anhtuan1066 đã viết:
Tôi cũng đồng ý với bác SA_DQ về quan điểm này.. vì rút kinh nghiệm tại cty tôi, lúc đầu người ta cũng làm code chi tiết lắm: nào là loại máy, hảng sx... vân... vận.. rồi có cha thêm vào mục VỊ TRÍ ĐẶT MÁY,tức là hiện tại nó đang nằm ở xưởng nào... Lúc đầu thì thấy hay lắm nhưng sau 1 thời gian máy móc di chuyển tùm lum mới thấy dở khóc dở cười vì mấy cái code này
ANH TUẤN
Việc này sai là đúng rồi, phải xác định rằng cái nào là
bất biến, cái nào là
khả biến. Từ đó mới xây dụng lên cấu trúc một CSDL được
Quy tắc này đến anh amatuer như em còn biết, không biết các cậu làm phần mềm trên có biết không ????
Em VD :
VD1:
Ta cần quản lý cả "Vị trí lắp máy", vậy thì phải phân tích : Vị trí lắp máy không thể là một cái bất biến.
Vì vậy hãy cho nó vào mục phát sinh, khi có sự di chuyển, thay đổi các yếu tố khả biến thì sẽ phản ánh vào phát sinh.
VD2
Ta cần quản lý khách hàng theo Cán bộ phụ trách. Cán bộ phụ trách là giới hạn (VD <50 người). Vậy thì hãy đưa vào danh mục. Và mỗi khách hàng khi khai báo phải có một mã nhân viên phụ trách nhất định. Đây chính là CB phụ trách hiện tại.
Vậy thì có một vấn đề đặt ra là nếu anh CB đó nghỉ, hay là chuyển khách hàng này từ CB này sang CB khác quản lý thì sao . . .
Như vậy CB quản lý là một yếu tố khả biến. Vậy thì nó phải được phản ánh ở trong Phát sinh
Khi đó, nếu ta nhập chúng từ . . mặc định khách hàng đó sẽ lấy CB phụ trách ở DM ra (vì anh ta là hiện tại), và anh ta sẽ được lưu lại trong Phát sinh.
Sau này, nếu thay đổi CB phụ trách trong danh mục thì những nghiệp vụ đã phát sinh và được lưu lại không bị ảnh hưởng gì cả. Anh A vẫ là A, anh B vẫn là B.
Như vậy Danh mục CB (ở DM khác hàng) theo dõi này không có tác dụng tổng hợp báo cáo mà chỉ có tác dụng dùng cho nhập liệu dễ dàng hơn.
Như vậy việc các bộ phận hòan toàn có thể đưa vào Danh mục, nhưng nhớ rằng nó là "khả biến" - giống như TH cán bộ phụ trách ở trên.
Chính vì thế ở trên em mới đề nghị cân nhắc việc VT có thực sự chỉ được sử dụng ở 1 bộ phận không ??? Đó chính là khả biến hay bất biến.
Thân!