Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

Liên hệ QC
Dạ, Cảm ơn chú. Hiện tại Công ty đang hoạt động nên cơ chế trả lương cũng chưa được đề ra, hiện cháu đang cần xây dựng những cơ chế đó cho Công ty.

Công ty làm về sản xuất xi măng (giống Holcim, Hà Tiên, Hoàng Thạch ...)

Rất mong được chú và các thành viên GPE giúp đỡ. Xin đa tạ ạh /-*+/.
 
kể từ đầu tháng 1/2009 mức lương căn bản đã thay đổi, tùy theo từng khu vực mà mức lương căn bản khác nhau, ở TP.HCM là 800.000 đồng
Mình có gửi file đính kèm cho cả nhà tham khảo, nếu có thông tin gì mới post lên cho mọi người cùng biết nha
QUY ĐỊNH MỚI VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI DOANH NGHIỆP
(Áp dụng từ 01/01/2009)
---------------

1. Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động:

- Nghị định này điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng hiện quy định tại Nghị định 167/2007/NĐ-CP và sẽ áp dụng kể từ ngày 01/01/2009.

- Lương tối thiểu vùng được chia làm 4 mức, áp dụng cho 4 Vùng (địa phương) khác nhau. Cụ thể:
+ Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng cho Vùng I;
+ Mức 740.000 đồng/tháng áp dụng cho Vùng II;
+ Mức 690.000 đồng/tháng áp dụng cho Vùng III; và
+ Mức 650.000 đ/tháng áp dụng cho Vùng IV.
Danh mục các địa bàn thuộc các Vùng I, II, III, IV được quy định tại Phụ lục đính kèm.

- Các doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) áp dụng mức lương tối thiểu vùng này để tính đơn giá tiền lương, tính mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương… Các doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh lại tiền lương trong Hợp đồng lao động sao cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này.

- Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009 và thay thế Nghị định 167/2007/NĐ-CP.

2. Nghị định số 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:

- Cùng với Nghị định 110/2008/NĐ-CP điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng dành cho các doanh nghiệp trong nước, Nghị định này điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu vùng (hiện quy định tại Nghị định 168/2007/NĐ-CP) dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

- Theo Nghị định này, lương tối thiểu vùng cũng được thành 4 bậc, áp dụng đối với 4 vùng địa bàn khác nhau. Cụ thể:
+ Mức 1.200.000 đồng/tháng áp dụng cho Vùng I;
+ Mức 1.080.000 đồng/tháng áp dụng cho Vùng II;
+ Mức 950.000 đồng/tháng áp dụng cho Vùng III; và
+ Mức 920.000 đ/tháng áp dụng cho Vùng IV.
Danh mục các địa bàn thuộc các Vùng I, II, III, IV được quy định tại Phụ lục đính kèm.

- Các doanh nghiệp FDI áp dụng mức lương tối thiểu vùng này để tính mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính mức lương ghi trong Hợp đồng lao động… Các doanh nghiệp FDI bắt buộc phải điều chỉnh lại tiền lương trong Hợp đồng lao động sao cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này.

- Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009 và thay thế Nghị định 168/2007/NĐ-CP.


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC VÙNG, ĐỊA BÀN THUỘC CÁC KHU VỰC
----------

1. Khu vực I:
- Các quận thuộc Tp. Hồ Chí Minh;
- Các quận và Tp. Hà Đông thuộc Tp. Hà Nội.

2. Khu vực II:
- Các huyện thuộc Tp. Hồ Chí Minh;
- Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Tp. Sơn Tây thuộc Tp. Hà Nội;
- Tp. Biên Hoà, Thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Tp. Vũng Tàu và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;
- Các quận Ninh Kiều, Bình Thủy thuộc Tp. Cần Thơ;
- Các quận, huyện thuộc Tp. Đà Nẵng;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương thuộc Tp. Hải Phòng;
- Tp. Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

3. Khu vực III:
- Các huyện còn lại thuộc Tp. Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Bà Rịa và các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;
- Các quận, huyện còn lại thuộc Tp. Cần Thơ;
- Các huyện còn lại thuộc Tp. Hải Phòng;
- Tp. Móng Cái, Thị xã Uông Bí và Cảm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Tp. Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, các huyện Quế Võ, Tiên Du và Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Tp. Bắc Giang, các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Thị xã Hưng Yên, các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang và Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Tp. Hải Dương và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kim Môn thuộc tỉnh Hải Dương;
- Tp. Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc;
- Tp. Đà Lạt và Thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Tp. Nha Trang và Thị Xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Huyện Trảng Bàng thuộc Tỉnh Tây Ninh;
- Thị xã Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức và Cần Đước thuộc tỉnh Long An;
- Các thành phố thuộc các tỉnh còn lại.

4. Khu vực IV: Các địa bàn còn lại.
 
Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
Nghị định số 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Mình có mấy cấu hỏi sau đây, mãi không tìm ra được lời giải đáp hợp lý :

+ Người lao động ai cũng cùng làm việc, nhưng lý do gì việc "Quy định mức lương tối thiểu" lại phải ban hành làm thành 2 Nghị định.

+ Đã tham gia vào WTO, thế thì hiệp hội ILO (The International Labour Organization) có suy nghĩ gì khi thực hiện Quy định mức lương tối thiểu theo 2 Nghị định trên (Có phân biệt về giai cấp lao động ? Ai đi làm cũng cần ăn, mặc, mua sắm,...)

+ Từ suy nghĩ trên, bên cạnh triển khai Luật thuế TNCN năm 2009. Xét về miễn trừ gia cảnh, mọi người lao động đều chi phối bởi Luật thuế TNCN 2009. Vậy việc ban hành 2 Nghị định về mức lương tối thiểu trên có phù hợp không ?

Nhờ các bác giúp cho

Thân ái
 
Ketoangiagan ơi cho mh hỏi một tí nhé, mình dựa vào đâu mà tính được hệ số phụ cấp vậy.mong giúp đỡ nhé
cúm ơn nha.
 
Ketoangiagan ơi cho mh hỏi một tí nhé, mình dựa vào đâu mà tính được hệ số phụ cấp vậy.mong giúp đỡ nhé
cúm ơn nha.

Chời ơi chời, KTGG đâu phải là thần thánh gì đâu mà mỗi cứ làm hoặc đi không được rùi cũng hỏi ? Vậy khi bạn có tin vui, bạn có réo gọi KTGG đến chung vui không. Kha kha. Đùa 1 tí cho vui.
Nếu giận lão già chết tiệt thì chịu nhe. (cái E của lão già bạn KTGG, bạn già ấy hay dùng thế)

Chịu khó bỏ 1 chút công sức ra qua trang webktoan.vn tìm các bài trong box "Các khoản phải trích theo lương ?) gì đó hoặc tìm bài nói về hệ số/bội số lương nghiên cứu thêm.

Hệ số phụ cấp theo bài của mình, nếu bạn chịu khó đọc cũng tìm được lời giải đáp.
Chịu khó đọc 1 tí đi. Khi chưa hiểu hỏi tiếp. Mình sẽ trình bày cho bạn.

Xin gởi lại lời cúm ơn của bạn. KTGG không dám nhận vì đang cúm. Kha kha

Đọc bài lại từ đầu và theo các đường link đã chỉ trong bài

Mong sớm có lời giải đáp từ bạn.

Lập thang lương, bảng lương bắt đầu từ đâu ?
 
Ketoangiagan ơi cho mh hỏi một tí nhé, mình dựa vào đâu mà tính được hệ số phụ cấp vậy.mong giúp đỡ nhé
cúm ơn nha.
Như Bác KTGG đã trả lời bạn. Xong cách tốt nhất bạn dựa vào thực tế của công ty của bạn mà thôi. Bạn tham khảo đường link đó + thực tế công ty mình để xây dựng. Lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia không ổn lắm.
p/s: Làm xong nhớ post lên nhé !
 
Bác ơi! em đã xem mẫu về cách làm thang bảng lương, nhưng theo em biết 1/1/2009 sẽ có nghị định mới về cách đang ký thang bảng lương tối thiểu.Mà em làm cho Cty em lúc đầu là lương tối thiểu là 620000 . Vậy có được ko ạ?Còn công văn đề nghị thì em theo ghị định 144/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 và Thông tư 13/2003/TT-BHĐTBXH . Còn thực hiện trả lương theo nghị định 205/2004/NĐ-CP đúng ko ạ?Nhờ các bác chỉ thêm Cty em là Cty TNHH TM DV
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bác ơi! em đã xem mẫu về cách làm thang bảng lương, nhưng theo em biết 1/1/2009 sẽ có nghị định mới về cách đang ký thang bảng lương tối thiểu.Mà em làm cho Cty em lúc đầu là lương tối thiểu là 620000 . Vậy có được ko ạ?Còn công văn đề nghị thì em theo ghị định 144/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 và Thông tư 13/2003/TT-BHĐTBXH . Còn thực hiện trả lương theo nghị định 205/2004/NĐ-CP đúng ko ạ?Nhờ các bác chỉ thêm Cty em là Cty TNHH TM DV

tra sua thân mến, tra sua, có đọc bài này chưa ?.
Mức lương tối thiểu hiện hành và hiệu lực 01/01/2009 đâu còn 620.000 đ nữa đâu.
tra sua không chịu đọc bài rồi cứ hỏi lòng vòng hoài, Kế toán già gân buồn quá.
Hãy từ từ đọc, chỗ nào chưa thông - Xin trao đổi tiếp.
Đừng lấy mức lương tối thiểu năm 2008 mà nói chuyện 2009 nữa nhe. Và cũng đừng lấy thang bảng lương mẫu 2008 của mình mà sử dụng không thay đổi lại mức lương tối thiểu theo hiện hành thì toi luôn

Đúng ra là không trích lại phần này, chịu khó đọc bài cho kỹ - Tôi trích dẫn miết cũng bị Ban Quản Trị diễn đàn phê bình chết luôn đó
(tra sua ơi - đừng cố tình gây áp lực và spam với kế toán già gân nhe)

Mức lương tối thiểu vùng - Ngày 10/10/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2009, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động được chia thành các vùng như sau: Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội; các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Mức 740.000 đồng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thành phố Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh; các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, an Dương thuộc thành phố Hải Phòng; Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh…
Mức 690.000 áp dụng cho các thành phố trực thuộc tỉnh.
Các doanh nghiệp hoạt động trên các các địa bàn còn lại áp dụng mức 650.000 đồng…

Mọi chi tiết xin được trao đổi tại diễn đàn www.giaiphapexcel.com dùm. Không tiện trả lời thư riêng nữa. Lý do : Các thành viên cùng sẻ chia học tập trên diễn đàn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình có mấy cấu hỏi sau đây, mãi không tìm ra được lời giải đáp hợp lý :

+ Người lao động ai cũng cùng làm việc, nhưng lý do gì việc "Quy định mức lương tối thiểu" lại phải ban hành làm thành 2 Nghị định.

+ Đã tham gia vào WTO, thế thì hiệp hội ILO (The International Labour Organization) có suy nghĩ gì khi thực hiện Quy định mức lương tối thiểu theo 2 Nghị định trên (Có phân biệt về giai cấp lao động ? Ai đi làm cũng cần ăn, mặc, mua sắm,...)

+ Từ suy nghĩ trên, bên cạnh triển khai Luật thuế TNCN năm 2009. Xét về miễn trừ gia cảnh, mọi người lao động đều chi phối bởi Luật thuế TNCN 2009. Vậy việc ban hành 2 Nghị định về mức lương tối thiểu trên có phù hợp không ?

Nhờ các bác giúp cho

Thân ái
Anh à, Em nghĩ thế này:
* Năm 2007 có 3 nghị định quy định về Mức LTT
NĐ166 QĐ mức lương tối thiểu chung
NĐ167 & NĐ 168 QĐ mức lương tối thiểu vùng cho LĐ làm việc cho doanh nghiệp VN và nước ngoài
*Năm 2008
Hiện có 02 NĐ 110 và 111 mức lương tối thiểu vùng cho LĐ làm việc cho doanh nghiệp VN và nước ngoài
Các nghị định này có sự khác nhau về mức LTT cho từng vùng và từng khu vực lao động (VN và nước ngoài).
- Chính vì Ai đi làm cũng cần ăn, mặc, mua sắm,.. Mức lương tối thiểu được quy định chi tiết, điều chỉnh rõ ràng từng đối tượng (Được điều chỉnh dựa trên mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạtcung cầu lao động theo từng thời kỳ). Sẽ đảm bảo Mức sống tối thiểu của người lao động trong nước. Như vậy là xóa bỏ sự phân biệt kéo người lao động xích lại gần nhau hơn
- Hiệp hội ILO (The International Labour Organization) ra đời với Hiệp định chung của các nước cũng hướng tới mục đích đó nhưng trên phạm vi toàn thế giới.
- Luật thuế TNCN năm 2009 chủ yếu đánh vào những người có thu nhập cao nhằm đảm bảo có sự chia sẻ cho những người không có thu nhập ... Cũng là để xóa bỏ ngăn cách giàu nghèo và đảm bảo Ai đi làm cũng cần ăn, mặc, mua sắm,..

Ở nước ngoài nhất là các nước phát triển. Các khoản thuế đánh vào thu nhập và bảo hiểm chiếm tỷ lệ khá lớn trong thu nhập của người lao động. Nhưng họ được đảm bảo những quyền lợi mà họ cảm thấy thực hiện nó là đúng và hợp lý.

Không ai có thể nói trước ngày mai không thất nghiệp hoặc có thể Trúng số

Vậy thì có hợp lý hay không?
 
Thật sự, câu này mình đã đặt ra từ các năm rồi (Xem bên webktoan.vn) và nhất là từ khi nước nhà tham gia vào WTO.
Why and why ? Tại sao và tại sao ? No logic - Không hợp tình lắm !!! Bức tóc vò đầu để cố gắng nhồi cho hiểu thêm nhưng mãi chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng. Và cũng xin mong rằng đừng trả lời : "Tại vì "

Ở nước ngoài nhất là các nước phát triển. Các khoản thuế đánh vào thu nhập và bảo hiểm chiếm tỷ lệ khá lớn trong thu nhập của người lao động. Nhưng họ được đảm bảo những quyền lợi mà họ cảm thấy thực hiện nó là đúng và hợp lý.

Sao không nhanh thấy để học tập sửa đổi cho phù hợp. Có lợi ích cho nước nhà và người lao động đỡ vất vả khi rủi ro bị đau ốm, thương tật,..... và thất nghiệp.

Tôi chỉ xin nêu vài ý kiến bức bách trong kiến thức nông cạn. Vì luật, nghị định, thông tư chúng ta vẫn còn chồng chéo giữa ban ngành.
Tôi cũng là người dân, mong sao đất nước luôn có định hướng phát triển tốt để Nhà nước và nhân dân cùng vững mạnh.

Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thiết lập 1 bảng lương!

Nhằm cụ thể và có thêm sự hiểu biết về lương, BHXH, BHTN...Kính nhờ các Bác giúp đỡ.
Trên GPE cũng có nhiều bảng lương, có tính thuế TNCN. Nhờ các bác chuyên gia về lương xây dựng 1 bảng lương từ lúc đầu
1/ Thang bảng lương (theo mẫu) mức tự tạo ra nhưng logich.
2/ HĐ lao động theo bảng lương và áo dụng theo mức lương khởi điểm mới.
3/ Bảng thanh toán lương (cụ thể) làm ví dụ 1 vài trường hợp.
4/ Phần thanh toán và tính thuế tôi xin đảm nhận. Sẽ làm hòan tòan bằng công thức.
Xin cám ơn.
 
Nđ 111 -cp

cho em hỏi mức lương khởi điểm của cử nhân ĐH là bao nhiêu,mức tăng lương năm 2009 với người có bằng cử nhân ĐH la bao nhiêu khi làm ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(cty TNHH)
-Theo NĐ 111 -cp thì công ty tôi chỉ tăng lương tối thiểu cho cnhân mới là 1080000đ cho vùng 2 còn những người có mức lương trên mức đó dù có ký hợp đồng lại cùng chỉ tăng 5% như vậy có đúng không?--=--
-Hệ số lương của cử nhân là bao nhiêu?
-theo quy đinh nhà nước thi sau khi hết 1 hợp đồng ký lại thì mức lương tăng được bao nhiêu % ?
-Cách tính hệ số lương ntn?
-rất mong được sự júp đỡ của úy vị cụ thể qua email: thengoc62@gmail.com
 
minhchau09
thành viên mới

Xin cảm ơn bác về bài mẫu xây dựng thang lương bảng lương. Nhưng ở địa bàn em, các đơn vị ngoài quốc doanh họ nhìn nhau để trả lương nên lương thực tế thấp , hơn nữa các doanh nghiệp họ không thích đóng BHXH,BHYT cao .Bác có mẫu thang lương bảng lương áp dụng cho khu vực Thừa Thiên Huế không ? thì gửi cho en nhé , Cảm ơn bác nhiều.
minhchau09
 
cho em hỏi mức lương khởi điểm của cử nhân ĐH là bao nhiêu,mức tăng lương năm 2009 với người có bằng cử nhân ĐH la bao nhiêu khi làm ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(cty TNHH)
-Theo NĐ 111 -cp thì công ty tôi chỉ tăng lương tối thiểu cho cnhân mới là 1080000đ cho vùng 2 còn những người có mức lương trên mức đó dù có ký hợp đồng lại cùng chỉ tăng 5% như vậy có đúng không?--=--
-Hệ số lương của cử nhân là bao nhiêu?
-theo quy đinh nhà nước thi sau khi hết 1 hợp đồng ký lại thì mức lương tăng được bao nhiêu % ?
-Cách tính hệ số lương ntn?
-rất mong được sự júp đỡ của úy vị cụ thể qua email: thengoc[EMAIL="thengoc62@gmail.com"]62@gmail.com[/EMAIL]

Bạn nên tham khảo NĐ 204,205/2004 của chính phủ.
- Hệ số lương cử nhân là 2.34 theo khối Hành chính sự ngiệp. Còn tùy theo ngành nghề sẽ được tính thêm hệ số riêng của từng ngành VD 2.34*1.8, 2.34*3.0...
- Còn đối với Mức lương tối thiếu như bạn nói trên thì chỉ quy định mức tối thiểu để doanh nghiệp trả lương cho người lao động, Việc tăng lương như thế nào và tỷ lệ bao nhiêu là do DN quyết định.
 
Em là tay ngang vì ham hố mà sa vào cái thang bảng lương loằng ngoằng đến nỗi đọc cả núi tài liệu mà GPE thanh viên hướng dẫn vẫn thấy lùng bùng hic..hic...Nhưng lỡ dính vào rồi mà bỏ đi thì thấy thế nào nên nhờ các anh chị hướng dãn dùm em nha.
- Hệ số lương có bị khống chế không ạ ? thấp nhất là hệ số 1 và cao nhất là....(Nếu là mức lương 30.000.000 và lương tối thiểu 800.000 thì hệ số lương sẽ như thế nào hả các Pác? ). Hệ số này thì sẽ tương ứng với bậc lương như thế nào...
- Nếu áp dụng mức chênh lêch giữa các lao động có tay nghề ít nhất là 7% -> vậy các LĐ có tay nghề như nhau, bằng cấp như nhau, kinh nghiệm như nhau...mức lương khác nhau thì em phải điều chỉnh lại mức lương của họ ah ? ( Điều này rõ ràng là vô lý khi DNTN trả lương căn cứ trên sự thỏa thuận của người LĐ và người SDLĐ -> chỉ số thu hut sẽ vì thế mà về Zero ah )
- Hệ số lương ĐH thấp nhất là 2,34 họ nắm chức vụ cao -> họ có phụ cấp trách nhiệm...vậy tiền lương tính như thế nào để thể hiện trên thang bảng lương ? chẳng lẽ cũng cào bằng ?)

Mà nếu đưa cái số liệu lương công ty em áp dụng với cái thang bảng lương như được hướng dãn thì chả thể nào fit được con số cả...nó cứ tùm lum hết cả lên dù em có nâng hệ số và nâng bậc lương cao tít vù vù...chả hợp lý tẹo nào cả.

Tóm lại là em bị rối rồi, có ai F5 cho em với
 
Bạn là thành viên mới, cũng hay thật; biết diễn đàn này có box Bổ sung kiến thức, phát triển ứng dụng > Bổ sung kiến thức Quản Trị Nhân Sự - Tiền Lương này để post bài vào đây.
Nếu tôi là thành viên mới, chắc loay quay hơn tháng mới tìm hiểu được cấu trúc của diễn đàn này. Khá khen cho bạn.
Đề nghị bạn không post bài cùng chủ đề sang nơi khác (trừ phi bạn có chủ đề khác). Tôi đã dời bài của bạn đã post tại topic Chuyên mục : hỏi đáp chính sách lao động tiền lương vào đây cho cùng chủ đề để tiện theo dõi.

...
- Hệ số lương có bị khống chế không ạ ? thấp nhất là hệ số 1 và cao nhất là....(Nếu là mức lương 30.000.000 và lương tối thiểu 800.000 thì hệ số lương sẽ như thế nào hả các Pác? ). Hệ số này thì sẽ tương ứng với bậc lương như thế nào...

Hệ số lương khống chế ở mức lương tối thiểu nhưng không khống chế ở mức tối đa.
Giả sử tạp vụ bạn không thể để hệ số lương = 1, bằng 1 nghĩa là bằng mức lương tối thiểu của nhà nước qui định. Gợi ý : hệ số lương = 1.07 hoặc thấp nhất là 1.03
Còn bậc lương có thể giãn đến 15 bậc không nhất thiết 4 hoặc 7 bậc. (phải lường được khả năng phát triển lao động, tay nghề của doanh nghiệp)

Lưu ý : - Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường

- Nếu áp dụng mức chênh lêch giữa các lao động có tay nghề ít nhất là 7% -> vậy các LĐ có tay nghề như nhau, bằng cấp như nhau, kinh nghiệm như nhau...mức lương khác nhau thì em phải điều chỉnh lại mức lương của họ ah ? ( Điều này rõ ràng là vô lý khi DNTN trả lương căn cứ trên sự thỏa thuận của người LĐ và người SDLĐ -> chỉ số thu hut sẽ vì thế mà về Zero ah )

Để trả lời vấn đề bạn đặt ra, các LĐ có tay nghề như nhau, bằng cấp như nhau, kinh nghiệm chưa chắc như nhau..tại sao lại có mức lương khác nhau.
Lý do :
+ Doanh nghiệp thỏa thuận mức lương với người lao động. (Lao động nào giảm thu nhập bao nhiêu thì lợi cho doanh nghiệp bấy nhiêu)
+ Kinh nghiệm cũng tùy theo thực tiễn của mỗi người lao động, không hẳn bằng cấp, học vi như nhau mà kinh nghiệm như nhau. Có khi lao động không có bằng cấp nào cả nhưng kinh nghiệm chuyên môn của lao động ấy hơn hẳn các lao động có học vị, bằng cấp. Cho thấy nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên không chỉ dựa vào yếu tố bằng cấp mà họ quan trọng ở chỉ tiêu là người có kinh nghiệm thực tế.

Và hơn nữa đã gọi là thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự lập thì bạn thiết lập sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn trên cơ sở qui chế tiền lương doanh nghiệp xây dựng.
Mỗi bậc thang lương có nhất thiết cách giãn bằng nhau 5%, 7% không ? Đó là tùy bạn, nhưng không thấp hơn 5% theo qui định hiện hành.

- Hệ số lương ĐH thấp nhất là 2,34 họ nắm chức vụ cao -> họ có phụ cấp trách nhiệm...vậy tiền lương tính như thế nào để thể hiện trên thang bảng lương ? chẳng lẽ cũng cào bằng ?)

Bạn đặt được vấn đề này, thiết nghĩ bạn phải có phương án giải quyết chuyện cào bằng hay không cào bằng. Chắc gì người lao động có bằng cấp, học vị cao phải nắm vị trí chủ chốt, chức vụ cao đâu ? Bạn phải xem lại ??? Đâu hẳn mọi người lao động đều có các phụ cấp và tỉ lệ lệ phu cấp như nhau. Nhà nước đâu có hạn chế các loại phụ cấp doanh nghiệp ứng dụng để khuyến khích người lao động mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp

Tôi xin đơn cử khi tuyển dụng nhân viên lập trình :
+ Hệ trung cấp/ cao đẳng/đại học (Mới ra trường/đã nhiều năm có kinh nghiệm triển khai các dự án,...) từ đây tôi xây dựng mức lương đều khác hẳn cho từng đối tượng :

Lập trình viên - cấp 1 : Hệ trung cấp/ cao đẳng/đại học dành cho các đối tượng mới ra trường/học việc.
Lập trình viên - cấp 2 : Hệ trung cấp/ cao đẳng/đại học dành cho các đối tượng có khả
năng lập trình ngôn ngữ ....
Lập trình viên - cấp 3 : Hệ trung cấp/ cao đẳng/đại học dành cho các đối tượng đã từng tham gia nhiều dự án cho cấp tổng công ty, công ty,....
Qua cách trên, ta đã thấy cũng cùng lao động cùng làm việc trong nhóm nhưng ta đã xác định đối tượng đó ở trình độ lao động cấp nào và mức lương sẽ tương thích với cấp đó. Thế có còn gọi là cào bằng không ?

Mà nếu đưa cái số liệu lương công ty em áp dụng với cái thang bảng lương như được hướng dãn thì chả thể nào fit được con số cả...nó cứ tùm lum hết cả lên dù em có nâng hệ số và nâng bậc lương cao tít vù vù...chả hợp lý tẹo nào cả. Tóm lại là em bị rối rồi, có ai F5 cho em với

Cái này thì chả thể nào fit được con số cả.---> bạn vận dụng cho vào mục nào đó (phụ cấp khác) để cân đối sao cho đúng với lương đã thỏa thuận của người lao động.

Tôi cũng tay ngang chỉ biết F1 đến đây thôi, còn mỗi anh em có thể F5 theo thực tế của mình.

Chú ý : Nếu đọc kỹ trong các topic này, tôi mong rằng bạn có thể vận dụng cho trường hợp của bạn.
+ 1.- Lập thang lương, bảng lương bắt đầu từ đâu ?
+ 2.- Hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng cho DN ngoài quốc doanh
+ 3.- Kế toán lương - Bạn cần những gì ? - của chị handung107

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương

Phụ lục 1

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 và 14 /2003/TT-BLĐTBXH
ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Căn cứ nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, doanh nghiệp, cơ quan tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo trình tự sau:

1. Phân tích công việc.
- Tiến hành thống kê đầy đủ các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp, cơ quan;
- Thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể để xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu chuyên môn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, thể chất điều kiện làm việc cần thiết… của từng công việc.

2. Đánh giá giá trị công việc.

Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể được tập hợp thành nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm. Các bước đánh giá giá trị công việc như sau:
a) Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc chủ yếu về:
+ Kiến thức và kĩ năng;
+ Trí lực;
+ Thể lực và cường độ lao động;
+ Môi trường;
+ Trách nhiệm.
Trong mỗi nhóm yếu tố công việc, doanh nghiệp, cơ quan xác định cụ thể các yếu tố thành phần theo các mức độ từ thấp đến cao. Các yếu tố công việc là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc trong doanh nghiệp, cơ quan.

b) Lựa chọn các vị trí để đánh giá: trên cơ sở danh sách các yếu tố công việc, đánh giá giá trị công việc cho từng vị trí riêng biệt trong doanh nghiệp, cơ quan đồng thời so sánh các yêu cầu chuyên môn của từng vị trí.

c) Đánh giá và cho điểm các mức độ của các yếu tố để đánh giá và cho điểm các yếu tố thành phần theo các mức độ, trên cơ sở đó xác định thang điểm các yếu tố phù hợp với từng công việc.

d) Cân đối thang điểm giữa các yếu tố nhằm đánh giá mức độ phức tạp hay giá trị của mỗi yếu tố trong tổng thể các yếu tố cấu thành công việc, từ đó điều chỉnh lại thang điểm cho hợp lý.

3. Phân ngạch công việc.

Sau khi phân tích, đánh giá giá trị từng công việc, tiến hành nhóm các công việc có chức năng và yêu cầu kiến thức, kĩ năng tương tự nhau. Mỗi nhóm công việc được qui định thành một ngạch công việc tuỳ theo tầm quan trọng của nhóm công việc. Trình tự phân ngạch công việc tiến hành theo các bước sau:
- Tập hợp các công việc riêng lẻ thành các nhóm công việc;
- Thiết lập các mức ngạch công việc và tiêu chuẩn phân ngạch;
- Qui định một ngạch công việc cho mỗi nhóm công việc.

4. Thiết lập thang lương, bảng lương cho từng ngạch công việc

Thang lương, bảng lương theo ngạch công việc xác định theo trình tự sau:

a) Xác định các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: khả năng cạnh tranh tiền lương so với các doanh nghiệp, cơ quan khác; các qui định của pháp luật, trước hết là so với mức lương tối thiểu Nhà nước qui định; năng suất lao động; kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoặc thâm niên công tác của người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan; các hình thức khuyến khích hiện có, các khoản tiền thưởng…

b) Thiết lập thang lương, bảng lương: trên cơ sở các thông tin đã thu thập được và các yếu tố ảnh hưởng đã xem xét, việc thiết lập thang lương, bảng lương tiến hành theo trình tự:
- Xác định số ngạch lương trong doanh nghiệp, cơ quan thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc.
- Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ưu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang lương, bảng lương.
- Quyết định mức lương theo ngạch và theo bậc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Phương pháp xây dựng định mức lao động

PHỤ LỤC 2​

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 và 14 /2003/TT-BLĐTBXH
ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng mức lao động, điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp, cơ quan tiến hành xây dựng mức lao động chi tiết theo các phương pháp sau:

1) Phương pháp phân tích: Mức lao động được xây dựng bằng cách phân chia quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc ra các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí lao động để thực hiện các bộ phận hợp thành đó. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu và trình độ hợp lý để thực hiện các bước công việc, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, các kinh nghiệm của những người sản xuất tiên tiến. Tuỳ theo điều kiện sản xuất, doanh nghiệp có thể xây dựng mức lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát, phân tích tính toán hoặc so sánh điển hình, cụ thể:

- Phương pháp phân tích khảo sát: Mức lao động được xây dựng căn cứ vào các tài liệu khảo sát (chụp ảnh hoặc bấm giờ) thời gian làm việc. Phương pháp này thường áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn hoặc các khâu công việc có tính chất hàng khối. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp này như sau:

+ Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành bước công việc;

+ Dựa vào tiêu chuẩn hoặc tài liệu nghiên cứu khảo sát tại nơi làm việc xác định thời gian của từng bộ phận bước công việc và thời gian trong ca làm việc của người lao động (thời gian chuẩn bị, kết thúc, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết…).

+ Dùng phương pháp tính toán để xác định mức thời gian, mức sản lượng.

- Phương pháp phân tích tính toán: Mức lao động được xây dựng dựa vào tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sẵn (tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng…), vận dụng các phương pháp toán, sử dụng các công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức. Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất hàng loạt. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp phân tích tính toán như sau:

+ Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến để có được kết cấu bước công việc hợp lý.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc, trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề của người lao động cần có, máy móc, dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức nơi làm việc hợp lý nhất.

+ Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian cho từng bộ phận của từng bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian này được mức thời gian cho bước công việc.

- Phương pháp so sánh điển hình: Mức lao động được xây dựng dựa trên những hao phí theo mức điển hình. Mức điển hình được xây dựng theo phương pháp phân tích khảo sát, có căn cứ khoa học đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ. Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất nhỏ, đơn chiếc. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp so sánh điển hình như sau:

+ Phân tích bước công việc phải thực hiện thành các nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ tương đối giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một hoặc một số bước công việc điển hình.

+ Xác định quy trình công nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức – kỹ thuật thực hiện bước công việc điển hình.

+ Xây dựng mức lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích khảo sát hoặc phân tích tính toán.

+ Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm với quy ước: hệ số của bước công việc điển hình bằng 1 (tức là K1 = 1), hệ số của các bước công việc còn lại trong nhóm được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức, kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc đó, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành và so sánh với bước công việc điển hình. Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công việc điển hình thì Ki < 1; nếu tương tự như bước công việc điển hình thì Ki = 1; nếu khó khăn hơn thì Ki >1.

+ Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số quy đổi Ki, xác định mức lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm theo công thức sau:
Mtgi = Mtg1 x (nhân) Ki hoặc Msli = Msl1/(chia) Ki


Trong đó: Mtgi là mức thời gian cho mỗi bước công việc i trong nhóm;
Mtg1 là mức thời gian cho bước công việc điển hình;
Ki là hệ số quy đổi cho các bước công việc trong nhóm;
Msli là mức sản lượng cho mỗi bước công việc i trong nhóm;
Msl1 là mức sản lượng cho bước công việc điển hình.

2) Phương pháp tổng hợp: Mức lao động được xây dựng dựa trên các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc, kinh nghiệm tích luỹ của người làm định mức lao động và tham khảo ý kiến tham gia của các chuyên gia để xác định.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tài liệu tham khảo :
Gởi mẫu thang lương, bảng lương áp dụng theo NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/08 QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU "cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện từ ngày 01/01/2009"

Tải file tại đây : Nghị định của Chính Phủ số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/08 Quy định mức lương tối thiểu

Thân
 
Nhờ các anh chị chỉ giúp em, em đang xây dựng thang bảng lương cho cty,và cũng đã tham khảo các bài của anh kế toán già gân cũng như sự thảo luận của các anh chị trên diễn đàn, nhưng cách tính lương ở cty em theo sản phẩm nên vẫn chưa tìm được cách xây dựng thang bảng lương. Cty em là DNTN chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, lương của công nhân,tổ trưởng, tổ phó trả theo sản phẩm( do đó lương dao động nhưng vẫn ko thấp hơn mức lương tối thiểu) chỉ riêng ở khối văn phòng mới trả lương khoán, mức đóng BHXH = mức lương tối thiểu.Vậy ta có thể xây dựng thang bảng lương hay không trong khi lương phụ thụ vào năng xuất lao động. Em đang không biết đi "đường nào" mong được các anh chị giúp đỡ.
 
Web KT
Back
Top Bottom