- Tham gia
- 30/5/06
- Bài viết
- 1,630
- Được thích
- 17,440
- Nghề nghiệp
- Bác sĩ
Lê Văn Duyệt
Ở đây sẽ mô tả công cụ định dạng theo điều kiện. Công cụ mạnh này được đưa vào phiên bản Excel97. Nó không có trong những phiên bản trước.
1/ Định dạng theo điều kiện là gì?
Định dạng theo điều kiện (Conditional Formatting -CF) là một công cụ cho phép bạn áp dụng định dạng cho một ô (cell) hay nhiều ô (range of cells) trong bảng tính và sẽ thay đổi định dạng tùy theo giá trị của ô hay giá trị của công thức. Ví dụ như bạn có thể tạo cho định dạng của ô đó là đậm khi giá trị của nó lớn hơn 100. Khi giá trị của ô thoả điều kiện thì các định dạng bạn tạo ra ứng với điều kiện đó sẽ được áp dụng cho ô đó. Nếu giá trị của ô không thoả điều kiện bạn tạo ra thì định dạng của ô đó sẽ áp dụng định dạng mặc định (Default formatting)
Một ô có thể có 3 định dạng theo điều kiện. Ví dụ như nếu giá trị của ô lớn hơn 200, thì nó sẽ được thể hiện là màu đỏ, nhưng nếu gía trị ở giữa khoảng 100 và 200 thì nó sẽ được thể hiện là màu xanh.
Bạn chú ý rằng định dạng theo điều kiện giống như việc thêm một hay nhiều công thức vào mỗi ô mỗi khi bạn sử dụng, vì vậy áp dụng định dạng theo điều kiện cho một số lớn các ô có thể gây ra việc thực hiện chương trình bị chậm đi. Do đó bạn hãy chú ý khi áp dụng cho một số lớn các ô.
2/ Định dạng theo điều kiện đơn giản
Định dạng theo điều kiện đơn giản nhất là sử dụng lựa chọn (Option) Cell Value is trong hộp định dạng theo điều kiện (CF dialog box), và sử dụng một trong các toán tử so sánh sẵn có. Hộp định dạng theo điều kiện cho Excel 2000 được thể hiện ở hình dưới đây.
Hộp thoại này chỉ ra điều kiện định dạng cho ký tự trong ô có màu đỏ khi giá trị trong ô nằm giữa hai giá trị là 10 và 20. Ngoài toán tử between còn có các toán tử so sánh khác như greater than hay less than…
Để áp dụng định dạng theo điều kiện cho một ô hay nhiều ô, đầu tiên bạn chọn khoảng mà bạn muốn được định dạng theo điều kiện, sau đó bạn mở hộp thoại CF từ menu Format. Kế tiếp bạn thay đổi toán tử between bằng các toán tử nào mà bạn muốn. Kế tiếp bạn nhập các giá trị cho điều kiện này. Kế tiếp bạn nhấn (click) vào nút Format trên hộp thoại để chọn định dạng. Không phải tất cả các định dạng đều có thể áp dụng cho định dạng theo điều kiện. Ví dụ, bạn không thể thay đổi Font chữ hay kích thước Font chữ trong định dạng theo điều kiện. Cuối cùng bạn nhấn OK để áp dụng định dạng của bạn. Bạn có thể thêm vào định dạng theo điều kiện thứ hai hay thứ ba. Mỗi một định dạng theo điều kiện có thể có định dạng khách nhau.
3/ Thứ tự của các điều kiện
Khi bạn có hơn một điều kiện cho một ô, chỉ có định dạng theo điều kiện đầu tiên đúng được áp dụng. Còn những định dạng theo điều kiện khác không có giá trị. Ví dụ, giả sử rằng bạn có 3 định dạng theo điều kiện cho ô A1 như sau:
1) Bold Text (chữ đậm) khi giá trị lớn hơn 10
2) Red Text (chữ màu đỏ) khi giá trị lớn hơn 20
3) Gray Background (màu nền xám) khi giá trị lớn hơn 30
Trong trường hợp này, nếu giá trị của ô A1 là 100 thì text trong ô A1 sẽ được in đậm nhưng không màu đỏ và nền không có màu xám, bởi vì điều kiện đầu tiên được thoả mãn, các điều kiện còn lại không có giá trị. Vì vậy bạn phải đặt điều kiện của bạn theo một thứ tự đúng.
1) Gray Background (màu nền xám) khi giá trị lớn hơn 30
2) Red Text (chữ màu đỏ) khi giá trị lớn hơn 20
3) Bold Text (chữ đậm) khi giá trị lớn hơn 10
Trong ví dụ này , ô A1 sẽ xuất hiện với nền màu xám nếu giá trị lớn hơn 30, xuất hiện với màu đỏ nếu giá trị trong khoảng 21 và 30, xuất hiện với chữ in đậm nếu giá trị trong khoảng 11 và 20 và định dạng mặc định nếu giá trị trong khoảng 0 và 10.
Các đìêu kiện không bao giời kết hợp với nhau. Điều này có nghĩa trong ví dụ ở trên, nếu giá trị ô là 40 thì ô A1 sẽ xuất hiện với màu nền xám (điều kiện 1), nhưng không xuất hiện với chữ đỏ (điều kiện 2) hay không xuất hiện với chữ được in đậm (điều kiện 3).
Logic của định dạng theo điều kiện có thể được mô tả như sau:
If Condition1 = True Then
Apply Format1
Else
If Condition2 = True Then
Apply Format2
Else
If Condition3 = True Then
Apply Format3
Else
Apply DefaultFormat
End If
End If
End If
Logic của định dạng theo điều kiện không phải là
If Condition1 = True Then
Apply Format1
End If
If Condition2 = True Then
Apply Format2
End If
If Condition3 = True Then
Apply Format3
End If
Hiểu được sự khác biệt giữa hai cấu trúc logic ở trên rất là quan trọng.