- Tham gia
- 11/6/06
- Bài viết
- 527
- Được thích
- 760
- Giới tính
- Nam
- Nghề nghiệp
- Kiểm toán nhà nước
Dear all,I - QUY ĐỊNH CHUNG
4. Các thuật ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán:
1.1. Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán
1.2. Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có
1.3. Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán
1.4. Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu
4. Vận dụng các tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán
a. Đơn vị kế toán phải lựa chọn phần mềm kế toán có đủ tiêu chuẩn của phần mềm kế toán quy định tại Điểm 1.1 Mục 1 Phần II Thông tư này.
b. Đơn vị kế toán chưa có đầy đủ các điều kiện áp dụng phần mềm kế toán quy định tại Mục 3 Phần II Thông tư này thì có thể lựa chọn các phần mềm kế toán chưa có đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm 1.2, 1.3 và 1.4 Mục 1 Phần II Thông tư này.
c. Đơn vị kế toán có đầy đủ các điều kiện quy định tại Mục 3 Phần II Thông tư này và có các yêu cầu về nối mạng, tổng hợp thông tin trong diện rộng, nhanh, hàng ngày,… thì lựa chọn các phần mềm kế toán có đầy đủ các tiêu chuẩn hướng dẫn tại Thông tư này và có các tiêu chuẩn khác cao hơn.
--------
Em xin tóm tắt một số nội dung chính của Thông tư 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để mọi người có những đánh giá tổng quát.
Riêng cảm nhận của cá nhân em thì cho rằng sự ra đời của thông tư này dường như không có ảnh hưởng gì đến "cuộc sống hàng ngày" của chúng ta. Em có cảm giác Thông tư mới là bản dự thảo, nhiều thuật ngữ sử dụng còn chưa chính xác (ví dụ: "số liệu được phản ánh trên các sổ kế toán phải được lấy từ số liệu trên chứng từ đã được truy cập" - nhấn mạnh từ "truy cập"), nhiều đoạn văn lủng củng, không thể hiện được tính bắt buộc hay hướng dẫn của một Thông tư (ví dụ: "Đơn vị kế toán được vận hành thử nghiệm trước khi áp dụng chính thức phần mềm kế toán nhưng việc thử nghiệm phải được tiến hành song song với việc ghi sổ bằng tay (trường hợp đơn vị chưa áp dụng phần mềm kế toán) hoặc thực hiện song song với phần mềm kế toán. Sau quá trình thử nghiệm, nếu phần mềm kế toán đáp ứng được tiêu chuẩn của phần mềm kế toán và yêu cầu kế toán của đơn vị thì đơn vị mới triển khai áp dụng chính thức" - đương nhiên rồi!). Nhưng đó không phải là vấn đề gây tranh cãi mà điều đáng nói ở đây là tính bắt buộc trong Thông tư này.
Hãy xem mục 4, Phần 2 - Vận dụng các tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán và Tổ chức thực hiện cũng không quy định rõ trách nhiệm của người có trách nhiệm thực hiện(!). Theo em nếu cơ quan chức năng dựa trên văn bản này để đưa ra các quy định xử lý hành chính thì chưa đủ cơ sở - nếu không muốn nói là vô lý.
Trở lại chủ đề chính: Excel có được coi là phần mềm kế toán không?
Trả lời được câu hỏi này theo em cần phải xét tới một số yếu tố. Excel là "phần mềm" thì đương nhiên rồi, nhưng để trở thành phần mềm kế toán thì cần phải thoả mãn một số tiêu chí:
- Tự động hoá quá trình ghi sổ và lập sổ sách, báo cáo. Mức độ "tự động hoá" cũng là vấn đề đáng bàn nhưng ở đây chỉ nên xét ở góc độ Excel hỗ trợ kế toán trong việc ghi chép và xử lý số liệu kế toán. Nghĩa là thay vì làm bằng tay phải qua bao nhiêu xử lý kế toán mới ghi chép vào sổ kế toán và tổng hợp số liệu vào báo cáo thì với Excel, kế toán chỉ cần cập nhật chứng từ phát sinh vào bảng kê, ngay lập tức in ra các sổ và báo cáo. Đây cũng là tiêu chuẩn của Phần mềm kế toán được quy định trong Thông tư 103 và Excel cũng có thể đạt được tiêu chuẩn đó.
- Số liệu đầy đủ, chính xác, đáp ứng đúng yêu cầu quản lý và các quy định hiện hành của Luật kế toán. Xét cho cùng sản phẩm của kế toán là các báo cáo kế toán và dù làm bằng phần mềm hay công cụ "không phải là phần mềm" thì số liệu kế toán cũng phải đầy đủ, chính xác. Khi đơn vị cung cấp báo cáo kế toán cho bên thứ ba phải cam đoan rằng số liệu kế toán là chung thực, đúng đắn, đầy đủ... chứ không cam đoan số liệu đó được in từ một phần mềm tốt. Và thực tế các bên sử dụng quan tâm và đánh giá tính trung thực của báo cáo kế toán chứ không đánh giá tính hiệu quả của phần mềm kế toán mà đơn vị sử dụng.
- Tính bảo mật: với điều kiện tin học như hiện nay việc bảo đảm dữ liệu trên Excel luôn phù hợp với các báo cáo đã nộp cho cơ quan chức năng không phải là việc làm khó. Và theo em tính bảo mật ở đây cũng không nhất thiết phải đáp ứng tiêu chuẩn: có phân quyền và lưu vết. Bảo mật nên được hiểu theop nghĩa là số liệu kế toán đã được bảo vệ như thế nào, thậm trí chỉ cần áp dụng cơ chế hành chính cho việc quản lý các tài liệu này. (Ví dụ ghi ra đĩa CD để lưu trữ hoặc quy định trách nhiệm cho bộ phận quản lý thông tin (nếu có))
Cuối cùng, trong chủ đề này em muốn nhấn mạnh những ảnh hưởng trực tiếp đối với người làm kế toán bằng Excel. Một điều chắc chắn rằng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng phải căn cứ vào số liệu số sách mà đơn vị đã lập (viết tay hoặc in) và nộp vào cuối mỗi niên độ kế toán chứ không thể căn cứ vào số liệu trên máy vi tính. Và mức độ trung thực, chính xác, đúng quy định của báo cáo kế toán in ra từ phần mềm kế toán và báo cáo in ra từ Excel là như nhau. Nhiều trường hợp báo cáo in ra từ Excel còn chính xác và đúng tiêu chuẩn hơn so với báo cáo in ra từ một số phần mềm kế toán. Nhiệm vụ của chúng ta - những người làm kế toán bằng Excel - là xây dựng các báo cáo với tiêu chuẩn đó.
Tuy nhiên có một số mẫu sổ kế toán không thực sự phù hợp với cách ghi chép bằng máy. Chẳng hạn kết cấu Sổ nhật ký chung như quy định hiện nay yêu cầu phải có cột Tài khoản, Số tiền phát sinh Nợ, Số tiền phát sinh Có. Nếu làm bằng Excel kết cấu này sẽ không hợp lý cho việc tổ hợp, trích lọc số liệu. Kết cấu cột: Tài khoản nợ, Tài khoản có, Số Phát sinh dường như thích hợp hơn.
Vậy chúng ta có được tự ý thay đổi kết cấu sổ kế toán? Mức độ thay đổi ra sao?
Đây cũng là câu hỏi đáng được quan tâm.
Lần chỉnh sửa cuối: