Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán và hình thức kế toán trên máy vi tính

Liên hệ QC

Đào Việt Cường

Cu Tí sành điệu
Thành viên danh dự
Tham gia
11/6/06
Bài viết
527
Được thích
760
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Kiểm toán nhà nước
Huynh Anh Thu
user_offline.gif

Excel va Ke toan - Bài viết không dấu
Day la lan dau tien minh gui bai len hoi cua webketoan:beer:
Cho minh hoi lam ke toan bang excel va in so bang may vi tinh co duoc xem la hinh thuc ke toan may vi tinh ko? Vi minh thay lam tren excel van bao dam nhung noi dung ma thong tu 103 quy dinh ve phan mem ke toan.
Mong nhan duoc cau tra loi cua cac ban! Thanks!
Dear all,
-------
Hôm nay em... xục xạo trong thùng giác của www.Webketoan.com thấy có bài viết này. Em thấy vấn đề được đề cập thì rất hay nhưng lại bị phạm quy nên bị xoá. Uổng.
Em mạn phép mở chủ đề này để mọi người cùng nghiên cứu, trao đổi.
Ai cũng có thể thấy rằng giữa hình thức kế toán làm sổ sách bằng tay và hình thức kế toán làm sổ sách bằng máy có những điểm khác biệt rõ rệt, thậm chí làm thay đổi hẳn các quy trình xử lý, tổng hợp và ghi sổ kế toán. Bên cạnh đó là các mẫu biểu, mẫu sổ sách (ngoại trừ mẫu báo cáo tài chính là bắt buộc) cũng có những khác biệt đáng kể.
Tuy vậy, theo em được biết, ngoài Thông tư 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 hướng dẫn về tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, chi tiết công việc của người làm kế toán bằng máy vi tính (không chỉ làm bằng phần mềm kế toán).
Theo em, thắc mắc của bạn Huynh Anh Thu cũng là thắc mắc của không ít người.
Làm kế toán bằng MS Excel, chúng ta càng phải tiến tới một một quy trình và mẫu biểu sổ sách thống nhất.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị và các bạn.

Các vấn đề sẽ được thảo luận trong chủ đề này:
- Các mẫu biểu, sổ sách kế toán hiện hành
- Mẫu sổ sách kế toán hiện nay có phù hợp với kế toán làm bằng máy vi tính không?
- Có được tự ý thay đổi mẫu sổ sách? thay đổi ở mức độ nào?
- Thế nào là "Phần mềm kế toán"
Các bài viết liên quan:
- Kế toán bằng Excel
- Hoàn thiện hình thức kế toán
Các văn bản liên quan:
- Thông tư 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kế toán thì tôi ko được học ngày nào. Miễn bình bài nhưng liên quan đến công việc này thì cũng nhiều. là người quản lý dự án tại công trường, ko có 1 fòng ban Kế toán nào cả nên anh em kỹ thuật làm tất từ A- Z: Đấu thầu, triển khai dự án.-- Lấy được tiền về. Lúc đầu thấy cũng hơi fức tạp . Nào là hoá đơn , VAT, phiếu giá............... nhưng nói gì thì nói Kế toán công nhận là vẫn phức tạp.
 
Nghe nói một phần mềm kế toán viết trên Excel (dù bằng VBA) thì không được chấp nhận phải không? (Chi Cục Thuế Quận Tân Bình)
Nếu đúng như thế thì tệ thật đấy.
 
MrHieu đã viết:
Nghe nói một phần mềm kế toán viết trên Excel (dù bằng VBA) thì không được chấp nhận phải không? (Chi Cục Thuế Quận Tân Bình)
Nếu đúng như thế thì tệ thật đấy.

Rational Database nó cũng có lý do của nó đấy.

Begin/Commit/Rollback batch transactions, data cascade, usages of Primary/Foreign key, Index key, Constraints, Audit login (cái này là yếu tố bắt buộc của phần mềm kế toán tài chính), DB Server process như Store procedure, Trigger, compiled views, v.v...

Ngoài ra còn 1 yếu tố là bảo mật: ko access được DB nếu ko có quyền (nhất là môi trường mạng), dữ liệu nhiều đến hàng trăm Gigabytes mà ko ảnh hưởng đến performance của chương trình, khả năng back up, restore, rollback DB theo kiểu của DB, khả năng Synchronize, v.v...
 
hai2hai đã viết:
Rational Database nó cũng có lý do của nó đấy.

Begin/Commit/Rollback batch transactions, data cascade, usages of Primary/Foreign key, Index key, Constraints, Audit login (cái này là yếu tố bắt buộc của phần mềm kế toán tài chính), DB Server process như Store procedure, Trigger, compiled views, v.v...

Ngoài ra còn 1 yếu tố là bảo mật: ko access được DB nếu ko có quyền (nhất là môi trường mạng), dữ liệu nhiều đến hàng trăm Gigabytes mà ko ảnh hưởng đến performance của chương trình, khả năng back up, restore, rollback DB theo kiểu của DB, khả năng Synchronize, v.v...
Đây là một mẫu chương trình tiêu biểu và lý tưởng. Tuy nhiên nếu xét trên các ràng buộc, quy định trên (đến mức tối đa) thì ở VN này tỷ lệ một phần mềm đích thực có là bao nhiêu.
Chỉ cần đảm bảo theo các điều kiện của thông tư một cách tương đối là có thể được rồi.
VD chuyện phân quyền : Hiểu một cách chặt chẽ thì quyền đi với hạn : có nghĩa là cái quyền của anh được từ đâu đến đâu. Trong một chương trình lớn thì sẽ quy định từng cái nhỏ một, VD anh được soi gương, anh được dùng đũa để ăn cơm; anh được đập phá thoải mái trong phòng này.. . . Nhưng chương trình nhỏ hơn thì chỉ có thể cho phép anh vào phòng này, hay vào phòng khác. . . ..
Vì vậy quyền hiểu theo nghĩa nào cũng đúng (và cũng sai) vì cái nhỏ nhặt của chương trình nhỏ lại là cái lớn của chương trình lớn. Chính vì vậy cái nhỏ của chương trình lớn thì phần mềm nhỏ lại không thể vươn tới được. (Quan niệm về giàu nghèo cũng vậy)

Nói tóm lại, nếu một chương trình cứ đảm bảo được cái tối thiểu của thông tư (được nêu ra rất chung chung - tạo cơ hội cho cán bộ thuế vớ vẩn) là có thể gọi là phần mềm kế toán được rồi. (để các DN nhỏ còn có đất làm ăn chứ vì nếu không được gọi là phần mềm thì họ phải chọn lựa 2 cách : - Mua phần mềm đúng nghĩa (xót tiền quá) hoặc là trở về thời kỳ đồ đá là viết bằng tay (xỉu!!!!!!!!!!!!!!!))

Trên góc độ Kế toán không biết như vậy có là quá ấu trĩ không. Mong chỉ giáo.
Thân!
 
Mình cho rằng:

Bộ Tài Chính khi ra thông tư về tiêu chuẩn phần mềm kế toán thì đã "đá lấn sân" sang góc độ kỹ thuật.

Về góc độ phần mềm tin học hiện nay thì việc đặt ra các tiêu chuẩn phần mềm (ví dụ như giải pháp giới hạn game online vừa qua) thì lại giao cho Bộ Bưu Chính Viễn Thông.

Vậy nếu việc đặt ra tiêu chuẩn cho phần mềm kế toán thì Bộ Tài Chính không phải là cơ quan "có hiểu biết" về công nghệ tin học có nên tự mình chủ quan ban hành văn bản luật.

Nếu để Bộ Bưu Chính Viễn Thông tham gia quản lý lĩnh vực phần mềm thì có dài tay quá không trong khi Bộ Khoa Học và Công Nghệ lại đứng ngoài cuộc trong khi tin học là một ngành khoa học và công nghệ.

Một điều hết sức nghịch lý khó hiểu là trong thông tư quy định "phần mềm phải tự động xử lý", thế nào là tự động, tự động ở những khâu nào, tỷ lệ tự động hóa là bao nhiêu??? Có phải khi nhận 1 tờ hóa đơn tôi chỉ cần đưa vào máy quét nhấn nút thì phần mềm "tự động" hiểu đây là cái gì và tự làm hết mọi việc hay không? Hay tôi vẫn phải khai báo loại chứng từ, khai báo các tài khoản đối ứng... Như vậy thì việc tôi dùng excel và "tôi tự động" làm hết mà không cần đến VBA hay macro gì thì có được hay không? Một quy định hết sức mơ hồ.

Tóm lại: Bộ Tài Chính không nên chủ quan 1 mình ra văn bản luật liên quan đến công nghệ mà nên có một thông tư liên Bộ. Chính vì đơn phương BTC ra thông tư nên cái thông tư đó nói rất chung chung mơ hồ và rất khó hiểu dẫn đến mỗi người hiểu một kiểu và thi hành lung tung, khi thông tư đến từng địa phương thì bị bóp méo theo nhiều cách khác nhau.

Cuối cùng thì số liệu báo cáo và chứng từ sổ sách thì vẫn cứ phải in ra giấy, và tài liệu giấy mới được xem là căn cứ pháp lý. Vậy thì có cần thiết phải có quy định về điều kiện phần mềm kế toán hay không hay chỉ đơn giản là chỉ cần có quy định về việc ghi chép sổ sách bằng tay hay ghi chép trên máy tính là đủ. Còn việc DN dùng "công cụ" gì để ghi sổ thì không quan trọng, đó là quyền của DN miễn sao đầy đủ chứng từ sổ sách có giá trị pháp lý (giấy - ký - đóng dấu) là được.
 
He he he, nguyenthevu nói cũng phải lắm. Nhưng sự thật thì gian nan lắm.
Mong sẽ tốt hơn khi gia nhập WTO.
 
MrHieu đã viết:
He he he, nguyenthevu nói cũng phải lắm. Nhưng sự thật thì gian nan lắm.
Mong sẽ tốt hơn khi gia nhập WTO.
Cái gian nan mà bạn nói chính là: Khi mà hệ thống luật pháp không rõ ràng thì thà đừng có còn hơn bởi vì khi một hệ thống luật pháp không rõ ràng, không minh bạch chính là điều kiện để dẫn đến nhũng nhiễu.

Đến khi nào thì chấm dứt cách nghĩ "Không quản được thì cấm" của giới lãnh đạo???
 
Chí phải, chí phải.
Nếu cứ đà này thì Chí nguy, chí nguy
 
nguyenthevu đã viết:
Mình cho rằng:

Bộ Tài Chính khi ra thông tư về tiêu chuẩn phần mềm kế toán thì đã "đá lấn sân" sang góc độ kỹ thuật.

Về góc độ phần mềm tin học hiện nay thì việc đặt ra các tiêu chuẩn phần mềm (ví dụ như giải pháp giới hạn game online vừa qua) thì lại giao cho Bộ Bưu Chính Viễn Thông.

Vậy nếu việc đặt ra tiêu chuẩn cho phần mềm kế toán thì Bộ Tài Chính không phải là cơ quan "có hiểu biết" về công nghệ tin học có nên tự mình chủ quan ban hành văn bản luật.

Nếu để Bộ Bưu Chính Viễn Thông tham gia quản lý lĩnh vực phần mềm thì có dài tay quá không trong khi Bộ Khoa Học và Công Nghệ lại đứng ngoài cuộc trong khi tin học là một ngành khoa học và công nghệ.

Một điều hết sức nghịch lý khó hiểu là trong thông tư quy định "phần mềm phải tự động xử lý", thế nào là tự động, tự động ở những khâu nào, tỷ lệ tự động hóa là bao nhiêu??? Có phải khi nhận 1 tờ hóa đơn tôi chỉ cần đưa vào máy quét nhấn nút thì phần mềm "tự động" hiểu đây là cái gì và tự làm hết mọi việc hay không? Hay tôi vẫn phải khai báo loại chứng từ, khai báo các tài khoản đối ứng... Như vậy thì việc tôi dùng excel và "tôi tự động" làm hết mà không cần đến VBA hay macro gì thì có được hay không? Một quy định hết sức mơ hồ.

Tóm lại: Bộ Tài Chính không nên chủ quan 1 mình ra văn bản luật liên quan đến công nghệ mà nên có một thông tư liên Bộ. Chính vì đơn phương BTC ra thông tư nên cái thông tư đó nói rất chung chung mơ hồ và rất khó hiểu dẫn đến mỗi người hiểu một kiểu và thi hành lung tung, khi thông tư đến từng địa phương thì bị bóp méo theo nhiều cách khác nhau.

Cuối cùng thì số liệu báo cáo và chứng từ sổ sách thì vẫn cứ phải in ra giấy, và tài liệu giấy mới được xem là căn cứ pháp lý. Vậy thì có cần thiết phải có quy định về điều kiện phần mềm kế toán hay không hay chỉ đơn giản là chỉ cần có quy định về việc ghi chép sổ sách bằng tay hay ghi chép trên máy tính là đủ. Còn việc DN dùng "công cụ" gì để ghi sổ thì không quan trọng, đó là quyền của DN miễn sao đầy đủ chứng từ sổ sách có giá trị pháp lý (giấy - ký - đóng dấu) là được.

Bạn nói rất có lý lẽ! Nếu BTC không coi ứng dụng kế toán viết bằng VBA thì họ đúng là không hiểu gì! Xét về kỹ thuật, VBA không khác gì VB nó chỉ thiếu một số control (điều khiển) nhưng nó lại được dùng thế bộ control trong FM20.DLL có unicode. Để lập trình CSDL thì phần lớn các nhà lập trình dùng các Engine SQLServer, DB4, ADO, ODBC,...VBA là môi trường lập trình ứng dụng nó cũng dùng những cái đó để làm. Một PM tốt hay không là do người làm ra nó chứ không phải công nghệ!!! Các bạn thử nghĩ xem, một PM KT viết bằng fwk dotNet CSDL SQLServer nhưng ra báo cáo thuế sai, BCTC sai thì PM đó có là PM không? Nhưng nếu bạn làm trên Excel mà nó đúng được theo yêu cầu công việc, tính tự động hóa cao và nếu tốt có thể dùng ADO kết nối với các engine DB:DB SQLServer, Access thì nó quá tuyệt vời.

Bộ người viết ra thông tư không coi chương trình viết bằng Excel VBA là PM Kế toán, thì họ là người của công nghệ nhưng lại kém về công nghệ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
TuanVNUNI đã viết:
Bạn nói rất có lý lẽ! Nếu BTC không coi ứng dụng kế toán viết bằng VBA thì họ đúng là không hiểu gì! Xét về kỹ thuật, VBA không khác gì VB nó chỉ thiếu một số control (điều khiển) nhưng nó lại được dùng thế bộ control trong FM20.DLL có unicode. Để lập trình CSDL thì phần lớn các nhà lập trình dùng các Engine SQLServer, DB4, ADO, ODBC,...VBA là môi trường lập trình ứng dụng nó cũng dùng những cái đó để làm. Một PM tốt hay không là do người làm ra nó chứ không phải công nghệ!!! Các bạn thử nghĩ xem, một PM KT viết bằng fwk dotNet CSDL SQLServer nhưng ra báo cáo thuế sai, BCTC sai thì PM đó có là PM không? Nhưng nếu bạn làm trên Excel mà nó đúng được theo yêu cầu công việc, tính tự động hóa cao và nếu tốt có thể dùng ADO kết nói với các engine DB:DB SQLServer, Access thì nó quá tuyệt vời.

Đấy là chúng ta nghĩ thế, chứ cán bộ thuế không nghĩ thế, Bộ tài chính không nghĩ thế.
Thế mới khổ. Thật là.........!?
 
TuanVNUNI đã viết:
Một PM tốt hay không là do người làm ra nó chứ không phải công nghệ!!!

--=0

Đúng rồi, chỉ có 1 người làm sản phẩm thôi. Just coding, no other :)
 
hai2hai đã viết:
--=0

Đúng rồi, chỉ có 1 người làm sản phẩm thôi. Just coding, no other :)

"Người" mà em nói ở đây không phải một cá nhân.
Vấn đề nữa là, một người hay nhiều còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề. Có nhiều Cty hiện nay, có những sản phẩm chỉ có một người làm (coding, phân tích nghiệp vụ, test,...) chắc bất đắc dĩ phải làm vậy thôi. Cũng phải thừa nhận một người làm tất như vậy là rất giỏi đấy chứ. Nhưng làm vậy thật không tốt. Nếu một người chỉ biết mỗi coding thôi thì được đánh giá là gì nhỉ? Trong xây dựng người ta gọi là thợ xây.
 
Người sử dụng và phần mềm có phải là một tổ hợp không thể tách rời?

Thật vậy, cho dù phần mềm kế toán được viết hay, thuật toán gọn gàng, xử lý nhanh, quy trình nạp liệu hiện đại... nhưng người sử dụng lại thiếu những kỹ năng cần thiết (bao gồm kỹ năng sử dụng phần mềm và kỹ năng hạch toán kế toán) thì cái tổ hợp đó cũng không có giá trị.

Ngược lại, nếu người sử dụng có kỹ năng tốt thì chỉ cần bộ Office là đã có thể làm tốt công việc kế toán mà không cần đến việc phải đầu tư thêm.

Rõ ràng, xét cho cùng thì một hệ thống tốt trong đó không thể thiếu yếu tố con người.

Kết luận, máy tính và phần mềm chỉ là công cụ, con người mới là yếu tố quyết định, vậy thì có nên ra một thông tư chỉ để điều chỉnh một công cụ ghi chép hay không.
 
Cuối cùng, chúng ta phải làm gì để lên tiếng khi các CB thuế buộc chúng ta phải thực hiện theo tinh thần thông tư hướng dần và sử dụng PMKT một cách vô lý đó ? Hiện giờ, nhiều chi cục thuế đã buộc các KT nhà ta phải chép tay lại sổ sách những gì chúng ta đã giải quyết xong bằng Excel ? Tôi cũng băn khoăn không hiểu sao lại phải làm như thế, vừa lãng phí, vừa có thể gây ra sai sót trong quá trình sao chép từ máy ra sổ ???
VN sẽ còn lạc hậu nhiều với những quy định chòng chéo,bất hợp lý trong nhiều lãnh vực, như quảnl ý các dịch vụ Internet công cộng bằng cách bắt các chủ dịch vụ phải ghi chép số CMND của khách hay bắt phải có người lớn đi kèm trẻ em dưới 14 tuổi vào phòng Net, và bây giờ, các nhà quản lý cũng đã thấy cần phải sửa đổi điều vô lý này.
Tôi tin rằng cái bất hợp lý này sẽ được sửa đổi, nhưng chúng ta phải có ý kiến thế nào để các nhà quản lý lưu tâm ? Còn bây giờ, chúng ta ...phải đi chép tay thôi
 
handung107 đã viết:
Cuối cùng, chúng ta phải làm gì để lên tiếng khi các CB thuế buộc chúng ta phải thực hiện theo tinh thần thông tư hướng dần và sử dụng PMKT một cách vô lý đó ? Hiện giờ, nhiều chi cục thuế đã buộc các KT nhà ta phải chép tay lại sổ sách những gì chúng ta đã giải quyết xong bằng Excel ? Tôi cũng băn khoăn không hiểu sao lại phải làm như thế, vừa lãng phí, vừa có thể gây ra sai sót trong quá trình sao chép từ máy ra sổ ???
VN sẽ còn lạc hậu nhiều với những quy định chòng chéo,bất hợp lý trong nhiều lãnh vực, như quảnl ý các dịch vụ Internet công cộng bằng cách bắt các chủ dịch vụ phải ghi chép số CMND của khách hay bắt phải có người lớn đi kèm trẻ em dưới 14 tuổi vào phòng Net, và bây giờ, các nhà quản lý cũng đã thấy cần phải sửa đổi điều vô lý này.
Tôi tin rằng cái bất hợp lý này sẽ được sửa đổi, nhưng chúng ta phải có ý kiến thế nào để các nhà quản lý lưu tâm ? Còn bây giờ, chúng ta ...phải đi chép tay thôi


Ngày trước em cũng băn khoăn mãi cái điểm tại sao có PM rồi lại phải in ra giấy để ký duyệt chị Dung ạ.

Té ra sau khi tham gia học mấy khóa về SAP và Oracle và đọc 1 số bài về thương mại điện tử thì té ra là hiện nay các giao dịch thực hiện trên máy tính ở VN chưa được công nhận ko chỉ ở mặt "nhận thức" mà còn cả mặt "kỹ thuật" nữa.

Tỷ như trong các hệ thống tài chính có những nguyên tắc do doanh nghiệp đặt ra như 1 người có thể ký 1 chứng từ trị giá từ 1tr đến 5tr, còn từ 5tr đến 10tr thì họ ko ký duyệt được mà phải người có thẩm quyền cao hơn ký mới được (hic, 100% PMKT ở VN được SX ra đều cho phép bất cứ ai (chỉ cần có quyền vào chức năng đó) cũng có thể viết được 1 phiếu thu chi có giá trị 1 tỷ $ mà vẫn có thể post được sang GL). Và nguyên tắc đó là gần như ko được xâm phạm về mặt kỹ thuật thiết kế lẫn công nghệ (nghĩa là đảm bảo 99% khả năng chống hack từ phía người sử dụng). Nhưng ở các PMKT trong môi trường VN, 1 người làm KT lại nhập bất kỳ cái gì trong đó, thậm chí là sửa/xóa chứng từ 1 cách thoải mái. Vì thế những "thông tin" trong máy tính đều chưa được tin cậy (Do đó mà Đào Việt Cường mới nói là Thủ quỹ phải có sổ theo dõi riêng mà ko in ra từ PMKT, nhưng bản chất là để nhập chứng từ thu chi trên máy tính đó, thủ quỹ đâu có quyền gì ngoài việc ký ở tờ giấy bên ngoài. Đó là lý do để ko thể tin được "thông tin trong máy vi tính"). Chính vì lẽ đó, ở VN mình rất ít có 1 hệ thống thông tin đảm bảo các tính nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp.

Nếu ai đã từng nghiên cứu về các nguyên tắc xây dựng Business Workflow thì chắc sẽ hiểu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hiện giờ, đã có PMKT rồi,còn phải in ra giấy để ký duyệt là một lẽ, nhưng CB thuế còn chưa chịu cho mình in ra giấy nếu làm bằng Excel nữa cơ, mà là "in ra giấy" rồi"chép tay " lại vào sổ, chỉ vì làm KT bằng Excel. Đó là vấn đề gây tranh cãi. Vì xét cho cùng, khi in ra giấy từ máy VT hay chép tay, với cùng mẫu sổ, với cùng dữ liệu, thì có gì khác nhau đâu, chỉ thêm lãng phí và thêm phần gây ra sai sót trong quá trình sao chép này. Chị chỉ băn khoăn cái vụ chép tay thôi. BTC chỉ công nhận in sổ nếu sử dụng PMKT,còn Excel không được công nhận, nên phải làm bằng tay
 
handung107 đã viết:
Hiện giờ, đã có PMKT rồi,còn phải in ra giấy để ký duyệt là một lẽ, nhưng CB thuế còn chưa chịu cho mình in ra giấy nếu làm bằng Excel nữa cơ, mà là "in ra giấy" rồi"chép tay " lại vào sổ
Em thấy hình như vấn đề này chỉ xảy ra ở cục bộ một số địa phương hay sao đó chị ơi. Ở Nha Trang em thấy nhiều đơn vị làm và in sổ trên excel lắm, đâu thấy ai nói là không chấp nhận đâu chị. !$@!!
 
Đúng, mới chỉ là cục bộ. Nhưng hiện giờ, theo hướng dẫn về tiêu chuẩn PMKT,thì có nhiều đơn vị làm công văn hòi cục thuế TPHCM, thì được hướng dẫn là nếu anh đăng ký làm KT bằng Excel thì không được công nhận vì Excel khôngphải là PMKT. Và chỉ có hình thức KT trênmáy VT, nếu anh sử dụng PMKT phù hợp với thông tư hướng dẫn của BTC. Nhưng chẳng có ai là người kiểm duyệt hay xem xét thế nào là PMKT đúng tiêu chuẩn cả, chỉ biết rằng BTC không công nhận làm KT bằng Excel, vì Excel không phải là PMKT, nên chúng ta phải chọn các hình thức làm bằng tay, nếu chúng ta không sử dụng PMKT khác Excel.
Riêng chúng ta, khi dùng Excel làm KT,chúng ta cũng thiết kế mẫu sổ sách đúng quy định, nhập chứng từ để ra sổ, chúng ta chỉ thắc mắc là sao không cho chúng ta được chọn là "chép sổ bằng máy vi tính" thay cho "chép sổ tay" thôi, sao cứ phải đặt vấn đề PMKT ở đây ???
 
Ô, thế thì lạ thật. Ai đời thời buổi này còn chép tay nữa nhỉ. Đến cái giấy đăng ký kết hôn còn in từ Word ra cho đẹp.

Có lẽ thế này, nếu Thuế ko công nhận báo cáo in ra từ Excel thì bảo là làm bằng phần mềm, sau đó từ PM đó kết xuất ra Excel rồi in. (Vẫn làm bằng PM nhé). Đúng là mấy ông cửa quyền mệt thật. Chép tay thì có khi phải quyển kế toán viên có thêm tiêu chuẩn là chữ viết phải thật đẹp nữa à? :D
 
Web KT
Back
Top Bottom