật mà làm. Luật ra bởi cơ quan lập pháp - quốc hội. Nhưng cũng có luật về tình trạng chiến tranh, tình trạng dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp ... Và luật cũng qui định rõ khi nào có thể ban bố tình trạng nào, ai công bố (thường là chính phủ), thời hạn là bao nhiêu ... Và khi tình trạng nào đó được công bố thì những quyết định sẽ là lệnh. Không phải là khuyến cáo. Cũng như lệnh giới nghiêm. Theo luật thì không phải cứ thích là ra lệnh giới nghiêm. Nhưng khi tình hình đòi hỏi phải có lệnh đó thì khi nó được công bố thì phải chấp hành. Đó không phải là khuyến cáo mà là lệnh, là luật.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . . Ngày thường nếu "lực lượng làm nhiệm vụ" thiếu ô tô chẳng hạn thì họ có thể hỏi mượn tôi. Nhưng nếu là đã có tình trạng khẩn cấp thì người ta có quyền lấy ô tô của tôi để làm nhiện vụ mà không cần sự đồng ý.
Bạn viết vậy mình mới nhớ lại chuyện cố chủ tịch nước ta; Khi sắp chuyển sang Ô. này đã ký 1 văn bản vi phạm pháp luật là giao cho CSGT có quyền trưng thu tài sản, xe cộ các công dân trong công vụ. (Trong 1 thông tư của 1 bộ)

Cái vi phạm ở đây là đã đặt mấy ông CSGT ngang bằng chủ tịch tỉnh hay bộ trưởng (không (được) ủy quyền); Điều này đã được qui định trong Bộ Luật dân sự.

Mà mấy ông này thì nhiều nơi, nhiêu lúc là lục lâm thảo khấu trên xa lộ!

Cũng có lẽ vì quyết định này mà mấy ông CSGT làm nơi chôn cất ông ta đến mấy hecta chăng(?!)

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi không biết Việt Nam thế nào nhưng ở Ba Lan nếu có ban bố tình trạng dịch bệnh thì thậm chí các quyết định của Bộ trưởng Y tế thôi đã phải chấp hành. Đây không phải lời khuyên. Đây là luật, là lệnh. Trong tình trạng bình thường Bô trưởng Y tế không có quyền cấm người dân ra ngoài. Nhưng khi đã ban bố tình trạng dịch bệnh thì Bộ trưởng có quyền, và đó là luật.
Đừng có lý do lý trấu. Qui phạm với chả không qui phạm. Rất có thể "ngày thường" đó là "khuyến cáo" nhưng khi có tình trạng dịch bệnh thì nó là lệnh, là luật. Tôi không rõ luật Việt Nam nên chỉ có ý kiến thế thôi. Ngày thường nếu "lực lượng làm nhiệm vụ" thiếu ô tô chẳng hạn thì họ có thể hỏi mượn tôi. Nhưng nếu là đã có tình trạng khẩn cấp thì người ta có quyền lấy ô tô của tôi để làm nhiện vụ mà không cần sự đồng ý.

Tôi nghĩ là ở nước nào cũng thế thôi. Bình thường thì cứ theo luật mà làm. Luật ra bởi cơ quan lập pháp - quốc hội. Nhưng cũng có luật về tình trạng chiến tranh, tình trạng dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp ... Và luật cũng qui định rõ khi nào có thể ban bố tình trạng nào, ai công bố (thường là chính phủ), thời hạn là bao nhiêu ... Và khi tình trạng nào đó được công bố thì những quyết định sẽ là lệnh. Không phải là khuyến cáo. Cũng như lệnh giới nghiêm. Theo luật thì không phải cứ thích là ra lệnh giới nghiêm. Nhưng khi tình hình đòi hỏi phải có lệnh đó thì khi nó được công bố thì phải chấp hành. Đó không phải là khuyến cáo mà là lệnh, là luật.

1- Tôi nghĩ khi có luật thì làm theo luật, trong luật mới không có khái niệm "CHỈ THỊ" , (ngày xưa dùng nhưng hủy lâu rồi). VD bạn được thăng chức thì phải là "Quyết định bổ nhiệm ông Batman1 dựa vào điều a,b,c,..." chứ không phải "Thông báo bổ nhiệm ông Batman1...", thông báo không phải văn bản pháp quy.
2- Điều bạn nói phải sau khi VN công bố "Tình trạng khẩn cấp toàn quốc", lúc đó sẽ có luật riêng trong thời điểm ấy. Tại Balan hay nhiều nước ở châu Âu đã ban bố TT khẩn cấp rôi, VN chưa bạn ạ.
Hỏi thật bạn đã đọc "chỉ thị 16" chưa? Chúc vui vẻ, bảo trong trước COVID-19 nghe.
 
Theo mình thì "Chỉ thị" là mệnh lệnh đến (cho) những người dưới quyền mà thôi; Như Thủ tướng ban ra chỉ thị/ chỉ đạo đến UBND các cấp hay bộ này, ngành kia; Chỉ thị không cho người dân ở đâu đó được, vì người dân. . . . . . dù sao cũng được gọi là chủ đất nước mà!


:D :D :D :D :D :D :D :D :D :D :D :D :D

Dưới góc độ xã hội, khái niệm chỉ thị được hiểu một cách đơn giản nhất là lệnh cấp trên truyền đạt cho cấp dưới.


Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 này quy đinh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
+ Hiến pháp.
+ Bộ luật, luật (gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
+ Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
+ Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
+ Quyết định của UBND cấp tỉnh.
+ Văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
+ Nghị quyết của HĐND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).
+ Quyết định của UBND cấp huyện.
+ Nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
+ Quyết định của UBND cấp xã.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy không có khái niệm về chỉ thị trong luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Có thể khẳng định theo luật mới Chỉ thị không còn là văn bản quy phạm pháp luật nữa. Trước ngày 1/7/2016 thì chỉ thị của UBND tỉnh ban hành được xem là văn bản quy phạm pháp luật.


 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo mình thì "Chỉ thị" là mệnh lệnh đến (cho) những người dưới quyền mà thôi; Như Thủ tướng ban ra chỉ thị/ chỉ đạo đến UBND các cấp hay bộ này, ngành kia; Chỉ thị không cho người dân ở đâu đó được, vì người dân. . . . . . dù sao cũng được gọi là chủ đất nước mà!


:D :D :D :D :D :D :D :D :D :D :D :D :D

Dưới góc độ xã hội, khái niệm chỉ thị được hiểu một cách đơn giản nhất là lệnh cấp trên truyền đạt cho cấp dưới.




Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy không có khái niệm về chỉ thị trong luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Có thể khẳng định theo luật mới Chỉ thị không còn là văn bản quy phạm pháp luật nữa. Trước ngày 1/7/2016 thì chỉ thị của UBND tỉnh ban hành được xem là văn bản quy phạm pháp luật.

Tks bác SA_DQ. Lần đầu tiên thấy có người ủng hộ quan điểm của tôi. Hôm qua tôi bị "ném đá" tới tấp vì "bắt bẻ câu chữ" giữa mùa cả nước lo chống dịch, (kể cả bạn Batman#53). Khổ quá, dân logic "rảnh rỗi sinh nông nổi" :)

Luôn tiện nói thêm việc thứ 2 về từ "cách ly xã hội" trong "chỉ thị 16", tôi bị ném đá vì chê "Chỉ thị 16" viết như bản tin, báo cáo, bài văn, khó thực thi, ... không như văn bản pháp quy.
https://luatvietnam.vn/y-te/chi-thi...bach-phong-chong-dich-covid-19-182050-d1.html

Nói thêm tý cho vui nhé, bọn tây - (nơi người nhà tôi ở), cũng như vầy nhưng nó làm (vắn tắt) như sau:
Chính Phủ Quyết định từ 0h ngày 15.3.2020 trên toàn lãnh thổ:
I. - "Tất cả công dân không được rời khỏi nơi đang cư trú" , NGOẠI TRỪ: 1- Đi làm việc / 2- Đi mua nhu yếu phẩm (TP, thuốc, ....) / 3- Đi khám chữa bệnh / 4- Đi thăm người thân / 5- Đi ra công viên / 6- Dắt chó mèo đi vệ sinh / ...
II.- "Dừng mọi hoạt động kinh doanh", NGOẠI TRỪ : 1- Cửa hàng thực phẩm / 2 -hiệu thuốc / 3- Đồ online / ....
Luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ điều chỉnh, vì họ chỉ thay đổi chữ NGOẠI TRỪ mà thôi.
III,- ....
Tôi là dân toán, thấy cái gì k logic hay ngứa ngáy, thông cảm, chúc bình yên mùa covid-19 nghe.
 
2- Điều bạn nói phải sau khi VN công bố "Tình trạng khẩn cấp toàn quốc", lúc đó sẽ có luật riêng trong thời điểm ấy. Tại Balan hay nhiều nước ở châu Âu đã ban bố TT khẩn cấp rôi, VN chưa bạn ạ.
Ý trong bài đầu của bạn là "CHỈ THỊ" gì đó không phải là lệnh do nó không là văn bản pháp quy. Nếu bạn nói nó không có hiệu lực do chưa công bố tình trạng khẩn cấp thì tôi đã không trả lời bạn.
1- Tôi nghĩ khi có luật thì làm theo luật, trong luật mới không có khái niệm "CHỈ THỊ" , (ngày xưa dùng nhưng hủy lâu rồi). VD bạn được thăng chức thì phải là "Quyết định bổ nhiệm ông Batman1 dựa vào điều a,b,c,..." chứ không phải "Thông báo bổ nhiệm ông Batman1...", thông báo không phải văn bản pháp quy.
Có 2 vấn đề.

1. Phải có công bố tình trạng khẩn cấp thì mọi qui định pháp luật mới có hiệu lực. Nói nôm na thì lúc đó guồng máy "tình trạng khẩn cấp" mới khởi động. Cái này thì dễ hiểu. Chưa công bố tình trạng khẩn cấp thì vd. không thể bắt công dân ngồi nhà được.
Tuy nhiên tôi không sống ở Việt Nam nên không theo dõi liên tục, liệu tình trạng khẩn cấp đã được công bố hay chưa.

2. Các qui định của pháp luật.
Không sa đà quá về vấn đề câu chữ, ý tôi là có những cái bình thường thì nó là khuyến cáo, nhưng ở trong bối cảnh khác thì nó là lệnh.

Các bạn bàn về chuyện chỉ thị có là văn bản pháp quy hay không. Bạn còn nói: trong luật mới không có khái niệm "CHỈ THỊ".

Tôi xem lướt qua thì trong
"Nghị định của Chính phủ số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 qui định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ THẢM HOẠ LỚN, DỊCH BỆNH NGUY HIỂM"

Trong Điều 2 có:
"4. Chấp hành tuyệt đối và triển khai khẩn trương, kịp thời các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp (sau đây gọi là Ban chỉ đạo);"

Điều 4, điểm 5, mục d)
"Trưởng Ban chỉ đạo là Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp và các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
"đ) Hướng dẫn nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và Trưởng Ban chỉ đạo; "

Tôi không hiểu, vậy thì những từ "chỉ thị" kia nó là gì khi không còn khái niệm "chỉ thị" nữa? Văn bản pháp luật không thể dùng bừa từ nào, khái niệm nào cũng được.
 
Web KT
Back
Top Bottom