Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

Liên hệ QC
Chào bác Già mà Gân.
Xin lỗi tôi viết không rõ ràng. viết lại cho đúng: Hệ số lương không nhất thiết là hệ số nhân. Có thể là 1 số cộng và số cộng này không nhất thiết bằng nhau cho mọi bậc.

Hệ số là 1 số dùng để tính nhân chứ ko để cộng. Chưa thấy ai dùng từ "Hệ số cộng" cả

Giá trị công thêm vào lương gọi là allowance (phụ cấp - tức khoản bổ sung vào lương).

Mỗi người được cộng với con số khác nhau không theo 1 định nghĩa nhất định thì gọi là tính khoản bổ sung lương theo cảm hứng --=0. Có thể khoản công thêm đó không giống nhau (đương nhiên là thế rồi, nếu bằng nhau thì Giám đốc cũng có lương bằng bảo vệ à?), nhưng ít nhất các con số đó cũng thường phải theo 1 quy tắc nhất định: không theo ngạch bậc thì theo điểm số, theo doanh số, theo thời gian làm việc, theo sản lượng sản xuất, theo mức độ đánh giá chuyên cần, v.v... Tuy con số bổ sung đó ko nhất thiết bằng nhau nhưng nó cũng phải có 1 quy tắc để tính toán chứ ko phải cuối tháng thích gõ số đó là bao nhiêu thì tùy.

Còn việc mỗi bậc lương tương ứng với 1 khoản tiền công thêm là 100k, 200k (kiểu nâng bậc ở vị trí A thì thêm 100k chẳng hạn) thì nó cũng phải theo nguyên tắc được định nghĩa trước chứ ko phải là không có rõ ràng. Rất có thể con số đó được định nghĩa theo vị trí (mà người ta gọi là theo ngạch). Nếu không là matrix dạng hệ số ngạch & bậc & hệ số thì cũng là matrix dạng ngạch & bậc & giá trị (cái này ko gọi là hệ số cộng mà người ta gọi chung chung là mức lương (theo giá trị)). Vấn đề đó cũng rất phổ biến chứ ko có gì là lạ cả.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào Hai2Hai,
Cám ơn đã nhắc nhở, nhưng tôi cũng không gọi là hệ số cộng, chỉ gọi là số cộng.

Ngoài ra: Ý chính là tôi muốn bổ sung vào nội dung Bảng đăng ký thang lương bảng lương như sau:
- Thang lương bảng lương của DN là tự tạo và đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Trong nội dung có những phần bắt buộc và những phần tuỳ chọn, nhưng phần tuỳ chọn cũng phải phù hợp với quy định.
- Khi đã đăng ký thang lương bảng lương, thì phải tự tuân thủ làm theo cho đúng.

Thí dụ đăng ký bậc lương công nhân SX gồm 7 bậc như sau:
bậc 1 |bậc 2 | bậc 3 | bậc 4 | bậc 5| bậc 6 |bậc 7
800.000 |900.000|1.000.000|1.100.000|1.300.000|1.500.000|1.800.000

Các mức tăng cho từng bậc là khác nhau.

Khi thực hiện sẽ phải làm đúng theo bảng này, nghĩa là sẽ không CNSX nào có mức lương 1.600.000.
 
Chào Hai2Hai,
Cám ơn đã nhắc nhở, nhưng tôi cũng không gọi là hệ số cộng, chỉ gọi là số cộng.

Ngoài ra: Ý chính là tôi muốn bổ sung vào nội dung Bảng đăng ký thang lương bảng lương như sau:
- Thang lương bảng lương của DN là tự tạo và đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Trong nội dung có những phần bắt buộc và những phần tuỳ chọn, nhưng phần tuỳ chọn cũng phải phù hợp với quy định.
- Khi đã đăng ký thang lương bảng lương, thì phải tự tuân thủ làm theo cho đúng.

Thí dụ đăng ký bậc lương công nhân SX gồm 7 bậc như sau:
bậc 1 |bậc 2 | bậc 3 | bậc 4 | bậc 5| bậc 6 |bậc 7
800.000 |900.000|1.000.000|1.100.000|1.300.000|1.500.000|1.800.000

Các mức tăng cho từng bậc là khác nhau.

Tôi cũng chưa thấy bạn thể hiện được các khoản bậc liền kề
chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%.Khi thực hiện sẽ phải làm đúng theo bảng này, nghĩa là sẽ không CNSX nào có mức lương 1.600.000.
800.000 với 900.000 thì mấy phần trăm ???
Bạn vẫn còn cố chấp với lời anh hai2hai trình bày quá. Do vậy có nhiều điều anh chị muốn hướng dẫn nhưng cũng không có tha thiết trình bày cho nó mệt.
Hãy tìm đọc những bài của anh hai2hai nói và phân tích về lương đi để hiểu thêm.
Chúc bạn sớm nhận thức được vấn đề.

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào Hai2Hai,
Cám ơn đã nhắc nhở, nhưng tôi cũng không gọi là hệ số cộng, chỉ gọi là số cộng.

ngocmaipretty đã viết:
Hệ số lương không nhất thiết là hệ số nhân

Hệ số lương không là hệ số nhân thì là hệ số gì nhỉ? Đáng ra bạn có thể nói, bảng bậc ngạch có thể ko áp dụng theo hệ số mà theo giá trị.

Đã là hệ số thì tức là hệ số dùng để nhân, bên bạn đang áp dụng bảng ngạch bậc (tớ hay gọi là ma trận ngạch bậc vì nó có chiều thứ 3 là chiều về hệ số hoặc giá trị) theo giá trị (chứ ko phải theo hệ số). Nếu áp dụng theo hệ số thì dùng lương cơ bản * HSL, còn nếu áp dụng như bên bạn thì sử dụng giá trị tương ứng với ngạch (hay còn gọi là vị trí) và bậc của từng người. Cách này (bảng ma trận Ngạch bậc theo giá trị) hiện nay các công ty phần mềm đều áp dụng cả. Thường người ta hay nói: Tôi có mức lương D4 (tức là ngạch D, bậc 4 ==> là biết lương hiện thời là bao nhiêu rồi).

Ví dụ cách thể hiện ma trận "ngạch - bậc - giá trị"

Ngạch \Bậc | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7
A | 800.000 |900.000|1.000.000|1.100.000|1.300.000|1.500.000|1.800.000
B | 810.000 |910.000|1.100.000|1.200.000|1.400.000|1.600.000|1.900.000
C | 820.000 |920.000|1.200.000|1.300.000|1.500.000|1.700.000|2.000.000
D | 830.000 |930.000|1.300.000|1.400.000|1.600.000|1.800.000|2.100.000

Ngạch:
A - Công nhân SX (Ví dụ thế cho giống với bên bạn Mai)
B - v.v... (mỗi nơi một khác, tự định nghĩa)

(Các con số trên bảng chỉ là ví dụ)

Khái niệm về Hệ sốGiá trị ko chỉ áp dụng cho thang bảng lương. Trong các loại phụ cấp cũng có những phụ cấp sẽ tính theo hệ số và cũng có loại phụ cấp tính theo giá trị.

Oạch, sao mọi người dùng avatar hấp dẫn thế nhỉ? :-=
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hay nhỉ - ở đâu ra cái mà xây dựng hệ thống thang bảng lương mà không có hệ số vậy bạn summerhq2006, xin trích dẫn thông tư để bọn em nhờ. Đang chờ thông tin của bạn cung cấp.
Được thế thì còn gì bằng - tốn công gì mà phải ngồi phết phết cái hệ số đó.
Muội cũng đồng ý với bạn summerhq2006 Lương của DN trả mà bắt phải xây dựng thang lương thật hơi kỳ lạ. Miễn Hợp Đồng ghi trả sao thì cứ làm bảng lương như thế còn hệ số bậc cái khỉ gì !!!!!

[FONT='Arial','sans-serif']Đối với doanh nghiệp tư nhân: hệ số lương áp dụng cho người lao động là doanh nghiệp tự đăng ký thang lương, bảng lương tại Sở Lao động Thương binh Xã hội (nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu).
[/FONT]

[FONT='Arial','sans-serif']Còn đối với cán bộ công chức, viên chức, công nhân là cán bộ công chức, viên chức hay người lao động làm việc trong công ty nhà nước hệ số lương áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với các công ty nhà nước.[/FONT]

[FONT='Arial','sans-serif']Nhưng vậy thì đối với doanh nghiệp tư nhân đâu có nhất thiết cần đến hệ số lương đâu, chỉ cần có thang bảng lương là đủ rồi![/FONT]
[FONT='Arial','sans-serif']Thực tế Cty mình 2 năm quyết toán thuế một lần, kiểm toán một năm 2 lần, trong bảng lương không có cột hệ số lương, có thấy ý kiến gì đâu![/FONT]
 
To: summerhq2006
Nói chung không chúng ta, không 1 ai muốn mất thời gian về những thù tục này.
Đúng ra thì với thuế họ căn cứ theo lương và các khoản chi cho người lao động ghi trên hợp đồng và hợp đồng này phải được đăng ký bên phòng lao động ( lúc này thuế mới chấp nhận). Tuy nhiên bên phòng lao động thì họ lại yêu cầu phải xây dựng hệ thống thang bảng lương trong doanh nghiệp ( tất cả các loại hình doanh nghiệp). Muốn làm được bảng hệ thống thang bảng lương này, theo quy định và theo sự hướng dẫn của sở lao động: phải xây dựng hệ số lương. Vây theo bạn chúng ta có cần thiết phải xây dựng hệ số lương không?
Mình nghĩ nếu xây dựng hệ số lương gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thì chỉ cần xây dựng hệ thống thang bảng lương là đủ, và quy định luôn tốt nghiệp đại học lương CB là bao nhiêu, tốt nghiệp cao đẳng lương CB là bao nhiêu,... quy định cụ thể tiền phụ cấp, trách nhiệm,... quy định cụ thể về làm thêm giờ, thêm ngày, ca 3,....
Còn vấn đề ở Sở LĐTBXH ở chỗ bạn có đồng ý không thôi!
 
Công ty mình thành lập vào tháng 5 năm 2007, do là một doanh nghiệp còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm nên đến giờ Cty mình vẫn chưa đăng ký thang,bảng lương và BHXH.Mình muốn hỏi là bây giờ Cty mình mới bắt đầu đăng ký thì có bị phạt không?Những bảng lương mấy tháng qua của nhân viên mình (đã ký HDLĐ nhưng chưa đăng ký lương) có được chấp nhận hay không?
 
Công ty mình thành lập vào tháng 5 năm 2007, do là một doanh nghiệp còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm nên đến giờ Cty mình vẫn chưa đăng ký thang,bảng lương và BHXH.Mình muốn hỏi là bây giờ Cty mình mới bắt đầu đăng ký thì có bị phạt không?Những bảng lương mấy tháng qua của nhân viên mình (đã ký HDLĐ nhưng chưa đăng ký lương) có được chấp nhận hay không?

Khi đăng ký tham gia BHXH thì sẽ bị truy thu từ lúc thành lập đến nay. Cái này là cái nhức đầu của nhiều doanh nghiệp đây. Mọi việc khó khăn đến đâu đều có hướng giải quyết cả. (Chịu khó tìm các bài trong diễn đàn giaiphapexcel đọc để vận dụng vào trường hợp của công ty bạn)

Đã ký HDLĐ chưa đăng ký thang bảng lương - chi phí vẫn chấp nhận.
Nên tranh thủ đăng ký lao động - thang lương bảng lương trước khi lập thủ tục tham gia BHXH.
 
Việc tham gia BHXH căn cứ theo HDLĐ và được Luật Lao động điều chỉnh. Nếu doanh nghiệp mới thành lập nhỏ, ít người thì giữa người sử dụng LĐ và người LĐ thoả thuận tiền công có đóng BHXH hay không. Nếu doanh nghiệp sử dụng từ 10 LĐ trở lên và NLĐ có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên bắt buộc phải tham gia BHXH cho NLĐ . Khi tham gia BHXH thì cơ quan BHXH có thể yêu cầu doanh nghiệp phải tính truy thu từ khi sử dụng LĐ từ người thứ 10 và yêu cầu doanh nghiệp ký lại HDLĐ với NLĐ phải có điều khoản . Nếu doanh nghiệp đồng ý thì họ sẽ cho đóng truy thu từ khi thành lập kể cả số LĐ chưa đến 10 LĐ, và nếu doanh nghiệp có sử dụng mức lương tối thiểu để tính tiền lương và có trong đăng ký bảng lương thì họ sẽ truy thu tính theo mức tối thiểu tại thời điểm đóng tiền BHXH . Một số doanh nghiệp nhất là ngành may mặc cách đây một số năm trốn tham gia BHXH để giảm chi phí bằng cách ký HDLĐ ngắn hạn rồi cho nghỉ việc trước 1 năm, tuyển dụng và sa thải vòng quanh, gây bất ổn định về xã hội và làm thiệt thòi cho NLĐ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Việc tham gia BHXH căn cứ theo HDLĐ và được Luật Lao động điều chỉnh. Nếu doanh nghiệp mới thành lập nhỏ, ít người thì giữa người sử dụng LĐ và người LĐ thoả thuận tiền công có đóng BHXH hay không. Nếu doanh nghiệp sử dụng từ 10 LĐ trở lên và NLĐ có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên bắt buộc phải tham gia BHXH cho NLĐ
Hiện nay đã thay đổi rồi. Nếu doanh nghiệp (kể cả hộ kinh doanh cá thể ) có sử dụng lao động đều phải đăng ký lao động và tham gia BH cho NLĐ. Tuy nhiên với hộ kinh doanh cá thể thì bên lao động và BH chưa gắt gao mà chỉ chú trọng nhiều đến doanh nghiệp thôi. Chỉ có thuê 1 NLĐ thôi cũng phải đăng ký lao động tham gia BH cho họ. Nếu Doanh nghiệp có 5 lao động trở lên còn buộc phải thành lập tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ( trong thời gian 6 tháng kể từ ngày thành lập) thì bên phòng lao động mới xác nhận các bảng đăng ký lao động, thang bảng lương và các báo cáo liên quan đến lao động.
Nếu doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động.
Nếu doanh nghiệp bạn thành lập lâu rồi mà chưa tham gia đóng BH cho người lao động thì cơ quan BH sẽ truy thu toàn bộ số tiền BH căn cứ danh sách trên bảng lương + báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan BH kể từ ngày daonh nghiệp bắt đầu hoạt động dù cho NLĐ đó đã nghỉ.
 
Nếu Doanh nghiệp có 5 lao động trở lên còn buộc phải thành lập tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ( trong thời gian 6 tháng kể từ ngày thành lập) thì bên phòng lao động mới xác nhận các bảng đăng ký lao động, thang bảng lương và các báo cáo liên quan đến lao động.

Hiện nay có số địa bàn trong TP. HCM nếu lao động không ổn định (nhất là các ngành nhà hàng ăn uống,..) bạn có thể làm công văn giải trình tình hình hình lao động không ổn định và xin phép chưa thể tiến hành lập công đoàn. Căn cứ Bên công đoàn xác nhận xong thì phòng lao động sẽ tiếp nhận hồ sơ lao động của doanh nghiệp.
(Mẫu công văn giải trình này cũng có không biết để đâu - có gì mình tìm lại gởi lên các bạn tham khảo sau).

Thân

To tiger62 : Tôi nghĩ bạn hiểu nhiều nhưng chắc đánh đố các bạn trong diễn đàn chăng ? Hôm qua tôi đọc thấy bài này nên tôi miễn bàn để nhờ các thành viên khác trợ giúp.

Nếu không có vậy tôi xin dẫn chứng sau. Từ thời gian năm nào DN phải tham gia BHXH dù chỉ có 1 lao động.

Vế vấn đề truy thu BHXH:

Từ tháng 12/2002 trở về trước : Không truy thu dưới 10 lao động (Không bắt buộc-Trong HDLD có ghi mức lương này bao gồm cả BHXH-BHYT)
Từ tháng 01/2003 đến 06/2005 :
DN có lao động dưới 10 người : BHXH truy thu 20%
Từ 01/07/2005 (BHXH bắt buộc ) truy thu 23%

Các mốc thời gian lên lương tối thiểu chung
|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
E​
|
1​
|
Thời điểm​
|
Mức lương tối thiểu chung​
|
Vùng 1​
|
Vùng 2​
|
Vùng 3​
|
2​
|
1/1/1995​
|
120.000​
||||
3​
|
1/1/1997​
|
144.000​
||||
4​
|
1/1/2000​
|
180.000​
||||
5​
|
1/1/2001​
|
210.000​
||||
6​
|
1/1/2003​
|
290.000​
||||
7​
|
1/10/2005​
|
350.000​
||||
8​
|
1/10/2006​
|
450.000​
||||
9​
|
1/1/2008​
|
540.000​
|
620.000​
|
580.000​
|
540.000​
|

Vùng 1 : các quận thuộc TP.HCM và TP. Hà Nội
Vùng 2 : huyện thuộc TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Củu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện : Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu
Vùng 3 : các địa bàn còn lại

Qua bài viết này tôi xin gởi lời Cám ơn Thầy Phạm Duy Long đã tạo table GPE cho các anh chị trong diễn đàn khi có nhu cầu tạo bảng lúc post bài
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. BHXH thực hiện hoạt động thu từ 01-1994 với lương tối thiểu 120.000đ, có một số tỉnh thành chậm hơn từ 6 tháng đến 1 năm , có chỗ truy thu từ 01-1994, có chỗ thu từ khi hoạt động BHXH của tỉnh thành đó thì muộn hơn.
2. Về thực hiện công tác BHXH gần đây thì căn cứ vào Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với CB,CC, VC và người LĐ Việt Nam làm việc theo HDLĐ .
 
Cho mình hỏi những gì anh Kế Toán Già Gân post lên đây, hiện có gì thay đổi không, anh Kế Toán Già Gân ơi ?

Mình muốn học cách làm thang bảng lương cho công ty, nên muốn kiểm tra trước là từ ngày anh Già Gân up lên tới giờ, có yêu cầu gì thay đổi không, để mình tiện làm cho đúng luôn

Rất cảm ơn
 
Các bác ơi, DN em nhỏ lắm ,chi co 10 nhân vien thôi ah.DN em mới lập hồi tháng 3, vậy giờ em em mới đăng ký BHXH, BHYT, liệu có bị phạt không? Em xây dựng thang bảng lương cho công ty theo chức danh, ví dụ: giám đốc: 2 tr, p. giám đốc 1tr .... liệu có đúng không? các bác giúp em với?
 
Bạn hãy tìm đọc thêm các bài sau đây để xem có hỗ trợ gì cho công việc của bạn không nhe.

Lập thang lương, bảng lương bắt đầu từ đâu ?http://www.giaiphapexcel.com/forum/s...ad.php?t=12271

Hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng cho DN ngoài quốc doanh
http://www.giaiphapexcel.com/forum/s...ead.php?t=8350

Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương
http://www.giaiphapexcel.com/forum/s...ead.php?t=6664

Kế toán lương - Bạn cần những gì ? của chị handung107

http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=5636

Có thể nêu tại các topic trên để được anh em hỗ trợ.
Thân
 
Hợp đồng lao động mà Công ty mình sữ dụng được đánh bằng máy vi tính,nội dung giống hệt như HĐLĐ được ban hành theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội.Cho mình hỏi như vậy có vi phạm gì không?
 
Hợp đồng lao động mà Công ty mình sữ dụng được đánh bằng máy vi tính,nội dung giống hệt như HĐLĐ được ban hành theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội.Cho mình hỏi như vậy có vi phạm gì không?

Nếu bạn ngại vi phạm - bạn nên liên hệ với Sở lao động hoặc phòng lao động để được trả lời. (Nếu OK thì cứ làm - không chịu đọc kỹ hỏi miên man - làm biến trả lời - hic hic )
Trích thông tư 21
I. HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1. Hình thức hợp đồng lao động theo Điều 3 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng phải ký kết bằng văn bản theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này. Người sử dụng lao động chuẩn bị hợp đồng lao động theo mẫu quy định trên khổ giấy A4 và đóng dấu giáp lai giữa các trang để sử dụng trong đơn vị.
Trường hợp một bên ký kết hợp đồng lao động là người nước ngoài thì nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt, sau phần tiếng Việt có thể thêm phần tiếng nước ngoài do hai bên thỏa thuận. Nội dung bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý.
Bản hợp đồng lao động có thể viết bằng bút mực các mầu (trừ mầu đỏ) hoặc đánh máy.
b) Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc hợp đồng lao động để giúp việc gia đình hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động miệng, nhưng phải bảo đảm nội dung theo qui định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động.
c) Hợp đồng lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có thể giảm bớt một số nội dung cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
d) Ngoài hợp đồng lao động hai bên có thể ký hợp đồng trách nhiệm về tài sản được giao.
 

File đính kèm

  • Thong tu so 21.rar
    16.6 KB · Đọc: 306
Lần chỉnh sửa cuối:
Danh sách 1 số văn bản liên quan về lao động

Muội kính gởi đến quý huynh/tỉ một số văn bản liên quan đến lao động để tiện việc tra cứu.

1.- Luật số 35-L/CTN ngày 23-6-1994
Bộ luật lao động

2.- Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17-11-2000
Về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

3.- Luật số 35/2002/QH10 ngày 02-4-2002
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động

4.- Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương

5.- Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm

6.- Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09-5-2003
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động

7.- Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003
Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

8.- Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16-4-2004
Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động

9.- Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20-11-2006
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề

10.- Luật số 74/2006/QH11 ngày 29-11-2006
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động

11.- Luật số 84/2007/QH11 ngày 02-4-2007
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật lao động


12.- Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 08-8-2007
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động

Trân trọng kính chào quý huynh/tỉ.
 

File đính kèm

  • cacvanbanluatlaoddong.rar
    163 KB · Đọc: 907
Thang lương bảng lương

Mình post cho Pac thang lương, bảng lương nè. Do minh chôm được nên không bít pass của macro, nhưng pac co thể sử dụng nó được dấy. Xem xong nhớ cho ý kiến nhe!+-+-+-+
 

File đính kèm

  • Thang luong bang luong VanPhuoc Co.rar
    29.6 KB · Đọc: 1,383
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom