GIAO LƯU VỚI THIỀN SƯ

Liên hệ QC
Tiêu đề là Giao lưu với Thiền Sư. Vậy ai là thiền sư để tôi giao lưu nào? Từ đầu đến giờ chỉ có vài bài nói về ngồi thiền, 1 bài nói về thiền học, chưa hề thấy vị nào là thiền sư.

Ghi chú:
Biết thiền, hành thiền, chứng thiền, chưa hẳn là thiền sư. Lịch sử Việt nam có Thiền Sư Không Lộ, là một vị cao tăng. Thiền phái Trúc Lâm xuất phát từ Phật hoàng Trần Nhân Tông, nhưng ngài cũng không phải thiền sư, à là tổ sư phái thiền.
 
Ngày xưa, những người theo đạo Vô Vi mói năm một vài lần đi "thiền". Cơm chay dưa muối, ngồi am nhỏ như cái lỗ mũi. Người đi thiền theo nguyên tắc là tìm người đã lão thành (thường là chủ am, một người tu hành kham khổ) để chỉ dẫn và truyền "năng lượng". Nguyên tắc thứ hai là có nhiều người cùng phòng hỗ trợ tinh thần nhau, tương trợ năng lượng nhau.

Vậy cũng xong, giản dị, (có thể) hiệu quả (*1). Bi giờ thời buổi tân tiến, mạng xã hội vân vân. Mong có người chứng minh cho tôi thấy không phải là bình mới rượu cũ?

(*1) Minh xác: tôi không liên quan gì đến đạo Vô Vi này. Thú tiêu khiển ủa tôi là xã hội học cho nên tôi biết các đạo giáo, vậy thôi.
Vô vi bạn nói có phải Vô vi của thầy Lương Sĩ Hằng không? Nếu là vậy thì thiền này mình cũng thực hành năm 2018 có một số trải nghiệm hay! Nhưng mình cũng không theo Vô vi.
Bài đã được tự động gộp:

Anh em trao đổi vui quá!
Mỗi người mỗi cảnh, ai ai cũng phải tự do tự quyết các lựa chọn của mình.
Thiền cũng chỉ là 1 phương tiện, và có nhiều kiểu phương tiện cho nhiều đối tượng tiếp cận, miễn là đạt các mục tiêu của mình.
 
Tiêu đề là Giao lưu với Thiền Sư. Vậy ai là thiền sư để tôi giao lưu nào? Từ đầu đến giờ chỉ có vài bài nói về ngồi thiền, 1 bài nói về thiền học, chưa hề thấy vị nào là thiền sư.

Ghi chú:
Biết thiền, hành thiền, chứng thiền, chưa hẳn là thiền sư. Lịch sử Việt nam có Thiền Sư Không Lộ, là một vị cao tăng. Thiền phái Trúc Lâm xuất phát từ Phật hoàng Trần Nhân Tông, nhưng ngài cũng không phải thiền sư, à là tổ sư phái thiền.
Xin chào PTM,
Thiền sư - là người dạy thiền - chỉ đơn sơ vậy thôi, mình xin làm rõ ý này. Đúng là sẽ dễ "đụng" với các Bậc Thiền sư :)
Nhưng mình thực không có ý đó.

Một chút chia sẻ cho ACE nào quan tâm và muốn làm quen Thiền, đi vào thực hành ngay, tránh chỉ xem mãi văn tự.
Ai ai cũng có thể tìm thấy nhiều thông tin về thiền trên mạng. Thì ai ai cũng có quyền lựa chọn cho mình 1 phương pháp để khám phá. Nay, mình cũng xin chia sẻ với ACE vậy.
 
Xin chào PTM,
Thiền sư - là người dạy thiền - chỉ đơn sơ vậy thôi, mình xin làm rõ ý này. Đúng là sẽ dễ "đụng" với các Bậc Thiền sư :)
Nhưng mình thực không có ý đó.
Nếu tiêu đề là giao lưu với thiền sư, định nghĩa thiền sư là người dạy thiền, vậy ai là thiền sư trong chủ đề này để tôi giao lưu? Đó mới là câu hỏi chính.
 
Vô vi bạn nói có phải Vô vi của thầy Lương Sĩ Hằng không? ...
Tôi chả biết đường lối nào của ai cả - dẫu có biết tôi cũng tránh nói ra, Trừ phi thật cần thiết.

Và xin minh chính lại cho rõ, Tôi chỉ đưa Vô Vi ra như ,một ví dụ.
Theo tôi, thiền lý thuyết là đường lối tư duy triết; thiền thực hành là một phương pháp dẫn nhân điện trong cơ thể, hy vọng điều hòa được lục phủ ngũ tạng, da dẻ, bắp thịt, xương cốt.

Vì có chuyện "điều hòa" cho nên hầu hết những người thực tập thiền đều cảm thấy có khỏe hơn, thể xác lẫn tinh thần.
Vì có chuyện "điều hòa" cho nên để dễ thực tập, người ta "lọc trược" bằng cách tách xa với những ưu phiền, điển hình là rời cái phôn... Trước và trong khi thực tập, thường được khuyên ăn chay cho nhẹ người...

Thiền lý thuyết thì liên quan triết học quá cao. Tôi không dám lạm bàn ở đây.

Ngày xua, từ "thiền sư" dùng để gọi những người theo lý thuyết. Bậc chơn tu thì người ta gọi là thiền sư chứ chảng có chơn tu nào tự xưng mình cả.
Ngày nay, từ "sư" được lạm dụng theo cớ "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" cho nên ai muốn tự xưng mình là sư thì cứ tự tiện.
 
Xin chào PTM,
Thiền sư - là người dạy thiền - chỉ đơn sơ vậy thôi, mình xin làm rõ ý này. Đúng là sẽ dễ "đụng" với các Bậc Thiền sư :)
Nhưng mình thực không có ý đó.

Một chút chia sẻ cho ACE nào quan tâm và muốn làm quen Thiền, đi vào thực hành ngay, tránh chỉ xem mãi văn tự.
Ai ai cũng có thể tìm thấy nhiều thông tin về thiền trên mạng. Thì ai ai cũng có quyền lựa chọn cho mình 1 phương pháp để khám phá. Nay, mình cũng xin chia sẻ với ACE vậy.
Thấy bạn định nghĩa đơn giản quá nên mình vào fb xem thử. Công nhận fb của bạn cực kỳ đơn giản (hình như lập ngày 4/2/23, bài mới nhất là 9/2/23, hiện đã có 2 like, 3 followers), trang nguoikhaisang.vn ở phần about thì cũng quá đơn giản.
Tình hình thế này là không cùng ý tưởng rồi. :confused::confused::confused:
 
Nếu tiêu đề là giao lưu với thiền sư, định nghĩa thiền sư là người dạy thiền, vậy ai là thiền sư trong chủ đề này để tôi giao lưu? Đó mới là câu hỏi chính.
Mình dạy Thiền nhé!
Thấy bạn định nghĩa đơn giản quá nên mình vào fb xem thử. Công nhận fb của bạn cực kỳ đơn giản (hình như lập ngày 4/2/23, bài mới nhất là 9/2/23, hiện đã có 2 like, 3 followers), trang nguoikhaisang.vn ở phần about thì cũng quá đơn giản.
Tình hình thế này là không cùng ý tưởng rồi. :confused::confused::confused:
Đúng như bạn thấy trên FB về việc thực hành thiền này, siêu nhẹ nhàng! Đó là cách mình đã, đang chia sẻ để ai quan tâm, trải nghiệm thì thử hay thiệt gì đó cũng được. Còn mình nói rồi, có rất nhiều PP, mọi người cứ tự do lựa chọn thôi :).
Còn về trang nguoikhaisang, đó là nhật ký hành trình mới của mình, mới tạo. Thiền, là 1 phần lõi trong hành trình đó.

Tôi chả biết đường lối nào của ai cả - dẫu có biết tôi cũng tránh nói ra, Trừ phi thật cần thiết.

Và xin minh chính lại cho rõ, Tôi chỉ đưa Vô Vi ra như ,một ví dụ.
Theo tôi, thiền lý thuyết là đường lối tư duy triết; thiền thực hành là một phương pháp dẫn nhân điện trong cơ thể, hy vọng điều hòa được lục phủ ngũ tạng, da dẻ, bắp thịt, xương cốt.

Vì có chuyện "điều hòa" cho nên hầu hết những người thực tập thiền đều cảm thấy có khỏe hơn, thể xác lẫn tinh thần.
Vì có chuyện "điều hòa" cho nên để dễ thực tập, người ta "lọc trược" bằng cách tách xa với những ưu phiền, điển hình là rời cái phôn... Trước và trong khi thực tập, thường được khuyên ăn chay cho nhẹ người...

Thiền lý thuyết thì liên quan triết học quá cao. Tôi không dám lạm bàn ở đây.

Ngày xua, từ "thiền sư" dùng để gọi những người theo lý thuyết. Bậc chơn tu thì người ta gọi là thiền sư chứ chảng có chơn tu nào tự xưng mình cả.
Ngày nay, từ "sư" được lạm dụng theo cớ "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" cho nên ai muốn tự xưng mình là sư thì cứ tự tiện.
Thời sinh viên, đi dạy kèm gọi là Gia Sư. Nghĩa Thiền Sư mình đã trình bày cũng đơn sơ vậy thôi.
Chúng ta cũng đừng chấp nhặt quá vào ngôn từ, nó cũng chỉ là phương tiện. Có chỗ nào chưa rõ mình đã làm rõ.
Mình đã chỉ cho ít nhất 20 người phương pháp thiền này rồi nên mình tự xưng là người dạy thiền - sư vậy.
Tên đó, gắn với mình, chứ không nghĩa là phải gắn với người khác.
 
Ngày nay, từ "sư" được lạm dụng theo cớ "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" cho nên ai muốn tự xưng mình là sư thì cứ tự tiện.
Chính vì vậy tôi muốn giao lưu với thiền sư ở chủ đề này, người tự xưng cũng được. Nó mới đúng với tiêu đề. Chứ chỉ bàn về thiền giống như bàn đề, thì goii5 là giao lưu về thiền học. Rộng hơn (bao gồm thiền học, tri thiền, hành thiền, chứng thiền, ... mọi vấn đề liên quan đến thiền) thì gọi là giao lưu về "thiền".
Mình dạy Thiền nhé!
Thời sinh viên, đi dạy kèm gọi là Gia Sư. Nghĩa Thiền Sư mình đã trình bày cũng đơn sơ vậy thôi. Mình đã chỉ cho ít nhất 20 người phương pháp thiền này rồi nên mình tự xưng là người dạy thiền - sư vậy.
Tôi cũng có 1 thời đi dạy VBA (làm thêm), hiện thời nghỉ việc và đang dạy Excel online kiếm chút cháo. Vậy thì tôi là VBA sư, Excel sư.
Mặc dù định nghĩa như vậy nhưng dù học trò VBA của tôi cũng vài trăm, lớp học Excel hiện tại là 20, họ gọi tôi là thầy nhưng tôi không dám nhận chữ "sư".

Bạn có thể tự xưng thiền sư, và xưng là người dạy trong chủ đề này, vậy thì tôi xin đứng xa xá 3 xá và xin kiếu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chính vì vậy tôi muốn giao lưu với thiền sư ở chủ đề này, người tự xưng cũng được. Nó mới đúng với tiêu đề. Chứ chỉ bàn về thiền giống như bàn đề, thì goii5 là giao lưu về thiền học. Rộng hơn (bao gồm thiền học, tri thiền, hành thiền, chứng thiền, ... mọi vấn đề liên quan đến thiền) thì gọi là giao lưu về "thiền".

Tôi cũng có 1 thời đi dạy VBA (làm thêm), hiện thời nghỉ việc và đang dạy Excel online kiếm chút cháo. Vậy thì tôi là VBA sư, Excel sư.
Mặc dù định nghĩa như vậy nhưng dù học trò VBA của tôi cũng vài trăm, lớp học Excel hiện tại là 20, họ gọi tôi là thầy nhưng tôi không dám nhận chữ "sư".

Bạn có thể tự xưng thiền sư, và xưng là người dạy trong chủ đề này, vậy thì tôi xin đứng xa xá 3 xá và xin kiếu.
Nhận hay không là tùy mình, người khác nhận hay không là tùy họ. Danh xưng cũng chỉ là danh xưng. Những đồng nghiệp vẫn gọi tôi là Thầy thế thôi. Không chấp vặt.
Còn giao lưu với Thiền sư - là với tôi, thì là chủ đề mở liên quan đến Thiền trong phạm vi bài viết này.
Tóm lại, việc tôi gọi tôi là Thiền sư, chắc cũng không có gì sai trái nhỉ. Nếu thật chướng tai, thì tôi chắc cũng xem xét đổi lại cho dễ nghe hơn, chắc là Huấn luyện viên Thiền!
 
Tôi đã ngầm cảnh báo rồi.
Dạy thì là sư, truyền bá thì là sứ.
Ăn thua ở điểm người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ đấy là bài học hay bài giới thiệu.
 
Đúng triết lý thiền thì người ta gọi mình là gì chẳng được.
Đúng triết lý thiền thì người ta gọi tôi là VBA sư, User form sư, và tôi nhận.
Đúng triết lý thiền thì nếu tôi tự xưng là sư tức là tôi ngã mạn. Tâm không ổn thì theo triết lý thiền thì hành thiền nỗi gì mà đi dạy.
Ghi chú:
Ngã mạn theo nghĩa Phật pháp là bản thân kiêu mạn. Thiền là 1 pháp môn của Phật Pháp.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đúng triết lý thiền thì người ta gọi tôi là VBA sư, User form sư, và tôi nhận.
Đúng triết lý thiền thì nếu tôi tự xưng là sư tức là tôi ngã mạn. Tâm không ổn thì theo triết lý thiền thì hành thiền nỗi gì mà đi dạy.
Ghi chú:
Ngã mạn theo nghĩa Phật pháp là bản thân kiêu mạn. Thiền là 1 pháp môn của Phật Pháp.
Tự xưng không phải là ngã mạn được, đó là tự tin, tự chủ.
Ngã mạn, chỉ ý khi cho là mình cao hơn, là nhất, là luôn đúng... đại loại vậy.
Còn tôi, có nói so sánh với gì, với ai đâu. Tôi, dư sức dạy thiền được và tôi là người dạy thiền. 1 Cô đi tu gọi là sư cô, sao anh em bắt lỗi chữ sư nhiều quá :)

Còn thiền là pháp môn của Phật pháp, thì tùy thôi, có người nói Thiền có trước Đức Phật mà.
Chúng ta, rốt cuộc cần gì, làm gì không vi phạm bản quyền, vi phạm những điều xấu thì đừng ngại. Những gì xưa, nay chúng ta dùng, không dùng, hay đổi cốt lõi là kết quả mang lại là điều lành hay dữ. Căn vào đó mà chúng ta hành thôi.
 
Bậc Mã Ôn cũng là một cái chức mà Tề Thiên Đại Thánh cũng là một cái chức.

Ông nọ tên Thống, có tí tiền lập công ty, đương nhiên có quyền làm tổng giám đốc.
Lúc ấy không cần tự xưng. Mọi người đều gọi ông là Tổng Thống.

Anh nọ chuyên cầm cây chổi lông gà đánh con. Anh ta tự phụ là mình có nghệ thuật đánh con đau (nó mới nghe lời) nhưng không để lại dấu vết (ở Âu Mỹ, đánh con có thể bị tội hành hung). Thế là anh ta mở trường dạy và tự gọi mình là Tiên Sư (tiên = roi), Tên cúng cơm của anh là Bố cho nên học trò gọi anh là Tiên Sư Bố, người khác thì gọi Bố Tiên Sư.

Dạy thì có quyền xưng "Sư" là đúng lô gic. Nhưng người sử dụng lô gic kiểu này cúng là dân dốt ngôn ngữ. Theo luật ngôn ngữ thì truyền thống đứng trên lô gic. Truyền thống tiếng Việt đã đặt "Thiền Sư" có nghĩa là gì rồi thì nó chết như vây.
Dân chơi chữ có khi dùng lô gic để diễu cợt các từ ngữ truyền thống. Nhưng đó là sự diễu cợt, không phải ai cũng chấp nhận.
Quả thật thì lúc đâu tôi cũng ngỡ thớt diễu chơi cho vui. Sau thấy cãi hăng quá mới biết thớt thực sự muốn ôm ấp sái danh xưng "Sư".
 
Bậc Mã Ôn cũng là một cái chức mà Tề Thiên Đại Thánh cũng là một cái chức.

Ông nọ tên Thống, có tí tiền lập công ty, đương nhiên có quyền làm tổng giám đốc.
Lúc ấy không cần tự xưng. Mọi người đều gọi ông là Tổng Thống.

Anh nọ chuyên cầm cây chổi lông gà đánh con. Anh ta tự phụ là mình có nghệ thuật đánh con đau (nó mới nghe lời) nhưng không để lại dấu vết (ở Âu Mỹ, đánh con có thể bị tội hành hung). Thế là anh ta mở trường dạy và tự gọi mình là Tiên Sư (tiên = roi), Tên cúng cơm của anh là Bố cho nên học trò gọi anh là Tiên Sư Bố, người khác thì gọi Bố Tiên Sư.

Dạy thì có quyền xưng "Sư" là đúng lô gic. Nhưng người sử dụng lô gic kiểu này cúng là dân dốt ngôn ngữ. Theo luật ngôn ngữ thì truyền thống đứng trên lô gic. Truyền thống tiếng Việt đã đặt "Thiền Sư" có nghĩa là gì rồi thì nó chết như vây.
Dân chơi chữ có khi dùng lô gic để diễu cợt các từ ngữ truyền thống. Nhưng đó là sự diễu cợt, không phải ai cũng chấp nhận.
Quả thật thì lúc đâu tôi cũng ngỡ thớt diễu chơi cho vui. Sau thấy cãi hăng quá mới biết thớt thực sự muốn ôm ấp sái danh xưng "Sư".
Mình nói giản dị rồi. Ngay từ đầu, mình cũng đã không đem bất cứ thông tin gì ở đâu ra so sánh cả.
Mình nói mình là Thiền Sư còn có nói mọi người phải chấp nhận cái danh đó đâu :)
Và việc thiền sư này xuất hiện cũng có gây phiền hà cho truyền thống hay lịch sử nhân loại đâu?
Cho nên, mình vẫn sẽ là thiền sư đây. Đó là 1 hành trình dài phía trước để thiền sư bước tiếp.


Rõ ràng là ACE cứ phải sắp đặt mình với ai đó, phải được thế giới công nhận mới cho mình cái danh này thì phải :)
 
Không tiếp nhận ý kiến và khăng khăng mình đúng, gọi là chấp ngã. Bất chấp truyền thống của từ ngữ để tạo nghĩa mới cho từ, gọi là tự mãn (hơn người).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không tiếp nhận ý kiến và khăng khăng mình đúng, gọi là chấp ngã. Bất chấp truyền thống của từ ngữ để tạo nghĩa mới cho từ, gọi là tự mãn hơn người.
Trên thương trường, mạo nhận chức vụ (dẫu hiểu sai) là tội lường gạt.

Ở bài #2 tôi có nói "coi chừng dính líu tôn giáo" (đại khái) là vì tôi ngữ thớt quảng cáo sẽ có Thiền Sư chơn tu nói chuyện.
Nhưng mà thôi, thớt đã tỏ rõ mình là người không hiểu biết ngôn ngữ.

Chuyện vui:
Anh Ba ngồi bàn nhậu cãi cọ. Người bạn anh khều nhắc khẽ:
- Chớ có gây với thằng đó, nó là giáo sư.
- Giáo sư thì làm gì nào?
- Bậy nà, nó chuyên dạy múa giáo tầm vông. Dây dưa nó lụi một giáo bổ mạng.
Ba tức quá nhưng đành nhịn, quay qua mục tiêu khác:
- Còn thằng này...
- Cũng không được, nó là pháp sư.
- Vậy thì sợ gì nó, thới buổi bi giờ là tiếng Mẽo. Dạy tiếng Pháp chỉ chết đói.
- Không, thằng này là thầy bùa. Gây hấn nó thư cho sình bụng cả tháng.
 
Mình thì nghỉ rằng sẽ đến lúc các bạn sẽ chán chữ 'thiền', mà thèm chữ 'nhậu'

"Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình iêu vẫn đẹp sao
Dù đạn réo bom rơi vẫn quanh mình ta vẫn còn . . . . nhậu đến tã tơi!. . . "
 
Chuyện có thật:
Xem đá banh, có thằng bình luận viên nói: Các hậu vệ Việt nam phòng vệ có sai số nên bị thua (bàn này)
Cũng xem đá banh, cũng 1 thằng bình luận viên: cầu thủ A đá cầu thủ B bằng "gầm giày"
Hai thằng này lại không phải ngã mạn, không phải chấp ngã, cũng không phải tự mãn, mà là ngu tỏ ra nguy hiểm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom