THPT và PTTH là như nào?

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

hongphuong1997

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
12/11/17
Bài viết
727
Được thích
293
Giới tính
Nữ
Thưa các bác và các anh chị.
Cháu cũng đã từng học tại môi trường gọi tên như trên.
Nhưng tại sao không gọi là cấp 1,2,3 như ngày xưa đi?
Tại sao lại cho THPT và PTTH rất khó nhớ và rất khó phân biệt.Có tiểu học (Cấp 1 ngày xưa) Vậy THPT và PTTH nó là như nào ta?
Mong các bác giải thích sự đúng đắn, ngoài ra đôi khi không nhớ nổi đâu là bậc học cao hơn.
Tại sao lại hoán vị PTTH và THPT?
 
Ủa mình thấy đâu có PTTH, chỉ có THCS _ cấp 2 và THPT _ cấp 3 thôi mà.
 
Đúng rồi. Chỉ có TH (tiểu học) - THCS (trung học cơ sở) - THPT ( trung học phổ thông) thôi.
 
Tôi thắc mắc chuyện khác:
THCS có dạy "phổ thông" cho tất cả mọi người không? hay có dạy kiến thức "phổ thông" không?
THPH có dạy "phổ thông" cho tất cả mọi người không? hay kiến thức phổ thông có còn là kiến thức "cơ sở" không, hay kiến thức nâng cao có thể đi làm?

Lưu ý là những chữ tôi bỏ trong cặp "" hiểu theo nghĩa đúng của từ. Tuy nhiên chỉ thắc mắc vậy thôi chứ khó tranh luận vụ này lắm. Tôi từ chối tranh luận đối với những người ưa vặn vẹo nhé.
 
Ủa mình thấy đâu có PTTH, chỉ có THCS _ cấp 2 và THPT _ cấp 3 thôi mà.
Thế mừ em thấy nhiều nơi ghi là THPT VÀ PTTH em không biết đâu mừ lần.
Nhưng em vẫn thấy có điều gì đó sai sai ý.
Tốn bao nhiêu tiền bạc để thay tên và thay con dấu.
Bài đã được tự động gộp:

Tôi thắc mắc chuyện khác:
THCS có dạy "phổ thông" cho tất cả mọi người không? hay có dạy kiến thức "phổ thông" không?
THPH có dạy "phổ thông" cho tất cả mọi người không? hay kiến thức phổ thông có còn là kiến thức "cơ sở" không, hay kiến thức nâng cao có thể đi làm?

Lưu ý là những chữ tôi bỏ trong cặp "" hiểu theo nghĩa đúng của từ. Tuy nhiên chỉ thắc mắc vậy thôi chứ khó tranh luận vụ này lắm. Tôi từ chối tranh luận đối với những người ưa vặn vẹo nhé.
Cháu đồng ý với bác.
Bảo là thay đổi tên để hội nhập quốc tế, chán thật.
 
Hai từ THPT và PTTH tuy là cùng một nghĩa và hình thành sự kết hợp giữa các từ Hán Việt nhưng lại xây dựng từ theo hai kiểu ngữ pháp Hán ngữ và tiếng Việt khác nhau.
  1. Tiếng Việt có nét sự tương đồng với ngôn ngữ Nam Á trong xây dựng từ, điển hình như là từ chỉ tính chất, nguồn gốc, danh tính... sẽ đứng ở sau từ mang nghĩa chính chẳng hạn ngựa trắng, phong bì đỏ, áo dài
  2. Tiếng Hán thì thứ tự từ cấu thành sẽ ngược lại chẳng: bạch mã (ngựa trắng), hồng bao (phong bì đỏ), trường bào (áo dài). Và khá bất ngờ là kiểu xây dựng từ trong Hán ngữ lại có nét tương đồng với tiếng Anh, tiếng Pháp...
Trước năm 2000, có một bài báo đề cập về hai kiểu dùng từ ngữ này sau khi Việt Nam giành độc lập. Số là ở Hà Nội, các cán bộ văn hóa đặt địa danh kiểu như Hàng Cỏ Ga, ... Và có một vị lãnh đạo yêu cầu đổi cách viết tên lại thành Ga Hàng Cỏ, ... đúng theo lối dùng chữ nghĩa của người Việt mà đến nay chúng ta đã quen thuộc. Có thể lý do là giới trí thức đương thời hấp thụ giáo dục Nho giáo và Tây học nên chịu ảnh hưởng tư duy dùng chữ nghĩa nước ngoài. Do đọc đã lâu nên tôi chỉ nhớ áng chừng cậu chuyện như thế. Dựa vào những thông tin trên chắc nhiều người sẽ chọn ra giữa hai từ PTTH với THPT, từ nào "thuần Việt" hơn. :whistling:
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đề tài này đem qua "thành viên giúp nhau" hay "thư giãn" mà hỏi chứ sao lại hỏi ở đây.

Đừng có thắc mắc. Thời tôi học còn rối rắm hơn nhiều.
Trường Trung Học - mang tiếng tên giống nhau nhưng chưa chắc bên trong giống nhau. Điển hình là Trường Trưng Vương, là một trong những trường lớn nhưng không có dạy ban Toán cho lớp cuối (Đề Nhất - Lớp 12). Học sinh muốn học tiếp phải chuyển qua Gia Long.
Trường Tư Thục như Bác Ái (tiếng Trung), La Sale (điển hình Taberd), Regina Pacis (nữ),... dạy cái gì mình cũng chả nhớ hết.
Chương trình TH Kỹ Thuật (điển hình Cao Thắng) thì rối như sân khấu. Chương trình Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức cũng rối bòng bong.
Trường Cao Đẳng Kỹ Sư Phú Thọ mang tiếng là Cao Đẳng nhưng thật sự nó là Đại Học. Về sau, khoảng 1972-73 mới nhập vào Đại Học Bách Khoa.
Giai đoạn ấy là chính quyền lâm thời đang chuyển từ thuộc Pháp sang thuộc Mẽo.
 
Đề tài này đem qua "thành viên giúp nhau" hay "thư giãn" mà hỏi chứ sao lại hỏi ở đây.

Đừng có thắc mắc. Thời tôi học còn rối rắm hơn nhiều.
Trường Trung Học - mang tiếng tên giống nhau nhưng chưa chắc bên trong giống nhau. Điển hình là Trường Trưng Vương, là một trong những trường lớn nhưng không có dạy ban Toán cho lớp cuối (Đề Nhất - Lớp 12). Học sinh muốn học tiếp phải chuyển qua Gia Long.
Trường Tư Thục như Bác Ái (tiếng Trung), La Sale (điển hình Taberd), Regina Pacis (nữ),... dạy cái gì mình cũng chả nhớ hết.
Chương trình TH Kỹ Thuật (điển hình Cao Thắng) thì rối như sân khấu. Chương trình Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức cũng rối bòng bong.
Trường Cao Đẳng Kỹ Sư Phú Thọ mang tiếng là Cao Đẳng nhưng thật sự nó là Đại Học. Về sau, khoảng 1972-73 mới nhập vào Đại Học Bách Khoa.
Giai đoạn ấy là chính quyền lâm thời đang chuyển từ thuộc Pháp sang thuộc Mẽo.
Bác oi cho cháu hỏi nhé bác, cháu không nói về từ viết tắt nữa mừ cháu hỏi là "Trung học phổ thông" và "Phổ thông trung học"
Hai cụm từ này có nghĩa là như nào vậy hở bác?
 
Có nhiều khi rất khó phân biệt, giải lý từ ngữ.
THPT và PTTH nếu có sự cao thấp thì bắt buộc bên có trách nhiệm họ phân rõ. Cứ nhớ theo họ.

Đại khái nếu không cần phải phân cho rõ thì tôi (theo ý chủ quan của mình) cứ hiểu rằng PTTH là sự phổ thông ở cấp trung học, và THPT là cấp trung học ở dạng phổ thông. Chừng nào nhà nước có văn bản nối khác đi thì tôi cứ nhớ theo.

Ví dụ tụi Mẽo chúng có Community Colleges và University Colleges. Tụi Anh có hệ thống Colleges trong một số Đại Học, nhưng cũng có hệ thống Faculty trong các ĐH còn lại. Chả thấy ai thắc mắc - vì chúng quá dễ hiểu hay sợ người ta chê mình kém hiểu biết?
Tôi thì thú thật tôi chả hiểu làm sao để phân biệt, thấy thằng nào gọi ra sao thì mình gọi theo thôi.
 
Hiểu kiểu Nông dân đơn giản thôi

Cái Bát = Cái chén và Cái chén = cái Bát
Nhưng chắc chắn 1 điều câu từ nào mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định nghĩa nó trong luật hay các văn bản dưới luật ( Không trái luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam ) thì câu từ đó được thừa nhận theo pháp luật Việt Nam

Ví dụ: trong luật hình sự định nghĩa : Tội: Trộm cắp tài sản ... nhưng thực tế bên ngoài có nhiều người hay keo là Thằng ăn trộm , Con ăn trộm ... trôm chỉa vv ...

mặc nhiên thì nó cũng như trộm cắp tài sản nhưng pháp luật không có tội thằng ăn trộm nên không ai xử lý nó cả

đại ý thế vv................
 
Thiệt là gặp dân dốt luật cố tình bẻ luật.
Trên nguyên tắc, người chưa được xử tội thì chưa phải là tội phạm.

Một người đến CA cáo tố tôi là "thằng ăn trộm" thì chuyện gì xảy ra?
Mặc nhiên thì tôi cũng như trộm cắp tài sản?
CA sẽ bảo người kia: "pháp luật không có tội thằng ăn trộm". Ông/Bà tố cáo như thế "không ai xử lý nó cả". Về tra cứu lại các bộ luật Hình Sự, Dân Sự,... xem.

Chú thích:
Người cãi cối quên mất là khi nói về Luật, tôi luôn luôn có nhắc tới trường hợp lệ địa phương, và trường hợp phải tra từ điển.
Luật ở các nước Âu Mẽo cũng theo như vậy thôi.
 
Trên nguồn wiki (kèm link) cũng khẳng định điều mà tôi đã nói là THPT và PTTH chỉ mang một nghĩa. Phân tích từ trung học|phổ thông thì ta thu được 2 từ: "trung học" mang ý chính, "phổ thông" mang nghĩa bổ trợ. Tùy theo lối xây dựng từ, bằng việc đặt từ bổ trợ trước hay sau mà bạn sẽ tạo hai từ khác nhau nhưng vẫn chỉ mang một ý. Từng có hơn 2 năm học chuyên ngành ngôn ngữ nhưng tôi chỉ dám đưa ra một phân tích nhỏ chứ không dám đưa ra định nghĩa có khi là tào lao như những người không có chuyên môn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nói chuyện ngôn ngữ ở VN mệt lắm.
Hỏi ông nội nhà nước nào cũng chảnh, tuyên bố nước ta học tiếng Anh theo chuẩn Oxford.
Chỉ thử có bao nhiêu địa điểm viết từ CENTRE thay vì CENTER?

Chú: thực ra có một tòa binh đinh ở phố chính SG viết CENTRE. Tòa nhà này cũng có băng lên xuống (escalator, travelator) theo chiều bên trái. Nói vậy chắc đoán được rồi: tòa nhà này do Úc xây.
 
đúng là dốt mà còn bày đặt hạch sách và nhai lại những thứ không cần thiết nhai lại

1/ Nói rất rõ ràng mạch lạc như tấm hình sau còn bày đặt câu từ rác rưởi

1699138210294.png
Các câu từ có liên quan tới: Kinh tế, Chính trị, ngành nghề, Tôn giáo vvv...........................

1/ Thể chế và định nghĩa trong luật ...

2/ Trong các văn bản dưới luật

3/ Không trái luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam...

mọi cái theo cấp độ trên, nếu đã có trong mục số 1 thì không cần thiết định nghĩa hay hướng dẫn lại trong mục số 2 nữa ( Trong trường hợp có sự nhầm lẫn câu từ hay định nghĩa lại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại ...)

4/ khi mà câu từ không được định nghĩa trong mục 1,2 thì mới xuống mục số 3
Mọi vấn đề phát sinh trái nguyên tắc trên thì giá trị của nó ở trong thùng RAC!

Lý luận khái quát từ thực tiễn mà ra ... và thực tiễn là nơi kiểm nghiệm lại cái lý luận đó

Khi lý thuyết diễn giải dài dòng, tràng giang đại hải mà không phù hợp với 3 mục trên thì giá trị của nó cũng trong thùng RÁC

Nói thì soẹt soẹt như đít vịt ... tràng giang đại hải, tào lao mà không làm thực tế ra cái trò trống gì phỏng ít gì trước khi tái sinh để lại toàn RÁC và RÁC
 
Lần chỉnh sửa cuối:
One man's trash is another man's treasure... (thành ngữ)

Gặp rác thì cẩn thận cái miệng. Há cho to chỉ tổ ruồi nhặng bay vào.
 
Có một ví dụ như thế này để mọi người biết thêm về thay đổi trật tự cấu thành từ. Dưới đây có 2 cái tên khác nhau:
  1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
  2. Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam
Nếu không có kiến thức lịch sử, nhiều người sẽ cho rằng đây là hai tổ chức khác nhau vì mang hai cái tên khác nhau. Nhưng thú vị là hai cái tên khác nhau này thực chất chỉ là tên cùng một tổ chức. Với việc thay đổi trật tự các từ cấu thành, người ta có những cái tên khác nhau nhưng về mặt ý nghĩa thì vẫn là một.
 
Thưa các bác và các anh chị.
Cháu cũng đã từng học tại môi trường gọi tên như trên.
Nhưng tại sao không gọi là cấp 1,2,3 như ngày xưa đi?
Tại sao lại cho THPT và PTTH rất khó nhớ và rất khó phân biệt.Có tiểu học (Cấp 1 ngày xưa) Vậy THPT và PTTH nó là như nào ta?
Mong các bác giải thích sự đúng đắn, ngoài ra đôi khi không nhớ nổi đâu là bậc học cao hơn.
Tại sao lại hoán vị PTTH và THPT?
@hongphuong1997 Ngày xưa bạn học cấp 3 ở đâu vậy
 
. . . .
Nhưng tại sao không gọi là cấp 1,2,3 như ngày xưa đi?
Tại sao lại cho THPT và PTTH rất khó nhớ và rất khó phân biệt.C
Nhất là thời bao cấp, có rất nhiều người có ít việc làm; Sáng cắp ô đi, chiều cắp về cũng chán phè!
Vậy nên cũng phải nghĩ ra cái gì đó để chứng tỏ ta là người hữu ích
& thế là những danh định mới ra đời như bạn thấy chỉ là 1 ví dụ xíu thôi;
Này nhé: Ăn cắp, trộm tài sản của Nhà nước hẵn hoi được gọi là 'Tiêu cực'
. . .
Sau này biến tướng: 'Gạt tay trúng má', Lỗi văn thư đánh máy,. . . .
 
Web KT
Back
Top Bottom