Tính thể tích hình trụ ngang

Liên hệ QC
Ban có file tính của bồn elip nằm ngang không vậy, h mình đang cần để tính luơngj dầu trong bồn,
Nếu có gửi cho mình xin nhé!
Tks
 
Ban có file tính của bồn elip nằm ngang không vậy, h mình đang cần để tính luơngj dầu trong bồn,
Nếu có gửi cho mình xin nhé!
Tks

Bạn cho luôn số nhà để mọi người đem cơm đến dâng tận miệng.
Chịu khó đọc lại từ bài số #1 sẽ thấy bài tính hình ê líp.
 
anhtuan ơi, sao em ráp mấy thông số chiều dài, bk và độ cao mức dầu vào mà kết quả ko giống như parem mà phòng kinh doanh xăng dầu tính cho cty em? Cụ thể : Chiều dài=4.53; Bán kính=1.05; độ cao mức dầu=2 ( đvt: mét) Kết quả người ta tính V= 16263 lít
 
anhtuan ơi, sao em ráp mấy thông số chiều dài, bk và độ cao mức dầu vào mà kết quả ko giống như parem mà phòng kinh doanh xăng dầu tính cho cty em? Cụ thể : Chiều dài=4.53; Bán kính=1.05; độ cao mức dầu=2 ( đvt: mét) Kết quả người ta tính V= 16263 lít

Khẳng định với bạn rằng kết quả V > 16000 lít là sai
Phân tích:
- Chiều dài bồn = 4.53
- Bán kính = 1.05
- Độ cao mức dầu = 2
Bây giờ, cứ cho rằng dầu đầy bồn, lúc ấy bài toán quy về việc tính thể tích hình trụ đứng như sau:
=(Bán kính * Bán kính) * Pi() * Chiều dài
Thế số vào: =(1.05*1.05)*3.14*4.53 = 15.6821805 tức 15682 lít
Bồn đầy còn chưa ra kết quả > 16000 lít nữa là
--------------
Kết luận: parem mà phòng kinh doanh xăng dầu cty bạn đưa ra là loại parem "cùi bắp" rồi
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có hai cách tính một phần diện tích hinh tròn.

Cách 1 là cách theo hình học: tính diện tích hình tròn, nhân cho tỷ lệ góc chiếu, và trừ hoặc cộng phần tam giác bên trong tuỳ theo nó là phần lớn hay nhỏ hơn nửa vòng tròn

Cách 2 là cách tính theo tích phân, trong lập trình người ta gọi là finite elements: dùng phương trình vòng tròn để tính. Chương trình sẽ tính tổng từng đoạn từ x1 đến x2, thường thường với dx = (x2-x1)/10^n ... { n = 3:6 }
Cách này áp dụng được cho tất cả các dạng hình có quy được thành phương trình.

Tính theo hình học thì thể tích dầu trên là 15.420 lít

(*) Bạn làm việc với bồn chứa mà không có bảng tính hay sao?
Theo lệ thường, mỗi bồn dầu có một bảng tính, giống như bảng tính sin cos hay log vậy, nó có lượng dầu cho mỗi độ cao - và mỗi cột tương ứng với một nhiệt độ. Độ cao nằm giữa 2 mức trong bảng sẽ được quy theo tỷ lệ tuyến tính thẳng. Hai bên đối tác phải đồng ý với nhau về chi tiết bảng. Nhiều nơi còn có cả thước đo độ nghiêng của bồn chứa nữa.
 
Ý tôi nói cái bảng mà hai bên cùng đồng ý - có chữ ký 2 bên đàng hoàng.
Chứ nếu phải làm việc với cái mà người ta cấp cho thì ... đương nhiên nó phải sai rồi.
Không sai hoặc sai ra số nhỏ hơn thật mới lạ.
 
Nếu các bác có AutoCAD (mà cái này dân KT mấy ai không có) thì vè nó ra rồi Inquiry thể tích (khối lượng) của nó thì khỏe luôn.

Tôi vừa tính đáy 1 cái bồn chứa clinker mà đáy nó chẳng giống ai (gồm 17 cái phều, giao nhau như ma trận), phải nhờ CAD tính -> bắn kết quả qua Excel làm cái Barem để tra.

bác có thể làm 1 bài hướng dẫn có hình ảnh minh họa về cách tính như thế trong autocad rồi xuất ra file excel được không.
e đang làm cái bình chuẩn đựng nước 2 đầu là hình nón cụt. ở giữa là hình trụ đứng. nên đang muốn tham khảo cách làm này của bác.
mail của mình : trungmanh1410@gmail.com.
 
Đã có nhiều công thức để tính thể tích chất lỏng còn lại trong bồn nằm ngang hai đầu phẳng. Nhưng công thức cho bồn có hai đầu hình nón thì tính làm sao vậy bạn?
 
Đã có nhiều công thức để tính thể tích chất lỏng còn lại trong bồn nằm ngang hai đầu phẳng. Nhưng công thức cho bồn có hai đầu hình nón thì tính làm sao vậy bạn?
Còn cả bồn có hai đầu dạng chỏm cầu, dạng đĩa lồi nữa? Có bác nào biết giúp bọn em với? Em đã hiểu cách tính bể hai đầu phẳng nhưng bể đầu dạng chỏm càu và đĩa lồi thì phần lồi đấy tính ntn ạ?
 
a tuan cho e hoi, chiều dài tính theo mét, bán kính va chiều cao cũng tính bằng mét ak.tính ra thể tích là lít hay sao z anh
 
thanks!
nhưng có thể chỉ cách tính ngược lại được không khi mình biết thể tích của bồn mà mình đo khoảng trống của bồn thôi thì có thể xác định được thể tích còn lại " cảm ơn đã chỉ bảo "
+-+-+-+
 
a tuan cho e hoi, chiều dài tính theo mét, bán kính va chiều cao cũng tính bằng mét ak.tính ra thể tích là lít hay sao z anh

Các chiều đều tính bằng met thì đơn vị đo của kết quả là mét khối.
1 mét khổi (m[SUP]3[/SUP]) = 1000 lít. Nhân kết quả với 1000 là ra
 
Đây nè... nhớ lại mấy công thức tích phân quả là khổ thật... (lâu rồi nên ko nhớ)... nhưng tôi đã làm dc cho bạn thành 1 công thức tổng quát và khá đơn giản... Bạn chỉ việc điền vào CHIỀU DÀI, BÁN KÍNH và ĐỘ CAO MỨC DẦU... Nó sẽ tự động tính cho bạn
Xem file và thử coi có chính xác ko?
Nếu dc thì chỉ cần THANKS 1 cái là đũ rồi.. hi.. hi...
ANH TUẤN

Bác cho e hỏi để tính xem có bao nhiêu lít dầu/cm chứa trong bồn dầu. Biết được chiều dài bồn dầu: 6.12m; đường kính: 2.45m thì mình sẽ tính như thế nào? hiz hiz mấy cái vụ tính toán này e bỏ lâu quá rồi chẳng nhớ gì cả. Mong nhận được phản hồi. Cảm ơn bác !/-*+//-*+//-*+/
 
Bác cho e hỏi để tính xem có bao nhiêu lít dầu/cm chứa trong bồn dầu. Biết được chiều dài bồn dầu: 6.12m; đường kính: 2.45m thì mình sẽ tính như thế nào? hiz hiz mấy cái vụ tính toán này e bỏ lâu quá rồi chẳng nhớ gì cả. Mong nhận được phản hồi. Cảm ơn bác !/-*+//-*+//-*+/

Không có học qua thì nói thẳng không có học qua. Làm bộ "bỏ lâu quá". Hình tròn thì làm sao tính được /cm ? Nghe hỏi thì biết là không hề học qua rồi.

Thể tích một phần hình trụ ngang là chiều dài nhân cho diện tích séc măng tròn. Diện tích séc măng tròn dùng công thức

Diện tích = r*r * ACos((r - h)/r) - (r - h) * Sqrt(2 * r * h - (h*h))

r = bán kình; h = chiều cao
ACos = hàm nghịch của Cosin; Sqrt = căn bâc hai.
 
bạn ơi chỉ giúp mình cột h có thể chia nhỏ hơn nữa được ko thay vi 50,100,150
 
Anh Tuấn ơi. Em chuyên làm Bồn, hiện tại em có cái bồn trụ tròn nằm ngang, hai đầu chỏm cầu, em muốn chia cái thước để gắn lên đấu bồn, cho khách xem mà chia bằng cad khó quá. Không biết công thức của Anh là dùng cho bồn trụ nằm, 2 đầu phẳng hay sao vậy Anh. Nếu được Anh có thể nháy qua số này cho em gọi Anh nói chuyện tí được không ạ. Em nguyên: 0977.786.783. Xin cám ơn Anh.
 
Công thức luôn là điều kiện lý tưởng ( trên thiết kế ) Thực tế không như vậy đâu vì khi gia công sẽ luôn có sai số nên tính toán trên lý thuyết luôn khác thực tế ah.
do đó khi lập barem thường có 2 phương pháp. Phương pháp hình học ( là vận dụng công thức tính theo điều kiện lý tưởng) và phương pháp dung tích ( theo thực tế)
nên chư thể kết luận được bên nào đúng bên nào sai.
 
Web KT
Back
Top Bottom