Các câu hỏi về hàm SUMIF

Liên hệ QC
E mới là thành viên của diễn dàn, về Excel e chưa biết nhiều, e đang thiết lập hệ thống sổ sách kế toán công ty theo hình thức CTGS, tuy nhiên phần sổ tiền mặt và TGNHàng e chưa làm được, ý e là các số liệu vào ở các CTGS sẽ tự động nhảy vào 2 sổ TM và TGNG, tuy nhiên e áp dụng sumif không được, xin các pác chỉ giáo, e gửi kèm theo đây file e đang làm
Tạm thời, do bạn là thành viên mới, nên tôi không xóa hẳn đề tài này.
Nhưng tôi sẽ đóng nó lại, trong vòng 1 tuần, để bạn có thời gian xem lại nó.
Bạn nên gửi lại một bài khác, viết tiếng Việt đàng hoàng hơn, và diễn đạt yêu cầu của bạn cho rõ ràng hơn. Có như vậy, bạn mới có hy vọng được giúp đỡ.
 
;;;;;;;;;;;Xin các bạn giải giúp : loay hoay mãi mà ko ra... Xin cám ơn nhiều,

Giả thiết 2 cot 1 và 2 như sau :
1 2

A D
B E
C H
A E
B E
A D

Dùng cấu trúc hàm nào để đếm hàng có chứa B E . Ở ví dụ này là 2.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
;;;;;;;;;;;Xin các bạn giải giúp : loay hoay mãi mà ko ra... Xin cám ơn nhiều,

Giả thiết 2 cot 1 và 2 như sau :
1 2

A D
B E
C H
A E
B E
A D

Dùng cấu trúc hàm nào để đếm hàng có chứa B E . Ở ví dụ này là 2.

bạn dùng công thức
=SUMPRODUCT((A1:A6="B")*(B1:B6="E"))
với A1:A6, B1:B6 là dữ liệu cột 1 và cột 2
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sum có nhiều điều kiện

Dùng hàm DSUM đi bao nhiêu điều kiện cũng được
 
. . .
 
Lần chỉnh sửa cuối:
tại sao khi sai khi kết hợp if và sumif

tôi có ví dụ về kết hợp if và sumif nhưng không hiểu tại sao lại bị sai mong các bác chỉ giáo
 

File đính kèm

  • sumif.xls
    16.5 KB · Đọc: 32
Bạn sửa lại ct:
Mã:
=IF(B2<>"",E2*F2,SUMIF([B][COLOR=Red]A3[/COLOR][/B]:$A$21,A2,G3:$G$21))
 
Bạn xem file rồi tự tìm hiểu thử. Nếu vẫn không hiểu thì hỏi tiếp.
 

File đính kèm

  • sumif(Ptm).xls
    16.5 KB · Đọc: 29
Tiện thể mình xin hỏi, các dòng mà số liệu ở cột B trống muốn tô đậm hoặc tô mầu thì làm thế nào, hiện tại mình toàn làm bằng tay rất mất thời gian. Ví dụ các dòng 2, dòng 6, dòng 11,17.
 
Cám ơn ptm0412, nhưng cách của bạn phải thêm dòng trống, nếu số liệu nhiều lại mất thơi gian, mình thấy theo cách của salam là nhanh và vẫn chính xác
 
Tiện thể mình xin hỏi, các dòng mà số liệu ở cột B trống muốn tô đậm hoặc tô mầu thì làm thế nào, hiện tại mình toàn làm bằng tay rất mất thời gian. Ví dụ các dòng 2, dòng 6, dòng 11,17.
bạn chọn toàn bộ vùng chứa dữ liệu (trong file của bạn là A1:G21), bạn vào Format/Conditional Formatting...
trong condition 1 bạn chọn Formula is, ô bên cạnh bạn nhập công thức =$B1="". bạn vào Format... chọn định dạng mà bạn muốn. nhấp OK.
 
Cám ơn ptm0412, nhưng cách của bạn phải thêm dòng trống, nếu số liệu nhiều lại mất thơi gian, mình thấy theo cách của salam là nhanh và vẫn chính xác
Vậy bạn đã biết tại sao sai chưa? Mục đích tôi insert dòng là để bạn thấy chỗ sai, và bạn tự sửa. Nếu bạn chỉ xem file của Salam, thấy hài lòng mà không biết vì sao, thì lần sau sẽ sai tiếp.
 
cám ơn ptm0412, xin lỗi vì không hiểu hết ý của bạn.
 
Cho hỏi về Hàm SUMIF

Vấn đề là .. thế này ...
Có thể dùng hàm sumif trong trường hợp này ko mấy anh chị
Nếu không được thì sử lý làm sao nhỉ :D ... giúp em
sumif.jpg


Tính các cột L1 , L2 của bảng TỔNG SỐ SỐ LƯỢNG cho từng TÊN HÀNG.
 

File đính kèm

  • baitap9.xls
    25.5 KB · Đọc: 29
Vấn đề là .. thế này ...
Có thể dùng hàm sumif trong trường hợp này ko mấy anh chị
Nếu không được thì sử lý làm sao nhỉ :D ... giúp em
View attachment 17744
Bài này phải dùng sumproduct(...) vì hơn 2 biến. Nếu Excel 2007 thì sumifs OK
J23=SUMPRODUCT(($D$6:$D$17=$I23)*((RIGHT($C$6:$C$17,2)=J$22)*($E$6:$E$17)))
Copy qua phải và copy xuống.
 

File đính kèm

  • Sumproduct-GPE.xls
    36.5 KB · Đọc: 20
anh có thể .. chỉ dẫn rõ hơn được ko ạ ... em ko biết sử dụng sao cả
 
Xem bài gởi em nhé, chúc thành công.
 

File đính kèm

  • baitap9.xls
    38.5 KB · Đọc: 23
@shinichiqn:

Trước hết, xin gợi ý cho bạn vài công thức khác. Công thức của bạn không sai, nhưng có thể làm cho nó ngắn hơn. Bạn xem, và tự rút kinh nghiệm nha:
000-101.gif
Tôi sẽ để công thức của bạn có màu xanh, còn công thức rút ngắn hơn màu nâu:
  • Ô D6:
    =VLOOKUP(LEFT(C6, 1), $B$23:$F$26, 2, 0)
    =VLOOKUP(LEFT(C6), $B$23:$F$26, 2, 0)
  • Ô E6:
    =VALUE(MID(C6, 2, LEN(C6)-3))
    =MID(C6, 2, LEN(C6)-3)*1
  • Ô F6:
    =INDEX($C$22:$E$26, MATCH(D6, $C$22:$C$26, 0), MATCH(RIGHT(C6, 2), $C$22:$E$22, 0))
    =VLOOKUP(D6, $C$23:$E$26, RIGHT(C6)+1, 0)

----------------------------------------------

Viết chung cho tất cả những ai chưa hiểu về SUMPRODUCT:
Giải thích công thức ở ô J23 (và sẽ được copy ra cho cả dãy J23:K26):
=SUMPRODUCT(($D$6:$D$17=$I23) * (RIGHT($C$6:$C$17,2)=J$22) * $E$6:$E$17)
Hàm SUMPRODUCT ở trên tạo ra 3 mảng (trong bộ nhớ máy tính):
  • $D$6:$D$17=$I23: Dò trong dãy $D$6:$D$17, nếu ô nào bằng với $I23 (GẠO) thì cho nó = 1 (nghĩa là TRUE), còn không bằng thì cho nó = 0 (FALSE)

  • RIGHT($C$6:$C$17,2)=J$22: Dò trong dãy $C$6:$C$17, nếu ô nào có 2 ký tự cuối cùng bằng J$22 (L1) thì cho nó = 1 (nghĩa là TRUE), còn không bằng thì cho nó = 0 (FALSE)

  • $E$6:$E$17: Mảng này chính là các giá trị trong dãy $E$6:$E$17

Sau khi đã có 3 mảng, SUMPRODUCT sẽ nhân theo hàng ngang từng phần tử tương ứng trong mỗi mảng với nhau. Ví dụ:
  • Với các phần tử thứ 1 trong 3 mảng (tương ứng với D6, C6 và E6):
    - D6 = BẮP, nên nó = 0 (sai)
    - C6 có hai ký tự cuối là L1, nên nó bằng 1 (đúng)
    - E6 = 1230
    Nhân 3 cái này lại, ra kết quả là 0 (= 0 x 1 x 1230)

  • Với các phần tử thứ 2 trong 3 mảng (tương ứng với D7, C7 và E7):
    - D7 = GẠO, nên nó = 1 (đúng)
    - C7 có hai ký tự cuối là L2, nên nó bằng 0 (sai)
    - E6 = 350
    Nhân 3 cái này lại, ra kết quả là 0 (= 1 x 0 x 350)
    ...

  • Với các phần tử thứ 5 trong 3 mảng (tương ứng với D10, C10 và E10):
    - D10 = GẠO, nên nó = 1 (đúng)
    - C10 có hai ký tự cuối là L1, nên nó bằng 1 (đúng)
    - E10 = 5730
    Nhân 3 cái này lại, ra kết quả là 5730 (= 1 x 1 x 5730)
    ...

Sau khi đã đủ kết quả của các phép nhân này, SUMPRODUCT sẽ cộng tất cả các kết quả lại. Và ra con số là tổng của tất cả GẠO loại 1 (L1).

Giải thích như vậy, bạn hiểu chứ?

Để sử dụng hàm này, bạn cứ đặt hết các điều kiện trong một cặp dấu ngoặc đơn, rồi ghép chúng lại với nhau bẳng những dấu nhân (*). Riêng cái cuối cùng, là dãy dùng để lấy số liệu (là Số lượng, trong bài này), thì không có điều kiện, và do đó cũng không cần bỏ chúng vào trong dấu đơn. Nhớ rằng, ở 2 đầu, có một cặp dấu ngoặc đơn nữa, cặp này là của hàm SUMPRODUCT(). Nhắc vậy cũng không thừa, vì có nhiều bạn quên chuyện này. Xem lại công thức một tí đi, bạn sẽ thấy tôi đã làm đúng như tôi nói.

Có thể định nghĩa SUMPRODUCT như sau:
SUMPRODUCTSUM của PRODUCT, hay nó là Tổng của các Tích số.​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom