Những vấn đề về hàm IF

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.
Bạn Có thể dùng hàm &If ma.Bạn muốn có bao nhiêu điều kiện cũng được mà.
Bạn Thử nhé:=if(B2=<=D2,E2=C2,"")&if(B2>D2,B2=D3,"")&IF(AND(B2>=D2,B2<=D3),E2=C3,"")&IF(AND(B2>D3,B2=D4),E2=C4,"")......
:=\+

Hàm IF chỉ dùng được 7 lần thôi bạn à, không IF thỏa mái được đâu.
 
Bác cop_kh tạo ra 1 cái bảng khác thế người đọc nhìn vào sẽ nghĩ mình làm sai vì khi đó ví dụ như cáp 4x10 có dòng cho phép là 38 thì ko đúng, nó phải là 49 cơ. Ta phải tính đến việc làm ra và in ra, chứ ko phải chỉ làm cái bảng đó để chỉ mình kiểm tra và chọn cáp.
 
Như vậy thì dùng hàm VLOOKUP với cách tra gần đúng là OK nhất rồi phải không các Bác nhỉ. Vậy mà các Bác khó thằng em không hà hihihi.
Bài này bạn tính sai à nha! (sai ở chổ thiết kế bảng phụ)
Giả sử cột B người ta tính ra được kết quả đúng = 38 thì loại cáp phải là 4x6 chứ (của bạn nó ra 4x10)
Thêm nữa: Nếu thiết kế bảng phụ thì đương nhiên dùng VLOOKUP được rồi... và tôi cũng đồng ý với cách làm này. Tuy nhiên bạn phải thiết kế lại bảng phụ... Không dể à nha!
 
Hàm IF chỉ dùng được 7 lần thôi bạn à, không IF thỏa mái được đâu.
Bạn nói hỏng đúng rồi, Cop_kh à.
Hàm IF chỉ lồng nhau được 7 lần, thì đúng. Còn dùng hàm IF như cái cách của gautruchd dùng thì 70 lần cũng được! Miễn là tổng số ký tự có trong công thức nằm trong phạm vi cho phép của Excel (maximum là 32,767 ký tự).
 
Ở đây trường xin trả lời 4 câu hỏi và bài tập luôn:
thứ nhất là baitap1:
luong duoc tang 0.5% với 0.3% ban lam nhu sau
neu ngay tuyen dung truoc ngay 01/01/88 tang 0.5%, nguoc lai 0.3%
có liên quan đến ngày tháng vi vậy có 3 cách làm
+dùng hàm datevalue(chuoi ngay thang)=> ngay thang
vd: datevalue("01/01/1988")=>01/01/1988
=IF(C2<DATEVALUE("01/01/01988"),5%,3%)
+dung ham date(nam,thang,ngay)=> bt ngay thang nam
vd: date(01,01,88)=> 01/01/88
=IF(C2<DATE(88,01,01),5%,3%)
+ nhập vô 1 ô bất kỳ ngày 01/01/1988 rồi lấy ngày đề bài yêu câu so sánh với ngày mới nhập va cố định ngày đó luôn vd nhâp vô ô D9 ngay 01/01/1988
=IF(C2<$D9$,5%,3%)
tiếp theo là đề 06:
1)=VLOOKUP(LEFT(B5,3),$A$18:$C$22,2,0
2)=IF(LEFT(B5,3)="cpu","thung",IF(LEFT(B5,3)="fdd","hop","cai"))
3)=VLOOKUP(LEFT(B5,3),$A$18:$C$22,3,0) câu này bạn trộn 2 ô thành 1 ô tên hàng nên khi láy cột đơn giá không được ?? lần sau cân thận hơn nha!!
4)=IF(C5="CDROM",0,E5*LEFT(G5,LEN(G5)-3)*5%) câu này làm cách này ngắn hơn cách bạn làm rất nhiều
5)tinh tong thành tiền:=SUMIF($E$5:$E$14,">20",$H$5:$H$14)

tiếp theo là đề thi 7:
1)=VLOOKUP(LEFT(B4),$H$17:$L$19,2,0)&" "&IF(RIGHT(B4,2)="AP","AN PHU",IF(RIGHT(B4,2)="MD","MA DA","MY AN"))
đầu tiên là lâytến vật liệu trước bằng hàm dò tìm vlookup rồi dùng & kết hộp " " tạo khoang trắng &" "& sau đó dùng hàm diều kiện if để lấy nơi sản xuất dựa vào 2 ký tự cuối của mã hàng
2)=VLOOKUP(LEFT(B4),$H$17:$L$19,3,0)
3)=IF(MID(B4,2,2)="08",VLOOKUP(LEFT(B4),$H$17:$L$19,4,0),IF(MID(B4,2,2)="09",VLOOKUP(LEFT(B4),$H$17:$L$19,5,0),"CBG")) câu này phải hiểu kỷ bài mới làm được ở dâu dùng hàm diều kiện trước nếu tháng 08 thi láy đơn giá tháng 8 bàng cách sử dụng hàm vlookup ,rồi lại xét dk cho tháng 09 để lấy đơn giá tháng 9 ,nguợc lại mới dể chờ bào giá
4)=IF(F4="CBG","TINHSAU",F4*D4)
5) rút trích thì dể rồi đọc lại file đính kem của trường nha

+tiếp theo dề thi 05 câu 6 và câu 10
6=IF(OR(LEFT(B3,3)="chl",LEFT(B3,3)="nik"),G3*LEFT(LEN(H3)-2)*3%,G3*LEFT(LEN(H3)-2)*5%)
dựa vào mã công ty cho ngắn và đổi chuổi số sang dạng số
10)câu 10 trường dùng hàm thống ke countif để đếm bạn coi file dính kèm nha
ở đây
 

File đính kèm

  • Cau 6+10 DETHI05.xls
    23.5 KB · Đọc: 44
  • DETHI06.xls
    19.5 KB · Đọc: 34
  • DETHI07.xls
    20 KB · Đọc: 31
  • DETHI08.xls
    19.5 KB · Đọc: 32
  • Bài tập 1.xls
    15 KB · Đọc: 36
Cách kết hợp nhiều hàm IF trong lập bảng


Các bạn giúp mình lập hàn IF trong bảng tính này với nhé :.,
Mình nói sơ qua về nội dung của bảng tinh cho các bạn dễ làm nhé }}}}}
Trong bảng mình cần tính ở 3 cột là : Cước cơ bản Hành khách, cước cơ bản hành lýcột tiền phạt HK + HL
Có 2 loại vé : Vé Hành khách và vé Hành lý.
Trong đó vé HK có 3 trường hợp
- Toàn vé
- Vé trẻ em
- Vé không hợp lệ ( là người đi tàu sử dụng thẻ ưu đãi không đúng đối tượng)

Khi tính 1 cái vé có khả năng sau :
1- Nếu là vé hành khách :
+ Tại cột cước cơ bản hành khách:
Trường hợp 1 : Nếu là vé Toàn vé
Cước cơ bản hành khách = Tiền thu/2 - Bảo hiểm
Trường hợp 2 : Nếu là vé Trẻ em:
Cước cơ bản hành khách = Tiền thu - Bảo hiểm
Trường hợp 3 : Nếu là vé không hợp lệ
Cước cơ bản hành khách = 0
+ Tại cột cước cơ bản hành lý: Không tính

+ Tại cột tiền phạt HK + HL:
Trường hợp 1: Nếu là vé Toàn vé
Tiền phạt HK + HL = Tiền thu / 2
Trường hợp 2 : Nếu là vé trẻ em
Tiền phạt HK + HL = 0
Trường hợp 3 : Nếu là vé không hợp lệ
Tiền phạt HK + HL = Tiền thu - Bảo hiểm
2 Nếu là vé Hành lý :
+ Tại cột Cước cơ bản hành khách: Không tính
+ Tại cột cước cơ bản hành lý = Tiền thu / 2
+ Tại cột Tiền phạt HK + HL = Tiền thu / 2

Mình muốn dùng hàm IF ( hoặc bất kỳ hàm gì ) để lập được bảng tình trên. Mong các bạn giúp đỡ. Mình cảm ơn trước nhé /-*+/

Ở đây mình có thể ký hiệu 1 , 2 , 3 ( hoặc A , B , C ) ở cột " Loại vé " cho 3 loại vé là : Vé Toàn vé ; Vé trẻ em ; Vé không hợp lệ.
Mong các bạn bớt chút thời gian giúp mình nhé !
 

File đính kèm

  • Bao cao ve ban.xls
    18 KB · Đọc: 55
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Với khả năng của mình thì chỉ giúp bạn được như sau:
= IF(Có bảng giá cước; Số vé bán được*đơn giá cước; Bó tay!)
= IF (Mỗi ga có 3 dòng; Tính cột tiền phạt riêng một dòng cho loại trốn vé; Phải cộng bàng thủ công rồi ghi vào biểu báo cáo)
Nói chung:
IF bạn không đưa đủ dữ liệu THEN Khả năng của mình không thể giải quyết ELSE Đưa file cụ thể lên GPE
Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi tạm đặt số cho các loại vé như thế này:
1 = Vé Toàn vé
2 = Vé Trẻ em
3 = Vé Không hợp lệ
4 = Vé Hành lý​

000-749.jpg
Theo bảng tính trên đây và theo những điều kiện bạn đã nêu, thì xin đề nghị những công thức sau đây:

Công thức tính Cước cơ bản Hành khách (cột G):
[G9]: =IF(C9=1, F9/2-J9, IF(C9=2, F9-J9, 0))

Công thức tính Cước cơ bản Hành lý (cột H):
[H9]: =IF(C9=4, F9/2, 0)

Công thức tại cột Tiền phạt (cột I):
[I9]: =IF(C9=2, 0, IF(C9=3, F9-J9, F9/2))
 
Mình cảm ơn bạn nhiều nhé ! Mình sẽ thử làm nêu có gì trục trặc thì minh sẽ hỏi tiếp nhé :D ! Thanks !!!
 
Cho em hỏi cách sử dụng hàm IF trong bài tập này

Số ngày ở = ngày đi- ngày đến , nếu ngày đi = ngày đến thì số ngày ở = 1 chứ không phải = 0
 

File đính kèm

  • Book1.xls
    17 KB · Đọc: 61
Chả IF gì hết. Với bài này, bạn chỉ cần công thức:
F3 = E3-D3+1​
Xong copy cái rẹt xuống tới F10.

Thành thật khuyên bạn nhé:
  • Đừng bao giờ dùng hàm DAYS360, trừ phi bạn sống ở Mỹ.

  • Dùng VLOOKUP thì dùng tham số thứ tư là 0, đừng dùng 1, trừ phi danh sách dò tìm của bạn đã được sắp xếp (Sort).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em nghĩ là chỉ khi D3=E3 thì mới dc tính là 1 ngày , còn các ngày khác nó có chênh lệch , sao lại +1 dc

Còn lời khuyên của anh , em chân thành cảm ơn và tiếp thu
 
Ngày trừ ngày

Đúng là ngày trừ ngày trong EXCEL là rất huyền ảo. Nếu không cẩn thận là sai như chơi.
Ví dụ: dùng =DATEDIF(01/01/2009;31/01/2009;"d") thì là bao nhiêu ngày? tháng 2 cũng thế, tháng 3 cũng thế và =DATEDIF(01/01/2009;31/03/2009;"d") sẽ không bằng 3 tháng trên cộng lại. Xin được hướng dẫn để rõ thêm.
Xin kèm file
 

File đính kèm

  • NgayTruNgay.xls
    13.5 KB · Đọc: 38
Em nghĩ là chỉ khi D3=E3 thì mới dc tính là 1 ngày , còn các ngày khác nó có chênh lệch , sao lại +1 dc
Thế theo bạn, từ 01/01/09 đến 01/01/09 là 1 ngày, và từ 01/01/09 đến 02/01/09 cũng là 1 ngày hay sao?
dùng =DATEDIF(01/01/2009;31/01/2009;"d") thì là bao nhiêu ngày? tháng 2 cũng thế, tháng 3 cũng thế và =DATEDIF(01/01/2009;31/03/2009;"d") sẽ không bằng 3 tháng trên cộng lại
DatedIf(beginDate, EndDate, "d") chính xác thì bằng với EndDate - BeginDate. Vậy nếu không cộng 1 thì làm sao đúng được với thí dụ trên? Nếu 4 cái DatedIf bạn đều cộng 1, thì 3 cái cộng lại sẽ bằng với cái thứ tư thôi.
Tóm lại là không có huyền ảo gì cả, mà chỉ là quy ước cách tính của Excel, và ta phải áp dụng đúng quy định của Excel mà thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đúng là ngày trừ ngày trong EXCEL là rất huyền ảo. Nếu không cẩn thận là sai như chơi.
Ví dụ: dùng =DATEDIF(01/01/2009;31/01/2009;"d") thì là bao nhiêu ngày? tháng 2 cũng thế, tháng 3 cũng thế và =DATEDIF(01/01/2009;31/03/2009;"d") sẽ không bằng 3 tháng trên cộng lại. Xin được hướng dẫn để rõ thêm.
Xin kèm file

Các hàm tính số ngày trong Excel được tính toán theo kiểu qua 1 ngày thì mới tính là 1, còn bạn tính toán chưa qua ngày là tính 1 nên mới có sự chênh lệch như vậy. Hiểu nôm na như sự hênh lệch giữa cách tính tuổi ta và tuổi tây vậy. Vì thế theo nhu cầu mà tính toán cho phù hợp thôi bạn ạ.
 
Còn cái này thì tính sao các anh ! Xin gửi file kèm them ! Tính dùm em Tiền thưởng
 

File đính kèm

  • DE_10.XLS
    41.5 KB · Đọc: 43
Em nghĩ là chỉ khi D3=E3 thì mới dc tính là 1 ngày , còn các ngày khác nó có chênh lệch , sao lại +1 dc
Tất cả những bài toán tính thời gian mà có liên quan đến số ngày ở, số ngày làm việc, v.v... và nhất là khi có dính dáng tới chuyện tính tiền theo ngày, thì bao giờ người ta cũng lấy thời gian sau trừ thời gian trước và cộng thêm 1. Khi bạn xin đi làm trong một công ty nào đó, thì ngay khi bạn bước vào làm, bạn đã được tính lương 1 ngày rồi. Hoặc khi bạn vào nghỉ ở một khách sạn, thì ngay khi bạn nhận chìa khóa phòng, người ta đã tính là bạn ở một ngày rồi. Phải không?

Bạn thử tính bằng tay nhé: Bạn đi làm ngày thứ 2 (2/3/2009), đến thứ 6 (6/3/2009), thì phải tính lương cho bạn mấy ngày? Thứ hai nè, thứ ba nè, thứ tư, thứ năm, rồi thứ sáu, là 5 ngày, OK? Nếu tính "như bạn nghĩ", thì lấy ngày 6/3/2009 - ngày 2/3/2009 = 4 ngày, bạn có chịu không? Bạn có đòi người ta cộng thêm 1 vào phép trừ đó không?

Dạng toán này giống như bài toán trồng cây: Cứ cách 1 mét trồng một cây, hỏi một con đường dài 10 mét thì có mấy cây? Phải có 11 cây, phải không bạn?
 
Cảm ơn anh BNTT ! Cho em hỏi cách tính trong file đính kèm đã gửi
 
Còn cái này thì tính sao các anh ! Xin gửi file kèm them ! Tính dùm em Tiền thưởng
Bài này, bạn dùng hàm VLOOKUP mà không có tham số thứ 4. Khi không có tham số thứ 4, hàm VLOOKUP sẽ tìm một giá trị lớn nhất mà nhỏ hơn hoặc bằng giá trị muốn đem đi dò.

Ví dụ, trong bảng dò (B23:E34), ở số ngày công chỉ có 3 con số 0, 10, 20. Nếu bạn đem con số 5 (ở cột C) đi dò, thì VLOOKUP sẽ lấy giá trị tương ứng với số 0 (là số lớn nhất mà nhỏ hơn 5), và điều đó thỏa mãn yêu cầu là người này làm ít hơn 10 ngày (xem ở cột ghi chú). Hoặc bạn lấy số 26 đi đò, thì VLOOKUP sẽ lấy giá trị tương ứng với số 20, là số lớn nhất mà nhỏ hơn 26. Bạn hiểu chứ.

Còn cột để dò, thì dùng hàm IF: Nếu là A thì lấy cột thứ 2, B thì lấy cột thứ 3, C thì lấy cột thứ 4.

Bạn tự làm đi, rồi đưa công thức lên đây, tôi xem dùm cho. Chứ nếu tôi làm cho bạn luôn thì biết đến bao giờ bạn mới giỏi được?

P/S: Nếu chưa nắm rõ cách dùng các hàm, bạn có thể tra cứu bằng các link ở dưới chữ ký của tôi.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom