Tính lãi tiền vay hiện nay

Liên hệ QC

phạm văn trình

Thành viên chính thức
Tham gia
24/10/07
Bài viết
89
Được thích
0
Các bạn tính hộ tôi lãi tiền vay này nhé. Cho tôi xin cả công thức . Cảm ơn
 

File đính kèm

  • Trả lãi ngân hàng.xls
    15 KB · Đọc: 213
Các bạn tính hộ tôi lãi tiền vay này nhé. Cho tôi xin cả công thức . Cảm ơn
Bác ơi lãi suất ngân hàng bao nhiêu một tháng. Định làm thử cho bác nhưng ko biết quy định lãi suất thế nào?
1/bác tính số ngày dùng hàm "Datedif"
=Datedif(b9,c9,"d") ==>được số ngày sao đó áp dụng tính tiếp
 
Gởi Khoa: Lãi suất 1 tháng có sẵn trong file, sao không đọc? Tính số ngày thì trừ ngày cuối và ngày đầu cho khỏe, datedif làm gì cho rối?

Xem bảng tính kèm theo.
 

File đính kèm

  • Trả lãi ngân hàng.xls
    17 KB · Đọc: 164
Gởi Khoa: Lãi suất 1 tháng có sẵn trong file, sao không đọc? Tính số ngày thì trừ ngày cuối và ngày đầu cho khỏe, datedif làm gì cho rối?

Xem bảng tính kèm theo.
Em hiểu tiền lãi đó nhưng em chưa hiểu là nếu hàng tháng đến hạn không nạp tiền thì thế nào có tăng mức lãi suất lên không chị à. Nên em mới ko tính.
Ví dụ như cứ đến ngày 20 hàng tháng là nộp tiền cho ngân hàng. Nhưng lý do nào đó mà mình nộp muộn thì sao? liệu tiền lãi suất có tăng lên ko?
 
Đó là lãi phạt nộp chậm. Lãi phạt nộp chậm tính theo ngày. Tác giả không nói đến, lãi suất chậm nộp không có. Nhưng yêu cầu không đưa ra, bảng tính không có cột phạt nộp chậm, thì tính làm gì?
Khoa còn phải thi nhé, đề bài có bao nhiêu làm bấy nhiêu, ngồi đòi thêm đề mới làm thì hết giờ.
 
Đó là lãi phạt nộp chậm. Lãi phạt nộp chậm tính theo ngày. Tác giả không nói đến, lãi suất chậm nộp không có. Nhưng yêu cầu không đưa ra, bảng tính không có cột phạt nộp chậm, thì tính làm gì?
Khoa còn phải thi nhé, đề bài có bao nhiêu làm bấy nhiêu, ngồi đòi thêm đề mới làm thì hết giờ.
Híc chị chưa đọc hết đề nhá, đề bài thi còn bảo là : theo quy định của ngân hàng nông nghiệp gì đó nhá? tức là phải hiểu nếu nộp chậm thì........Nếu em sai thật sự xin sư tỉ tỉ tha lỗi.
 
Quy định của Ông Trời cũng phải viết ra giấy trắng mực đen mới thực hiện. Nguyên văn câu đó là:

Các bạn tính hộ số ngày trả lãi, tiền lãi của từng kỳ và dư nợ cuối tháng (Đây là cách tính lãi của ngân hàng Nông nghiệp hiện nay. Cảm ơn

Khoa hiểu thế nào vậy? Hết giờ thi rồi mà còn hiểu đề theo cái không có trong đề!

Nếu là chị, mà hiểu theo cách của Khoa, thì cứ ấn định phứt 1 lãi suất nào đó, thí dụ 0.03%/ ngày, rồi chèn 1 cột vô mà tính. Tính nhiều hơn yêu cầu biết đâu được 12 điểm trên 10 (mơ). Còn hơn là ăn trứng vì ngồi chờ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gởi Khoa: Lãi suất 1 tháng có sẵn trong file, sao không đọc? Tính số ngày thì trừ ngày cuối và ngày đầu cho khỏe, datedif làm gì cho rối?

Xem bảng tính kèm theo.



Như bài giải này của Chị Ngocmaipretty thì bạn Phạm Văn Thịnh sẽ được lời 3 ngày lãi !**~**
 
Bạn có thể tính theo cách này:
 

File đính kèm

  • lai vay.xls
    19 KB · Đọc: 168
Như bài giải này của Chị Ngocmaipretty thì bạn Phạm Văn Thịnh sẽ được lời 3 ngày lãi !

Phuong1604 nói mà không dẫn chứng và không cho biết chỗ sai nên tôi phải đoán:

Đoán 1: Ý của phuong1604 có phải là ngày cuối trừ ngày đầu xong phải cộng thêm 1?

Cộng thêm 1 trong trường hợp chỉ tính 1 giai đoạn và có tính chất đặc biệt như tính ngày cho thuê phòng khách sạn. Trường hợp tính lãi vay thì tính liên tục các giai đoạn kế tiếp nhau. Nếu mỗi giai đoạn đều cộng 1 ngày lãi vào thì tổng cộng vay 1 năm 365 ngày 12 kỳ chẳng hạn, bị tính lãi 377 ngày sao? Không cộng thêm ngày, và lãi ngày = lãi tháng chia 30 dù tháng đủ hay thiếu cũng là cách tính lãi theo ngày (tiền vay cũng như tiền gửi) của ngân hàng hiện nay.

Đoán 2: Ý của Phương có phải từ 23 tháng này đến 22 tháng kia, có khi 30 ngày và có khi 29 ngày, sẽ thiếu 1 ngày trong kỳ 29 ngày?
Điều này có thể đúng, vì lãi ngày tính theo NH là lãi tháng chia 30, nhân lại với 29 thì sẽ thiếu 1 ngày lãi.
Nhưng kẹt 1 nỗi là chẳng thà các kỳ trả đều đúng ngày 22 thì tính theo lãi tháng 0.875%. Đàng này có khi trả sớm hơn, có khi trả muộn hơn, thì bắt buộc phải tính lãi theo ngày như cách giải thích ở trên.

Bạn có thể tính theo cách này:
Bạn lấy nick hơi lạ đời nhỉ. Bạn không đọc trong bài có câu:
hàng tháng phải trả ngân hàng cả Gốc lẫn Lãi >10 triệu; tháng cuối cùng sẽ thanh toán hết cả gốc và lãi

Nên cách bạn tính bằng PPMT, IPMT (cộng lại là PMT), nói chung là cách tính theo các khoản trả bằng nhau lãi giảm dần, gốc tăng dần, không đúng với yêu cầu. Huống chi, trong dữ liệu mẫu có ngày trả không đúng kỳ, và các khoản trả không đều nhau nên không tính công thức PMT được.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
NgocMai lập luận thì đúng ở chỗ các kỳ tính lãi liên tiếp nhau thì không cần cộng 1 ngày. Tuy nhiên lập luận này sẽ chỉ đúng khi các ngày liên tiếp nhau thí dụ:
Kỳ 1: 23/05/09 - 22/06/09
Kỳ 2: 22/06/09 - 22/07/09
....

Còn dữ liệu mẫu trong file thì khác, ngày cuối kỳ này không phải là ngày đầu của kỳ sau:
Kỳ 1: 23/05/09 - 22/06/09
Kỳ 2: 23/06/09 - 22/07/09
....

Nghĩa là với dữ liệu mẫu và với cách tính của Ngọc Mai, tất cả các ngày 22 đều không được tính lãi.


|
A​
|
B​
|
C​
|
D​
|
E​
|
F​
|
G​
|
4​
|
Kỳ​
|
Ngày đầu​
|
Ngày cuối​
|
Số ngày​
|
Ngày đầu​
|
Ngày cuối​
|
Số ngày​
|
5​
|
1​
|
23/05/09​
|
22/06/09​
|
30​
|
23/05/09​
|
22/06/09​
|
30​
|
6​
|
2​
|
23/06/09​
|
22/07/09​
|
29​
|
22/06/09​
|
22/07/09​
|
30​
|
7​
|
3​
|
23/07/09​
|
22/08/09​
|
30​
|
22/07/09​
|
22/08/09​
|
31​
|
8​
|
4​
|
23/08/09​
|
22/09/09​
|
30​
|
22/08/09​
|
22/09/09​
|
31​
|
9​
|
5​
|
23/09/09​
|
22/10/09​
|
29​
|
22/09/09​
|
22/10/09​
|
30​
|
10​
|
6​
|
23/10/09​
|
22/11/09​
|
30​
|
22/10/09​
|
22/11/09​
|
31​
|
11​
|
7​
|
23/11/09​
|
22/12/09​
|
29​
|
22/11/09​
|
22/12/09​
|
30​
|
12​
|
8​
|
23/12/09​
|
22/01/10​
|
30​
|
22/12/09​
|
22/01/10​
|
31​
|
13​
|
9​
|
23/01/10​
|
22/02/10​
|
30​
|
22/01/10​
|
22/02/10​
|
31​
|
14​
|
10​
|
23/02/10​
|
22/03/10​
|
27​
|
22/02/10​
|
22/03/10​
|
28​
|
15​
|
11​
|
23/03/10​
|
22/04/10​
|
30​
|
22/03/10​
|
22/04/10​
|
31​
|
16​
|
12​
|
23/04/10​
|
22/05/10​
|
29​
|
22/04/10​
|
22/05/10​
|
30​
|
17​
| | |Cộng|
353​
| | |
364​
|
 

File đính kèm

  • Add 1 or not.xls
    16.5 KB · Đọc: 39
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn các bạn đã giúp mình câu hỏi trên. Song chưa bạn nào trả lời đúng ý của mình cả. Có thể mình viết vẫn chưa nói hết. Hôm nay mình nói rõ hơn. Mong các bạn giúp mình. Cảm ơn trước nhé.
Cụ thể: Nếu như mình trả tiền hàng tháng trước ngày 22 thì NH sẽ tính từ 23 tháng trươc đến ngày trả và từ tiếp đó đến ngày 22(trong file mình co đính kèm). Nhưng nếu mình trả vào ngày 22 thì NH lại tính thêm 01 ngày lãi, Do vậy mình muốn xin công thưc này! theo các bạn thì cứ trừ(-) thì ngày nay sẽ ko ra.
 

File đính kèm

  • Trả lãi ngân hàng.xls
    15 KB · Đọc: 43
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bạn chỉ việc cộng 1 vào công thức tính ngày của ngocmaipretty. Nếu NH công 2, thì bạn cộng 2, NH cộng 10 thì bạn cộng 10, thế thôi.
 
Trươc hết Tôi xin cảm ơn các bạn. và sau đây tôi Pot lên các ban tham khảo và cho tôi biết với nhé ! Sao cho rễ hiểu
 

File đính kèm

  • Tôi cảm ơn Tính lãi suất ngân hàng.xls
    31.5 KB · Đọc: 40
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi thêm vào 1 cột để ghi số tiền phát sinh mà bạn đã trả bớt nợ gốc.
Bạn kiểm tra chứng từ xem có đúng các ngày đó bạn đã trả bớt nợ gốc không.

Còn chuyện bạn nói NH tính thêm 1 ngày lãi khi bạn trả tiền vào ngày 22 là không đúng.
NH không tính thêm cho bạn đâu.
Chẳng qua là file cũ bạn gửi lên số liệu không đúng.
Ví dụ file cũ bạn ghi ngày 22/7 đã trả mà NH tính thêm 1 ngày lãi cho ngày 22/7.
Nhưng file mới của bạn thì NH tính tiếp cho ngày 23 chứ không phải là tính lại ngày 22.
Cụ thể là ngày 22/9 có tình huống này và NH đã tính tiếp ở dòng kế là ngày 23/9.
NH lấy ngày 23 làm mốc, đơn giản vì đó là ngày khóa sổ tính lãi của NH.
Tuy nhiên cũng không phải là tháng nào cũng đúng vào ngày 22 là khóa sổ. Có tháng là ngày 23, có tháng là ngày 22. Chuyện đó không hề gì.

Do file cũ của bạn ghi sai nên mọi người chẳng hiểu gì cả.
 

File đính kèm

  • Copy of Tôi cảm ơn Tính lãi suất ngân hàng.xls
    36 KB · Đọc: 46
Cam ơn ngocmai, bạn rất hiểu ý của tôi. tôi pot lên bạn tham khao nhé
 

File đính kèm

  • Tính lãi suất ngân hàng.xls
    20 KB · Đọc: 38
Sao bạn không làm như NgocMai và muontennguoikhac?
- Làm theo NgocMai: H15 =G15-F15+1
- Làm theo muonten: Thêm 1 cột số tiền trả
Công thức đơn giản, thì "rễ" hiểu, Thêm cột thì trình bày rõ ràng.
 
Cảm ơn bạn muontennguoikhac, Nhưng số liệu đó ko phải là tính toán mà có. Mình muốn VD: có tất cả gốc và lãi là 15000000,đ, khi lập công thưc ngắn gon se cho ra kết quả như trong bảng.
 

File đính kèm

  • Tôi cảm ơn Tính lãi suất ngân hàng.xls
    32.5 KB · Đọc: 29
Cảm ơn bạn muontennguoikhac, Nhưng số liệu đó ko phải là tính toán mà có. Mình muốn VD: có tất cả gốc và lãi là 15000000,đ, khi lập công thưc ngắn gon se cho ra kết quả như trong bảng.
----
Xin tham gia một chút, vì không phải trong ngành nên ... có gì bỏ qua.
 
Lướt qua toàn bộ topic tôi thấy có một số điểm bạn cần làm rõ:
1. Hàng tháng, bạn trả một số tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi (VD 15tr), ngân hàng sẽ tính ngược lại số tiền lãi bạn đã trả là bao nhiêu, gốc đã trả là bao nhiêu và bạn chỉ trả đúng số tiền đó (15tr cả gốc lẫn lãi). Hay là, bạn xác định bạn sẽ trả gốc 15tr, ngân hàng tính ra số lãi của tháng đó và bạn phải thanh toán số tiền là số tổng của gốc 15tr và tiền lãi tháng đó. Tôi thấy theo mô tả thì hình như giống như trường hợp 1, nhưng dữ liệu trong file lại giống như trường hợp 2.
2. Tôi thấy việc thanh toán vào ngày 22 ngân hàng tính thêm lãi của ngày 23 cho tháng đó có chỗ bất hợp lý vì ngày 22 là ngày chốt sổ và ngày 23 đương nhiên là ngày của kỳ sau. Tuy số liệu sẽ không có gì thay đổi do dù tính cho ngày nào thì ngày đó cũng tính với cùng một lãi suất và cùng một số dư nợ gốc như nhau.

Khi giao dịch với ngân hàng, hẳn ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một bảng tính lãi. Nếu được, bạn hãy post lên bảng tính lãi của một vài kỳ, vấn đề sẽ được sáng tỏ.

Ngoài ra, nếu có thắc mắc về cách tính lãi của ngân hàng bạn hỏi trực tiếp nhân viên ngân hàng có lẽ cũng sẽ được giải thích.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom