Mở tài khoản cấp 2 và tk chi tiết như thế nào? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ngoclucbat

Thành viên mới
Tham gia
9/7/09
Bài viết
19
Được thích
10
Mình đang lúng túng chưa biết phải làm sao mong các bạn góp ý nha. Doanh nghiệp mình thuộc dạng DN vừa và nhỏ hạch toán theo QĐ 48, nhưng bây giờ mình muốn trích lập dự phòng khoản nợ khó đòi, vậy mình có thể mở tài khoản cấp 1 & cấp 2 cho QĐ 48 như thế nào đây, mong các bạn giúp mình với nha, mình cảm ơn trước.
 
Mình đang lúng túng chưa biết phải làm sao mong các bạn góp ý nha. Doanh nghiệp mình thuộc dạng DN vừa và nhỏ hạch toán theo QĐ 48, nhưng bây giờ mình muốn trích lập dự phòng khoản nợ khó đòi, vậy mình có thể mở tài khoản cấp 1 & cấp 2 cho QĐ 48 như thế nào đây, mong các bạn giúp mình với nha, mình cảm ơn trước.

Chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của bạn,
Theo hệ thống TK được quy định ở QD 48, đã có tk dự phòng nợ khó đòi, đúng ko nhỉ?
Mở TK cấp chi tiết cần lưu ý là nếu TK đó đã có ở cấp a, thì bạn ko được mở thêm TK chi tiết của cấp a, mà chỉ được mở TK cấp chi tiết a+1
 
Chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của bạn,
Theo hệ thống TK được quy định ở QD 48, đã có tk dự phòng nợ khó đòi, đúng ko nhỉ?
Mở TK cấp chi tiết cần lưu ý là nếu TK đó đã có ở cấp a, thì bạn ko được mở thêm TK chi tiết của cấp a, mà chỉ được mở TK cấp chi tiết a+1

Cho ví dụ trường hợp, chưa hình dung được. Mở TK cấp chi tiết cần lưu ý là nếu TK đó đã có ở cấp a, thì bạn ko được mở thêm TK chi tiết của cấp a, mà chỉ được mở TK cấp chi tiết a+1.Theo hệ thống TK được quy định ở QD 48, đã có tk dự phòng nợ khó đòi, đúng ko nhỉ? ---> Tài khoản nào, tìm không thấy
 
Mình đang lúng túng chưa biết phải làm sao mong các bạn góp ý nha. Doanh nghiệp mình thuộc dạng DN vừa và nhỏ hạch toán theo QĐ 48, nhưng bây giờ mình muốn trích lập dự phòng khoản nợ khó đòi, vậy mình có thể mở tài khoản cấp 1 & cấp 2 cho QĐ 48 như thế nào đây, mong các bạn giúp mình với nha, mình cảm ơn trước.

Trong QĐ 48 có tài khoản sau:

Tài khoản 159 - Các khoản dự phòng (Cấp 1) và có tài khoản cấp 2 như sau:

1591 - Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn
1592 - Dự phòng phải thu khó đòi
1593 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội quy định tại:

Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán

1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán.

Điều 24. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán

1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị.

2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.


QUY ĐỊNH CHUNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Trích trong QĐ 48 "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa”

3- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

4- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.​

Trích trong QĐ 15


2- Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

3- Trường hợp doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

4- Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.​

Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các tài khoản cấp 1 gồm 3 ký số, tài khoản cấp 2 gồm 4 ký số; ngoại trừ 2 tài khoản sau đây là 5 ký số: TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra và TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu (Đây cũng là 1 nhược điểm tình huống chữa cháy khi xây dựng cấu trúc hệ thống TK không đồng nhất, loạt choạt lúc TK cấp 2 thì 4 số, lúc thì 5 số). Khà khà khà

Mục đích của tôi trả lời bài này không phải riêng cho bạn nếu bạn thật sự thách đố tôi. Cá nhân tôi muốn chia sẻ hiểu biết nông cạn như hạt cát sông hằng đến tất cả các thành viên để ứng dụng cho các trường hợp khi muốn phát triển mở các tài khoản cấp 1,2, chi tiết mà trong hệ thống tài khoản kế toán không có quy định. Các bạn chú ý trong hệ thống tài khoản cột ghi chú có chú thích:
Được phép mở cho Chi tiết theo ngân hàng/loại tiền (như 1122,1121,), Chi tiết theo đối tượng (như 131,141,331,...), Chi tiết theo yêu cầu quản lý (như 152,153,154,155,...), Chi tiết theo hoạt động (711,811),...Việc xây dựng tài khoản nếu cần hôm nào mình sẽ có 1 bài viết chia sẻ cụ thể riêng
Trước đây tôi có viết 1 bài chia sẻ về cách xây dựng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp ở diễn đàn giải pháp Excel tại đây, nếu bạn có quan tâm xin đọc thêm

Xin được lắng nghe

P/S: Cá nhân tôi, khi tôi làm kế toán cho DN nào dù DN nhỏ và vừa tôi cũng ứng dụng QD 15 để áp dụng cho DN. Con đường rộng thênh thang (hạch toán, ứng dụng các TK trung gian để xử lý các nghiệp vụ thật tuyệt như 113 - Tiền đang chuyển, 151 - Hàng mua đang đi đường ,....) không đi lại sao phải chọn con đường hẹp, nhỏ để mà đi. Các bạn chỉ thấy có cái lợi hoặc ngại trước mắt khi ứng dụng QD 15 thì phải thêm phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Bài viết trên trích từ bài của tôi viết tại webketoan.vn: http://www.webketoan.vn/forum/f114/bang-he-thong-tai-khoan-96199-9.html#post749063
 
Mình muốn nhờ Kế toán già gân trả lời giúp. Tài khoản kế toán chi tiết và tài khoản kế toán cấp 2, cấp 3 có khác nhau ko?
Chẳng hạn, tài khoản 515 mình mở cấp 2 là 5156 - DTHTTC - Chênh lệch tỷ giá để phản ánh lãi do chênh lệch tỷ giá, sau đó mình mở cấp 3: 5156VK; 5156HK để theo dõi theo từng chi nhánh.
Điều đó có khác gì so với mở tài khoản cấp 2 5156, sau đó mở chi tiết theo từng chi nhánh VK; HK.
Mình thấy có khác biệt khi nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán.
Nếu mở tài khoản cấp 3, thì khi nhập liệu phải gọi ra tài khoản này ví dụ: 5156VK
Còn nếu mở chi tiết cho 5156 thì khi nhập liệu, ở ô TK chỉ ra tài khoản 5156 sau đó ở ô chi tiết gọi ra mã chi tiết: VK
Vậy thì khác biệt giữa tài khoản cấp 3 với tài khoản chi tiết trong trường hợp này là như thế nào? Rất mong bạn trả lời giúp.
 
Chào bạn,

Bài viết của bạn đọc khó hiểu bạn cần cái chi? Cần chú ý các cụm từ khi viết tắt:

Ở những cụm từ thuật ngữ dài hoặc tên dài thường được viết tắt và được lặp lại nhiều lần trong một đề tài, lần đầu tiên cần viết cả tên và chú thích vào ngoặc đơn chữ viết tắt của nó. Sau đó có thể dùng từ viết tắt ở phần tiếp theo của đề tài. Trong những đề tài rất dài, thỉnh thoảng nên sử dụng tên đầy đủ để người đọc không khó tìm nghĩa của từ viết tắt.
5156 - DTHTTC
5156VK; 5156HK

Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

Tùy theo cấu trúc xây dựng hệ thống tài khoản của phần mềm DN bạn đang sử dụng, bạn có thể thiết lập thêm các tài khoản cấp 2 hoặc chi tiết theo nhu cầu quản lý của DN.

Xin lỗi không phải chỉ có lão ma kế toán già gân trả lời được cho bạn đâu? Còn rất nhiều Thầy Cô anh chị trên diễn đàn lắm, chớ kỳ vọng réo gọi lão ma già gân ấy ạ.
 
Thường tôi xây dựng cho cấp 2 như sau. Các tài khoản cấp 1 nào không có TK cấp 2, tôi cho thêm vào số 0 đằng sau cấp 1. Trong trường hợp này được ngầm định như sau:

Cấp 1 - Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Cấp 2 - Tài khoản 5150 - Doanh thu hoạt động tài chính

Và cấp 3 (cấp chi tiết, theo nhu cấu quản lý của doanh nghiệp và cấu trúc tài khoản kế toán của phần mềm). Giả sử bộ nhóm tài khoản kế toán của tôi xây dựng, gổm 8 ký tự:

Hai ký tự số kế tiếp tượng trưng cho đối tượng - 5150.xx

Ví dụ: Chi Nhánh 1,.... đến n chi nhánh - thì hai ký tự kế tiếp đó tôi được mã hóa theo danh sách các chi nhánh, phòng (2 ký tự có thể phát triển ứng dụng từ 00--> 99, nếu tràn thì phối hợp các ký tự chữ, số: A0 đến A9, B0 đến B9, C1 đến C9,......AA đến AZ, BA đến BZ​

5150. 00 - Doanh thu hoạt động tài chính - Chi Nhánh 1
5150. 01 - Doanh thu hoạt động tài chính - Chi Nhánh 2


Hai ký tự số kế tiếp tượng trưng loại hình doanh thu - 5150. xx. xx (Ghép đối tượng và loại hình doanh thu vào)

Ví dụ loại hình doanh thu ta có ở phần nêu dưới đây:

Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính gồm:

- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;. . .
- Cổ tức lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái;
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.​

Mã hóa chi tiết loại hình doanh thu hoạt động tài chính như sau:
- Tiền lãi - 00
- Cổ tức lợi nhuận được chia - 01
.....
Tuần tự ghép lại như sau:

5150.00.00 - Doanh thu hoạt động tài chính - Tiền lãi ở Chi Nhánh 1
5150.01.01 - Doanh thu hoạt động tài chính - - Cổ tức lợi nhuận được chia - Chi Nhánh 2

Chú ý thêm, nên cẩn trọng việc xây dựng hệ thống TK cần phải có hệ thống mắc xích nhau. Nếu đã chi tiết ở phần doanh thu như thế này, cũng cần mở thêm các TK 632, 911, 421 tương ứng để sau này kế toán của DN làm công tác phân tích kế toán quản trị được tiện lợi hơn.

Xem thêm phần minh họa bài này: http://www.giaiphapexcel.com/forum/...ây-dựng-hệ-thống-tài-khoản-trong-doanh-nghiệp

Bài viết này được trình bày theo quan điểm cá nhân của tôi, cách trình bày trên tôi cũng đã triển khai cho nhiều dự án tin học hóa khâu kế toán cho nhiều DN. Hiện các DN tôi đã triển khai ứng dụng cũng thấy phù hợp.

Thân

Chú ý khi in bộ sổ sách, bảng cân đối phát sinh ra rất đẹp không chệch choạc bởi lúc cần in bảng cân đối phát sinh ra thì TK cấp 1 lúc có 3 số, lúc TK cấp 2 thì 4 số hoặc 5 số. Khi chọn in TK cấp 1 thì bảng cân đối phát sinh chỉ có duy nhất và duy nhất các ký hiệu TK với cấu trúc 3 chữ số, hoặc TK cấp 2 với cấu trúc 4 số bao gồm cả cấp 1, còn khi in chi tiết thì bao gồm các TK cấp 1, 2 và chi tiết - Bảng cân đối phát sinh chi tiết hoặc sổ sách chi tiết sẽ bao gồm 8 ký tự, số.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cho ví dụ trường hợp, chưa hình dung được. Mở TK cấp chi tiết cần lưu ý là nếu TK đó đã có ở cấp a, thì bạn ko được mở thêm TK chi tiết của cấp a, mà chỉ được mở TK cấp chi tiết a+1.Theo hệ thống TK được quy định ở QD 48, đã có tk dự phòng nợ khó đòi, đúng ko nhỉ? ---> Tài khoản nào, tìm không thấy

Ví dụ: TK 131 bạn có thể mở chi tiết cấp 2,
nhưng TK 642 (theo 15) thì bạn ko thể tùy ý mở chi tiết cấp 2, mà chỉ có thể mở chi tiết cấp 3.
Kể cả 15 chỉ mới có từ 6421 đến 6428 thì bạn cũng ko đc sáng tác TK 6429.
 
Thường tôi xây dựng cho cấp 2 như sau. Các tài khoản cấp 1 nào không có TK cấp 2, tôi cho thêm vào số 0 đằng sau cấp 1. Trong trường hợp này được ngầm định như sau:

Cấp 1 - Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Cấp 2 - Tài khoản 5150 - Doanh thu hoạt động tài chính

Và cấp 3 (cấp chi tiết, theo nhu cấu quản lý của doanh nghiệp và cấu trúc tài khoản kế toán của phần mềm). Giả sử bộ nhóm tài khoản kế toán của tôi xây dựng, gổm 8 ký tự:

Hai ký tự số kế tiếp tượng trưng cho đối tượng - 5150.xx

Ví dụ: Chi Nhánh 1,.... đến n chi nhánh - thì hai ký tự kế tiếp đó tôi được mã hóa theo danh sách các chi nhánh, phòng (2 ký tự có thể phát triển ứng dụng từ 00--> 99, nếu tràn thì phối hợp các ký tự chữ, số: A0 đến A9, B0 đến B9, C1 đến C9,......AA đến AZ, BA đến BZ​

Bài viết của bác lúc nào cũng dài quá! TT rất lười đọc :D
Theo thiển ý của Thien Thanh_ thì ko cần thiết phải mở chi tiết theo từng chi nhánh chi cho rối, Hệ thống TK nên bao quát và chi tiết ở mức độ cần thiết.
Bác hoàn toàn có thể theo giõi theo chi nhánh, bộ phận... bằng mã đối tượng.
 
Bài viết của bác lúc nào cũng dài quá! TT rất lười đọc :D
Theo thiển ý của Thien Thanh_ thì ko cần thiết phải mở chi tiết theo từng chi nhánh chi cho rối, Hệ thống TK nên bao quát và chi tiết ở mức độ cần thiết.
Bác hoàn toàn có thể theo giõi theo chi nhánh, bộ phận... bằng mã đối tượng.

Chỉ cần mở thêm 1 tiểu khoản là đc rồi, theo dõi trên đối tượng như con sói, hoặc trên phần mềm của tớ theo dõi trên vụ việc, rất dễ lọc có tiền lãi ở hàng trăm ngân hàng cũng chẳng ảnh hưởng gì
 
ketoangagan oi
giup em voi cho em hoi?
vi sao trong bang?chung tu ghi so? cot. nợ tài khoản 111 lại là cột co'(tài khoản đối ứng) của sổ chi tiết tài khoản 111, và ngược lại.em ko hiểu cách đối chiếu sô dủ trên sổ chi tiết từng tài khoản và chứng từ ghi sổ như thế nào
anh chị nào biêt' chỉ? giúp em voi'
em dang là sinh viên em hoc. tai\ chinh' ngân hàng hjc dc hoc it' kế toan' lam. em toan\ phai? tu xem sach vo ko ai day. ai biet' chi? ho. em voi'
cam on cac anh chi.

-\\/.
ai biet giup em voi'
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bác nào có file excel hệ thống tài khoản đã update theo thông tư 244 ko gửi dùm e với.

Email của e Chauminh2007@gmail.com
Many thanks!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom