Tính khối lượng cuộn giấy

Liên hệ QC

dkhanh219

Thành viên mới
Tham gia
7/10/14
Bài viết
7
Được thích
0
Mấy anh chị giúp em tính khối lượng cuộn giấy nguyên liệu carton (Khối tròn lớn, lõi ko đáng kể) khi em biết được Bán kính, Khổ (chiều cao của khối tròn) và định lượng giấy (g/m2). E cảm ơn ah.
 
Không thể tính được. Phải có thêm dữ liệu về số lớp giấy trên mỗi cm (mật độ chồng giấy)
Giấy có nhiều cớ khác nhau về chuều dày. Đồng thời tuỳ theo độ căng lúc quấn cuộn mà khoảng cách giữa 2 lớp giấy có thể khác nhau.
Trong nhà máy, người ta dùng thống kê để biết đại khái khoảng 1cm thì có bao nhiêu lớp giấy.
 
Không thể dùng định lượng được hả anh?? Vẫn có cách tính được, nhưng mình không biết nên đang hỏi, với chừng đó thông tin thôi ah.
 
Không thể dùng định lượng được hả anh?? Vẫn có cách tính được, nhưng mình không biết nên đang hỏi, với chừng đó thông tin thôi ah.

Bây giờ bạn làm thử bài toán này:
lấy một tấm các tông ra cân thì biết được trọng lượng/m2
lấy một chồng 20cm các tông, không cho phép đếm số tấm, bạn tính được tổng trọng lượng là bao nhiêu?

Nếu bạn tính được thì bài toán cuộn giấy của bạn cũng tính được.
 
/(hi sản xuất giấy cuộn (để làm bao bì), bao giờ cũng cho fép dung sai về độ dày lớp giấy;

Như vậy với 2 cuộn giấy thành fẩm có khối lượng như nhau thì độ dài cũng không giống nhau.

& hơn nữa, định lượng (Khối lượng/diện tích) ở mỗi vùng trong cuộn cũng không thể giống nhau.

Ngoài ra, khi xuất để làm bao bì, thì 2 cuộn tuy có khối lượng tổng giống hệt nhau cũng sẽ làm ra số lượng bao bì sẽ không giống nhau.

Vậy thì fải chấp nhận hao hụt trong mức độ nào đó cho fép trong định mức gia công.

Theo mình là vậy.
 
Bây giờ bạn làm thử bài toán này:
lấy một tấm các tông ra cân thì biết được trọng lượng/m2
lấy một chồng 20cm các tông, không cho phép đếm số tấm, bạn tính được tổng trọng lượng là bao nhiêu?

Nếu bạn tính được thì bài toán cuộn giấy của bạn cũng tính được.

Khác nhau chứ a, biết được bán kính, và chiều cao của khối tròn thì sẽ biết DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH....... Thêm định lương để tính ra khối lượng. Còn ví dụ a đưa thì ko thể tính diện tích mỗi tấm được ah
 
...biết được bán kính, và chiều cao của khối tròn thì sẽ biết DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH.......

Thể tích thì tính được, nhưng dùng thể tích để tính khối lượng thì sẽ sai bét.
Riêng về diện tích thì bạn nói trật rồi. Không có mật độ xếp giấy thì không thể tính diện tích.
 
Thể tích thì tính được, nhưng dùng thể tích để tính khối lượng thì sẽ sai bét.
Riêng về diện tích thì bạn nói trật rồi. Không có mật độ xếp giấy thì không thể tính diện tích.

Coi như liền nhau nguyên khối thì diện tích đúng....... Suy ra Khối Lượng = DT * ĐL....... Đúng hem nhỉ? Cần số gần đúng thôi, chứ không phải số chuẩn toán học.
 
Bạn cứ tự tư duy thôi, nếu coi cuộn giấy "đặc kẹt", thì tức là thể tích hình trụ (với cuộn giấy) và thể tích bản giấy hình chữ nhật với chiều dày nào đó (trong trường hợp trải phẳng cuộn giấy ra) là bằng nhau, từ đó tính toán diện tích của bản giấy.
Nói chung là tính theo cách này việc "gần đúng" tùy vào việc chấp nhận của bạn thôi.
 
Bạn cứ tự tư duy thôi, nếu coi cuộn giấy "đặc kẹt", thì tức là thể tích hình trụ (với cuộn giấy) và thể tích bản giấy hình chữ nhật với chiều dày nào đó (trong trường hợp trải phẳng cuộn giấy ra) là bằng nhau, từ đó tính toán diện tích của bản giấy.
Nói chung là tính theo cách này việc "gần đúng" tùy vào việc chấp nhận của bạn thôi.
Mình đã nói gần đúng rồi mà, đang tính toán thực tế chứ không phải ngồi tính trên giấy đâu mà chính xác tuyệt đối. Chỉ thắc mắc diện tích khối trụ có phải là diện tích của cuộn giấy nếu trải ra hay không thôi :D
 
Tất nhiên trên thực tế là không rồi, còn tùy thuộc vào độ "đặc kẹt" hay khe hở giữa các lớp giấy nữa chứ.
Hỏi vui: bạn có cách nào để nhét nhiều người đặc kín 1 căn phòng trống không?
 
Mình đã nói gần đúng rồi mà, đang tính toán thực tế chứ không phải ngồi tính trên giấy đâu mà chính xác tuyệt đối. Chỉ thắc mắc diện tích khối trụ có phải là diện tích của cuộn giấy nếu trải ra hay không thôi :D

/)iện tích khối trụ có fải là diện tích cuộn giấy nếu trãi ra hay không? Câu trả lời là không;p Vì

(1) Câu này là tối nghĩa.

(2) Nếu hiểu theo nghĩa nôm na, thì cũng là không;

Ta biết giấy, hay vật liệu khác như thép lá cuộn, . . . có giới hạn dẽo & giới hạn bền. Vượt giới hạn bền băng (giấy/thép. . . ) sẽ đứt

Còn trước đó ta có thể cuộn chúng với 1 lực nào đó xung quanh giới hạn dẽo (đàn hồi/giới hạn chảy)

Mình cho rằng chỉ khi nào bạn cuộn nó với lực bằng hay hơn giới hạn đàn hồi này, thì í nguyện của bạn là đúng!
Lực đó gọi là lực lí tưởng, mình hay gọi thế.
 
Như tôi đã cố gắng giải thích mà chủ thớt không chịu hiểu: muốn tính được phải có mật độ xếp giấy, tức là tiêu chuẩn một khoảng đơn vị bề dầy thì có bao nhiêu lớp giấy.

nếu giả sử xếp "đặc" thì cũng phải biết bề dầy giấy là bao nhiêu.

Diện tích là chiều dài giấy nhân với bề ngang cuộn (chiều dài hình trụ).
chiều dài giấy là tổng chiều dài các lớp giấy.
chiều dài mỗi lớp giấy là chu vi hình trụ ở điểm ấy. Chu vi hình trụ ở mỗi điểm được tính theo khoảng cách từ điểm đến tâm hình tròn.
tóm lại thì tính tổng có thể dùng con toán tích phân. Còn tính gần đúng thì dùng điểm trung bình, tức là 1/2 đường kính.

rốt cuộc thì con toán tính gần đúng vẫn được nhưng lại thiếu yếu tố quan trọng nhất: độ dầy của giấy là bao nhiêu? Giấy dầy 1mm quấn được 10 lần nhiều hơn giấy 1cm

thường thường nếu có dữ liệu g/m2 thì biết được độ dầy giấy, nếu (ngặt cái nếu này nè) biết tiêu chuẩn giấy. Không có tiêu chuẩn thì có thánh cũng chịu thua, cùng một g/m2 nhưng loại xốp phải dầy hơn loại chắc. Nếu chủ thớt làm việc nhà máy thì sẽ có bảng tra cái này. Ngặt cái nhà máy thì cũng có cân để cân nhiều cuộn giấy và lập bảng tra trọng lượng theo đường kính, khỏi cần công thức tính gì ráo.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mấy anh chị giúp em tính khối lượng cuộn giấy nguyên liệu carton (Khối tròn lớn, lõi ko đáng kể) khi em biết được Bán kính, Khổ (chiều cao của khối tròn) và định lượng giấy (g/m2). E cảm ơn ah.
theo tôi sẽ tính như sau
trọng lượng cuộn giấy:((g/m2)X khổ giấy)x độ dày của giấy =khối lượng cuộn giấy
cách tinh giống như tính khối lượng cuộn vải thôi
 
Lần chỉnh sửa cuối:
theo tôi sẽ tính như sau
trọng lượng cuộn giấy:((g/m2)X khổ giấy)x độ dày của giấy =khối lượng cuộn giấy
cách tinh giống như tính khối lượng cuộn vải thôi
Thiếu chiều dài cuộn giấy nha Thương.
Vấn đề cơ bản của việc tính trọng lượng dựa trên thể tích là tỷ trọng, tức là g/m3, không phải g/m2
Thể tích phải 3 chiều, nếu là giấy thì là dài, rộng (khổ), và dày.

Nói về giấy cuộn: Giấy phẳng còn có cơ may cuộn chặt (nếu cuộn bằng máy), chứ giấy cạc tông 2 lớp phẳng, 1 lớp dợn sóng ở giữa thì không thể nào cuộn chặt. Cũng như tỷ trọng, không thể nào đồng nhất.
 
1. Tính khối lượng của tờ giấy theo diện tích cũng được nếu công ty chỉ sản xuất 1 loại giấy có cùng độ dày, khi đó diện tích và thể tích tỷ lệ thuận với nhau.
2. Để tính gần đúng khối lượng khi biết bán kính r (mét), chiều cao h (mét), định lượng giấy d (g/m2) thì cần giả thiết cuộn giấy này được cuộn từ máy có mật độ xếp giấy cố định (và bạn phải biết giá trị n là 1 mét có bao nhiêu lớp giấy). Khi đó ta coi gần đúng cuộn giấy này gồm INT(r*n) hình trụ lồng vào nhau, các hình trụ có bán kính là 1/n, 2/n,..., INT(r*n)/n và diện tích là 2*pi*h*1/n, 2*pi*h*2/n,..., 2*pi*h*INT(r*n)/n. Tổng diện tích các hình trụ bằng pi*h*INT(r*n)*(INT(r*n)+1)/n. Khối lượng gần đúng bằng d*pi*h*INT(r*n)*(INT(r*n)+1)/n.
 
Trong thực tế SX, người ta thường đem cân lên & báo rằng
Khối lượng cả bì là XXX Kg(Tấn)
Khối lượng không bì là YYY Kg(tấn)
Chứ chả ai lại vi fân hay tích fân trong trường hợp này cả;

(Khối lượng không bì là Khối lượng cuộn giấy cả bì trừ đi khối lượng trục cuộc & giây đai,. . . mà trước khi cuộn người ta đã xác định)
 
1. Tính khối lượng của tờ giấy theo diện tích cũng được nếu công ty chỉ sản xuất 1 loại giấy có cùng độ dày, khi đó diện tích và thể tích tỷ lệ thuận với nhau.
2. Để tính gần đúng khối lượng khi biết bán kính r (mét), chiều cao h (mét), định lượng giấy d (g/m2) thì cần giả thiết cuộn giấy này được cuộn từ máy có mật độ xếp giấy cố định (và bạn phải biết giá trị n là 1 mét có bao nhiêu lớp giấy). Khi đó ta coi gần đúng cuộn giấy này gồm INT(r*n) hình trụ lồng vào nhau, các hình trụ có bán kính là 1/n, 2/n,..., INT(r*n)/n và diện tích là 2*pi*h*1/n, 2*pi*h*2/n,..., 2*pi*h*INT(r*n)/n. Tổng diện tích các hình trụ bằng pi*h*INT(r*n)*(INT(r*n)+1)/n. Khối lượng gần đúng bằng d*pi*h*INT(r*n)*(INT(r*n)+1)/n.
Đâu cần phức tạp vậy. Nếu có tham số 1 mét bao nhiêu lớp giấy, nghĩa là đã có độ dày của 1 lớp giấy (đã cộng 1 vài % khoảng hở giữa 2 lớp)
- Đã có tham số g/m2, thêm độ dày sẽ tính ra tham số tỷ trọng g/m3
- Tính thể tích hình ống (2 bán kính, trong đó có bán kính lõi), chứ không phải thể tích hình trụ
- Nhân thể tích với tỷ trọng. Nếu thích thì trừ 1 vài % do có khoảng hở giữa 2 lớp giấy
- Xong
 
[Thongbao] (đã cộng 1 vài % khoảng hở giữa 2 lớp)[/thongbao]

Với giấy vệ sinh hay giấy cát tong 3, 5 hay 7 lớp dùng để làm bao bì dạng hộp/thùng đựng hàng thì không thể làm thế này được đâu!

!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
[Thongbao] (đã cộng 1 vài % khoảng hở giữa 2 lớp)[/Thongbao]

Với giấy vệ sinh hay giấy cát tong 3, 5 hay 7 lớp dùng để làm bao bì dạng hộp/thùng đựng hàng thì không thể làm thế này được đâu!

!!!
Theo em biết thì có thể chắc 80% là giấy 1 lớp, mặc dù chủ topic không nói (hay không chịu nói sau bao nhiêu bài viết?):
- Giấy cạc tông đóng thùng đã dán nhiều lớp không đóng thành cuộn, mà cắt thành tấm rồi đặt chồng lên nhau. Tất nhiên không dùng thể tích và tỷ trọng được vì còn keo nhiều ít, còn lớp dợn sóng thưa dày không đều, dày mỏng không đều, ... 1 tỷ thứ.
- Định lượng giấy g/m2 là từ chuyên môn thường dùng cho giấy 1 lớp phẳng. Giấy carton đã dán nhiều lớp sẽ dùng từ "định mức" hoặc gì gì đó.

Đoán: Giấy cạc tông theo chủ topic nói, có thể là giấy có màu vàng chuẩn bị dán thành giấy thùng nhiều lớp chăng?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom