Chia sẻ tâm tư, xả nỗi lòng

  • Thread starter Thread starter befaint
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC
Hình như cơ chế của nước ta thì Thủ tướng không thể cách chức được Bộ trưởng hay sao í;
Thế cho nên chỉ cách chức vụ trưởng trong hành vi cấp fép cho bài "Tiến Quân ca" mà thôi!
 
Ví von trật lất. Chặt chém không xúc phạm đến ai [sic].
Thu phí và Thu giá xúc phạm túi tiền nhiều người.

(Excel và VBA khong có cái chức năng reflection như Visual Studio cho nên làm cách nào nhìn chính ta?)
Chỉ ảnh hưởng tới các nick?
đã ví von thì phải là đồng dạng tương đối, đâu phải so sánh 1 với 1, 2 với 2

Nên cũng cùng là loại chặt chém mà thôi.
 
Chỉ ảnh hưởng tới các nick?
đã ví von thì phải là đồng dạng tương đối, đâu phải so sánh 1 với 1, 2 với 2

Nên cũng cùng là loại chặt chém mà thôi.
"Chặt", "chém" trong ngữ cảnh đó là tiếng lóng (không hiểu thì hỏi ông google). Việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hằng ngày là một chuyện hết sức bình thường.
Còn "thu giá" là một từ chưa có trong từ điển tiếng Việt đang được dùng để thay thế cho một từ khác một cách có mục đích. Và nó sẽ được sử dụng trong các văn bản chính thống (nghị định, thông tư, quyết định, ...).
 
Còn "thu giá" là một từ chưa có trong từ điển tiếng Việt đang được dùng để thay thế cho một từ khác một cách có mục đích. Và nó sẽ được sử dụng trong các văn bản chính thống (nghị định, thông tư, quyết định, ...).

Mình chắc rằng tìm cụm "thu giá" trong các nghị định & thông tư là mõi mắt cũng không có đâu;
Đây là sáng tạo ngôn từ trong quyết định nào đó của Bộ trưởng & lũ quan tham mu của Bộ này mà thôi!
 
Theo Điều 12, Luật Số 97/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, quy định về "Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí", gọi tắt là Thu phí, nói về thu phí thì phải theo quy định của pháp luật.

Còn thu giá: Có thể hiểu là tùy theo các dự án và tùy theo thời gian hợp đồng đối với 1 dự án của 1 tỉnh nào đó. Mỗi chủ đầu tư có thể đề xuất UBND tỉnh cho thu một khoản tiền gọi là giá (hiểu nôm na là cái giá phải trả cho hạ tầng cơ sở đường bộ được đầu tư).

Như vậy thì đã rỏ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải và các tỉnh muốn né Luật thì phải gọi khác đi là Thu giá. Vì vậy, muốn kêu gào thì hãy kêu gào đối với UBND tỉnh sở tại.
 
Mình chắc rằng tìm cụm "thu giá" trong các nghị định & thông tư là mõi mắt cũng không có đâu;
Đây là sáng tạo ngôn từ trong quyết định nào đó của Bộ trưởng & lũ quan tham mu của Bộ này mà thôi!
Còn "thu giá" là một từ chưa có trong từ điển tiếng Việt đang được dùng để thay thế cho một từ khác một cách có mục đích. Và nó sẽ được sử dụng trong các văn bản chính thống (nghị định, thông tư, quyết định, ...).
Nếu được thông qua thì nó sẽ nằm chình ình trên các văn bản mà thôi.
 
/(êu & gào với mấy ông WB ư, chi cho tốn công làm vậy?

/(/ơi đán kêu là Ô. Thủ tướng & việc đán kêu là: Cách chức ô. Bộ Trưởng đó đi!
 
"Chặt", "chém" trong ngữ cảnh đó là tiếng lóng (không hiểu thì hỏi ông google). Việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hằng ngày là một chuyện hết sức bình thường.
Còn "thu giá" là một từ chưa có trong từ điển tiếng Việt đang được dùng để thay thế cho một từ khác một cách có mục đích. Và nó sẽ được sử dụng trong các văn bản chính thống (nghị định, thông tư, quyết định, ...).

Nói thẳng, với trình độ Việt ngữ của tôi thì Google không đáng là nơi để làm mốc đâu. Ít nhất bạn phải dẫn chứng tài liệu của một vài Giáo Sư chuyên Việt ngữ.

chặt chém trong "ngữ cảnh đó" ngừoi nghe có quyền hiểu là lời nói mang tính cách tự sướng của ngừoi nói.
Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
(Cao Bá Quát)


Tự sướng: làm quan chức thì cũng phải tự động biết tiết chế ngôn ngữ của mình. Lúc trà dư tửu lậu thì muốn nói gì cũng được. Nhưng những gì liên quan đến việc làm thì nói phóng túng người ta phê là đáng. Ở diễn đàn này hầu hết là tuyệt đỉnh về khả năng kỹ thuật nhưng không có mấy người đạt đến trình độ tách rời được tình cảm cá nhân và công việc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nói thẳng, với trình độ Việt ngữ của tôi thì Google không đáng là nơi để làm mốc đâu. Ít nhất bạn phải dẫn chứng tài liệu của một vài Giáo Sư chuyên Việt ngữ.

chặt chém trong "ngữ cảnh đó" ngừoi nghe có quyền hiểu là lời nói mang tính cách tự sướng của ngừoi nói.
Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
(Cao Bá Quát)


Tự sướng: làm quan chức thì cũng phải tự động biết tiết chế ngôn ngữ của mình. Lúc trà dư tửu lậu thì muốn nói gì cũng được. Nhưng những gì liên quan đến việc làm thì nói phóng túng người ta phê là đáng. Ở diễn đàn này hầu hết là tuyệt đỉnh về khả năng kỹ thuật nhưng không có mấy người đạt đến trình độ tách rời được tình cảm cá nhân và công việc.
Google "tiếng lóng" chứ không phải google cả cụm.
 
Nói thẳng, với trình độ Việt ngữ của tôi thì Google không đáng là nơi để làm mốc đâu. Ít nhất bạn phải dẫn chứng tài liệu của một vài Giáo Sư chuyên Việt ngữ.

chặt chém trong "ngữ cảnh đó" ngừoi nghe có quyền hiểu là lời nói mang tính cách tự sướng của ngừoi nói.
Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
(Cao Bá Quát)


Tự sướng: làm quan chức thì cũng phải tự động biết tiết chế ngôn ngữ của mình. Lúc trà dư tửu lậu thì muốn nói gì cũng được. Nhưng những gì liên quan đến việc làm thì nói phóng túng người ta phê là đáng. Ở diễn đàn này hầu hết là tuyệt đỉnh về khả năng kỹ thuật nhưng không có mấy người đạt đến trình độ tách rời được tình cảm cá nhân và công việc.
Cái từ "chặt" ấy chính xác là do tôi nói, nên mặc định tôi xem như bạn đang nói tôi! (mà không hiểu sao bạn không nói thẳng nhỉ?)
Còn vấn đề liên tưởng những người làm trong BQT là QUAN thì tôi thấy bạn sai rồi. Bởi:
1> Thứ nhất chúng tôi không ai là quan cả, chúng tôi làm bằng sự nhiệt tình chứ không phải bằng lương hay lậu
2> Quan ở đâu không biết nhưng quan ở VN khiến ta liên tưởng (lại liên tưởng) đến những thành phần miệng lưỡi và nhiều thủ đoạn
Chỉ xét riêng cái chuyện miệng lưỡi thì tôi thấy tôi không bao giờ đủ trình độ. Liên tưởng bạn với ông quan tôi thấy hợp lý hơn nhiều (chứ sao lại là tôi cho được?)
Nói tóm lại thì:
- Tôi là tôi và tôi vẫn sẽ sống theo đúng bản chất của mình, bất kể tôi đang làm công việc gì. Tôi cũng không bao giờ bị tác động về những lời nói từ bạn hay bất kỳ ai nếu tôi cảm thấy tôi làm đúng
- Cũng tương tự thế đối với bạn. Bạn có thể miệng lưỡi, lý sự, nói nhiều làm ít... vân... vân... nhưng bạn sẽ không vì tác động của bất cứ ai mà thay đổi bản thân, đúng không?
Vậy thì... cứ vậy đi!
 
"Chặt", "chém" trong ngữ cảnh đó là tiếng lóng (không hiểu thì hỏi ông google). Việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hằng ngày là một chuyện hết sức bình thường.
Còn "thu giá" là một từ chưa có trong từ điển tiếng Việt đang được dùng để thay thế cho một từ khác một cách có mục đích. Và nó sẽ được sử dụng trong các văn bản chính thống (nghị định, thông tư, quyết định, ...).
Chính những người như bạn coi đó là hết sức bình thường thì mới sinh ra cửa quyền dùng sai từ ngữ với ngữ cảnh (áp đặt người khác theo luật riêng của mình không chịu thay đổi, thích chặt chém là nói chặt chém)
Nhiều người còn vỗ ngực đó là từ của tôi, cách của tôi tự hào theo kiểu thảo khấu chặt chém vậy đó (còn nguy hiểm hơn thảo khấu, vì thảo khấu nói đúng nghĩa đen của chặt chém), làm như họ là người sinh ra từ điển
Chúng ta không từ những cái nho nhỏ làm xấu đi tiếng việt thì khi nó lên cao sẽ ắt ra cao mưu sinh ra các từ áp đặt
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Google "tiếng lóng" chứ không phải google cả cụm.
Như đã nói. Ngôn ngữ giữa bàn nhậu khác ngôn ngữ làm việc.

Nếu không có sự phân biệt thì bất cứ ai cũng có thể biện hộ rằng từ giá hay phí chỉ là phong cách của người viết bảng thu phí/giá, và không thể vì bị nói này nói nọ mà họ phải sửa phong cách của mình.
Và thời buổi vàng thau lẫn lộn thì phân biệt quan dân qua cái "miệng lưỡi" nó hơi quái dị. Đúng ra thì cách phân biệt là quan muốn nói thẳng thì cứ nói thẳng; dân muốn nói thẳng còn phải xét lại "hậu quả khôn lường".

Chú: đói với tôi, có sự khác biệt giữa phương cách và phong cách. Phương là đường lối trong khi phong là cái dáng vẻ, uy thế.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chính những người như bạn coi đó là hết sức bình thường thì mới sinh ra cửa quyền dùng sai từ ngữ với ngữ cảnh (áp đặt người khác theo luật riêng của mình không chịu thay đổi, thích chặt chém là nói chặt chém)
Nhiều người còn vỗ ngực đó là từ của tôi, cách của tôi tự hào theo kiểu thảo khấu chặt chém vậy đó (còn nguy hiểm hơn thảo khấu, vì thảo khấu nói đúng nghĩa đen của chặt chém), làm như họ là người sinh ra từ điển
Chúng ta không từ những cái nho nhỏ làm xấu đi tiếng việt thì khi nó lên cao sẽ ắt ra cao mưu sinh ra các từ áp đặt
Bạn chưa bao giờ dùng từ lóng? Bạn gặp người dùng từ lóng bạn sẽ góp ý họ?

Tiếng Việt của bạn thật là trong sáng, đến nỗi tôi đọc mà không hiểu.
Và thường trực trong các bài viết của bạn là "đc", "ko" và tây, ta lẫn lộn.
 
Bạn chưa bao giờ dùng từ lóng? Bạn gặp người dùng từ lóng bạn sẽ góp ý họ?

Tiếng Việt của bạn thật là trong sáng, đến nỗi tôi đọc mà không hiểu.
Và thường trực trong các bài viết của bạn là "đc", "ko" và tây, ta lẫn lộn.
Từ lóng dùng đúng nghữ cảnh thì nó hay, nó hợp lý.
Như bác VeMini nói trên ngôn ngữ làm việc thì phải khác - ngôn ngữ cho chuẩn mực thì cần phải khác.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Từ lóng dùng đúng nghữ cảnh thì nó hay, nó hợp lý
Như bác Vetmini nói trên ngôn ngữ làm việc thì phải khác - ngôn ngữ cho chuẩn mực thì câng khác.
Vui lòng viết đúng chính tả, viết hoa tên riêng và chấm câu đầy đủ.
 
Vui lòng viết đúng chính tả, viết hoa tên riêng và chấm câu đầy đủ.
Cám ơn tôi đã sừa.
Quá cầu toàn, trong khi cái cần thiết giữ thì không giữ, thật buồn cho một thế hệ trẻ ngày nay: quá dễ dàng chấp nhận các bất công, các ngang trai, ra đường gặp xấu làm ngơ.
 
Cám ơn tôi đã sừa.
Quá cầu toàn, trong khi cái cần thiết giữ thì không giữ, thật buồn cho một thế hệ trẻ ngày nay: quá dễ dàng chấp nhận các bất công, các ngang trai, ra đường gặp xấu làm ngơ.
Bạn chưa đủ tầm để phán xét tôi đâu người có tuổi ạ.
 
Bạn chưa đủ tầm để phán xét tôi đâu người có tuổi ạ.
Tầm cũng quan quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tâm.

@Nhắn chung: Tôi nói về thế hệ trẻ nói chung: cứ đọc báo hàng ngày, tin tức, Facebook sẽ hiểu. Tôi không ủng hộ phong trào đó, nhưng tôi nghĩ diễn đàn online càng cần sự công bằng: khôgn thẻ chấp nhận các hiện tượng ngang ngạch như vậy.
 
Cám ơn (1) tôi đã sừa.
Quá cầu toàn, trong khi cái cần thiết giữ thì không giữ, thật buồn cho một thế hệ trẻ ngày nay(2) : quá dễ dàng chấp nhận các bất công, các ngang trai, (3) ra đường gặp xấu làm ngơ.

(1) Đúng là bạn đã sửa; Nhưng lại cạnh khóe người khác đã có nhã í góp cho mình thì lời cảm ơn chả í nghĩa gì.

(2) Mình chưa rõ ai ít hay nhiều tuổi hơn ai giữa 2 bạn; Với mình cả 2 bạn đều đáng được tôn trọng & mình vẫn tôn trọng!
Thêm nữa, với HuuThang mình có thêm nễ fục. . . .

(3) Thời buổi nay là "Nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN"
Trong nền kinh tế này không cần những Lục Vân Tiên; Người dân đống thuế để thuê ngành Công An (CA) làm chuyện xóa bỏ ngang trái; Nếu CA không làm được hay làm chưa đến nơi đến chốn là đang ăn hại!

Xã hội chuyên môn hóa cao độ cần & chỉ cần mỗi công dân làm tốt 1 hay vài việc mà thôi.
 
(1) Đúng là bạn đã sửa; Nhưng lại cạnh khóe người khác đã có nhã í góp cho mình thì lời cảm ơn chả í nghĩa gì.

(2) Mình chưa rõ ai ít hay nhiều tuổi hơn ai giữa 2 bạn; Với mình cả 2 bạn đều đáng được tôn trọng & mình vẫn tôn trọng!
Thêm nữa, với HuuThang mình có thêm nễ fục. . . .

(3) Thời buổi nay là "Nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN"
Trong nền kinh tế này không cần những Lục Vân Tiên; Người dân đống thuế để thuê ngành Công An (CA) làm chuyện xóa bỏ ngang trái; Nếu CA không làm được hay làm chưa đến nơi đến chốn là đang ăn hại!

Xã hội chuyên môn hóa cao độ cần & chỉ cần mỗi công dân làm tốt 1 hay vài việc mà thôi.
Chính vì tôn trọng, thì tôn trọng nên chúng ta nên sử dụng từ ngữ chuẩn, không thể cứ nói từ lóng từ lóng là được, tôi nói về thực trạng XH hiện tại - không nói cụ thể mà hiểu là cạnh khóe được.
Không thể lạm dụng cửa quyền, hay chức trọng quyền cao, hay là mức giỏi chuyên môn hẹp của mình mà tinh tướng tự vỗ ngực là phong cách xử lý dùng từ của mình vào công việc.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom