Chủ đề: Thuế Thu nhập cá nhân 2009

Liên hệ QC
Help me! hiện tôi đang vào làm cho 1 công ty thuê tài chính,đi phỏng vấn đã được nhận,và người ta nói mức lương khởi điểm của tôi là 4.200.000 và tiền ăn là 600.000 tổng cộng lá 4.800.000 chưa bao gồm bảo hiểm gì đó,vậy tôi có cần phải đóng thuế TNCN không? Vậy nếu có đóng thuế và trừ tiền bảo hiểm ra thì lương thực nhận của tôi là bao nhiêu? Các anh chị trong diễn đàn cứu cứu em với..gấp gấp lắm

Thu nhập chịu thuế của bạn là 4.800.000

Thu nhập tính thuế sẽ = (4.800.000 - 4.000.000 - giảm trừ gia cảnh (nếu có) - 6% BHXH+BHYT) x 5%.

Theo cách tính này thì bạn chỉ đóng tối đa 40.000đ. Từ đó bạn quy ra tiền lương bạn nhận là bao nhiêu thôi.
 
Xin chào bạn,

Trả lời: Tổng thu nhập chịu thuế của bạn là 4,8tr, trừ đi (4,8trx6% +4,8trx1% + 4tr) = 464.000 đồng.

Thuế TNCN phải nộp = 464.000 x 5% = 23.200 đồng.
Ghi chú: trường hợp này giả sử bạn ko đăng ký giảm trừ người phụ thuộc (1,6tr/người) và bạn sẽ trích 1% tiền lương của bạn để đóng BH thất nghiệp.

Bạn có thể xem thêm ví dụ bên dưới :

Để cho dễ hiểu, bạn có thể xem ví dụ dưới đây:
Anh A có mức lương gộp (thu nhập chịu thuế) là 10.000.000 đồng/tháng, phải nuôi bố mẹ già và 1 con nhỏ (3 người phụ thuộc) thì mức thuế thu nhập cá nhân anh phải đóng sẽ được tính như sau:
Bước 1: Tính khoản giảm trừ: Y = a + b
Trong đó: Giảm trừ BHXH (a): 6% x 10.000.000 = 600.000 đồng/tháng
Giảm trừ gia cảnh (b): 4.000.000 + 1.600.000 x 3 = 8.800.000 đồng/tháng
Vậy Y = 600,000 + 8.800.000 = 9.400.000 đồng

Bước 2: Tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
= 10.000.000 – 9.400.000 = 600.000 đồng

Bước 3: Tính mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng
Căn cứ vào biểu thuế lũy tiến từng phần thì anh A phải đóng: 600.000 x 5% = 30,000 đồng.

Vậy lương thực nhận (Net Salary) của anh A mỗi tháng là:
10.000.000 – 600.000 – 30.000 = 9.370.000 đồng

Như vậy, có thể thấy thuế thu nhập cá nhân khá ưu ái cho những người làm công ăn lương, đặc biệt là những ai có nhiều người phụ thuộc (chẳng hạn con đẻ, con nuôi còn đi học hoặc cha mẹ già không còn khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng). Sau khi giảm trừ gia cảnh thì số thuế họ phải nộp không quá cao. Điều này sẽ đánh tan sự lo lắng lâu nay của nhiều người là nộp thuế xong thì họ cũng “trắng tay”.
Thanks.
Anh Tú
 
Có 1 việc này muốn hỏi, vì thú thật đọc thông tư chậm hiểu quá.
1/ Lương tháng 13 năm 2008 (thưởng) thì thường chi vào cuối năm AL. Khỏan này tính theo luật thuế 2009 hay là 2008.
2/ Lương bình quân: 3,7 tr/ tháng, chưa phải chịu thuế. 12 x 3,7 = 44,4
Tháng 13 được: 3,6 vậy phải tính thu nhập chịu thuế là bao nhiêu.
3/ Lợi nhuận 2008, chia cho cổ đông vào 2009 thì chịu thuế theo pháp lệnh hay luật thuế 2009.
Xin cám ơn!
Vấn đề này hôm nay báo Tuổi trẻ có đăng bài như sau:
Thứ Sáu, 26/12/2008, 02:12 (GMT+7)
Lương thưởng cuối năm tính theo thuế nào?
TT - Tư vấn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được thực hiện bởi phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế - Cục Thuế TP.HCM.
Kế toán công ty thông báo: tiền thưởng cuối năm của công nhân sẽ tính thuế TNCN, lý do công ty chi trả vào ngày 10 của tháng sau, tức rơi qua năm 2009, vậy có đúng không?
(Đặng Thuận Khanh và nhiều bạn đọc)
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. Nếu khoản tiền lương tháng 12-2008 hoặc tiền thưởng năm 2008 được trả trong tháng 1-2009 thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2009.
*Là công ty xây dựng nên thường ký hợp đồng thời vụ ba tháng với công nhân, vậy khi trả lương khấu trừ thuế bao nhiêu phần trăm? Đặc thù công nhân thường là người ở tỉnh không có mã số thuế cá nhân, lương thấp, công việc không ổn định. Trường hợp họ có mã số thuế và tạm nộp thuế tại TP.HCM nhưng giữa năm họ về quê sống, vậy cuối năm quyết toán thuế TNCN ở quê được không?
(Nhã Uyên)
- Trường hợp công nhân ký hợp đồng thời vụ ba tháng, không phải được tuyển dụng làm việc lâu dài, ổn định, có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì công ty phải khấu trừ thuế trước khi trả lương, nếu có mã số thuế thì khấu trừ 10% trên thu nhập.
Nếu công nhân đó về quê, công ty cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ, họ sẽ quyết toán thuế TNCN tại cơ quan thuế địa phương nơi cư trú. Các trường hợp phải quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc đã tạm nộp trong năm, hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng trong năm chưa bị khấu trừ hoặc chưa tạm nộp, có yêu cầu về hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau.
* Tôi ở Vĩnh Long, kinh doanh và chịu mức thuế khoán. Vừa qua tôi có hỏi về thuế TNCN đội thuế phường trả lời là thuế TNCN dời về ngày 1-7-2009 nhưng tôi chưa thấy thông tin này trên báo. Xin hỏi khi nào Luật thuế TNCN có hiệu lực? Khi chuyển từ đóng thuế TNDN sang thuế TNCN có cần thủ tục nào không? Nơi đóng thuế có thay đổi không?
Thanh Tâm
(sailor_moon2901@...)
- Luật thuế TNCN và các văn bản thi hành có hiệu lực thi hành từ 1-1-2009. Các trường hợp hộ kinh doanh trước đây nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hình thức khoán thì kể từ 1-1-2009 sẽ nộp thuế TNCN, hộ kinh doanh không cần làm thủ tục để chuyển đổi, chi cục thuế nơi kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn để hộ kinh doanh kê khai, nộp thuế TNCN đúng quy định. Đến nay Cục Thuế TP.HCM chưa nhận được văn bản, chỉ đạo của cấp trên về lùi thời gian thi hành Luật thuế TNCN đến 1-7-2009.
ÁNH HỒNG ghi
Trích báo Tuổi Trẻ
Sợ các bạn không có tg xem báo nên mình trích lên đây.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=294509&ChannelID=11
 
Giao lưu trực tuyến

7478cb4c-1c30-478f-b3a1-ca6f8f13e19a.gif
| Cục Thuế TPHCM hướng dẫn trực tuyến về 3 luật thuế có hiệu lực 1-1-2009 - Thứ năm, 25/12/2008, 17:25 (GMT+7) - Ngày 1-1-2009, 3 luật Thuế Thu nhập cá nhân, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế Giá trị gia tăng sẽ có hiệu lực, ảnh hưởng rộng rãi đến doanh nghiệp và người dân. Sáng nay, ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM và các cán bộ Cục Thuế TPHCM đã có buổi trả lời trực tuyến các câu hỏi của bạn đọc báo SGGP xung quanh việc áp dụng 3 Luật thuế mới này. Sau đây là nội dung chi tiết

Mời các bạn, tham khảo thêm.
 
Để người tiêu dùng có nhiều tiền hơn : Không nhất thiết phải hoãn thuế TNCN

Xin phép được đăng lại đầy đủ nội dung (do nội dung cũng không nhiều - khỏi bấm vào đường link)

Để người tiêu dùng có nhiều tiền hơn: Không nhất thiết phải hoãn thuế TNCN
(Phản hồi bài “Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Lê Quốc Dung: nên hoãn thi hành Luật thuế TNCN”, Tuổi Trẻ ngày 24-12)

TT - Đọc bài “Khoan sức dân để kích cầu” của TS Nguyễn Sĩ Dũng (Tuổi Trẻ ngày 22-12), tôi rất ủng hộ việc phải khoan sức dân, cụ thể là phải giảm số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của những người đóng loại thuế này để tăng lượng tiền có thể chi của họ. Hay nói cách khác là giúp họ trở thành “những người tiêu dùng có nhiều tiền hơn” để hỗ trợ nền kinh tế.

Nhưng về cách đưa lượng tiền thuế TNCN trở lại người đóng thuế thì tôi xin có ý kiến như sau:

Việc hoãn thi hành Luật thuế TNCN ngoài việc phức tạp về mặt thủ tục và thời gian như TS Dũng đã nêu, về bản chất kinh tế giải pháp này cũng không thích hợp. Như vậy, liệu có cách nào công bằng và hiệu quả hơn?

Giả sử thời gian hoãn thuế là sáu tháng và ta tính toán được tổng số tiền thuế Nhà nước “mất đi” trong thời gian này. Ta có thể xem xét cách thực hiện đưa khoản tiền (hay một phần khoản tiền này) về với người nộp thuế như sau:

Nhà nước sẽ công bố một gói kích thích tiêu dùng trực tiếp đến người nộp thuế bằng cách xác định một số tiền thuế cố định sẽ giảm cho từng người đóng thuế cho năm quyết toán thuế TNCN 2008. Số tiền này là bằng nhau cho tất cả những người đóng thuế TNCN.

Khi tính toán số thuế phải nộp cho năm 2008, người chịu thuế hoặc cơ quan chi trả thu nhập tự động trừ lại số tiền này trong tổng số tiền phải nộp. Nếu còn dư thì trừ tối đa vào các tháng tiếp theo của năm 2009.

Thời điểm quyết toán thuế TNCN 2008 là 31-3-2009. Vì vậy để gói kích cầu này có tác dụng nhanh chóng như mong muốn, Nhà nước phải công bố số tiền giảm cho người đóng thuế trước cuối tháng 1-2009 để người khai thuế tính toán và khấu trừ càng sớm càng tốt.

Cách này có ưu điểm như sau:

1. Giống thông lệ các nước: ví dụ, Singapore công bố mức được giảm này hằng năm vào ngày 28-2. Dĩ nhiên mức này sẽ được công bố “ bằng không” cho những năm “ăn nên làm ra”.

2. Đơn giản. Vừa đơn giản về thủ tục (không phải họp Quốc hội như TS Dũng đã nêu) vừa đơn giản trong thực hiện đối với cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế.

3. Mềm dẻo và tính toán được. Nhà nước toàn quyền quyết định lượng tiền thuế kích cầu, xác định nhanh đối tượng được hưởng và áp dụng hiệu quả cho từng thời kỳ theo kiểu “kê bệnh bốc thuốc”.

4. Công bằng. Dù thu nhập cao hay thấp, mọi người đóng thuế TNCN được hưởng lợi như nhau. Có người lý luận cách này là “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, nhưng thực tế cho thấy hầu hết “người giàu” đều “tâm phục khẩu phục” vì chính họ cũng được giảm số tiền thuế mà đúng ra họ phải đóng theo luật. Còn “người nghèo” thì được tiền từ “hầu bao Nhà nước” chứ không phải nhận trực tiếp từ “người giàu” nên đều vui vẻ cả làng.

AN AN (Hội viên Hội Kế toán công chứng Vương quốc Anh - ACCA)

Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=294367&ChannelID=118
 
Dưới đây là 1 phần tin của báo tuổi trẻ (Theo bài viết của anh ThuNghi), mình xin trích đăng lại để anh chị em cùng trao đổi :

Thứ Sáu, 26/12/2008, 02:12 (GMT+7) - http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=294509&ChannelID=11

Lương thưởng cuối năm tính theo thuế nào?
TT - Tư vấn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được thực hiện bởi phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế - Cục Thuế TP.HCM.
Kế toán công ty thông báo: tiền thưởng cuối năm của công nhân sẽ tính thuế TNCN, lý do công ty chi trả vào ngày 10 của tháng sau, tức rơi qua năm 2009, vậy có đúng không?
(Đặng Thuận Khanh và nhiều bạn đọc)

- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. Nếu khoản tiền lương tháng 12-2008 hoặc tiền thưởng năm 2008 được trả trong tháng 1-2009 thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2009....

Tôi không rõ chỗ này : chi phí tiền lương tháng 12-2008 hoặc tiền thưởng (tháng 13) năm 2008 được trả trong 1/2009 lại chịu thuế TNCN theo luật thuế 2009 ?
Tôi cho rằng, đây là chi phí kế toán và chi phí thuế nằm trong niên độ tài chính của năm 2008, vậy thì chi phí này dầu có qua tháng 1/2009 cũng vẫn phải chịu chi phối bởi luật thuế TNCN 2008.

Lý do : Chi phí niên độ nào : Phải tính và trích đầy đủ vào niên độ đó.-> Dẫn tới, chi phí cũng được áp và tính theo luật thuế niên độ đó.

Trao đổi tiếp, ở đây không đặt vấn đề lách luật.

Theo luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 -> tiền lương tháng 13 vẫn xem là chi phí hợp lý hợp lệ nếu doanh nghiệp đó chi đúng trong kỳ quyết toán của niên độ 2008. Thế thì, tại sao luật thuế TNDN 2008 lại không đồng bộ vời luật thuế TNCN 2008 mà phải áp luật thuế TNCN 2009 để xử lý tình huống này.

Mặc khác, (xin đặt tiêu chí hàng đầu - không lách luât). Trao đổi để hiểu rõ - làm cho tốt hơn.
Như trước đây, hằng năm đơn vị trích lập các khoản phải trả (tiền lương,....). Đến hạng kỳ báo cáo thuế tháng; trong đó có phần : báo cáo thuế TNCN tháng (tháng 12/2008 + tháng 13/2008 )

Kỳ báo cáo định kỳ phải lập này, nó sẽ rơi vào chậm nhất 20/01/2009, và doanh nghiệp đã trích và nộp đủ các khoản thuế TNCN theo luật thuế TNCN 2008 thì việc này xử lý đúng hay sai ?

Mong chờ tiếp chỉ - Kính bái
 
Dưới đây là 1 phần tin của báo tuổi trẻ (Theo bài viết của anh ThuNghi), mình xin trích đăng lại để anh chị em cùng trao đổi :



Tôi không rõ chỗ này : chi phí tiền lương tháng 12-2008 hoặc tiền thưởng (tháng 13) năm 2008 được trả trong 1/2009 lại chịu thuế TNCN theo luật thuế 2009 ?
Tôi cho rằng, đây là chi phí kế toán và chi phí thuế nằm trong niên độ tài chính của năm 2008, vậy thì chi phí này dầu có qua tháng 1/2009 cũng vẫn phải chịu chi phối bởi luật thuế TNCN 2008.

Lý do : Chi phí niên độ nào : Phải tính và trích đầy đủ vào niên độ đó.-> Dẫn tới, chi phí cũng được áp và tính theo luật thuế niên độ đó.

Trao đổi tiếp, ở đây không đặt vấn đề lách luật.

Theo luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 -> tiền lương tháng 13 vẫn xem là chi phí hợp lý hợp lệ nếu doanh nghiệp đó chi đúng trong kỳ quyết toán của niên độ 2008. Thế thì, tại sao luật thuế TNDN 2008 lại không đồng bộ vời luật thuế TNCN 2008 mà phải áp luật thuế TNCN 2009 để xử lý tình huống này.

Mặc khác, (xin đặt tiêu chí hàng đầu - không lách luât). Trao đổi để hiểu rõ - làm cho tốt hơn.
Như trước đây, hằng năm đơn vị trích lập các khoản phải trả (tiền lương,....). Đến hạng kỳ báo cáo thuế tháng; trong đó có phần : báo cáo thuế TNCN tháng (tháng 12/2008 + tháng 13/2008 )

Kỳ báo cáo định kỳ phải lập này, nó sẽ rơi vào chậm nhất 20/01/2009, và doanh nghiệp đã trích và nộp đủ các khoản thuế TNCN theo luật thuế TNCN 2008 thì việc này xử lý đúng hay sai ?

Mong chờ tiếp chỉ - Kính bái

Đa số các công ty đều trả lương qua tháng sau tháng phát sinh (thường thì 5 đến 10 tây tháng sau mới chi trả lương cho tháng trước), nếu như vậy thì không chỉ có tháng lương 13 mà còn có cả tháng lương 12 cũng phải tính theo thuế TNCN năn 2009.

Vì thuế TNCN hàng tháng chúng ta tạm nộp nên theo em tháng 12 và 13 chúng ta cũng làm tờ khai tạm nộp bình thường theo thuế TNCN năm 2008, trong tháng 1 nếu phát sinh thì đợi đến khi quyết toán năm ta làm điều chỉnh số phải còn nộp thêm, vì lúc đó mình quyết toán năm vẫn phải theo năm 2008.

Đây chỉ là suy nghĩ của riêng em, nếu có ỳ không hợp lý thì anh chị bỏ qua và góp ý thêm.
Cảm ơn,
 
Tôi không rõ chỗ này : chi phí tiền lương tháng 12-2008 hoặc tiền thưởng (tháng 13) năm 2008 được trả trong 1/2009 lại chịu thuế TNCN theo luật thuế 2009 ?
Tôi cho rằng, đây là chi phí kế toán và chi phí thuế nằm trong niên độ tài chính của năm 2008, vậy thì chi phí này dầu có qua tháng 1/2009 cũng vẫn phải chịu chi phối bởi luật thuế TNCN 2008.

Lý do : Chi phí niên độ nào : Phải tính và trích đầy đủ vào niên độ đó.-> Dẫn tới, chi phí cũng được áp và tính theo luật thuế niên độ đó.

Trao đổi tiếp, ở đây không đặt vấn đề lách luật.

Theo luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 -> tiền lương tháng 13 vẫn xem là chi phí hợp lý hợp lệ nếu doanh nghiệp đó chi đúng trong kỳ quyết toán của niên độ 2008. Thế thì, tại sao luật thuế TNDN 2008 lại không đồng bộ vời luật thuế TNCN 2008 mà phải áp luật thuế TNCN 2009 để xử lý tình huống này.

Mặc khác, (xin đặt tiêu chí hàng đầu - không lách luât). Trao đổi để hiểu rõ - làm cho tốt hơn.
Như trước đây, hằng năm đơn vị trích lập các khoản phải trả (tiền lương,....). Đến hạng kỳ báo cáo thuế tháng; trong đó có phần : báo cáo thuế TNCN tháng (tháng 12/2008 + tháng 13/2008 )

Kỳ báo cáo định kỳ phải lập này, nó sẽ rơi vào chậm nhất 20/01/2009, và doanh nghiệp đã trích và nộp đủ các khoản thuế TNCN theo luật thuế TNCN 2008 thì việc này xử lý đúng hay sai ?

Mong chờ tiếp chỉ - Kính bái
Em có vài ý kiến với bác như sau:
1. Cần phân biệt rõ thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế Thu nhập cá nhân (TNCN). Hai khoản thuế này hoạt động trong khuôn khổ của hai luật khác nhau.

2. Về góc độ thuế TNDN, chi phí thực tế phát sinh trong kỳ kế toán nào, thì phải được phản ánh đúng vào kỳ kế toán đó để xác định thu nhập chịu thuế!
Trong trường hợp này: Lương tháng 12/2008 (có thể DN sẽ trả vào ngày 05/01/2009) và lương tháng 13 (DN sẽ trả vào Quý I năm 2009 - nếu có).
Các khoản chi phí này thực tế có phát sinh: Lương tháng 12/2008 phải trả cho nhân viên (cái này rõ ràng); Lương tháng 13 phải được trích lập từ đầu năm và điều chỉnh cho đúng vào thời điểm cuối năm! Doanh nghiệp sẽ sử dụng khoản trích trước này để thanh toán cho nhân viên, trong một số trường hợp cụ thể, nhân viên nghỉ trong năm 2008, DN vẫn phải thanh toán lương tháng 13 theo tỉ lệ tháng/năm!

Do đó, khoản lương tháng 12/2008 và lương tháng 13 cuối năm chưa trả, thực chất đó là khoản Nợ mà DN nợ người lao động! (giống như mua hàng mà chưa trả tiến vậy)

3. Về góc độ thuế TNCN, theo Luật thuế TNCN:
Điều 11. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.


2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Như vậy, nếu người lao động đến ngày 31/12/2008 mà vẫn chưa nhận được lương tháng 12/2008 và lương tháng 13/2008 và/hoặc các khoản tiền thưởng khác (nếu có) thì Thu nhập chịu thuế năm 2008 khi quyết toán bao gồm:
- Lương tháng 12/2007 + lương tháng 13/2007 (nếu có)
- Lương tháng 1/2008--> lương tháng 11/2008
- Các khoản khác đã nhận trong năm 2008
Nếu DN nợ lương người lao động hai tháng (nghĩa là lương tháng 11 và tháng 12/2008) và đến tháng 1/2009 mới trả, thì người lao động cũng chỉ quyết toán thuế TNCN năm 2008 theo cách trên, nghĩa là:
- Lương tháng 12/2007 + lương tháng 13/2007 (nếu có)
- Lương tháng 1/2008--> lương tháng 10/2008
- Các khoản khác đã nhận trong năm 2008
Các khoản thu nhập nhận được trong năm 2009 thì thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2009.

Cái này ai đã quyết toán thuế TNCN các năm trước đều biết!

Không biết giải thích như vậy đã được chưa ạ!?

@Tungnguyen_kt: Đề nghị xem lại định nghĩa về thu nhập chịu thuế từ tiền công tiền lương và thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin chào bác Kiệt,

____________________________________-
Các khoản thu nhập nhận được trong năm 2009 thì thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2009.

Cái này ai đã quyết toán thuế TNCN các năm trước đều biết!

Không biết giải thích như vậy đã được chưa ạ!?
_______________________________________________

Mình xin góp thêm một chút về vấn đề này như sau:

Trong năm 2008, người lao động có phát sinh thu nhập và bị tạm khấu trừ tại cơ quan chi trả thu nhập (công ty bạn đang làm), thu nhập phát sinh của kỳ nào tính cho kỳ đó, cuối năm cơ quan chi trả thu nhập sẽ lập tờ khai quyết toán và quyết toán số thuế PIT tạm nộp và số còn phải nộp (theo số liệu tờ khai quyết toán). Nếu lương tháng 12 hoặc tháng 13 của năm 2008 được trả vào năm 2009 thì sẽ chịu thuế PIT cho năm 2009. Bạn có thể trích trước tiền lương này và xem nó như khoản chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Hiện tại năm 2008 vẫn quyết toán theo mẫu form cũ dùng cho năm 2007. Vì luật thuế PIT áp dụng đầu năm 2009.

Giờ bạn đã và đi đăng ký để cấp MST chưa, xem bài này thấy cũng vất vả khi đi đăng ký và lấy MST cá nhân lắm :

Đăng ký mã số thuế cá nhân: Xếp hàng từ 4 giờ sáng

28/12/2008 0:19
4 giờ 30 sáng ngày 26.12, trời Hà Nội còn tối đen, rét buốt da nhưng trước điểm giao dịch Cục Thuế Hà Nội (số 285 phố Đội Cấn) đã có khoảng hơn 20 người khăn áo sùm sụp đứng ngồi co ro. Chốc lát, lại có thêm người mới đến, đám đông vừa xuýt xoa vì rét vừa chuyển cho nhau một tờ giấy trắng ghi tên, số thứ tự. Vẻ mặt ai nấy đều kiên nhẫn và hy vọng. Họ là những người đi đăng ký lấy mã số thuế (MST) cá nhân.
* Người chưa có MST cá nhân không nên quá lo lắng
Xếp hàng như thời bao cấp
Áo, khăn, mũ che gió chống rét kín mít chỉ chừa đôi mắt đỏ kè vì thiếu ngủ, anh Nguyễn Thanh Lộc, nhân viên của Công ty giao nhận và vận chuyển, thiểu não nói với chúng tôi: "Khổ lắm các ông ạ, đi làm nghĩa vụ nhà nước mà khổ hơn xếp hàng mua gạo thời bao cấp, tôi mất hai hôm công cốc rồi, hôm nay cố chịu rét dậy lúc 4 giờ, chạy đến đây tưởng sớm mà cũng đứng thứ 28, kiểu này chắc phải đợi đến chiều". Lộc là một trong hàng chục người đang đợi đến lượt mình để làm đăng ký MST cá nhân cho cán bộ, nhân viên của công ty tại điểm giao dịch của Cục Thuế Hà Nội vào sáng 26.12. Chia sẻ với anh Lộc, anh Phạm Thế Dũng, cán bộ Công ty thức ăn gia súc, cũng cho biết: "Lọ mọ đến từ lúc 5 giờ, rét khủng khiếp nhưng lấy được số 34, hôm nay chắc xong". Cả anh Lộc và Dũng cho biết đều đã mất vài hôm "trâu chậm uống nước đục" nên hôm nay mới rút kinh nghiệm đến sớm như thế.
Không may mắn như hai người nói trên, chị Linh - chịu trách nhiệm đi đăng ký cho trên 400 CB-CNV của trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội - ỉu xìu: "Sáng nay tôi đến đây khoảng 7 giờ kém 15, xếp hàng thì số thứ tự đã đến 85 rồi. Hôm nay chắc chắn không đến lượt rồi. Thôi về, mai cố dậy sớm mà đến vậy". Hầu hết những người đi đăng ký ở đây là đại diện cho các cơ quan, đơn vị. Tùy theo quy mô, mỗi người phải mang theo từ vài chục đến vài trăm bộ hồ sơ. Hồ sơ thì nhiều, cán bộ thuế thì ít nên đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Để đối phó, người đến đăng ký chỉ có cách duy nhất là đến thật sớm để xếp hàng, lấy số. Trong ngày 26.12, người giữ kỷ lục đến sớm nhất là 4 giờ sáng, còn trước đó vào ngày 25.12 là lúc... 3 giờ 30.
Trong ngày hôm qua thứ bảy, 27.12, mưa suốt đêm và là ngày nghỉ, ít người đến nhưng vẫn có người đến xếp hàng từ rất sớm, chị Nguyễn Thanh Thủy - Viện Khoa học công nghệ - là người đến xếp hàng đầu tiên vào lúc 4 giờ 15.
Quá nhiều điều bất hợp lý
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, mặc dù số lượng người đến đăng ký lấy MST rất đông nhưng trong tổng số hơn 10 quầy tại Cục Thuế Hà Nội chỉ có 2 quầy 7 và 8, mỗi quầy một cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Bên ngoài các quầy, những người đến đăng ký đứng ngồi lộn xộn, vẻ mặt ai nấy đều căng thẳng, mệt mỏi. Trong quầy, cán bộ thuế điềm tĩnh xem xét từng trang giấy. Bình quân mỗi trường hợp phải mất hàng chục phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ, tùy theo số lượng hồ sơ mang theo. Do vậy, đến 9 giờ sáng, số thứ tự mới xong đến số 16, đến 11 giờ 30, người cuối cùng được tiếp nhận là số 32. Trong buổi sáng, tại các quầy 7 và 8 đã xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy thậm chí căng thẳng vì chờ đợi quá lâu. Theo anh Nguyễn Thanh Lộc, cách thức làm việc của Cục Thuế Hà Nội "đang khiến nhiều người đến làm nghĩa vụ nhà nước cảm thấy phiền lòng". Anh phân tích, chỉ có 2 quầy tiếp nhận hồ sơ, trong khi đó hơn chục quầy khác thì nhân viên ngồi không, tại sao Cục Thuế Hà Nội không bố trí thêm các quầy khác để tiếp nhận hồ sơ. Anh Nguyễn Xuân Hoàng, cán bộ Công ty Amway, cho biết anh đến xếp hàng từ 5 giờ sáng, dù rất mệt nhưng phải tập trung để khỏi bị qua lượt. "Không có loa, giọng cán bộ thuế thì nhỏ, mình không chú ý thì sẽ bị mất lượt, ngày mai lại mất công đến xếp hàng từ đầu", anh Hoàng nói. Cũng theo anh Hoàng, việc xếp hàng, lấy số thứ tự chỉ có giá trị trong vòng một ngày. Sang ngày khác phải xếp hàng lại, việc xét duyệt rất thất thường, lúc nhanh lúc chậm tùy theo số lượng hồ sơ người mang đến. Dù đói, khát, nhiều người không dám ra ngoài vì sợ mất lượt.
Trong vòng buổi sáng 26.12, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đã có hàng chục người đến đăng ký MST phải ngậm ngùi ra về vì không đủ kiên nhẫn chờ, kể cả những người dù đã xếp hàng, lấy số nhưng dự đoán không đến được lượt mình. Chiều 26.12, PV Thanh Niên đã liên lạc với Cục Thuế Hà Nội để trao đổi về vấn đề này nhưng tất cả các số điện thoại đều không thể liên lạc được. Hỏi cán bộ thuế tại điểm giao dịch thì được trả lời: "Vấn đề này chỉ có lãnh đạo mới giải quyết được".
Người chưa có MST cá nhân không nên quá lo lắng

Một quy định khiến những người chưa có MST cá nhân sau ngày 1.1.2009 lo lắng là sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trước khi nhận thu nhập vãng lai thay vì 10% đối với người có MST. Tại Phần D về đăng ký, khấu trừ thuế, khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế Thông tư 84 hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN nêu: "Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các hiệp hội, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban quản lý,...; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hóa; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý,... có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau: khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có MST; khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có MST".

Ông Dương Thế Quang - Trưởng phòng Kê khai kế toán Cục Thuế TP.HCM - cho biết hiện cơ quan thuế TP.HCM đã cấp được hơn 486.000 MST cá nhân. Theo ông Dương Thế Quang, những người làm công ăn lương không nên quá lo lắng khi chưa có MST cá nhân bởi cơ quan chi trả sẽ thực hiện khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập của họ. Những cá nhân chưa có MST có thể liên hệ bất cứ cơ quan thuế nào trên địa bàn TP.HCM (kể cả những người hành nghề tự do ở các địa phương khác) để được cấp MST ngay lập tức. Hơn nữa dù cơ quan chi trả thu nhập có khấu trừ 10% hay 20% đối với các khoản thu nhập vãng lai thì cuối năm, cá nhân khi thực hiện quyết toán thuế TNCN sẽ được tính theo biểu lũy tiến từng phần.


Thanh Xuân
_________________

Thanks.
Anh Tú
 
Xin cám ơn các vị đã quan tâm.

Nói về luật thuế : - Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế tài nguyên, Thuế tiêu thụ đặc biệt... là những luật hoạt động mang tính độc lập. (Cái này chắc hẳn ai cũng rõ)

Còn vẫn chưa thỏa, thường các khoản phải khấu trừ vào lương bao gồm BHXH, BHYT (tạm gọi "Y"), thuế TNCN tạm gọi là "Z". Giả sử lương của 1 nhân viên là 6 triệu.

Tạm ứng kỳ 1 tháng 12/2008 : 2 triệu

Kỳ 2 phải trả : giả sử là một số X đã khấu trừ (X = 6 triệu -(2 triệu + Y + Z)).

Lý do sao phải tính lương tháng 12 phải trả cho CBNV (Trong đó có kỳ 2/12) - Điều này không cần nói chắc ai cũng rõ. Hạch toán đầy đủ chi phí phải trả nhân viên để xác định KQKD.

Vậy trong thời điểm quyết toán cuối năm 2008, số thuế TNCN tạm gọi là "Z" cũng sẽ phải ước tính trước theo luật thuế TNCN 2009 phải không ?

Hay doanh nghiệp không cần tính toán lương tháng 12/2008 phải trả công nhân viên.

Chân thành cám ơn.

KTGG xin chờ tiếp chỉ - Kính bái
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin chào bác Kiệt,

____________________________________-
Các khoản thu nhập nhận được trong năm 2009 thì thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2009.

Cái này ai đã quyết toán thuế TNCN các năm trước đều biết!

Không biết giải thích như vậy đã được chưa ạ!?
_______________________________________________

Mình xin góp thêm một chút về vấn đề này như sau:

Trong năm 2008, người lao động có phát sinh thu nhập và bị tạm khấu trừ tại cơ quan chi trả thu nhập (công ty bạn đang làm), thu nhập phát sinh của kỳ nào tính cho kỳ đó, cuối năm cơ quan chi trả thu nhập sẽ lập tờ khai quyết toán và quyết toán số thuế PIT tạm nộp và số còn phải nộp (theo số liệu tờ khai quyết toán). Nếu lương tháng 12 hoặc tháng 13 của năm 2008 được trả vào năm 2009 thì sẽ chịu thuế PIT cho năm 2009. Bạn có thể trích trước tiền lương này và xem nó như khoản chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Hiện tại năm 2008 vẫn quyết toán theo mẫu form cũ dùng cho năm 2007. Vì luật thuế PIT áp dụng đầu năm 2009.

Suy luận kiểu này có vẻ hợp lý đấy!
 
Còn vẫn chưa thỏa, thường các khoản phải khấu trừ vào lương bao gồm BHXH, BHYT (tạm gọi "Y"), thuế TNCN tạm gọi là "Z". Giả sử lương của 1 nhân viên là 6 triệu.

Tạm ứng kỳ 1 tháng 12/2008 : 2 triệu

Kỳ 2 phải trả : giả sử là một số X đã khấu trừ (X = 6 triệu -(2 triệu + Y + Z)).

Lý do sao phải tính lương tháng 12 phải trả cho CBNV (Trong đó có kỳ 2/12) - Điều này không cần nói chắc ai cũng rõ. Hạch toán đầy đủ chi phí phải trả nhân viên để xác định KQKD.

Vậy trong thời điểm quyết toán cuối năm 2008, số thuế TNCN tạm gọi là "Z" cũng sẽ phải ước tính trước theo luật thuế TNCN 2009 phải không ?

Hay doanh nghiệp không cần tính toán lương tháng 12/2008 phải trả công nhân viên.

Xin nói thêm cho rõ một số vấn đề sau đây:
1. Doanh nghiệp khi tính toán lương tháng 12/2008, lương tháng 13/2008 và các khoản thưởng khác trong năm 2008 vẫn phải lập bảng lương và lập tờ khai thuế TNCN và trích nộp thuế TNCN theo quy định năm 2008 bình thường! Vì đây là cơ sở để tính chi phí hợp lý cho DN. Bất chấp DN có thanh toán hay không thanh toán các khoản này trong năm 2008.

Sau đó, khi quyết toán Thuế TNCN năm 2008 (vào thời điểm 31/03/2009), DN sẽ lập tờ khai quyết toán thuế TNCN và tính toán lại phần thực nhận của từng nhân viên trong năm 2008. Nghĩa là khi quyết toán thuế TNCN năm 2008, DN phải căn cứ vào số thực nhận của người lao động trong năm 2008 để quyết toán. Trên cơ sở quyết toán đó, DN sẽ được hoàn lại thuế TNCN trích nộp dư, hoặc DN phải nộp bổ sung nếu trích nộp thiếu.

2. Nếu những khoản trích trước chi phí đó, mà sang năm, đến hạn nộp báo cáo tài chính năm (trong trường hợp này là 31/03/2009), nếu DN chưa chi, thì toàn bô các khoản chi phí trích trước này được xem là: "Chi phí trích trước nhưng thực tế không chi", và khi quyết toán thuế TNDN sẽ bị xuất toán toàn bộ! Nghĩa là khi quyết toán thuế TNDN, DN phải chứng minh được thời điểm thanh toán lương tháng 12/2008, lương tháng 13/2008 và các khoản thưởng (nếu có) đã trích trong năm 2008 là trước ngày 01/04/2009.

3. Phần thu nhập thực nhận còn lại của nhân viên (trường hợp nhận lương tháng 12/2008 làm hai lần trong tháng 12/2008 và tháng 01/2009) phát sinh trong năm 2009, thì phải đưa vào thu nhập chịu thuế năm 2009 để quyết toán thuế TNCN cho năm 2009 theo luật thuế TNCN.

./.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hôm nay báo Tuổi trẻ có bài nói về Thuế TNCN, liên quan đến lương.
* Tôi làm việc và hưởng lương ở ba nơi: công ty A ở Q.1 (TP.HCM) lương 2 triệu đồng; công ty B ở Q.Tân Phú lương 3 triệu đồng; công ty C ở Hóc Môn lương 2,5 triệu đồng. Tôi sẽ đăng ký cấp mã số thuế ở Q.Tân Phú, vậy khai thuế TNCN hằng tháng như thế nào? Hồ Quang Vinh
- Bạn có thu nhập từ nhiều nơi thì phải xác định nơi bạn làm việc có ký hợp đồng lao động, làm việc lâu dài, ổn định để bạn thực hiện kê khai giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc tại công ty đó.
Hai công ty còn lại khi trả thu nhập sẽ thực hiện khấu trừ 10% (nếu bạn đã có mã số thuế). Cuối năm bạn phải tổng hợp thu nhập từ ba nơi để thực hiện quyết toán với cơ quan thuế.
Tôi làm 3 nơi mỗi nơi 2tr/tháng, có trừ 4+1,6 =5,6tr.
Vậy mỗi tháng tôi phải nộp thuế TNCN là: 2 *10% + 2 *10%= 0.4 x 12 = 4,8 tr.(có mst)
Cuối năm qt:
(6 - 5.6) x 12 = 4,8 => Thuế 480.000
Vậy xin hỏi khi qt thì bao lâu tôi mới lấy lại:
4.800.000 - 480.000 = 4.320.000
Xin cám ơn!



* Tôi kinh doanh cá thể, ngoài tiền chi xài hằng ngày, khoản lãi từ kinh doanh tôi đem gửi hết vào ngân hàng. Trường hợp của tôi có phải đóng loại thuế nào không? Minh Hoa (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
- Theo thông tư 84 của Bộ Tài chính, tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc gửi tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng là khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.
* Công ty chúng tôi vẫn quyết toán thuế TNCN theo thời điểm tính thu nhập: lương tháng 12-2007 được quyết toán trong năm 2007 dù trả trong tháng 1-2008. Theo Luật thuế TNCN, quyết toán theo thời điểm chi trả thu nhập: lương tháng 12-2008 trả trong tháng 1-2009 sẽ quyết toán trong năm 2009.
Vậy năm 2008 chúng tôi có được quyết toán 11 tháng hay không? (từ tháng 1-2008 đến tháng 11-2008). Nếu được quyết toán 11 tháng thì tiền thưởng tết năm 2008 có được chia bình quân cho 12 tháng hay không vì đây là tiền thưởng cho cả năm? Trà Văn Tâm (TX Thủ Dầu Một, Bình Dương)
- Trường hợp công ty thực hiện chi trả lương tháng 12-2008 vào tháng 1-2009 thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động trong năm 2009. Khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2008 cho người lao động, công ty căn cứ theo thu nhập thực trả trong năm 2008.
A.HỒNG ghi
 
Tôi làm 3 nơi mỗi nơi 2tr/tháng, có trừ 4+1,6 =5,6tr.
Vậy mỗi tháng tôi phải nộp thuế TNCN là: 2 *10% + 2 *10%= 0.4 x 12 = 4,8 tr.(có mst)
Cuối năm qt:
(6 - 5.6) x 12 = 4,8 => Thuế 480.000
Vậy xin hỏi khi qt thì bao lâu tôi mới lấy lại:
4.800.000 - 480.000 = 4.320.000
Xin cám ơn!

Theo Luật Thuế TNCN SỐ 04/2007/QH12
Điều 8. Quản lý thuế và hoàn thuế
1. Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
 
Theo Luật Thuế TNCN SỐ 04/2007/QH122. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
Nhưng vấn đề hòan này trong bao lâu, chờ đến cuối năm mới QT thì đã lâu, vậy bao lâu nữa mới nhận lại hay là chuyển sang kỳ sau.
 
Hôm nay báo Tuổi trẻ có bài nói về Thuế TNCN, liên quan đến lương.

Tôi làm 3 nơi mỗi nơi 2tr/tháng, có trừ 4+1,6 =5,6tr.
Vậy mỗi tháng tôi phải nộp thuế TNCN là: 2 *10% + 2 *10%= 0.4 x 12 = 4,8 tr.(có mst)
Cuối năm qt:
(6 - 5.6) x 12 = 4,8 => Thuế 480.000
Vậy xin hỏi khi qt thì bao lâu tôi mới lấy lại:
4.800.000 - 480.000 = 4.320.000
Xin cám ơn!

Bạn có thu nhập từ nhiều nơi thì phải xác định nơi bạn làm việc có ký hợp đồng lao động, làm việc lâu dài, ổn định để bạn thực hiện kê khai giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc tại công ty đó.
Hai công ty còn lại khi trả thu nhập sẽ thực hiện khấu trừ 10% (nếu bạn đã có mã số thuế). Cuối năm bạn phải tổng hợp thu nhập từ ba nơi để thực hiện quyết toán với cơ quan thuế.

Bác này, nếu ví dụ cả 3 nơi đều có hợp đồng lao động, làm việc lâu dài thì đâu thể tiến hành thu 10% nhỉ?
 
Bác này, nếu ví dụ cả 3 nơi đều có hợp đồng lao động, làm việc lâu dài thì đâu thể tiến hành thu 10% nhỉ?
Thấy HD trên Báo như vậy.
Vậy thì thu bao nhiêu vậy Bác. Thu theo PIT 2009 thì 72 - (5.6 *12) =4,8tr * 5%.?
Nhưng mỗi tháng có phải đóng 10%.
 
Nhưng vấn đề hòan này trong bao lâu, chờ đến cuối năm mới QT thì đã lâu, vậy bao lâu nữa mới nhận lại hay là chuyển sang kỳ sau.

Theo thông tư 84/2008/TT-BTC
3. Hoàn thuế
3.1. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
- Số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế.
- Cá nhân đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế.

3.2. Hồ sơ hoàn thuế gồm có:
- Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế thu nhập cá nhân.
- Chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc như quyết định nghỉ hưu, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động, bảng kê xác định ngày cư trú,...(nếu có).
- Giấy uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền khai hoàn thuế (nếu có).

3.3. Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế
- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ chuyển nhượng chứng khoán, hồ sơ hoàn thuế nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trả thu nhập.
- Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công vừa có thu nhập từ kinh doanh, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh.

3.4. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại mục II phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

3.5. Thủ tục hoàn thuế
Sau khi xác định hồ sơ hoàn thuế là hợp lệ, cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc nhà nước đồng cấp và gửi cho cá nhân được hoàn thuế.
Kho bạc nhà nước đồng cấp nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế có trách nhiệm hoàn trả lại tiền thuế cho cá nhân được hoàn thuế.
Theo hướng dẫn tại mục II phần G thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007:
II. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

1. Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế:
1.1. Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và có mã số thuế thì được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức, cá nhân đó.

1.2. Hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân không phải là người nộp thuế thì nộp tại cục thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức có trụ sở điều hành, nơi cá nhân có địa chỉ thường trú.

1.3. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.

1.4. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

1.5. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

1.6. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.

2. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế:
2.1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế theo mẫu số 04/HTBT ban hành kèm theo Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.

2.2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.

2.3. Căn cứ vào số thuế người nộp thuế được hoàn, số thuế còn nợ, cơ quan thuế thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:
- Ra quyết định hoàn thuế trong trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt của tất cả các loại thuế.
- Ra quyết định hoàn thuế và ra Lệnh thu Ngân sách trong trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế theo hồ sơ hoàn thuế và còn nợ tiền thuế, tiền phạt của các loại thuế khác. Trong quyết định hoàn thuế phải nêu rõ tên người nộp thuế được hoàn thuế, số thuế được hoàn, nơi nhận tiền hoàn thuế.

2.4. Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn khác số thuế đề nghị hoàn thì xử lý như sau:
- Nếu số thuế đề nghị hoàn lớn hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đủ điều kiện được hoàn.
- Nếu số thuế đề nghị hoàn nhỏ hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đề nghị hoàn.

2.5. Trường hợp giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính cho thời gian chậm giải quyết hoàn thuế. Lãi suất tính tiền lãi do hoàn thuế chậm là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định có hiệu lực tại thời điểm ra quyết định trả tiền lãi. Số ngày tính tiền lãi kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định đến ngày ra quyết định hoàn thuế, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết). Số tiền lãi được ghi trong quyết định hoàn thuế và người nộp thuế được thanh toán tiền lãi cùng với số tiền hoàn thuế.

2.6. Hồ sơ hoàn thuế thuộc đối tượng kiểm tra trước khi hoàn thuế thuộc một trong các trường hợp:
- Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu.
- Người nộp thuế đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước.
- Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định.
- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
- Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu.
- Hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý của Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
.........
Như vậy trường hợp của anh sẽ là 60 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế theo hướng dẫn trên./.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác này, nếu ví dụ cả 3 nơi đều có hợp đồng lao động, làm việc lâu dài thì đâu thể tiến hành thu 10% nhỉ?
Em lại nghe hướng dẫn như thế này:
Không có Mã số thuế (MST), thì DN phải tạm trích nộp thuế 20% thu nhập của người lao động, nếu có MST thì tạm trích nộp 10% thu nhập

Bác xác minh lại vấn đề này giúp!+-+-+-+
 
Em lại nghe hướng dẫn như thế này:


Bác xác minh lại vấn đề này giúp!+-+-+-+

Câu trả lời nằm ở dưới nè em

Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý,...; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý,... có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có mã số thuế.
- Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có mã số thuế.
 
Web KT
Back
Top Bottom