1.- Tạm ứng lương là khoản tạm ứng để cho nhân viên sinh hoạt trong kỳ (Có thể tạm ứng lần 1, lần 2). Đến khi tính tiền lương phải trả trong kỳ thì tổng số phải trả đã được thể hiện bao gồm các khoản tiền công, tiền lương, phụ cấp, tiền tăng ca. (Tương đương cột H - ToTal) ở bài bạn gởi lên.
2. Bảng lương tháng
Tiền lĩnh đợt cuối (Tương đương cột O, theo bài của bạn)= Cột H "Total" - (Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn, Thuế TNCN)
3.- Trong trường hợp này, tiền lương thật sự của tháng 01 chỉ có 3.620.775 nhưng khi tính lương tháng 12, quên trừ tạm ứng 1.000.000 kia ra. Giải quyết bạn phải thêm 1 cột tạm ứng trước cột H để có được số tổng thu nhập thật sự. ===> Cuối cùng cột H phải bao gồm có phần tạm ứng vô thì lúc ấy mới tính thu nhập chiụ thuế là: 4.620.775 (3.620.775+1.000.000)
Thu nhập tính thuế: 4.620.775 - (bàn thân, giảm trừ gia cảnh, tiền ngoài giờ, BHXH, BHYT, BHTN)
4.- Đề xuất: Tiền tạm ứng lương tháng nào thì tính vào tháng đó. Không lập như cách của bạn (tạm ứng lương tháng 12 rồi tính trả lương tháng 01 thì mới trừ tạm ứng tháng trước). Cẩn trọng trong việc lập dữ liệu cho bảng lương. Vô hình chung không khéo dẫn đến có người có tháng bị chiụ oan phải nộp thuế TNCN với cách tổ chức dữ liệu tính toán theo bảng lương của bạn.
BS: Chớ ngộ nhận tạm ứng để đi mua hàng, vay tạm ứng để sinh hoạt mà đưa vào bảng lương (TK 141) rồi tính thuế TNCN của người lao động.