Xin ví dụ về hàm TEXT

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài
Cảm ơn bác, em chính là đang hướng đến cái nguyên lí cho điều kiện vào này đấy ạ, cái này liên quan đến tư duy, mà vì em cũng không được gặp nhiều những bài toán kiểu này, nên mong muốn được mọi người giúp đưa ra các ví dụ để tham khảo thêm, mình biết được nhiều tình huống cần vận dụng đến thì sẽ có thể linh hoạt xử lý nếu gặp phải trường hợp tương tự.
Cái chính là bạn phải học cách giải quyết bài toán chứ không phải sưu tầm thật nhiều bài giải dùng hàm TEXT. Như bài 14 tôi dùng hàm VLOOKUP vẫn được, kể cả chuỗi ngắn 1, 2 ký tự vẫn không bị lỗi.
Mã:
=VLOOKUP("* ";LEFT(A1&{" "\""};37-ROW($1:$9));2;)
 
Cái chính là bạn phải học cách giải quyết bài toán chứ không phải sưu tầm thật nhiều bài giải dùng hàm TEXT. Như bài 14 tôi dùng hàm VLOOKUP vẫn được, kể cả chuỗi ngắn 1, 2 ký tự vẫn không bị lỗi.
Mã:
=VLOOKUP("* ";LEFT(A1&{" "\""};37-ROW($1:$9));2;)
Anh cho từ cái khó này qua cái khó kia ha :D
Công thức này còn khó ác nữa :D
Chưa kể "," và ";"
 
Cái chính là bạn phải học cách giải quyết bài toán chứ không phải sưu tầm thật nhiều bài giải dùng hàm TEXT. Như bài 14 tôi dùng hàm VLOOKUP vẫn được, kể cả chuỗi ngắn 1, 2 ký tự vẫn không bị lỗi.
Mã:
=VLOOKUP("* ";LEFT(A1&{" "\""};37-ROW($1:$9));2;)
Em thử dòng này vẫn bị lỗi ạ "Đề bài mình đưa ra là trong 1 chuỗi, mình muốn ngắt từ ký tự 35 đổ lại", bác kiểm tra lại giúp em nguyên nhân lỗi và cách sửa như nào ạ, em cảm ơn bác nhiều!
 

File đính kèm

Bài toán này ngày trước anh @huuthang_bd cũng đã có giúp em giải quyết.
Thấy mọi người có vẻ quan tâm, em xin chia sẻ thêm: 4 đáp án có thể giải quyết được yêu cầu ngắt ký tự mà em đã áp dụng thành công là:
TextResultFormula
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập tự do hạnh phúccộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam=VLOOKUP("* ",LEFT(A2&" .",37-ROW($2:$7)),1,)
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập tự do hạnh phúccộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam=LEFT(A3,-1-LOOKUP(,-ROW($2:$37)/(MID(A3,ROW($2:$37),1)=" ")))
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập tự do hạnh phúccộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam=VLOOKUP("* ",LEFT(A3&" .",{37,36}-ROW($1:$35)),2,)
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập tự do hạnh phúccộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam=LEFT(A5,-LOOKUP(,-TEXT(SEARCH(" ",A3,30+{1;2;3;4;5}),"[<37];\0;")))

Trong đó công thức em bôi đậm của anh Thắng là chạy mượt mà trên mọi mặt trận.
 
@nttrung_proneu Hàm TEXT thực chất là hàm định dạng, thừa kế lại phương thức định dạng Excel, một chủ đề liên quan đến hàm TEXT cho bạn tham khảo thêm.
 
Tiếc ghê, nếu viết được nhiều điều kiện hơn thì thay thế được luôn hàm IF bác nhỉ :D
Chuyện không có gì ghê gớm nên không nên tung hê :)

Chẳng qua là 2 trạng thái: biết và chưa biết mà thôi!

Trong Excel, tôi là một người chuộng chủ nghĩa tự do cá nhân, không muốn bị ràng buộc tư duy theo khuôn sáo cho sẵn, nên hay tìm những "giới hạn" của hàm/công thức, tìm ra cái ưu và khuyết để vận dụng vào mục đích phục vụ tốt cho công việc kế toán, nhân sự, kế hoạch, cung ứng v.v mà tôi đã từng trải qua.

Đối với tôi đó là việc vừa học vừa chơi hàm thôi, không có gì hay ho ghê gớm như các bạn nghĩ đâu!

Trong chuyên đề mà bạn gặp hàm Text() tôi tạo làm bạn thắc mắc, cái đó là tôi viết để 'đùa nghịch' tạo chuyện tiếu với anh @VetMini, chứ thật ra hàm Choose(Max(,1),,,,) của ảnh xử lý hay hơn chứ!

Thắc mắc của bạn về hàm Text() thì tư liệu chỉ vỏn vẹn như của Microsoft và hướng dẫn của nhiều người khác.

Với tôi nhận xét về hàm Text() chỉ có 2 ý vận dụng (ngoài chức năng định dạng mà nó có):

1/ Tránh lặp lại giá trị cần so sánh điều kiện, và gán giá trị khác giá trị ban đầu.

2/ Có thể hiểu nôm na các điều kiện so sánh số khi dùng Text(), như sau:
TEXT( 'giá trị cần so' , " [điều kiện chặn dưới] 'số trả về 1' ;
[điều kiện chặn trên] 'số trả về 2' ; 'số trả về 3 cho các giá trị khi không thỏa' ")

Khi gặp các bài toán có nhiều điều kiện, thì tùy theo dữ liệu mà có thêm thắt cho phù hợp, bạn có thể tham khảo:

Đăng bài trong chủ đề 'Tìm kiếm dữ liệu dựa vào nhiều điều kiện (điều kiện thuộc khoảng, điều kiện cố định)' https://www.giaiphapexcel.com/diendan/threads/tìm-kiếm-dữ-liệu-dựa-vào-nhiều-điều-kiện-điều-kiện-thuộc-khoảng-điều-kiện-cố-định.171626/post-1139478

Hay

Đăng bài trong chủ đề 'Các bác giúp em công thức điền biển số xe với ạ' https://www.giaiphapexcel.com/diendan/threads/các-bác-giúp-em-công-thức-điền-biển-số-xe-với-ạ.135396/post-1137883

Thân
 
Không có ý gì đâu, chẳng qua là thấy bạn thớt đang tìm hiểu, mà công thức anh đưa cũng thuộc dạng xịn, chưa hiểu TEXT xong lại qua tìm hiểu LEFT và {}
Nếu bạn chịu khó nhìn kỹ đã nhận ra công thức kia viết theo dạng số Âu lục địa (Continental Europe) và cũng là VN. Cứ đổi ; thành , sẽ thấy quen thuộc ngay.

Cặp dấu ngoặc xoắn {} được dùng trong Excel để lập array trị hằng (chỉ hằng mà thôi không được bất cứ cái gì khác, và chỉ tối đa 2 chiều)
vd: { 1, 2, 3 } là mảng 1 chiều ngang. { 1, 2, 3; 4, 5, 6 } là mảng 2 chiều, 2 dòng và 3 cột. Dấu phẩy là ký hiệu phân cách cột, dấu ; phân cách dòng.
Với hệ thống Âu và VN, dấu phẩy được thay thế bằng dấu chéo ngược \

Như vậy, trong công thức kia { " "\"" } là một array với phần tử 1 là dấu cách, phần tử 2 là trống. Đem nối với A1 ra cái gì thì tự bạn tìm lấy.
 
@nttrung_proneu Hàm TEXT thực chất là hàm định dạng, thừa kế lại phương thức định dạng Excel, một chủ đề liên quan đến hàm TEXT cho bạn tham khảo thêm.
Cảm ơn bác ạ!
Chuyện không có gì ghê gớm nên không nên tung hê :)

Chẳng qua là 2 trạng thái: biết và chưa biết mà thôi!

Trong Excel, tôi là một người chuộng chủ nghĩa tự do cá nhân, không muốn bị ràng buộc tư duy theo khuôn sáo cho sẵn, nên hay tìm những "giới hạn" của hàm/công thức, tìm ra cái ưu và khuyết để vận dụng vào mục đích phục vụ tốt cho công việc kế toán, nhân sự, kế hoạch, cung ứng v.v mà tôi đã từng trải qua.

Đối với tôi đó là việc vừa học vừa chơi hàm thôi, không có gì hay ho ghê gớm như các bạn nghĩ đâu!

Trong chuyên đề mà bạn gặp hàm Text() tôi tạo làm bạn thắc mắc, cái đó là tôi viết để 'đùa nghịch' tạo chuyện tiếu với anh @VetMini, chứ thật ra hàm Choose(Max(,1),,,,) của ảnh xử lý hay hơn chứ!

Thắc mắc của bạn về hàm Text() thì tư liệu chỉ vỏn vẹn như của Microsoft và hướng dẫn của nhiều người khác.

Với tôi nhận xét về hàm Text() chỉ có 2 ý vận dụng (ngoài chức năng định dạng mà nó có):

1/ Tránh lặp lại giá trị cần so sánh điều kiện, và gán giá trị khác giá trị ban đầu.

2/ Có thể hiểu nôm na các điều kiện so sánh số khi dùng Text(), như sau:
TEXT( 'giá trị cần so' , " [điều kiện chặn dưới] 'số trả về 1' ;
[điều kiện chặn trên] 'số trả về 2' ; 'số trả về 3 cho các giá trị khi không thỏa' ")

Khi gặp các bài toán có nhiều điều kiện, thì tùy theo dữ liệu mà có thêm thắt cho phù hợp, bạn có thể tham khảo:

Đăng bài trong chủ đề 'Tìm kiếm dữ liệu dựa vào nhiều điều kiện (điều kiện thuộc khoảng, điều kiện cố định)' https://www.giaiphapexcel.com/diendan/threads/tìm-kiếm-dữ-liệu-dựa-vào-nhiều-điều-kiện-điều-kiện-thuộc-khoảng-điều-kiện-cố-định.171626/post-1139478

Hay

Đăng bài trong chủ đề 'Các bác giúp em công thức điền biển số xe với ạ' https://www.giaiphapexcel.com/diendan/threads/các-bác-giúp-em-công-thức-điền-biển-số-xe-với-ạ.135396/post-1137883

Thân
Người biết là người đi trước, người chưa biết là người đi sau, người đi trước vẫn có thể ngoái lại giúp đỡ người đi sau, thì theo em là rất đáng để được thưởng thức, cảm ơn những chia sẻ của bác!
Nếu bạn chịu khó nhìn kỹ đã nhận ra công thức kia viết theo dạng số Âu lục địa (Continental Europe) và cũng là VN. Cứ đổi ; thành , sẽ thấy quen thuộc ngay.

Cặp dấu ngoặc xoắn {} được dùng trong Excel để lập array trị hằng (chỉ hằng mà thôi không được bất cứ cái gì khác, và chỉ tối đa 2 chiều)
vd: { 1, 2, 3 } là mảng 1 chiều ngang. { 1, 2, 3; 4, 5, 6 } là mảng 2 chiều, 2 dòng và 3 cột. Dấu phẩy là ký hiệu phân cách cột, dấu ; phân cách dòng.
Với hệ thống Âu và VN, dấu phẩy được thay thế bằng dấu chéo ngược \

Như vậy, trong công thức kia { " "\"" } là một array với phần tử 1 là dấu cách, phần tử 2 là trống. Đem nối với A1 ra cái gì thì tự bạn tìm lấy.
Khi nhìn công thức thì đại khái em cũng hình dung được tác dụng của các yếu tố trong đó (vì là dân chuyên toán cũng có sẵn chút tư duy), nhưng để hiểu rõ từng chi tiết thì em phải đi sâu tìm hiểu (hơi lười) hoặc phải đọc được những chia sẻ kiến thức như của bác, cảm ơn bác rất nhiều!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom