Cần giúp: Chứng chỉ này tương đương với bằng cấp, chứng chỉ nào?

Liên hệ QC
Thời bao cấp có cái/chiếc xe đạp đã là 2uí, sau đó cố gắng cùng cực sắm được cái honDa cà tàng:
Lúc đó ai cũng là thợ sửa xe; Chỉ khi cần đại tu mới đem ra tiệm!

Lúc đó Kỷ sư Phú Thọ về CQ mình công tác vài năm đã dạy mình bài học nhớ đến bây giờ:

Ô. anh cứ cày cục sửa xe làm chi, đem ra tiệm đi; & để giành thời gian đó suy nghĩ & làm gì đó khác có ích hơn!
Tôi cũng là kỹ sư Phú thọ.
Tôi cũng sống qua thời không có xăng.
Tôi còn nhớ mãi năm cuối Trung Học, cùng một người bạn mượn được cái tua vít đóng tháo chiếc xe Honda SS (sau này gọi là 67 - mang tiếng 67 chứ xe bạn tôi mua năm 65). Ba tiếng đồng hồ sau, lấy cái bao bố hốt tất cả bù lon đinh ốc, từng mảnh nhỏ của máy, xách ra tiệm nhờ họ ráp lại giùm.
Sau này mới học được kinh nghiệm "nếu không rành cái máy từ trong ra ngoài thì trước khi tháo gỡ, lấy ít nhất là 3 cái đĩa nhôm để phân biệt. Và mọt tờ giấy để ghi lại những chi tiết khó nhận ra".
 
Học hết C, HTML, DHTML & Javascript, Dreamweaver MX, SQL Server 2000, eProject thì chắc phải tương ứng với trình độ trung cấp. Tôi cũng từng học hệ trung cấp CNTT "nội địa" dù chỉ thấy trùng mỗi môn C nhưng thấy số lượng môn chuyên ngành cũng gần tương đương.

Nói về thời lượng học, chương trình Tây khác xa với chương trình ta lắm. Tôi học hệ trung cấp 2 năm mà chương trình Tây hệ Colledge cũng chỉ tầm 2-3 năm (xét về thời lượng chắc tôi trình Colledge dù học hệ trung cấp --=0 ). Thậm chí chương trình học MCSE của Microsoft cũng chỉ có 18 tháng thôi mà tôi bảo đảm các anh tỏ ra uyên bác máy tính hay cỡ Đại học CNTT ở Việt Nam chưa chắc làm nổi quá 1/4 bài test của nó. Cách đây hơn 17 năm, ai mà được chứng chỉ MCSE còn được tôn vinh trên báo Việt Nam nữa đấy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thời bao cấp có cái/chiếc xe đạp đã là 2uí, sau đó cố gắng cùng cực sắm được cái honDa cà tàng:
Lúc đó ai cũng là thợ sửa xe; Chỉ khi cần đại tu mới đem ra tiệm!

Lúc đó Kỷ sư Phú Thọ về CQ mình công tác vài năm đã dạy mình bài học nhớ đến bây giờ:

Ô. anh cứ cày cục sửa xe làm chi, đem ra tiệm đi; & để giành thời gian đó suy nghĩ & làm gì đó khác có ích hơn!
Sửa xe thì ai cũng tự sửa nhưng có những cái vẫn mang ra "tiệm" vỉa hè. Vd. vá xăm, lốp. Đơn giản là không ai sắm dụng cụ và xăng, keo, cao su non. Tất nhiên tôi cũng từng vá xăm, nhưng vá lốp thì không có dụng cụ và những cái cần thiết.

Thực ra sửa những cái đơn giản thôi. Mà đã đơn giản thì mang ra tiệm làm chi? Dắt xe ra tiệm thì thà tự làm nhanh hơn. Ông kỹ sư Phú Thọ nói không chuẩn.
 
Thực ra sửa những cái đơn giản thôi. Mà đã đơn giản thì mang ra tiệm làm chi? Dắt xe ra tiệm thì thà tự làm nhanh hơn. Ông kỹ sư Phú Thọ nói không chuẩn.
Có thể câu đó chưa chuẩn lắm với số đông người; Nhưng lúc đó là thời kỳ "cùng cực" & anh chàng em này gián tiếp khuyên mình là dành ra 3o phút hay 1 tiếng gì đó làm ra đồng tiền phải lớn hơn tiền dành để sửa xe.

Nói thêm phần kết: Em này không sống nổi thời bao cấp ờ VN, nhưng sang Mỹ thì phổi không thích nghi nổi cái lạnh, . . . . .: Buồn!
 
Nói thêm phần kết: Em này không sống nổi thời bao cấp ờ VN, nhưng sang Mỹ thì phổi không thích nghi nổi cái lạnh, . . . . .: Buồn!
Thời bao cấp thì tôi suốt ngày lùng cá ở chợ Hôm, xếp hàng mua nước luộc lòng, nước luộc thịt về nấu canh. Ông cụ cũng được tiêu chuẩn Vân Hồ nên cũng đỡ hơn. Cũng có thời "in" hoa trên những tấm trải bàn ni lông, dán hộp ... Nhưng nói chung mấy anh chị em chỉ có mỗi việc học.
 
Nói chuyện về bằng cấp/chứng chỉ của Tây Mẽo nó còn phức tạp hơn.
Điển hình một từ college:
Đối với trường Oxford, college là phân khoa.
Đối với Mẽo, có hai bậc college, một là College của các Đại học (4-5 như chơi), và cấp kia là Commumity College thấp hơn nhiều (tuy nhiên, có một số người học đậu cao thì được chuyển sang cấp kia, không mất mát gì cả - thường thì học sinh VN mới di cư sang Mẽo sẽ học kiểu này)
Hầu hết các nước đều có một bậc gọi là Technical College (thấp hơn ĐH) tức là trường dạy nghề. Chỉ sau lớp 10 là vào được. Tuy nhêin, hầu hết các môn/ngành học có giá trị nằm ở chỗ "học tay nghề", tức là phải có chỗ làm việc (gọi là apprentice), một tuần chỉ phải vào lớp khoảng 6-10 giờ. Loại học và thực hành luôn tại trường có thể lý thuyết cao hơn nhưng vì không có thợ chính dẫn dắt tại chỗ cho nên khó kiếm việc hơn. Ở VN hay đánh đồng bọn này với Trung Cấp Chuyên Nghiệp.

Chú: tiếng Pháp La Collège thường là trường Trung học.
 
Web KT
Back
Top Bottom