Excel's Financial Function - Các Hàm Tài Chính

Liên hệ QC

BNTT

Bùi Nguyễn Triệu Tường
Thành viên danh dự
Tham gia
3/7/07
Bài viết
4,946
Được thích
23,208
Nghề nghiệp
Dạy đàn piano

Lời ngỏ
:

Thú thật, khi dịch ý nghĩa cũng như cách sử dụng những hàm này, tôi gặp không ít lúng túng khi đụng đến những thuật ngữ liên quan đến tài chính.

Ví dụ:
... the security's price per $100 face value
Phải dịch là: Giá trị chứng khoán trên giá trị danh nghĩa của đồng $100
Hay là: Giá trị tính trên mỗi $100 của mệnh giá chứng khoán ?
Và:... the security's redemption value per $100 face value
Phải dịch là: Giá trị lấy lại được trên giá trị danh nghĩa của đồng $100
Hay là: Giá trị hoàn lại tính trên mỗi $100 ?

Thiết nghĩ cái giá trị của đồng $100 này, có lẽ chỉ thích hợp với đồng Dollar Mỹ, nên tạm thời tôi xin bỏ qua cái chuyện $100, chỉ xin tạm ghi là: "Giá trị chứng khoán""Giá trị hoàn lại" thôi...
Và từ "security", xin tạm hiểu là một chứng khoán, hay một khoản đầu tư, hay một khoản vay... tùy theo từng trường hợp.

Và còn nhiều thuật ngữ khác nữa...

Trong các bài sau đây, nếu gặp phải những sai sót, mong các bạn bỏ quá cho, và xin cứ góp ý thẳng với tôi để sửa lại cho đúng. Xin cảm ơn trước.

----------------------------------------------------------------------------------------------------


Hàm ACCRINT
()


Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả lãi theo định kỳ.
Cú pháp: = ACCRINT(issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis, calc_method)
Issue : Ngày phát hành chứng khoán.

First_interest
: Ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán.

Settlement
: Ngày tới hạn của chứng khoán. Ngày này phải là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Rate
: Lãi suất hằng năm của chứng khoán.

Par
: Giá trị danh nghĩa của chứng khoán. Nếu bỏ qua, ACCRINT() sử dụng $1,000

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)
Calc_method : Là một giá trị logic chỉ cách để tính số lãi gộp khi ngày kết toán chứng khoán (settlement) xảy ra sau ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán (fisrt_interest). Nếu là 1 (TRUE): số lãi gộp sẽ được tính từ ngày phát hành chứng khoán; nếu là 0 (FALSE): số lãi gộp sẽ chỉ tính từ ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán. Nếu bỏ qua, mặc định calc_method là 1.​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • issue, first_interest, settlement, frequency basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu issue, first_interest settlement không là những ngày hợp lệ, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu rate ≤ 0 hay par ≤ 0, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu frequency không phải là các con số 1, 2, hoặc 4, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu issue > settlement, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm ACCRINT() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
ACCRINT2.png
Với:

Ai : Số ngày tích lũy trong kỳ lãi thứ i với kỳ lẻ (1, 3, 5...)
NC : Số kỳ tính lãi thuộc kỳ lẻ. Nếu NC có phần lẻ thập phân, NC sẽ được làm tròn tới số nguyên kế tiếp
NLi : Số ngày bình thường trong kỳ tính lãi thứ i với kỳ lẻ

Ví dụ
:
  • Tính lãi gộp của một trái phiếu kho bạc có mệnh giá $1,000,000, phát hành ngày 1/3/2008, ngày tới hạn là 1/5/2009, ngày tính lãi đầu tiên là 31/8/2008 (tính lãi 6 tháng một lần) với lãi suất hằng năm là 10%, cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một tháng 30 ngày ?
= ACCRINT(DATE(2008,3,1), DATE(2008,8,31), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000, 2, 0, TRUE) = $116,944.44

= ACCRINT(DATE(2008,3,1), DATE(2008,8,31), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000, 2, 0, FALSE)
= $116,667.67

Công thức trên tính tổng lãi gộp từ ngày phát hành trái phiếu, còn công thức dưới chỉ tính lãi gộp từ ngày đầu tiên bắt đầu tính lãi (31/8/2008)​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hàm ACCRINTM
()


Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả lãi theo kỳ hạn (trả lãi một lần vào ngày đáo hạn)
Cú pháp: = ACCRINTM(issue, settlement, rate, par, basis)
Issue : Ngày phát hành chứng khoán.

Settlement
: Ngày đáo hạn chứng khoán.

Rate
: Lãi suất hằng năm của chứng khoán.

Par
: Giá trị danh nghĩa của chứng khoán. Nếu bỏ qua, ACCRINT() sử dụng $1,000

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • issue, settlement, basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu issue settlement không là những ngày hợp lệ, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu rate ≤ 0 hay par ≤ 0, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu issue > settlement, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm ACCRINTM() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
ACCRINTM.png
Với:

A : Số ngày tích lũy tính theo tháng. Đối với lợi tức theo các khoản đáo hạn, số ngày được tính từ ngày phát hành tới ngày đáo hạn.
D : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis)

Ví dụ
:
  • Tính lãi gộp của một trái phiếu kho bạc có mệnh giá $1,000,000, phát hành ngày 1/3/2008, ngày tới hạn là 1/5/2009, lãi suất hằng năm là 10%, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một tháng 30 ngày ?
= ACCRINTM(DATE(2008,3,1), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000) = $116,667.67

Xem lại ví dụ ở hàm ACCRINT(), thấy rằng: cũng cùng số tiền, cùng lãi suất, cùng thời gian, thì mua trái phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ có lợi hơn (?)​
 

Hàm DISC
()


Tính tỷ lệ chiết khấu của một chứng khoán
Cú pháp: = DISC(settlement, maturity, pr, redemption, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Pr
: Giá trị của chứng khoán (tính theo đơn vị $100)

Redemption
: Giá trị hoàn lại của chứng khoán (tính theo đơn vị $100)

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, maturity basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu pr ≤ 0 hay redemption ≤ 0, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm DISC() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
DISC.png
Với:

B : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis).
DSM : Số ngày giữa settlement maturity.

Ví dụ
:
  • Tính tỷ lệ chiết khấu cho một trái phiếu kho bạc được mua lại ngày 25/1/2007, có ngày tới hạn là 15/6/2007, giá mua là $97.975, giá trị hoàn lại là $100, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)
= DISC(DATE(2007,1,25), DATE(2007,6,15), 97.975, 100, 1) = 0.052420213 (= 5.24%)
 

Hàm COUPDAYBS
()


Tính số ngày kể từ ngày đầu kỳ trả lãi đến ngày kết toán của một chứng khoán.
Cú pháp: = COUPDAYBS(settlement, maturity, frequency, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính số ngày kể từ ngày đầu kỳ trả lãi đến ngày kết toán của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)
= COUPDAYBS(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 71 (ngày)
 

Hàm COUPDAYS
()


Tính số ngày trong kỳ lãi (bao gồm cả ngày kết toán) của một chứng khoán.
Cú pháp: = COUPDAYS(settlement, maturity, frequency, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính số ngày trong kỳ trả lãi (bao gồm cả ngày kết toán) của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)
= COUPDAYS(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 181 (ngày)
 

Hàm COUPDAYSNC
()


Tính số ngày kể từ ngày kết toán đến ngày tính lãi kế tiếp của một chứng khoán.
Cú pháp: = COUPDAYSNC(settlement, maturity, frequency, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính số ngày kể từ ngày kết toán đến ngày trả lãi kế tiếp của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)
= COUPDAYSNC(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 110 (ngày)
 

Hàm COUPNCD
()


Cho biết ngày tính lãi kế tiếp kể từ sau ngày kết toán của một chứng khoán.
Cú pháp: = COUPNCD(settlement, maturity, frequency, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính ngày trả lãi kế tiếp kể từ sau ngày kết toán của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)
= COUPNCD(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 39217 (ngày 15/5/2007)
 

Hàm COUPNUM
()


Cho biết số lần phải trả lãi kể từ ngày kết toán đến ngày đáo hạn của một chứng khoán (số lần sẽ được tự động làm tròn đến số nguyên gần nhất)
Cú pháp: = COUPNUM(settlement, maturity, frequency, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính số lần phải trả lãi kể từ ngày kết toán đến ngày đáo hạn của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)
= COUPNUM(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 4 (lần)
 

Hàm COUPPCD
()


Cho biết ngày đã thanh toán lãi gần nhất trước ngày kết toán của một chứng khoán.
Cú pháp: = COUPPCD(settlement, maturity, frequency, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính ngày đã trả lãi gần nhất trước ngày kết toán của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)
= COUPPCD(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 39036 (ngày 15/11/2006)
 

Hàm RECEIVED
()


Tính số tiền nhận được vào ngày đáo hạn của một chứng khoán đầu tư toàn bộ.
Cú pháp: = RECEIVED(settlement, maturity, investment, discount, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua. Nếu người mua vào ngay ngày phát hành, thì ngày kết toán cũng là ngày phát hành chứng khoán.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Investment
: Số tiền đã đầu tư vào chứng khoán.

Discount
: Tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán (xem hàm DISC)

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành
  • issue, settlement, basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement hay maturity không là những ngày hợp lệ, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu investment ≤ 0 hay discount ≤ 0, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlement maturity, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm RECEIVED() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
RECEIVED.png
Với:

B : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis).
DIM : Số ngày tính từ ngày kết toán (hay ngày phát hành) tới ngày đáo hạn chứng khoán.

Ví dụ
:
  • Tính số tiền sẽ nhận được vào ngày đáo hạn của một chứng khoán có ngày kết toán là 15/2/2008, ngày đáo hạn là 15/5/2008, số tiền đầu tư là $1,000,000, tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán là 5.75%, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, còn số ngày trong mỗi tháng thì theo thực tế của tháng đó ?
= RECEIVED(DATE(2008,2,15), DATE(2008,5,15), 1000000, 5.75%, 2) = $1,014,584.654
 

Hàm INTRATE
()


Tính lãi suất của một chứng khoán đầu tư toàn bộ.
Cú pháp: = INTRATE(settlement, maturity, investment, redemption, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Investment
: Số tiền đã đầu tư vào chứng khoán

Redemption
: Giá trị (số tiền) nhận được của chứng khoán khi đáo hạn.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, maturity basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, INTRATE() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu investment ≤ 0 hay redemption ≤ 0, INTRATE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, INTRATE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, INTRATE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm INTRATE() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
INTRATE.png
Với:

B : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis).
DIM : Số ngày giữa settlement maturity.

Ví dụ
:
  • Tính lãi suất của một chứng khoán có ngày kết toán là 15/2/2008, ngày đáo hạn là 15/5/2008, số tiền đầu tư là $1,000,000, giá trị nhận được khi đáo hạn là $1,014,420, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, còn số ngày trong mỗi tháng thì theo thực tế của tháng đó ?
= INTRATE(DATE(2008,2,15), DATE(2008,5,15), 1000000, 1014420, 2) = 0.05768 (= 5.77%)
 

Hàm TBILLEQ
()


Tính phần trăm lợi nhuận tương ứng với trái phiếu cho trái phiếu kho bạc.
Cú pháp: = TBILLEQ(settlement, maturity, discount)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Discount
: Tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán (xem hàm DISC)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, và maturity sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, TBILLEQ() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu discount ≤ 0, TBILLEQ() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, hay nếu maturity lớn hơn một năm sau settlement, TBILLEQ() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm TBILLEQ() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
TBILLEQ.png
Với: DSM : Số ngày giữa settlementmaturity, được tính theo cơ sở một năm có 360 ngày.

Ví dụ
:
  • Tính phần trăm lợi nhuận tương ứng với trái phiếu cho một trái phiếu kho bạc có ngày kết toán là 31/3/2008, ngày đáo hạn là 1/6/2008, và có tỷ lệ chiết khấu là 9.14% ?
= TBILLEQ(DATE(2008,3,31), DATE(2008,6,1), 9.14%) = 0.094151 (= 9.42%)
 

Hàm TBILLPRICE
()


Tính giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 cho một trái phiếu kho bạc (dựa trên tỷ lệ chiết khấu, hay tỷ lệ lợi nhuận của nó)
Hàm này là nghịch đảo của hàm TBILLYIELD()
Cú pháp: = TBILLPRICE(settlement, maturity, discount)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Discount
: Tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ lợi nhuận) của trái phiếu (xem hàm TBILLYIELD)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, và maturity sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, TBILLPRICE() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu discount ≤ 0, TBILLPRICE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlement > maturity, hay nếu maturity lớn hơn một năm sau settlement (từ ngày kết toán đến ngày đáo hạn nhiều hơn 1 năm), TBILLPRICE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm TBILLPRICE() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
TBILLPRICE.png
Với: DSM : Số ngày giữa settlementmaturity, nhưng không tính ngày đáo hạn (maturity date).

Ví dụ
:
  • Tính giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 cho một trái phiếu kho bạc có ngày kết toán là 31/3/2008, ngày đáo hạn là 1/6/2008, và có tỷ lệ chiết khấu là 9% ?
= TBILLPRICE(DATE(2008,3,31), DATE(2008,6,1), 9%) = $98.45
 

Hàm TBILLYIELD
()


Tính tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ lợi nhuận) cho một trái phiếu kho bạc (dựa theo giá trị của đồng $100).
Hàm này là nghịch đảo của hàm TBILLPRICE()
Cú pháp: = TBILLYIELD(settlement, maturity, pr )
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Pr
: Giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 của trái phiếu (xem hàm TBILLPRICE)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, và maturity sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, TBILLYIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu pr ≤ 0, TBILLYIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlement > maturity, hay nếu maturity lớn hơn một năm sau settlement (từ ngày kết toán đến ngày đáo hạn nhiều hơn 1 năm), TBILLYIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm TBILLYIELD() sẽ tính toán theo công thức sau đây:
TBILLYIELD.png
Với: DSM : Số ngày giữa settlementmaturity, nhưng không tính ngày đáo hạn (maturity date).

Ví dụ
:
  • Tính tỷ lệ lợi nhuận của một trái phiếu kho bạc có ngày kết toán là 31/3/2008, ngày đáo hạn là 1/6/2008, biết giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 của nó là $98.45 ?
= TBILLYIELD(DATE(2008,3,31), DATE(2008,6,1), 98.45) = 0.091417 (= 9.1417%)
 

Hàm YIELD
()


Tính tỷ lệ lợi nhuận của một chứng khoán trả lãi theo định kỳ.
Thường được dùng để tính tỷ lệ lợi nhuận của trái phiếu.
Cú pháp: = YIELD(settlement, maturity, rate, pr, redemption, frequency, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Rate
: Lãi suất hằng năm của chứng khoán.

Pr
: Giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 của chứng khoán.

Redemption
: Giá trị (số tiền) nhận được của chứng khoán khi đáo hạn.

Frequency
: Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, maturity, frequency basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, YIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu rate < 0, YIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu pr ≤ 0 hoặc redemption ≤ 0, YIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, YIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, YIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, YIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Hàm YIELD() sẽ được tính theo công thức sau:
YIELD.png

Với:
A : Số ngày từ ngày bắt đầu kỳ tính lãi cho đến ngày kết toán.
DSM : Số ngày từ ngày ngày kết toán cho đến ngày đáo hạn.
E : Số ngày trong kỳ tính lãi.​


Ví dụ
:
  • Tính tỷ lệ lợi nhuận của một trái phiếu có ngày kết toán là 15/2/2008, ngày đáo hạn là 15/11/2016, có lãi suất hằng năm là 5.75%, giá trị của trái phiếu dựa trên đồng $100 là $95.04287, giá trị nhận được khi đáo hạn là $100, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một tháng 30 ngày ?
= YIELD(DATE(2008,2,15), DATE(2016,11,15), 5.75%, 95.04287, 100, 2, 0) = 0.065 (= 6.5%)
 

Hàm YIELDDISC
()


Tính tỷ lệ lợi nhuận hằng năm của một chứng khoán đã chiết khấu.
Cú pháp: = YIELDDISC(settlement, maturity, pr, redemption, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Pr
: Giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 của chứng khoán.

Redemption
: Giá trị (số tiền) nhận được của chứng khoán khi đáo hạn.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, maturity, và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement maturity không là những ngày hợp lệ, YIELDDISC() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu pr ≤ 0 hoặc redemption ≤ 0, YIELDDISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, YIELDDISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, YIELDDISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính tỷ lệ lợi nhuận của một trái phiếu đã chiết khấu có ngày kết toán là 16/2/2008, ngày đáo hạn là 1/3/2008, giá trị của trái phiếu dựa trên đồng $100 là $99.795, giá trị nhận được khi đáo hạn là $100, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, còn số ngày trong mỗi tháng thì theo thực tế của tháng đó ?
= YIELDDISC(DATE(2008,2,16), DATE(2008,3,1), 99.795, 100, 2) = 0.052823 (= 5.28%)
 

Hàm YIELDMAT
()


Tính tỷ lệ lợi nhuận hằng năm của một chứng khoán trả lãi vào ngày đáo hạn.
Cú pháp: = YIELDMAT(settlement, maturity, issue, rate, pr, basis)
Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

Maturity
: Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

Issue
: Ngày phát hành chứng khoán.

Rate
: Lãi suất của chứng khoán vào ngày phát hành.

Pr
: Giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 của chứng khoán.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.
  • Settlement, maturity, issue, và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên
  • Nếu settlement, maturity hay issue không là những ngày hợp lệ, YIELDMAT() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu rate ≤ 0 hoặc pr ≤ 0, YIELDMAT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu basis < 0 hay basis > 4, YIELDMAT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!
  • Nếu settlementmaturity, YIELDMAT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính tỷ lệ lợi nhuận của một trái phiếu được trả lãi vào ngày đáo hạn có ngày phát hành là 8/11/2007, ngày kết toán là 15/3/2008, ngày đáo hạn là 3/11/2008, lãi suất khi phát hành là 6.25% / năm, giá trị của trái phiếu dựa trên đồng $100 là $100.0123, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một tháng có 30 ngày ?
= YIELDMAT(DATE(2008,3,15), DATE(2008,11,3), DATE(2007,11,8), 6.25%, 100.0123) = 0.060954 (= 6.09%)
 

Hàm AMORDEGRC
()


Tính khấu hao tài sản trong mỗi kỳ kế toán.
Hàm này được dùng để sử dụng trong các hệ thống kế toán kiểu Pháp: Nếu một tài sản được mua vào giữa kỳ kế toán, sự khấu hao chia theo tỷ lệ sẽ được ghi vào tài khoản.

Hàm này tương tự như hàm AMORLINC(), chỉ khác là hệ số khấu hao áp dụng trong phép tính tùy theo thời hạn sử dụng của tài sản.

Cú pháp
: = AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis)
Cost : Giá trị của tài sản (khi mua vào)

Date_purchased
: Ngày mua tài sản.

First_period
: Ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất

Salvage
: Giá trị thu hồi được của tài sản vào cuối hạn sử dụng.

Period
: Kỳ kế toán muốn tính khấu hao.

Rate
: Tỷ lệ khấu hao của tài sản. Tùy thuộc vào hạn sử dụng của tài sản đó:
= 15% : Từ 3 đến 4 năm
= 20% : Từ 5 đến 6 năm
= 25% : Từ 6 năm trở lên​

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.
  • Hàm này sẽ tính khấu hao cho đến kỳ cuối cùng của thời hạn sử dụng của tài sản, hoặc cho tới khi giá trị tích lũy khấu hao lớn hơn giá trị khi mua vào của tài sản trừ đi giá trị còn lại của tài sản khi hết hạn sử dụng.
  • Tỷ lệ khấu hao sẽ đạt tới 50% vào kỳ áp chót và sẽ đạt tới 100% vào kỳ chót.
  • Nếu thời hạn (số năm) sử dụng của tài sản nằm giữa 0 và 1, 1 và 2, 2 và 3, hoặc 4 và 5, hàm sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

Ví dụ
:
  • Tính số tiền khấu hao trong kỳ đầu tiên của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 19/8/2008 là $2,400, biết rằng ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất là 31/12/2008, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng 3 năm là $300, sử dụng cách tính ngày tháng theo thực tế ?
= AMORDEGRC(2400, DATE(2008,8,19), DATE(2008,12,31), 300, 1, 15%, 1) = $776
 

Hàm AMORLINC
()


Tính khấu hao tài sản trong mỗi kỳ kế toán.
Hàm này được dùng để sử dụng trong các hệ thống kế toán kiểu Pháp: Nếu một tài sản được mua vào giữa kỳ kế toán, sự khấu hao chia theo tỷ lệ sẽ được ghi vào tài khoản.

Hàm này tương tự như hàm AMORDEGRC(), chỉ khác là hệ số khấu hao áp dụng trong phép tính không phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của tài sản.

Cú pháp
: = AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis)
Cost : Giá trị của tài sản (khi mua vào)

Date_purchased
: Ngày mua tài sản.

First_period
: Ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất

Salvage
: Giá trị thu hồi được của tài sản vào cuối hạn sử dụng.

Period
: Kỳ kế toán muốn tính khấu hao.

Rate
: Tỷ lệ khấu hao của tài sản.

Basis
: Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)
= 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
= 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
= 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
= 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
= 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)​

Lưu ý
:
  • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

Ví dụ
:
  • Tính số tiền khấu hao trong kỳ đầu tiên của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 19/8/2008 là $2,400, biết rằng ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất là 31/12/2008, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng là $300, sử dụng cách tính ngày tháng theo thực tế ?
= AMORLINC(2400, DATE(2008,8,19), DATE(2008,12,31), 300, 1, 15%, 1) = $360
 

Hàm DB
()


Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed-declining balance method) trong một khoảng thời gian xác định.

Cú pháp
: = DB(cost, salvage, life, period, month)
Cost : Giá trị ban đầu của tài sản

Salvage
: Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao)

Life
: Hạn sử dụng của tài sản.

Period
: Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với Life.

Month
: Số tháng trong năm đầu tiên (nếu bỏ qua, mặc định là 12)​

Lưu ý
:
  • Phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed-declining balance method) sẽ tính khấu hao theo một tỷ suất cố định. DB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong một kỳ:
DB = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate
Trong đó: rate = 1 – ((salvage / cost) ^ (1 / life)), được làm tròn tới 3 số lẻ thập phân.​


  • Khấu hao kỳ đầu và kỳ cuối là những trường hợp đặc biệt:
Với kỳ đầu, DB() sử dụng công thức = cost * rate * month / 12

Với kỳ cuối, DB() sử dụng công thức = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate * (12 – month) / 12



Ví dụ
:
  • Tính số tiền khấu hao trong tất cả các kỳ của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 1/6/2008 là $1,000,000, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng 6 năm là $100,000 ?
Vì mua vào tháng 6, nên năm đầu tiên chỉ tính khấu hao cho 7 tháng, 5 tháng còn lại sẽ tính vào năm thứ 7.
Số tiền khấu hao trong các năm như sau:

Năm đầu tiên: = DB(1000000, 100000, 6, 1, 7) = $186,083.33

Năm thứ hai: = DB(1000000, 100000, 6, 2, 7) = $259,639.42

Năm thứ ba: = DB(1000000, 100000, 6, 3, 7) = $176,814.44

Năm thứ tư: = DB(1000000, 100000, 6, 4, 7) = $120,410.64

Năm thứ năm: = DB(1000000, 100000, 5, 7) = $81,999.64

Năm thứ sáu: = DB(1000000, 100000, 6, 7) = $55,841.76

Năm cuối cùng: = DB(1000000, 100000, 7, 7) = $15,845.10
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom