Trước 1954, lớp nhất là cách gọi cho lớp 5 bây chừ; Sau đó mình không biết!
Ở miền Nam đổi cách gọi vào khoảng năm 1969 hay 70 gì đó.
Điều này tôi biết chắc là vì tôi còn giữ bản sao học bạ các năm Trung học Giấy tờ ghi rõ tên lớp (Đệ Tứ, Tam,...).
Trước khi đổi:
Lớp Năm > Tư > Ba > Nhì 1 > Nhì 2 > Nhất > Lấy bằng tiểu học (khoảng năm 1962 thì bỏ)
> Đệ Thất > Lục > Ngũ > Tứ > Lấy bằng Trung học đệ nhất cấp (khoảng năm 1965 hay 66 gì đó thì bỏ
> Đệ Tam > Nhị > Lấy bằng Tú Tài I (còn gọi là Tú Tài bán phần) > Nhất > Lấy bằng Tú Tài II (còn gọi là Toàn Phần)
(kể từ lớp Đệ Tam trở lên gọi là Trung học đệ nhị cấp)
Về sau đổi tuồn tuột gọi lớp 1 đến 12.
Năm 1972 là năm cuối cùng thi Tứ Tài I. Sau đó, cứ đạt điểm lớp 11 thì được coi như có Tú Tài bán phần.
Năm 1973 là năm cuối cùng Tú Tài II thi viết. Kể từ năm 74 thì trắc nghiệm, chấm bằng mày IBM (vì vậy có một số người gọi nó là bằng Tú Tài IBM)
Năm 75 thì giải dòng, mọi thứ thay hết.
Chú: Trước 1945?, tiểu học có đến 2 lớp nhì, lớp nhì 1 và nhì 2.
Lớp Năm > Tư > Ba > Lấy bằng sơ học > Nhì 1 > Nhì 2 > Nhất > Lấy bằng tiểu học
> Đệ Thất
Chú 2: Tuổi của tôi nhằm vào các đợt tổng tấn công (mùa hè đỏ lửa), miền Nam đôn quân (đặt điều lệ khó hơn cho tạm hoãn quân dịch). Bởi vậy mới có bài thơ:
Rớt Tú Tài anh đi Trung sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con.
Có nghĩa là ngày xưa tính cấp bậc nhập ngũ thoe trình độ học vấn.
Có bằng Tú Tài I trở lên thì vào cấp Chuẩn úy (trường Sĩ quan Thủ Đức huấn luyện)
Nếu rớt Tú Tài có nghĩa là vẫn còn Trung học đệ nhất cấp, vào bậc Trung sĩ (trường Hạ sĩ quan Đồng đế/Nha trang huấn luyện)
Dưới nữa thì binh nhì (trường Hốc môn huấn luyện)
Chú 3: bởi vậy ngày xưa có bài hát bô lê rô 6 Tháng Quân Trường (Giao Linh ca) có câu "Đồng đế đêm nằm nghe sóng vỗ..."
Và bài hát Vườn Tao Ngộ (Băng Châu hay Phương Hồng Quế quên mất) là kể lại chỗ các bà vợ đi thăm chồng đang huấn luyện.