Quản lý Hụi (Họ, Huê, Phường)

Liên hệ QC

M@trixs

Thành viên thường trực
Tham gia
3/3/11
Bài viết
257
Được thích
335
Đã có ai viết được ứng dụng quản lý và tính toán Hụi (Họ, Huê, Phường...) chưa cho mình xin file tham khảo với !!!!

Bài toán này khó tính ra quá, dù đã hiểu quy trình nhưng khi đưa nó lên exxcel để quản lý thì mới thấy còn nhiều vấn đề phát sinh mà khi tính bằng tay thì ko cần để ý tới (Nhưng mệt....**~**)

Chân thành cảm ơn !

(PS: Hụi, họ, huê, phường đã được Nhà nước chấp thuận cho phép hoạt động và được Nhà nước đứng ra làm chủ xị nếu có tranh chấp nên đừng bác nào vào đọc rồi nói topic này phạm luật nhé... --=0)
 
/-(ụi, cũng vui đây, khì, khì,. . . .

/(/hưng mỗi loại hình có lệ của nó; Do lẻ đó, viết ở đâu cũng cần biết cái lệ đó như thế nào;

/(/)à cũng qua cái lệ đó, cộng đồng sẽ biết được rằng đáng giúp bạn hay không nữa kia!

Thân ái & chúc ngủ ngon!
 
Đã có ai viết được ứng dụng quản lý và tính toán Hụi (Họ, Huê, Phường...) chưa cho mình xin file tham khảo với !!!!

Bài toán này khó tính ra quá, dù đã hiểu quy trình nhưng khi đưa nó lên exxcel để quản lý thì mới thấy còn nhiều vấn đề phát sinh mà khi tính bằng tay thì ko cần để ý tới (Nhưng mệt....**~**)

Chân thành cảm ơn !

(PS: Hụi, họ, huê, phường đã được Nhà nước chấp thuận cho phép hoạt động và được Nhà nước đứng ra làm chủ xị nếu có tranh chấp nên đừng bác nào vào đọc rồi nói topic này phạm luật nhé... --=0)


Theo tôi nghĩ thì việc chơi hụi cũng đã có người sử dụng Excel để theo dõi, quản lý và tính toán rồi, nhưng với tính cách theo dõi đơn thuần chứ chưa ứng dụng hết các chức năng của Excel vào việc tính toán và quản lý.


Khi theo dõi thực tế thì có nhiều vấn đề phát sinh do đó bạn muốn hỏi thì cần nêu 1 số vấn đề cụ thể như sau:
- Bạn muốn theo dõi hụi ngày, hụi tuần hay hụi tháng.
- Mỗi đầu hụi có bao nhiêu người chơi (để tính đến lần hốt hụi cuối cùng).
- Nó còn căn cứ vào mỗi lần hốt hụi, bạn cần phải nói cụ thể về việc hốt hụi cái này nó không theo quy luật nào cả, tùy theo số tiền kêu cho mỗi lần hốt (người nào bỏ cao nhất thì mới được hốt), số tiền kêu (bỏ) đó thì khấu trừ vào tiền hốt như thế nào hay do ngưới đóng tự khấu trừ? khi hốt xong thì lần sau phải đóng hụi như thế nào?
Bạn cần nêu thêm 1 số quy tắc khác mà tôi chưa nêu ra thì mới mong có người giải đáp cho bạn được.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
thí dụ: có 10 người chơi, với mỗi phần hụi là 1000đ, khi người thứ 1, cần tiền, họ bỏ thăm ( thường là bỏ thăm kín ), chịu trả lãi là 5đ, thì bạn chỉ đóng cho người nầy là 995đ, và 8 người kia cũng đóng như thế, và người hổt được đầu tiên là 8955đ, vậy là người hốt đầu chịu thiệt là 45đ cùng cộng tiền huê hồng ( tùy người chủ hụi giao hẹn trước).
đến kỳ thứ 2, thì người thứ 2; có khi cần tiền thì có thể họ chịu cho lãi cao hơn thì cứ như thế mà tính, và người thứ 1, kể như là phải đóng hụi chết cho đến lần thứ 9, mỗi lần là 1000đ, còn người thứ 2, thì đóng hụi chết chỉ có 8 lần, cứ như thế mà tiếp tục tính kế tiếp 3,4,5,.....đến khi kết thúc lần thứ 10, thì gọi là người hốt chót thì được 9000đ, nhớ là nên trừ phần của mình ra, và nếu bạn tính là mỗi lần lời là 5đ, thì bạn bỏ ra 9000đ, và đã nhận lãi là 45đ.

Bên dưới M@trixs có gởi 1 Form mẫu để mọi người cùng phát triển. Với các yêu cầu sau:
- Tính được số tiền hốt được của người chơi
- Tính được lãi suất phải chịu khi họ bỏ giá để được hốt
- Có thể dùng VBA hay gì đó để lập trình cho nếu có "N" chân thì bảng tính sẽ nhảy ra "N kỳ"
..............
 

File đính kèm

  • QL Hui.xlsx
    11.1 KB · Đọc: 1,856
thí dụ: có 10 người chơi, với mỗi phần hụi là 1000đ, khi người thứ 1, cần tiền, họ bỏ thăm ( thường là bỏ thăm kín ), chịu trả lãi là 5đ, thì bạn chỉ đóng cho người nầy là 995đ, và 8 người kia cũng đóng như thế, và người hổt được đầu tiên là 8955đ, vậy là người hốt đầu chịu thiệt là 45đ cùng cộng tiền huê hồng ( tùy người chủ hụi giao hẹn trước).
đến kỳ thứ 2, thì người thứ 2; có khi cần tiền thì có thể họ chịu cho lãi cao hơn thì cứ như thế mà tính, và người thứ 1, kể như là phải đóng hụi chết cho đến lần thứ 9, mỗi lần là 1000đ, còn người thứ 2, thì đóng hụi chết chỉ có 8 lần, cứ như thế mà tiếp tục tính kế tiếp 3,4,5,.....đến khi kết thúc lần thứ 10, thì gọi là người hốt chót thì được 9000đ, nhớ là nên trừ phần của mình ra, và nếu bạn tính là mỗi lần lời là 5đ, thì bạn bỏ ra 9000đ, và đã nhận lãi là 45đ.

Bên dưới M@trixs có gởi 1 Form mẫu để mọi người cùng phát triển. Với các yêu cầu sau:
- Tính được số tiền hốt được của người chơi
- Tính được lãi suất phải chịu khi họ bỏ giá để được hốt
- Có thể dùng VBA hay gì đó để lập trình cho nếu có "N" chân thì bảng tính sẽ nhảy ra "N kỳ"
..............

Cái vụ này không có ổn, kiểu hao hao giống với cái vụ "Hàm phân biệt nam nữ" ở chỗ n! (giai thừa sẽ quá nhiều). Không hẳn người sau hốt với giá thấp hơn người trước và nếu có n người tham gia thì phép tính sẽ phức tạp hơn. Lấy quyển sổ ra theo dõi nguyên thủy đi cho nhanh :D
 
Suy luận đơn giản, cấu trúc dữ liệu đơn giản, thì tính toán sẽ đơn giản.
Trường hợp 1 người có nhiều phần, cũng phải liệt kê đủ dòng, mỗi phần 1 dòng.
 

File đính kèm

  • QL Hui.xlsx
    13.3 KB · Đọc: 1,130
Lần chỉnh sửa cuối:
Suy luận đơn giản, cấu trúc dữ liệu đơn giản, thì tính toán sẽ đơn giản.
Trường hợp 1 người có nhiều phần, cũng phải liệt kê đủ dòng, mỗi phần 1 dòng.

Cám ơn anh đã thể hiện nội dung yêu cầu của em. Đúng là nếu bài toán khó nhưng ta biết cách tóm lược và trình bày gọn gàng thì đáp số sẽ đến nhanh nhất.... Cám ơn anh lần nữa....

Nếu có cải tiến thì anh có thể cải tiến nó thêm gì nữa không ạ ????
- VD như khống chế không cho nhập STT trùng (vì 1 chân không thể hốt 2 lần) ???
- Có thể tự động chèn thêm hoặc xóa bớt cột "Kỳ xxx" vào theo số thứ tự chân tăng lên hoặc giảm xuống không anh ???
 
Lần chỉnh sửa cuối:
- VD như khống chế không cho nhập STT trùng (vì 1 chân không thể hốt 2 lần) ???

Dùng validation

- Có thể tự động chèn thêm hoặc xóa bớt cột "Kỳ xxx" vào theo số thứ tự chân tăng lên hoặc giảm xuống không anh ???

Công thức có sẵn, 1 công thức duy nhất, fill ngang dọc thoải mái.
 
Suy luận đơn giản, cấu trúc dữ liệu đơn giản, thì tính toán sẽ đơn giản.
Trường hợp 1 người có nhiều phần, cũng phải liệt kê đủ dòng, mỗi phần 1 dòng.

Chào anh

Em k hiểu lắm ở hàng Lãi phải chịu là sao anh? Em chưa hiểu lắm ý nghĩa của Lãi phải chịu ở phần này, anh giải thích giúp em nhé!
 
10 phần, bỏ mình ra còn 9, mỗi phần 1 triệu là 9 triệu
Chín triệu mà chỉ thu về 7 triệu bảy, thì 1 triệu 3 gọi là kí rì?
 
10 phần, bỏ mình ra còn 9, mỗi phần 1 triệu là 9 triệu
Chín triệu mà chỉ thu về 7 triệu bảy, thì 1 triệu 3 gọi là kí rì?

Thưa chú (vì con mới xem hồ sơ của chú, thấy chú lớn tuổi hơn con rất nhiều nên con xưng chú, mong chú thông cảm cho lần trước con không biết nên xưng chú bằng anh), theo con được biết thì đâu phải lúc nào mình cũng đóng "Chết" là 1 triệu đâu chú, tùy từng trường hợp mà chú? có khi mình đóng phần đó là "Sống" nếu mình chưa hốt hụi, khi nào mình hốt rồi mới đóng "Chết" tức là 1 triệu chứ ạ

Con gởi đính kèm theo file đính kèm, chú xem giúp nhé, phần con tô màu xanh ạ

Còn phần so sánh khi gởi ngân hàng nữa, có gì chú xem giúp con nhé

Có nhiều phần con chưa hiểu, nên có gì mong nhận được sự giúp đỡ từ chú
 

File đính kèm

  • Book1.xls
    77.5 KB · Đọc: 670
Lần chỉnh sửa cuối:
Dòng 36 (Kết quả theo ptm0412, theo ptm thôi, vì ptm cũng có thể sai, nếu nói theo GPE mà ptm làm sai thì ptm mang tội ngàn thu ấy), dòng 36 là lãi phải chịu tại đúng thời điểm hốt.

Dòng 37 (theo Laura), là lãi phải chịu khi so sánh số tiền nhận được và tổng tiền phải đóng trước đó và sau này. Như vậy, phải thêm yếu tố thời gian vào mới đúng. Số tiền nhận hôm nay và số tiền phải trả 1 tháng sau, dù có bằng nhau về giá trị tuyệt đối, cũng sẽ khác nhau về giá trị thực, nếu quy về cùng thời điểm (có thể dùng hàm PV Present value)

Tuy nhiên, xét về tổng thể, dòng 36 chưa phải toàn bộ vấn đề. Mới chỉ tính lãi phải chịu, chưa tính lãi được hưởng.
Lãi được hưởng là lãi do 1 phần 1 triệu mà mình chỉ phải đóng ít hơn, trong những kỳ trước đó. Ẹc, nói đến kỳ trước đó thì lại phải xét đến yếu tố thời gian, và có thể dùng hàm FV.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dòng 36 (Kết quả theo ptm0412, theo ptm thôi, vì ptm cũng có thể sai, nếu nói theo GPE mà ptm làm sai thì ptm mang tội ngàn thu ấy), dòng 36 là lãi phải chịu tại đúng thời điểm hốt.

Dòng 37 (theo Laura), là lãi phải chịu khi so sánh số tiền nhận được và tổng tiền phải đóng trước đó và sau này. Như vậy, phải thêm yếu tố thời gian vào mới đúng. Số tiền nhận hôm nay và số tiền phải trả 1 tháng sau, dù có bằng nhau về giá trị tuyệt đối, cũng sẽ khác nhau về giá trị thực, nếu quy về cùng thời điểm (có thể dùng hàm PV Present value)

Tuy nhiên, xét về tổng thể, dòng 36 chưa phải toàn bộ vấn đề. Mới chỉ tính lãi phải chịu, chưa tính lãi được hưởng.
Lãi được hưởng là lãi do 1 phần 1 triệu mà mình chỉ phải đóng ít hơn, trong những kỳ trước đó. Ẹc, nói đến kỳ trước đó thì lại phải xét đến yếu tố thời gian, và có thể dùng hàm FV.

Chú ơi, có thể ví dụ trực tiếp các công thức chú nêu ra trong file được k ạ?
 
Sao mà ghét tên file book1 thế
Sao mà ghét canh giữa vô duyên vô cớ, merge cell vô duyên vô cớ thế

File đính kèm có thêm 2 sheet:
1 sheet tính như cũ (lãi phải chịu), tính thêm lãi được hưởng (tuyệt đối). Hai cái này cấn trừ nhau ra kết quả giống laura.

1 sheet có 2 cách tính (có yếu tố thời gian):
- Cách tính 1: Dùng NPV với cả dòng tiền
- Cách tính 2: Dùng PV với từng con số (quy về cùng 1 thời điểm hốt lần đầu) rồi tính tổng
Hai cách tính này ra cùng kết quả.
 

File đính kèm

  • QL-Hui.rar
    21.2 KB · Đọc: 809
Sao mà ghét tên file book1 thế
Sao mà ghét canh giữa vô duyên vô cớ, merge cell vô duyên vô cớ thế

File đính kèm có thêm 2 sheet:
1 sheet tính như cũ (lãi phải chịu), tính thêm lãi được hưởng (tuyệt đối). Hai cái này cấn trừ nhau ra kết quả giống laura.

1 sheet có 2 cách tính (có yếu tố thời gian):
- Cách tính 1: Dùng NPV với cả dòng tiền
- Cách tính 2: Dùng PV với từng con số (quy về cùng 1 thời điểm hốt lần đầu) rồi tính tổng
Hai cách tính này ra cùng kết quả.

Chú ơi, nếu theo các cách tính này thì lời, lỗ phụ thuộc vào yếu tố lãi ngân hàng nữa đúng k chú?

nếu lãi suất ngân hàng từ 3% trở lên thì mình nên hốt hụi trước rồi gởi ngân hàng sẽ có lời hơn rồi đúng k chú?

ở đây con k thấy chú đề cập đến vấn đề thời gian đóng hụi? vì 21 kỳ hụi kéo dài đến tận gần 2 năm lận đó chú?

hiện nay lãi tiền gởi của ngân hàng được tính theo công thức thực tế như sau:

lãi tiền gởi = số tiền gởi x lãi suất gởi tính theo năm/12/30 * số ngày gởi thực tế

(đối với trường hợp khách hàng gởi trên 1 tháng và không rút trước hạn, còn các trường hợp rút trước hạn và gởi dưới 1 tháng thì lãi suất sẽ thấp hơn rất nhiều và k vượt quá 2%/năm)

con k thấy trong bảng tính của chú có đề cập đến cách tính lãi này ạ.

vậy trường hợp này sẽ như thế nào chú?

(con hơi rắc rối, nhiều thắc mắc, mong chú thông cảm hihi)
 
Trời ạ!
Trong hàm PV và NPV đều có tham số lãi suất và có cả tham số thời gian đấy thôi.
Giả định kỳ hốt hụi là tháng và lãi suất 1 tháng là 1% đó.
 
Trời ạ!
Trong hàm PV và NPV đều có tham số lãi suất và có cả tham số thời gian đấy thôi.
Giả định kỳ hốt hụi là tháng và lãi suất 1 tháng là 1% đó.

hihihi

Dạ, con thấy rồi ạ, lần sau con lại thỉnh giáo chú tiếp nha chú. con bị nhầm lãi suất năm

à, con thấy mọi người gọi chú là Thầy, vậy lần sau con sẽ gọi chú là Thầy ạ
 
Thưa Thầy.

Em mới nghỉ ra thêm 1 vấn đề như thế này ạ.

1/ Nếu mình k đóng hụi mà dùng tiền này gởi ngân hàng (VD kỳ 1 gởi 2,4 triệu đồng, kỳ 2 gời 2,35 triệu đồng.....) thì mình có tiền lãi gởi ngân hàng, nhưng bây giờ đã dùng tiền này đóng hụi thì xem như mất cơ hội có tiền lãi ngân hàng

=> vậy có nên tính thêm phần cơ hội đã bị mất này k ạ? (phần em thêm và tô màu tím trong sheet Old).

2/ Lãi suất ngân hàng thay đổi theo từng thời điểm như phần em tô màu xanh trong sheet Old thì như vậy đối với sheet Ptm-New(2) mình phải bổ sung như thế nào ạ?

Vd: đối với kỳ 1 đến 3, lãi suất ngân hàng vẫn 9%/năm, nhưng đến kỳ 4 thì lãi suất lại tăng đến 12%/năm

=> nếu mình là người tham gia chơi hụi thì quyết định của mình lúc này sẽ như thế nào ạ?

Em gởi kèm file, Thầy xem giúp em ạ
 

File đính kèm

  • QL hui.rar
    18.7 KB · Đọc: 374
Suy luận đơn giản, cấu trúc dữ liệu đơn giản, thì tính toán sẽ đơn giản.
Trường hợp 1 người có nhiều phần, cũng phải liệt kê đủ dòng, mỗi phần 1 dòng.

Đúng với yêu cầu thực tế,mẫu này sử dụng nhiều nhất,tùy chỉnh đơn giản để phù hợp với yêu cầu bản thân
Thanks nhiều
 
Cảm ơn bài viết của mọi người, em đang rất quan tâm về chơi Hụi dưới góc nhìn tài chính
Bài excel của thầy ptm0412 rất hay nhưng em thắc mắc ở chỗ vẫn để lãi(lỗ) hình như không ổn.
Lãi(lỗ) của chơi Hụi phải được tính vào thời điểm hốt Hụi mới đúng ý nghĩa chứ , quy về thời điểm đầu kì để làm gì?( nó đâu có ý nghĩa gì đâu). tức ở đây trước hết là đi tìm NPV của khoản tiền tại thời điểm hốt Hụi từ đó mới tính lãi(lô) tại đúng thời điểm hốt hụi chứ??
Mong mọi người xem lại và giải đáp thắc mắc của em
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom