Cho mình hỏi tí về hệ thống tài khoản kế toán (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

duchuy85

Thành viên mới
Tham gia
10/7/09
Bài viết
10
Được thích
2
Mình cũng mới học kế toán, theo mình biết thì có 3 loại tài khoản kế toán : một là tài khoản Dư Nợ, hai là tài khoản Dư Có,ba là tài khoản lưỡng tính. Hai cái đầu thì mình biết các tính số phát sinh trong kỳ rồi, cho mình hỏi cái thứ ba làm sao tính số phát sinh trong kỳ.
Ví dụ : tính số dư cuối kỳ của 2 loại tài khoản đầu như sau :

[FONT=&quot]Số dư Nợ[/FONT]

[FONT=&quot]cuối kỳ[/FONT]

[FONT=&quot]=[/FONT]
[FONT=&quot]Số dư Nợ[/FONT]
[FONT=&quot]đầu kỳ[/FONT]
[FONT=&quot]+[/FONT]
[FONT=&quot]Số phát sinh[/FONT]
[FONT=&quot]Nợ trong kỳ[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT]

[FONT=&quot]Số phát sinh[/FONT]
[FONT=&quot]Có trong kỳ[/FONT]


[FONT=&quot]Số dư Có[/FONT]
[FONT=&quot]cuối kỳ[/FONT]
[FONT=&quot]=[/FONT]
[FONT=&quot]Số dư Có[/FONT]
[FONT=&quot]đầu kỳ[/FONT]
[FONT=&quot]+[/FONT]
[FONT=&quot]Số phát sinh[/FONT]
[FONT=&quot]Có trong kỳ[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT]
[FONT=&quot]Số phát sinh[/FONT]
[FONT=&quot]Nợ trong kỳ[/FONT]


Mình hiểu loại tài khoản thứ ba lắm, bạn nào rành giải thích dùm...Cám ơn nhiều..
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bạn,

Bạn hỏi: làm sao tính được số phát sinh trong kỳ TK lưỡng tính, sau đó:
Bạn cho ví dụ: tính số dư cuối kỳ

Vậy bạn muốn gì nhỉ?
Việc tính số phát sinh thì tài khoản lưỡng tính hay thường thì vẫn cách tính như nhau cả, chẳng qua là cộng dồn số phát sinh thôi.
Cái cần quan tâm là các tài khoản phải thu phải trả, cuối kỳ nó nằm bên Nợ hay bên Có thôi.

1. TK loại 1, 2: cứ lập công thức dư Nợ (như trên) - điển hình TK 131, 133, 138
- Nếu số dư bên Nợ thì xem như phải thu (cái này thì quen)
- Còn lỡ nằm bên Có thì mình phải trả thôi (cũng chả xa lạ gì)

2. TK loại 3, 4: cứ lập công thức dư Có (như trên) - điển hình 331, 333, 338
- Số dư nằm bên Có, lại bình thường... Phải trả thôi
- Số dư nằm bên Nợ, thế thì xem lại có trả thừa hay không, lúc đó tìm cách mà Thu lại chứ

Túm lại là, theo nhu cầu quản lý mới là điều quan trọng, mắc nợ thì cũng khổ và bị người ta chiếm dụng vốn lại còn khổ hơn... Làm kế toán thì sướng nhất là Cuối Kỳ mấy cái thằng này nó bằng "0" hết cho rồi.


Chào bạn, thân!

From : Kế toán già gân,
Đính chính, bổ sung cho bạn tsf. TK 133 không mang tính lưỡng tính. Chỉ cho phép có số dư Nợ - chỗ được tô màu đỏ
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam những tài khoản
Loại 1 như tài khoản : 131, 138, 141 (TK 141 - hiếm khi thấy)
Loại 3 như tài khoản : 331, 333, 334, 338
Các loại tài khoản này có tính chất lưỡng tính, do vậy việc tính số dư cuối kỳ đòi hỏi phải lấy dữ liệu từ các sổ chi tiết (dư nợ hay dư có).
Việc rút số dư cho từng chi tiết của các tài khoản nêu trên vẫn thực hiện bình thường.
Số dư cuối kỳ = Dư đầu kỳ + phát sinh tăng - phát sinh giảm

Dễ hiểu hơn, khi thiết lập bảng cân đối số phát sinh cho các loại tài khoản lưỡng tính nêu trên. Có thể thiết lập hai cột : Dư nợ đầu kỳ cùng dư có đầu kỳ cho các TK lưỡng tính (TK cấp 1) còn các tài khoản chi tiết của loại TK lưỡng tính này, số dư đầu kỳ (nợ hoặc có) của chi tiết nào thì phản ảnh vào cột dư đầu kỳ của tài khoản chi tiết đó. Và cứ như thế, ta cộng dồn số phát sinh nợ/ có của TK lưỡng tính ở cấp "chi tiết" để mà tính cho Tài khoản cấp 1

Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, lấy số dư chi tiết của các tài khoản này (hoặc TK cấp 1 - đã cộng dồn từ TK chi tiết) để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.
 
Để tính số dư cuối kỳ của một tài khoản, công thức đơn giản là:

SDCK = Số dư Nợ đầu kỳ - Số dư có đầu kỳ + Số Phát sinh Nợ trong kỳ - Số Phát sinh có trong kỳ.

Các số trên là số tuyệt đối, nghĩa là Nợ hay Có đều lấy số dương.
+ Nếu SDCK <0: Nghĩa là Dư Có
+ Nếu SDCK >0: Nghĩa là Dư Nợ

Theo phân loại có hai loại tài khoản: Loại TK dùng cho Bảng Tổng Kết Tài Sản (từ 1 đến 4) và dùng cho tính lãi lỗ (từ 5 đến 9).

Có hai nhóm tài khoản chính cho Bảng Tổng Kết Tài Sản là:
+ Nhóm TK Tài Sản Có (Nhóm từ 1 đến 2) sẽ được hiển thị bên phần Tài Sản của bảng Tổng Kết Tài Sản. Thông thường, nhóm này có Số Dư Nợ - Nhưng ngoài ra, vẫn có số dư Có như các tài khoản điều chỉnh (TK Khấu hao TSCD; TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; ...) và các tài khoản như Ứng trước của người mua.
+ Nhóm TK Tài Sản Nợ (Nhóm từ 2 đến 4) sẽ được hiển thị bên phần Nợ Phải Trả và Vốn Chủ Sở Hữu. Thông thường có số dư Có - Nhưng cũng có lúc có số dư Nợ cho các tài khoản điều chỉnh; hoặc trả trước người bán,...

* Nhóm TK ngoài bảng không liệt kê ở đây.
 
Mình tham gia thêm 1 chút:
Nói chung, cách tính số dư và sự tồn tại số dư cuối kỳ hoàn toàn theo nguyên tắc tính của các bạn nêu mà thôi. Nhưng điểm phải lưu ý đối với các tài khoản lưỡng tính (Số dư 2 bên) thì không hẳn số dư kết theo nguyên tắc đó mà số dư TK tổng hợp theo số dư các đối tượng chi tiết.

Ví dụ:
KH A cuối tháng ứng trước tiên hàng tháng sau lấy hàng : 100.000
KH B chưa thanh toán hết tiền hàng là .500.000
Ngoài ra, không tồn tại công nợ và PS nào khác.
Vậy số dư cuối tháng TK 131 sẽ là
Dư Nợ: 500.000
Dư Có: 100.000

Chứ không phải là: Dư Nợ 400.000

(Đây là ý kiến Bác KTGG đã đề cập, mình muốn cụ thể hơn chút)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác kế toán già gân ơi..Cho em hỏi thêm phát nữa..Cái này hơi chuối tí,bác đừng cười..Em thắc mắc là trong 10 loại tài khoản của hệ thống tài khoản kế toán, thì loại nào là Dư Nợ,loại nào dư có và loại nào lưỡng tính. Như bạn gì trên kia bảo là :
loại 1,2 : dư nợ
loại 3,4 : dư có.

Vậy còn các loại còn lại thì sao?. Mà em thắc mắc là tài khoản 131 nó thuộc loại 1 (tài sản ngắn hạn) sao nó lại "lưỡng tính". cám ơn bác.Mong bác trả lời em sớm tí ạ.
 
Bác kế toán già gân ơi..
Cho em xin, xin tha cho em, em cũng là học trò của Quý Thầy/cô anh chị trên đây thôi. Đừng réo gọi đích danh tên em dùm ạ. Em chỉ là hạt cát sông Hằng. Một cây làm chẳng nên non - 3 cây chụm lại nên hòn núi cao. Bạn hãy phát huy sức mạnh của cộng đồng.
(Tên cúng cơm chỉ có ngọcmai_pretty thân yêu mới gọi thôi)

Phần kiến thức giới hạn, đôi lúc trả lời không chuẩn cần phải có nhiều trợ lực từ phía Thầy cô, anh chị để chỉnh cho chuẩn hơn.

Cho em hỏi thêm phát nữa..Cái này hơi chuối tí,bác đừng cười..Em thắc mắc là trong 10 loại tài khoản của hệ thống tài khoản kế toán, thì loại nào là Dư Nợ,loại nào dư có và loại nào lưỡng tính. Như bạn gì trên kia bảo là :
loại 1,2 : dư nợ
loại 3,4 : dư có.

Bạn đã chuối, tôi còn chuối hơn bạn. Cách học nhanh nhất để kiểm tra các số dư trên TK đúng hay sai.Thì lại phải đi từ nguyên lý kế toán cơ bản. Không thời gian trình bày chi tiết (Có thể ra ngoài tìm mua 1 quyển sách về "Nguyên lý kế toán" và "kế toán đại cương" để đọc thêm.
Nói nhanh, ngắn gọn dễ hiểu

Tài khoản kế toán Việt Nam được phân loại từ loại 1 đến loại 9 và loại 0 - Ngoài bảng.

Loại Tài Khoản 1: TÀI SẢN NGẮN HẠN
Loại Tài Khoản 2: TÀI SẢN DÀI HẠN
Loại Tài Khoản 3: NỢ PHẢI TRẢ
Loại Tài Khoản 4: VỐN CHỦ SỞ HỮU
Loại Tài Khoản 5: DOANH THU
Loại Tài Khoản 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
Loại Tài Khoản 7: THU NHẬP KHÁC
Loại Tài Khoản 8: CHI PHÍ KHÁC
Loại Tài Khoản 9: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Loại Tài Khoản 0: TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG (Chú ý - loại TK 0 này hạch toán đơn)

+ TK loại 1 và 2 : Đều có số dư Nợ (Ngoại trừ Tài khoản : 131, 138, 141 "TK 141 rất hiếm xảy ra" - do tính chất của 3 TK này là loại TK lưỡng tính, có thể cho phép số dư Nợ hoặc số dư Có)

+ TK loại 3 và 4 : Đều có số dư Có (Ngọai trừ TK Loại 3 như tài khoản : 331, 333, 334, 338)

+Còn TK loại 5 đến loại 9 : Phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ - Các TK này không có số dư

Xin minh họa 1 chu trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ qua các sơ đồ sau để hiểu thêm các loại TK nào không còn số dư trong kỳ

BCDKT.png


QTKC.png

Cái ngày mới bước vào nghề, em cũng lang mang như bác.
Tính chất TK loại 1 : là tk loại tài sản, luôn thể hiện số dư Nợ. Số dư nợ thể hiện là tài sản hiện có của mình.
Trường hợp TK 131 lúc có số dư có (lưỡng tính) :
Số dư Có thể hiện của TK 131 là số tài sản này được hình thành từ khách hàng mà có. (Mình nợ khách hàng hay nói cách khác mình có số tiền này từ khách hàng,khách hàng ứng trước)

Vài hàng trao đổi cùng chia sẻ. Nếu có gì sơ sót, kính xin Quý Thầy/cô, anh chị chỉnh cho chuẩn hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Huynh Gân à, coi chừng TK loại 2 cũng có số dư nữa đó nhe. (TK 214 - Hao mòn TSCĐ)
và TK loại 4 cũng có số dư NỢ nữa đấy : (TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối - Lỗ có sư dư Nợ)
Mấy chỗ muội có gạch dưới và tô đậm đó.

Giải thích sao cho câu này đây :
+ TK loại 1 và 2 : Đều có số dư Nợ (Ngoại trừ Tài khoản : 131, 138, 141 "TK 141 rất hiếm xảy ra" - do tính chất của 3 TK này là loại TK lưỡng tính, có thể cho phép số dư Nợ hoặc số dư Có)
+ TK loại 3 và 4 : Đều có số dư Có (Ngọai trừ TK Loại 3 như tài khoản : 331, 333, 334, 338)
 
mình cũng là sinh viên học về kế toán. trong trường thì mình được học về TK lưỡng tính là 2 TK 131 và tk 331 là chủ yếu. khi làm bài các thầy cô đều bảo phải ghi rõ là khách mua hàng hay người bán hàng để khi tính ko bị nhầm.
TK131 lưỡng tính khi người mua ứng tiền trước
TK 331 lưỡng tính khi mình ứng trước cho người bán
 
em chuẩn bị đi làm kế toán vì vậy khi đọc những phần giải thích trên đã cho em bít nhiều hơn về công việc của mình sau này . em cảm ơn nhiều nha
 
Mình tham gia thêm 1 chút:
Nói chung, cách tính số dư và sự tồn tại số dư cuối kỳ hoàn toàn theo nguyên tắc tính của các bạn nêu mà thôi. Nhưng điểm phải lưu ý đối với các tài khoản lưỡng tính (Số dư 2 bên) thì không hẳn số dư kết theo nguyên tắc đó mà số dư TK tổng hợp theo số dư các đối tượng chi tiết.

Ví dụ:
KH A cuối tháng ứng trước tiên hàng tháng sau lấy hàng : 100.000
KH B chưa thanh toán hết tiền hàng là .500.000
Ngoài ra, không tồn tại công nợ và PS nào khác.
Vậy số dư cuối tháng TK 131 sẽ là
Dư Nợ: 500.000
Dư Có: 100.000

Chứ không phải là: Dư Nợ 400.000

(Đây là ý kiến Bác KTGG đã đề cập, mình muốn cụ thể hơn chút)
nhầm rồi bạn ơi.đấy là số dư chi tiết của 131A và 131B thì có Bên A dư nợ 500k ; B thì dư nợ 100k còn tài số dư tài khoản 131 là dư nợ 400k chứ làm gì có tài khoảng nào có 2 số dư.chỉ có chi tiết mới có số dư như thế thôi bạn ah
 
Nhầm rùi bạn ơi, 131A dư có 100.000, 131B dư nợ 500.000 --> cuối cùng TK 131 dư nợ 400.000 mới đúng chứ ha :">
 
Nhầm rùi bạn ơi, 131A dư có 100.000, 131B dư nợ 500.000 --> cuối cùng TK 131 dư nợ 400.000 mới đúng chứ ha :">

Hiểu đơn thuần là như thế, nhưng không phải vậy nhe. Hãy xem kết cấu bảng cân đối kế toán thì rõ hơn lý do sao người ta để có số liệu như thế này.

Dư Nợ: 500.000
Dư Có: 100.000
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom