Người Việt, tiếng Việt, chữ Việt

Liên hệ QC
Thì cô giáo ở HB trước tòa có bảo rằng: Mọi người đều gù, mình thẳng nên trở thành khuyết tật, mà!

Vậy cho nên khi ra Bắc nhậu, mình nên xài tiếng Bắc & ngược lại. Nếu không vậy, mấy bợm tìm cách phạt hay thưởng mình thêm vài li ngay!

Mình biết ỏ 1 vùng ngoài Hà tĩnh, để nói từ cá hay cà đều phải nói là ca có cuống hay ca có đuôi. (Đô Lương), Bên này sông nói cho người bên kia sông đã phải có phiên dịch rồi.
Nghỉ hè lớp 7, mình ở Sơn Tây, người Mường không nói được dấu huyền, nên hay bỏ dấu sắc trong câu: Anh bộ đội ơi, đèo em với!

[Hồi đó hiếm có người có xe đợp lắm! Bộ đội thì chỉ những người có súng ngắn hay báo ăn tiểu táo mà thôi.]

Phát thanh viên đài nói hay truyền hình cũng sai chính tả (50/50) trong địa danh Vũng Tàu, người Bắc đọc là Vũng Tầu (Ai đọc đúng?)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tại mình chưa bỏ tật kỳ thị cho nên thấy ngời ta nờ lờ cứ diễu là ngọng.
Chứ giọng quê Anh nó đọc không được âm "h" (home đọc là ôm), hay giọng miền Nam nước Mỹ nó té lè ra có thấy ai phê bình đâu.

(*) quý vị có xem phim James Bond "Live and Let Die" hôn? Cái thằng cha sê-ríp trong phim nói giọng Louisianna nhão nhẹt, chả nghe được tiếng nào.
Gần đây hơn, bộ phim NCIS New Orleans, mấy thằng trong đó nói giọng địa phương cố banh hai cái mép ra có thấy ai chê đâu.
 
Thân gởi anh @Ba Tê và mọi người.
Câu chuyện tiếng Việt kiểu này có lẻ không bao giờ kết thúc. Đây không phải là vấn đề được nêu lên lần đầu và sẽ không bao giờ có lần cuối.
Xác định lại chúng ta cần gì ở diễn đàn. Bây lâu nay chúng ta thường ứng xử kiểu xã hội "ra đời bị xử cho biết" dẫn đến diễn đàn ngày càng trở nên kém thân thiện giữa một bên là thế hệ có tuổi đời và chín chắn bên kia là nhóm các bạn trẻ muốn biết cái mới. Nhiều bạn mới chân ướt chân ráo vào diễn dàn đã bị thế hệ đi trước vùi dập cho biết mùi đời và không bao giờ muốn quay lại. Diễn đàn ngày càng trở thành diễn dàn của những người biết nhau chơi với nhau (Chưa kể còn có ngày những người này bất đồng với nhau tạo ra không khí không hề dể thở). Những người mới tới trở thành kẻ tay mơ, lớ ngớ là bị dập, bị bắt bẻ không thương tiếc. Rồi họ ngại mở miệng.
Tưởng tượng rằng một đứa trẻ lớn lên trong gia đình toàn người nghiêm khắc thì đứa trẻ đó chắc chắn rụt rè nhút nhát và không khí trong nhà chỉ là không khí trầm mặc. Không đứa trẻ nào muốn mở miệng nói chuyện, nói mất công bị chửi.

Chúng ta có đang trở nên kém bao dung?

Quay trở lại với chủ đề tiếng Việt của nhiều người không chuẩn. Thật đáng tiếc vì không ai trên diễn đàn này có đủ khả năng "dạy đời" cho những người đó để họ tốt hơn, viết chín chắn hơn. Vậy thì thế này nhé. nếu mọi người không thấy hài lòng với những kiểu tiếng Việt đó, XIN ĐỪNG ĐỌC nữa hãy tìm bài khác.

Thân ái,
Bình
 
Theo tôi hiểu thì chủ diễn đàn đã chính thức nói ra hai điều:

1. Ở đây không ai có đủ khả năng và kiến thức về tiếng Việt "chuẩn" để phê bình người khác. Vì vậy tốt hơn hết là "nên im lặng".

2. Nếu đọc một bài mà thấy không vừa ý với cách dùng tiếng Việt (*) trong bài thì cứ việc bỏ qua, đừng đọc tiếp.

Đó là hai điều được chính thức yêu cầu. Cái phần trước đó nói về "người mới lớ quớ là bị đập [sic]" chỉ là nhận định cá nhân của chủ diễn đàn, không cần bàn tới.

Có chỗ nào tôi hiểu lầm thì xin chủ diễn đàn đính chính.

(*) không thấy nói đến tiếng Anh, và tiếng nửa Việt, nhưng cứ coi như cá mè một lứa đi.
 
Theo tôi hiểu thì chủ diễn đàn đã chính thức nói ra hai điều:

1. Ở đây không ai có đủ khả năng và kiến thức về tiếng Việt "chuẩn" để phê bình người khác. Vì vậy tốt hơn hết là "nên im lặng".

2. Nếu đọc một bài mà thấy không vừa ý với cách dùng tiếng Việt (*) trong bài thì cứ việc bỏ qua, đừng đọc tiếp.
Cái này làm tôi liên tưởng tới "giáo dục không căng thẳng". Hồi xưa ở Ba Lan cũng như ở Việt Nam, vd. học sinh có lỗi có thể bị phạt bằng cách dùng thước đánh vào tay. Con hư có thể bị đánh đòn. Thời nay con có rất nhiều quyền. Thời nay có cái gọi là "giáo dục không căng thẳng". Dùng thước đánh học sinh là bị kỷ luật, thậm chí rắc rối hình sự. Bố mẹ dùng roi là có thể ra tòa. Thậm thí không đánh đập mà chỉ ngược đãi thôi là chết rồi. Con nó mà tố bố mẹ thì bố mẹ toi rồi. Cái gọi là "giáo dục không căng thẳng" đã nuôi dạy nên cả một thế hệ ích kỷ, không có kỷ luật cao, chỉ biết đòi hỏi là giỏi.

Hai điểm tôi trích làm tôi liên tưởng tới nhận xét của thực khách. Khách ăn và có ý kiến: Canh mặn quá, thịt hơi dai. Và chủ quán: Ông có biết nấu ăn đâu mà góp với ý. Nếu ông không vừa lòng thì biến. Nếu ở lại thì đeo rọ vào mồm. Tóm lại chỉ có chuyên gia về ẩm thực, đầu bếp giỏi mới có đủ khả năng và kiến thức để góp ý cho nhà hàng. Cái loại không biết nấu ăn mà chỉ biết thưởng thức thì làm gì có đủ khả năng và kiến thức để mà góp ý.

Cho dù ở lĩnh vực nào, muốn góp ý thì trước đó phải nỗ lực trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó? Ý là như thế sao?
 
Góp ý lẫn nhau tạo ra sự cọ xát mang tính xây dựng là một phần của sự phát triển, cũng như bài của em ở phía trên cũng là 1 góp ý cho 1 góp ý.
Nhưng trên diễn đàn đang không thiếu những ví dụ về việc "bắt nạt" của một số thành viên kì cựu đối với người mới đến. Góp ý trở thành bắt nạt tập thể khi mà bài viết chủ đề vừa được đưa ra, bình luận liên quan chính nội dung thì chưa thấy mà bắt bẻ câu chữ thì tràn ngập.
Mong các anh những người chuyên gia trên diễn đàn, nếu cảm thấy khó chịu khi nói chuyện với người trẻ, thì thay vì "cà khịa" họ hãy dành thêm thời gian cho những chủ đề chuyên sâu với nhau thì diễn đàn này sẽ ngày càng giúp ích cho người khác.
Thân cảm ơn.
Bình

------
nếu có thời gian đọc thêm:
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dù muốn dù không thì chủ vẫn là chủ. Lời và ý của Ngọc Hoàng khác với dân gian.
Túm cho gọn: rốt cuộc lại thì là góp ý hay yêu cầu?
 
Dù muốn dù không thì chủ vẫn là chủ. Lời và ý của Ngọc Hoàng khác với dân gian.
Túm cho gọn: rốt cuộc lại thì là góp ý hay yêu cầu?
Theo em thì ý của anh Bình là góp ý ạ. "Xin đừng đọc" chứ không "Yêu cầu đừng đọc".
Cũng mong các anh, chị, chú, bác góp ý nhẹ nhàng về câu chữ đối với người mới, để mối quan hệ diễn đàn được hài hòa. Riêng về chuyên môn, mọi người tranh luận cho ra ngô ra khoai để bọn em còn học hỏi.
 
Bản thân tôi thấy lời chào tiếng Việt rất phong phú. Rất nhiều người phương Tây chỉ có 2 kiểu chào thể hiện qua cách xưng hô. Vd. hoặc kiểu "tôi chào ngài" hoặc "tôi chào bạn". Nghĩa là nếu không dùng cách xưng hô "ngài, ông" thì câu chào như nhau khi chào em nhỏ tuổi hơn, anh lớn tuổi hơn, chú nhiều tuổi hơn. Trong khi đó do dùng các đại từ nhân xưng rất đa dạng trong tiếng Việt và một vài từ nữa, mà câu chào của người Việt đa dạng, tỏ rõ thái độ, tình cảm. Vd. thêm "ạ" là câu chào đã khác.

Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau. Đừng bao giờ cho văn hóa phương Tây, vd. Ý, Pháp mặc định là phải ưu việt hơn. Đừng ngồi ở Việt Nam rồi nghĩ cái gì của phương Tây cũng tốt. Đơn giản là văn hóa của ta nó khác, lời chào cũng khác. Có ở đâu rõ ràng câu hỏi mà lại chính là câu chào: Cụ đang làm gì đấy ạ?

Thậm chí người "kia" không trả lời "câu hỏi" mà chào lại: Ừ, hôm nay cháu đi làm sớm thế?

Người Việt chào nhau như thế. Chào mà như hỏi, hỏi nhưng thực ra là chào.

Hoặc lời chào lúc ra về: Bác nghỉ cháu về ạ.

Ngoài kiểu chào trực tiếp như "Cháu chào bác ạ" thì kiểu chào gián tiếp như trên là sự phong phú, sự đa dạng, là nét đặc trưng của văn hóa của người Việt. Đừng cầm đèn đi tìm trong quá khứ từ "CHÀO". Văn hóa Việt khác, tổ tiên ta có cách chào hỏi nhau khi giao tiếp.

- chào bằng hỏi: Dạo này bác vẫn khoẻ chứ ạ?
- chào bằng lời mời: Mời bác vào chơi!
- chào bằng lời nhận xét, lời khen: Hôm nay nhìn chị đẹp ghê.

Thay cho ngồi và ngưỡng mộ văn hóa phương Tây thì người Việt hãy tìm hiểu và trân trọng văn hóa của dân tộc mình. Có thể khi xưa người Việt ít dùng từ "CHÀO" nhưng không phải vì người Việt không có văn hóa chào. Có lắm chứ. Và câu chào của người Việt rất phong phú.
Cái này thì mình hiểu ý bạn đang viết.
Nhưng có chút nhầm lẫn vì trong tiếng anh tụi nó cũng chào nhau kiểu "How are you today !"
Search GG thì ra 18 cách Chào hỏi bằng tiếng anh.
 
Nhưng có chút nhầm lẫn vì trong tiếng anh tụi nó cũng chào nhau kiểu "How are you today !"
Có chỗ nào tôi nói là người Anh không chào kiểu đó? Tôi chỉ viết ra cách chào của người Việt, và tôi khẳng định là người Việt cũng có những câu chào, và rất đa dạng. Thế thôi.

Bạn nên để ý là tôi viết
Rất nhiều người phương Tây
Tôi không nói là người Anh.

1.
Người Anh hay người Mỹ có cách mở đầu rất phong phú đa dạng. Trong tiếng Anh, chỉ có “I” và “you” chứ không có “anh”, “chị”, “em”, “cháu” … như tiếng Việt, nên cách chào hỏi xã giao với người lớn tuổi hoặc kém tuổi hơn chút không khác biệt nhiều lắm
Đoạn trích đã quá rõ.

2. Nếu đếm kiểu: hi, hey, ... thì trong tiếng Việt có vài chục kiểu chứ không phải 18 bạn ạ.
 
Nói về văn vẻ thì không dám vì tôi viết khá dở nhưng với chính tả thì tôi có thể dám nói là rất giỏi. Thường thì 1000 chữ tôi mới viết sai 1 chữ do ẩu thôi. Cái đó không do rèn luyện gì nhiều nhưng nhờ đọc nhiều sách, tiếp xúc cách viết của đủ các miền. Nói thì bảo là bảo thủ chứ tôi không chấp nhận kiểu viết sai chính tả nhưng ai đó góp ý thì bao biện: chuyện nhỏ, miễn sao viết người ta hiểu là được. Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì phải viết đúng trước đã. Nếu cứ dễ dãi thì nhìn vào trang giấy là 1 đống hổ lốn chứ không phải tiếng Việt nữa.
 
Có chỗ nào tôi nói là người Anh không chào kiểu đó? Tôi chỉ viết ra cách chào của người Việt, và tôi khẳng định là người Việt cũng có những câu chào, và rất đa dạng. Thế thôi.

Bạn nên để ý là tôi viết

Tôi không nói là người Anh.


1.

Đoạn trích đã quá rõ.

2. Nếu đếm kiểu: hi, hey, ... thì trong tiếng Việt có vài chục kiểu chứ không phải 18 bạn ạ.
Cái này góp thêm thông tin, chứ kg có ý tranh luận.
"Có ở đâu rõ ràng câu hỏi mà lại chính là câu chào: Cụ đang làm gì đấy ạ?"
Thấy batman1 có ghi như vậy nên bổ sung thêm.
 
Theo quan điểm của tôi, nếu 2 người nhắn tin cho nhau thì viết thế nào cũng được, miễn là 2 người hiểu được ý của nhau. Còn khi đã viết lên diễn đàn, một nơi có thể coi là một loại "báo chí", thì cần phải viết câu chữ theo chuẩn Tiếng Việt. Một số từ không phải là không thể viết đúng được, nhưng do người viết tùy tiện nên viết sai. Một số từ viết sai do phương ngữ vùng miền, do các từ không phổ biến, phát âm sai dẫn đến viết sai, nhưng cũng không phải là không thể sửa được. Mọi lý do biện minh cho cái sai càng thể hiện sự tùy tiện và vô trách nhiệm của người viết.
 
Em thì cũng không thích những ai mà viết tên người không viết hoa chữ cái đầu tiên.
 
... Mọi lý do biện minh cho cái sai càng thể hiện sự tùy tiện và vô trách nhiệm của người viết.
Người viết có thể "vô trách nhiệm", nhưng điều đó không liên quan đến thống kê "số người mới gia nhập diễn đàn".
Điều thứ nhất ảnh hưởng giá trị văn hoá (*). Điều thứ hai ảnh hưởng giá trị [tự kiểm duyệt - ai muốn đoán gì thì đoán].

(*) cái này là chủ quan cá nhân tôi. Chứ diễn đàn thì vẫn một mực rằng: văn hoá tiếng Việt ở đây không ai đủ trình độ để xác định.
 
Web KT
Back
Top Bottom