Cần giúp: Chứng chỉ này tương đương với bằng cấp, chứng chỉ nào?

Liên hệ QC

xuongrongdat

Có bao giờ bạn tự hỏi "Tôi là ai?"
Tham gia
30/6/08
Bài viết
1,704
Được thích
1,572
Donate (Momo)
Donate
Nghề nghiệp
Vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi.
Chào mọi người,
Mình phân vân đăng bài này ở khu vực Ngoại ngữ hay ở đây, rốt cục đăng ở đây vì mục đích cuối cùng của mình là liên quan đến Tuyển dụng.

Trong một bộ hồ sơ ứng viên mình có thấy một loại giấy tờ sau, cái Performance Statement thì mình nghĩ chắc là cái bảng điểm:
e48bc5cab2fa47a41eeb.jpg 0f5c1c7d6b4d9e13c75c.jpg
Ở đây có anh chị nào biết cái Certificate này của trường này nó tương đương với bằng cấp, chứng chỉ (bằng nghề, bằng trung cấp nghề, chứng chỉ nghề,...) nào không ạ? Ngoài bằng tốt nghiệp cấp 3 với 2 loại giấy tờ này ra thì không còn hồ sơ gì liên quan đến học vấn, chuyên môn nữa.

Ứng viên khai trong CV là học khóa này từ năm 2004-2007. Nhưng mình tìm kiếm trên Google thử thì thấy khóa đào tạo này có 06 tháng thôi. Thời điểm năm 2004 cũng cách đây 16, 17 năm rồi nên cũng không biết đâu mà lần.

Anh chị nào hiểu lĩnh vực, vấn đề này xin cho ý kiến.

À, còn 1 vấn đề liên quan nữa, chắc cũng thuộc loại nhiêu khê. Công ty mình yêu cầu chứng thực tất cả những bằng cấp, chứng chỉ trong bộ hồ sơ xin việc. Đối với loại giấy tờ có tiếng nước ngoài này thì mình hướng dẫn ứng viên đi chứng thực ở đâu mọi người nhỉ? Trước khi chứng thực có cần phải thuê 1 đơn vị có chức năng dịch thuật giấy tờ đó sang tiếng Việt không?

Xin cảm ơn.
 
Đâu cần biết tương đương cái gì, vả lại so sánh cũng khập khiễng vì chương trình mỗi trung tâm sẽ mỗi khác, thậm chí khác nhau theo từng thời kỳ.
Chỉ có cách là kiểm tra năng lực thực sự thôi, cần 1 chuyên gia về lĩnh vực đó cho 1 bài kiểm tra để biết khả năng hiện tại (chứ không phải khả năng trên giấy của 14 năm trước)
Còn vụ chứng thực: Sao còn lạc hậu quá vậy trời?
 
Đâu cần biết tương đương cái gì, vả lại so sánh cũng khập khiễng vì chương trình mỗi trung tâm sẽ mỗi khác, thậm chí khác nhau theo từng thời kỳ.
Chỉ có cách là kiểm tra năng lực thực sự thôi, cần 1 chuyên gia về lĩnh vực đó cho 1 bài kiểm tra để biết khả năng hiện tại (chứ không phải khả năng trên giấy của 14 năm trước)
Còn vụ chứng thực: Sao còn lạc hậu quá vậy trời?
Những cái bạn chỉ có thể nằm ngoài khả năng công ty.

1. Dịch thuật: mình là bên mướn. Mình nắm đằng cán. Bảo ứng viên tự đem bằng cấp đi dịch và chứng thực (dịch đúng).

2. Khả năng: phải tìm những người đã từng mướn những loại chứng chỉ này rồi, và xin kinh nghiệm.
 
À, còn 1 vấn đề liên quan nữa, chắc cũng thuộc loại nhiêu khê. Công ty mình yêu cầu chứng thực tất cả những bằng cấp, chứng chỉ trong bộ hồ sơ xin việc. Đối với loại giấy tờ có tiếng nước ngoài này thì mình hướng dẫn ứng viên đi chứng thực ở đâu mọi người nhỉ? Trước khi chứng thực có cần phải thuê 1 đơn vị có chức năng dịch thuật giấy tờ đó sang tiếng Việt không?

Vụ xác thực giấy tờ thì bạn kiếm văn phòng "nguyên thực" ở khu vực của bạn mà đưa yêu cầu nhé. Chi phí nguyên thực cũng không rẻ đâu.
Mấy cái giấy tờ, chứng chỉ này chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ đâu bạn, không cần đặt nặng nó. Phỏng vấn trực tiếp, làm bài test sẽ ra thực lực thôi bạn.
 
Chào mọi người,
Mình phân vân đăng bài này ở khu vực Ngoại ngữ hay ở đây, rốt cục đăng ở đây vì mục đích cuối cùng của mình là liên quan đến Tuyển dụng.

Trong một bộ hồ sơ ứng viên mình có thấy một loại giấy tờ sau, cái Performance Statement thì mình nghĩ chắc là cái bảng điểm:
View attachment 258781 View attachment 258782
Ở đây có anh chị nào biết cái Certificate này của trường này nó tương đương với bằng cấp, chứng chỉ (bằng nghề, bằng trung cấp nghề, chứng chỉ nghề,...) nào không ạ? Ngoài bằng tốt nghiệp cấp 3 với 2 loại giấy tờ này ra thì không còn hồ sơ gì liên quan đến học vấn, chuyên môn nữa.

Ứng viên khai trong CV là học khóa này từ năm 2004-2007. Nhưng mình tìm kiếm trên Google thử thì thấy khóa đào tạo này có 06 tháng thôi. Thời điểm năm 2004 cũng cách đây 16, 17 năm rồi nên cũng không biết đâu mà lần.

Anh chị nào hiểu lĩnh vực, vấn đề này xin cho ý kiến.

À, còn 1 vấn đề liên quan nữa, chắc cũng thuộc loại nhiêu khê. Công ty mình yêu cầu chứng thực tất cả những bằng cấp, chứng chỉ trong bộ hồ sơ xin việc. Đối với loại giấy tờ có tiếng nước ngoài này thì mình hướng dẫn ứng viên đi chứng thực ở đâu mọi người nhỉ? Trước khi chứng thực có cần phải thuê 1 đơn vị có chức năng dịch thuật giấy tờ đó sang tiếng Việt không?

Xin cảm ơn.
Đây là chứng chỉ, theo thông lệ chỉ có giá trị trong vài năm, nghiệp vụ công nghệ thông tin cần cập nhật liên tục, bỏ vài năm là lạc hậu
 
Đây là chứng chỉ, theo thông lệ chỉ có giá trị trong vài năm, nghiệp vụ công nghệ thông tin cần cập nhật liên tục, bỏ vài năm là lạc hậu
Thấy bác HieuCD lại nhớ bác HieuPC :p
Cũng đi nghe đâu 7 năm mà về vẫn ngon bác ạ!
 
Đâu cần biết tương đương cái gì
Cần mà bác. Con ví dụ, nếu tương đương với Trung cấp nghề thì cái này cao hơn bằng tốt nghiệp cấp 3; còn mà không tương đương thì ứng viên này trình độ cao nhất chỉ là Trung học phổ thông thôi.
Có cái "Chúng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản" bây giờ tương đương với Chứng chỉ B Tin học nè bác, con mới biết luôn. Sau này có mấy cái mới.
Còn hồi xưa lại có mấy cái cũ mà con không biết nữa.
Còn vụ chứng thực: Sao còn lạc hậu quá vậy trời?
Sao lạc hậu bác ơi?
Mấy cái giấy tờ, chứng chỉ này chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ đâu bạn, không cần đặt nặng nó. Phỏng vấn trực tiếp, làm bài test sẽ ra thực lực thôi bạn.
Vị trí này công ty không cần kiểm tra thực lực chuyên ngành ứng viên đã học á bạn.
Nó giống như có những vị trí công ty tuyển cần ứng viên điều kiện tối thiểu là có bằng cao đẳng, nhưng học ngành gì cũng được, không yêu cầu chuyên ngành cụ thể.
 
Vị trí này công ty không cần kiểm tra thực lực chuyên ngành ứng viên đã học á bạn.
Nó giống như có những vị trí công ty tuyển cần ứng viên điều kiện tối thiểu là có bằng cao đẳng, nhưng học ngành gì cũng được, không yêu cầu chuyên ngành cụ thể.
Ợ. Sao máy móc thế bạn.

Công ty (ông chủ) bỏ tiền thuê người làm thì thuê người làm được việc, kiếm được tiền.
Vậy tuyển dụng nhân viên vào làm việc gì thì kiểm tra năng lực chuyên môn của ứng viên đó có đáp ứng hay không? Không phải kiểm tra chuyên môn trên tờ giấy kia.

Hay là công ty chỉ cần tuyển người vào ngồi từ phút thứ 1 tới phút cuối rồi về và cuối tháng trả lương? Kiểu một hình thức rửa tiền á?
 
Sao còn lạc hậu quá vậy trời?

không cần đặt nặng nó

Phỏng vấn trực tiếp, làm bài test sẽ ra

kiểm tra năng lực chuyên môn


một hình thức rửa tiền
Mấy bác mấy anh nói em sao cũng được, nhưng em... không thể chuyển mấy lời này đến (lãnh đạo) công ty được. Em chỉ chấp hành, thực hiện nhiệm vụ được giao thôi ạ. Nhiều lúc thân bất do kỷ lắm.

Công ty em có vị trí đặc thù là Nhân viên bán hàng (đứng bơm xăng ở mấy cửa hàng xăng dầu á). Ông tập đoàn yêu cầu trong quy chế tuyển dụng là vị trí này điều kiện tối thiểu là có bằng trung học chuyên nghiệp hoặc bằng trung cấp nghề trở lên, là đủ yêu cầu ứng tuyển. Học ngành gì cũng được, nghề gì cũng được, và cũng không yêu cầu kinh nghiệm, công ty sẽ đào tạo. Vầy thì mình đâu cần "kiểm tra năng lực chuyên môn" của ứng viên làm gì??! :D
 
Công ty em có vị trí đặc thù là Nhân viên bán hàng (đứng bơm xăng ở mấy cửa hàng xăng dầu á). Ông tập đoàn yêu cầu trong quy chế tuyển dụng là vị trí này điều kiện tối thiểu là có bằng trung học chuyên nghiệp hoặc bằng trung cấp nghề trở lên, là đủ yêu cầu ứng tuyển. Học ngành gì cũng được, nghề gì cũng được, và cũng không yêu cầu kinh nghiệm, công ty sẽ đào tạo. Vầy thì mình đâu cần "kiểm tra năng lực chuyên môn" của ứng viên làm gì?
Điều kiện tối thiểu đó đã được chuyển thể cụ thể thành một tham chiếu cố định.
Vậy như trường hợp ở bài #1 thì hỏi ổng là chuyển thành cái gì để dễ kiểm tra. Hoặc nếu chuyển các bằng cấp đó thành một bài kiểm tra trên giấy, bằng miệng, hay hình thức nào đó thực hiện đơn giản... thì làm ra sao?
Đại khái thế á.
 
Cần mà bác. Con ví dụ, nếu tương đương với Trung cấp nghề thì cái này cao hơn bằng tốt nghiệp cấp 3; còn mà không tương đương thì ứng viên này trình độ cao nhất chỉ là Trung học phổ thông thôi. (1)
Có cái "Chúng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản" bây giờ tương đương với Chứng chỉ B Tin học nè bác, con mới biết luôn. Sau này có mấy cái mới. (2)
Còn hồi xưa lại có mấy cái cũ mà con không biết nữa.

Sao lạc hậu bác ơi? (3)
(1) Chứng chỉ nếu so sánh chỉ tương đương chứng chỉ khác chứ không so sánh với bằng tốt nghiệp (cấp 3, trung cấp, đại học), kể cả chứng chỉ mà kỹ sư đại học mới được đi học.
(2) Một ví dụ về so sánh 2 chứng chỉ với nhau
(3) Chứng thực sao y bản chánh đang bị loại bỏ, chứng thực xuất xứ (hàng thật) cũng như không nếu như là chứng chỉ mua (đồ thật đàng hoàng)
 
Điều kiện tối thiểu đó đã được chuyển thể cụ thể thành một tham chiếu cố định.
Vậy như trường hợp ở bài #1 thì hỏi ổng là chuyển thành cái gì để dễ kiểm tra. Hoặc nếu chuyển các bằng cấp đó thành một bài kiểm tra trên giấy, bằng miệng, hay hình thức nào đó thực hiện đơn giản... thì làm ra sao?
Đại khái thế á.
Đây là tình trạng mà ta gọi là "bán cái".
Nếu tôi là thớt thì tìm cách dụ người khác nhận công việc khoả sát/kiểm soát. Trừ phi đã lỡ ăn tiền cò của ứng viên.

Chú về từ "bán cái": ngày xưa (xưa lắm) ở SG có hai sòng bạc coi như chính thức, Đại Thế Giới và Kim Chung. Tuy nhiên cũng có rất nhiều sòng bạc lậu mở ra ở Chợ Lớn. Người chủ bài gọi là "cái". Vì vị trí này thường thì khá ngon cơm cho nên có khi người ta tạm bán lại cho nhà con. Nhưng về sau, từ "bán cái" lại được dùng cho trường hợp ngược lại, tức là ùn chỗ cơm thiu cho người khác.
Chú về sòng bạc: Lục tỉnh miền Tây tiếng xưa là Lục tỉnh. Chính con đường đi xuyên Phú Lâm, An Lạc ra Xa Cảng Miền Tây ngày xưa tên là đường Lục Tỉnh. Các đường về của những tay buôn từ Lục tỉnh về SG phải đi qua Chợ Lớn (vùng Q5 bây giờ). Các xì thẩu khôn khéo dựng cả đống sòng bạc. Cho nên chuyện công tử X từ Sa Đéc lên SG bán bầy vịt, trở về với giao cho vợ món nợ hai ba mùa bòn bon là bình thường.
 
Chào mọi người,
Mình phân vân đăng bài này ở khu vực Ngoại ngữ hay ở đây, rốt cục đăng ở đây vì mục đích cuối cùng của mình là liên quan đến Tuyển dụng.

Trong một bộ hồ sơ ứng viên mình có thấy một loại giấy tờ sau, cái Performance Statement thì mình nghĩ chắc là cái bảng điểm:
View attachment 258781 View attachment 258782
Ở đây có anh chị nào biết cái Certificate này của trường này nó tương đương với bằng cấp, chứng chỉ (bằng nghề, bằng trung cấp nghề, chứng chỉ nghề,...) nào không ạ? Ngoài bằng tốt nghiệp cấp 3 với 2 loại giấy tờ này ra thì không còn hồ sơ gì liên quan đến học vấn, chuyên môn nữa.
Mình nghĩ đây chỉ là chứng chỉ ngắn hạn thôi à. Mình cũng không biết nó có tương đương với chứng chỉ nghề hay không (bằng tốt nghiệp cấp 1,2,3 và bằng đại học thì không so sánh vậy được đâu). Tuy nhiên Aptech có trang web cho phép kiểm tra "certificate" này có phải là "giả" hay không! :cool:

Hồi xưa nhà mình không có điều kiện, không có đi học, chẳng có bằng cấp gì, chỉ có mỗi cái bằng "Chứng Minh Nhân Dân" :(
 
Tôi nhớ ngày xưa (xưa lắm) có các khoá học liên tiếp nhau, nếu tham gia đủ 1 số khoá học và có đủ số chứng chỉ quy định thì có trình độ tương đương trung cấp (chỉ là trình độ tương đương, chứ không phải chứng chỉ tương đương văn bằng)
Ví dụ
- 3 khoá hoạ viên kiến trúc 1, 2, 3
- 2 khoá kết cấu 1, 2
- 2 khoá lập dự toán 1, 2
- 1 khoá giám sát thi công
- gì gì đó nữa
Đủ các chứng chỉ đó có thể đổi 1 chứng chỉ to hơn và có thể đi làm ở phòng kỹ thuật công ty xây dựng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi nhớ ngày xưa (xưa lắm) có các khoá học liên tiếp nhau, nếu tham gia đủ 1 số khoá học và có đủ số chứng chỉ quy định thì có trình độ tương đương trung cấp (chỉ là trình độ tương đương, chứ không phải chứng chỉ tương đương văn bằng)
...
Hồi xưa khác bây giờ nhiều lắm. Hồi bạn học có lẽ Tiến Sĩ viết trên vài trang giấy.
Bây giờ Tiến Sĩ, nếu tôi nói theo "ngôn ngữ GPE" thì cả triệu dòng :p

Vả lại, các trung tâm đào tạo có chất lượng thỉ người ta không ngần ngại gì cho bạn tin tức về khoá học, và dẫn các "Credentials" đánh giá chứng chỉ.

...
Hồi xưa nhà mình không có điều kiện, không có đi học, chẳng có bằng cấp gì, chỉ có mỗi cái bằng "Chứng Minh Nhân Dân" :(
Luật "hãy nhìn vào khả năng kiếm tiền của toi chứ đừng nhìn vào bằng cấp của tôi"
Ở đây có người từng khoe "chưa học hết cấp 3 nhưng giàu nứt đố đổ vách".
Và đòi dạy một ngôn ngữ cực kỳ khó của Lập Trình Hướng Đối Tượng với giá 200 đô Mẽo một tiết.

Chú thích chung: bây giờ không thể so sánh với ngày xưa về chuyện bằng cấp.
Ai không tin tôi thì cứ đưa ra bằng chứng một thằng/mụ đại gia có con học giỏi lại khuyên con: "thôi đừng học nữa, biết làm ăn quan trọng hơn học giỏi con ạ"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . không tin tôi thì cứ đưa ra bằng chứng một thằng/mụ đại gia có con học giỏi lại khuyên con: "thôi đừng học nữa, biết làm ăn quan trọng hơn học giỏi con ạ"
Cái sự học mà thằng/mụ này đề cập đến là sự học kiến thức ở 'nhà trường'
Còn cái chuyện 'biết làm ăn' thực tế cũng phải học trên trường đời; Để học xong những khóa học này có khi phải mất nhiều thứ hơn là học phí trả cho các trường (dạy kiến thức);
Theo mình những bài học trên trường đời luôn đắc giá hơn học fí
. . . . . .
 
...
Còn cái chuyện 'biết làm ăn' thực tế cũng phải học trên trường đời; Để học xong những khóa học này có khi phải mất nhiều thứ hơn là học phí trả cho các trường (dạy kiến thức);
Theo mình những bài học trên trường đời luôn đắc giá hơn học fí
. . . . . .
Bạn còn biết rằng nó "giá đắt" và "mất nhiều thứ".
Chứ nào giờ tôi cứ ngỡ:
1. bọn đại gia cho con cháu học cái này miễn phí.
2. dân ngu khu đen như tôi có muốn bán nhà bỏ tiền cho con học cũng chả biết ai dạy để mà theo.
 
Đúng là bọn đại gia cho con cháu chúng học từ ngay bản thân đại gia (& như thế là miễn phí)
1. bọn đại gia cho con cháu học cái này miễn phí.
2.
Nhưng để có được chức vị đại gia cũng đã trả nhiều giá (à quên: phí), chắc vậy.

Xưa thật là xưa, ông bà mình nói 'Học hành', hay học đi đôi với hành
Nhưng 1 thời gian giài mái trường của chúng ta chuyên lí thuyết suông (chay) nên sản sinh lớp kỉ sư nônghiệp thua nông dân,. . . .

Chúc mọi người ngon giấc!
 
...Nhưng 1 thời gian giài mái trường của chúng ta chuyên lí thuyết suông (chay) nên sản sinh lớp kỉ sư nônghiệp thua nông dân,. . . .

Chúc mọi người ngon giấc!
Tuỳ theo tiêu chuẩn so sánh của bạn.
Ngày xưa, bố tôi vẫn la tôi làm thằng kỹ sư mà không biết sửa xe...

Điển hình hơn. Bây giờ đâu có cần học môn Excel. Chỉ cần biết gõ giaphapexcel là làm được mọi chuyện từ A đến Z.
(ngày xưa còn phải học cách trình bày câu hỏi và phong cách hỏi. Bi giờ chỉ cần bặp bẹ vài lời, dân GPE dẫn luôn đến chốn)
 
Thời bao cấp có cái/chiếc xe đạp đã là 2uí, sau đó cố gắng cùng cực sắm được cái honDa cà tàng:
Lúc đó ai cũng là thợ sửa xe; Chỉ khi cần đại tu mới đem ra tiệm!

Lúc đó Kỷ sư Phú Thọ về CQ mình công tác vài năm đã dạy mình bài học nhớ đến bây giờ:

Ô. anh cứ cày cục sửa xe làm chi, đem ra tiệm đi; & để giành thời gian đó suy nghĩ & làm gì đó khác có ích hơn!
 
Web KT
Back
Top Bottom