Cà phê Buôn Mê Quán!

Liên hệ QC
Hình ảnh về Buôn Ma Thuột xưa và nay(tt).

*Một số hình ảnh khác về BMT:

2052403226_685e222d7c.jpg


2075684008_162606c728.jpg

Tòa Giám Mục TP.BMT

toagiammucbmtqa3.jpg

Phía bên trong Tòa Giám Mục TP.BMT

daitruyenhinhjf9.jpg

Đài truyền hình

2052402490_5d028cefb9.jpg

Bưu điện Tp.BMT

dscf0238eq0.jpg

Nhà Thi Đấu

quangtruongbuonmathuotsk8.jpg

Quãng Trường Tp.BMT lúc trời mưa

dscf0329so3.jpg

Thú vui mùa hè Quãng Trường Tp.BMT - thả diều

dscf0360zo7.jpg

Thú vui mùa hè Quãng Trường Tp.BMT - diều để thả

dscf0359ps7.jpg

Thú vui mùa hè Quãng Trường Tp.BMT - đá bóng
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hình ảnh về Buôn Ma Thuột xưa và nay(tt).

*Một số hình ảnh khác về BMT(tt)

f_MaiHoaTrangm_8173f97.jpg

Hồ câu Mai Hoa Trang

Visitor_riding_elephant_in_BanDon_v.jpg


buonmethuat_01.jpg

Dân BMT mình cưỡi voi đi học cơ đấy :-=

*Noel 2007

1173476d148a290e3.jpg

Cây thông noel làm bằng ác chai bia Heineken. Nhưng chỉ là vỏ thôi, không có bia. Có bia mà để thế này thì có mà mỡ để miệng mèo), dù có ông già Noel canh giữ đi nữa:

1173476d148a2d72f.jpg


1173476d148a2b409.jpg


1173476d148a2fa55.jpg


1173476d148a24a98.jpg


Ngay chung quanh bùng binh ngã sáu là một cái nhà thờ to. Chung quanh đó là bưu điện, khu buôn bán. Chính giữa là hồ nước, trông êm đềm như ở Thụy Sĩ.}}}}}
 
Người Ê đê uống càphê như thế nào ?

_______
Những truyền thống, phong tục tập quán độc đáo và có đôi chút huyền bí của người dân Tây Nguyên đã là một sức hút rất lớn đối với du khách nước ngoài đến vùng đất này. Nhưng nếu biết cách nuôi dưỡng và khai thác, chính những yếu tố văn hoá đó hoàn toàn có thể tạo nên những giá trị gia tăng cho café của Tây Nguyên ví như cách mà người dân tộc Êđê uống cà phê. Một “thánh địa cà phê thế giới” không thể thiếu hình ảnh của những người sống trong lòng thánh địa ấy và cái cách mà họ thưởng thức sản phẩm.

Black-Coffee-250.jpg

Một ly cafe nguyên chất là thức uống
không thể thiếu của người Êđê buổi sáng​

Để lấy nước pha cà phê, chị H’Năm - Buôn M Grư, xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đak lak, một trong 4 người con gái phải dậy từ 3-4 giờ sáng đeo gùi ra suối lấy nước. Con suối cách nhà khoảng 6 cây số. Ở trong ngôi nhà này có 4 hộ, bao gồm 16 người. Ai cũng sẽ uống cà phê trước khi làm bất cứ việc gì khác. Uống cà phê buổi sáng đã trở thành thói quen của hơn 195.000 người Êđê sống ở Đak Lak chứ không riêng gì nhà chị H’Năm.

Những người phụ nữ Êđê dậy từ 3 giờ sáng, rang xay cà phê, những hạt cà phê ngon nhất trong vườn được hái để dành riêng cho gia đình, trước khi xuất khẩu ra bất cứ nước nào trên thế giới.

Chị H’Năm Mê kể về công việc của mình: “Chúng tôi tự giã bằng cối buổi sáng. Mỗi lần giã khoảng 10kg thôi để uống dần”.

Người Êđê cũng thích uống cà phê đặc quánh nguyên chất như người Braxin hay Thổ Nhĩ Kỳ vậy. Chỉ có một điểm khác duy nhất là họ không thích pha bất cứ một loại hương liệu nào vào cà phê, nếu người nào không quen uống sẽ dễ say bởi nó rất đặc và đắng. Một gia đình 16 người như gia đình nhà chị H’Năm Mê cần khoảng 5 thìa to bột cà phê nguyên chất mỗi sáng. Một điểm độc đáo nữa là cà phê không pha bằng phin như các quán cà phê của người Kinh, không pha bằng máy như thường thấy ở các công sở nước ngoài mà được lọc qua một cái túi may bằng vải bông, do chính những người phụ nữ tự khâu.

Theo những người dân ở đây thì mỗi người chỉ uống một ly mỗi ngày, và trẻ con cũng thích uống và chúng biết uống từ khi lên… 3 tuổi.

Ba tuổi đã bắt đầu làm quen với cà phê. Thức uống này đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Êđê suốt cuộc đời. Mỗi buổi sáng, họ uống cà phê trước khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng. Thức ăn thay đổi hàng ngày theo bữa cơm, còn cà phê, chỉ một loại, suốt đời không đổi. Lót dạ xong ly cà phê đen, tiếp theo là ăn sáng, cũng là bữa cơm chính trong ngày với những bát gạo nương thơm lừng cùng canh măng, canh môn và canh bầu. Sau bữa sáng mới là lúc người phụ nữ có thời gian riêng cho mình, còn những nguời đàn ông chuẩn bị ra rẫy.

Hạt cà phê gắn bó với người Êđê bởi uống cà phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình. Và bây giờ nó lại càng trở nên quan trọng hơn vì hầu như nhà nào ở đây cũng trồng cà phê xuất khẩu và trở thành nguồn thu nhập chính của họ. Không hề có chủ ý, thế nhưng, những người dân tộc Êđê đã và đang gửi gắm những giá trị văn hoá của mình vào mỗi hạt cà phê bán ra nước ngoài.
Xuân Dung (VTV)
 
Thú vui ẩm thực ở thành phố Buôn Ma Thuột

Những ai đi xa lâu ngày trở lại nơi đây sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu của thành phố được mệnh danh là “thủ phủ của cao nguyên” này - thành phố trẻ Buôn Ma Thuột ngày nay mang dáng vẻ và nhịp sống sôi động của một đô thị mở cửa. Đến Buôn Ma Thuột, du khách thập phương không chỉ được tham quan các di tích, thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ, diễm lệ mà còn được thưởng thức nhiều thú vui ẩm thực vừa mang nét đặc thù, khá là đa dạng.

Sẽ là rất tiếc nếu đến đây mà bạn chưa một lần tận hưởng cái hương vị đậm đà khó quên của ly cà phê Ban Mê - đặc sản của vùng đất cao nguyên - vốn đã nổi tiếng. Hầu như ở đường phố nào cũng có quán cà phê mang những cái tên rất lãng mạn như: Chiều Tím, Ánh Trăng, Ngàn Xanh, Dạ Lan, Mi mô sa... Từ sớm tinh mơ các quán cà phê đã đông kín khách bởi uống cà phê vào mỗi buổi sáng đã trở thành thú vui của người Buôn Ma Thuột. Trong buổi ban mai se lạnh nơi phố núi, ngồi nhâm nhi ly cà phê thơm bốc khói, thả hồn theo giai điệu trữ tình, sâu lắng của những bản tình ca, bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản và bình yên biết nhường nào, tâm hồn như đang hòa quyện cùng đất trời cao nguyên lộng gió... Nếu muốn “say” với những mùa lễ hội tưng bừng náo nhiệt cùng cảm giác chuếnh choáng, lâng lâng của men say rượu cần, mời bạn hãy về các buôn Kôsia, Păm Lăm, AlêA, AKô Dhong... sẽ được đồng bào dân tộc nơi đây mời uống thứ rượu cần thơm ngon sóng sánh màu mật o­ng luôn được chủ nhà làm sẵn để tiếp đãi khách quý đến thăm buôn làng. Rượu cần hôm nay ngoài ý nghĩa tượng trưng cho một nét văn hóa ẩm thực của vùng đất Tây Nguyên, còn là một “sản phẩm hàng hóa” phục vụ du khach bốn phương.

Là nơi quần tụ của nhiều cư dân đến từ nhiều miền đất nên các hình thức ẩm thực ở Buôn Ma Thuột khá phong phú.
Đến đây bạn đừng ngạc nhiên khi thấy có nhiều quán phở mang phong cách của Hà Nội nằm ở các đường Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu... luôn đông khách vào mỗi buổi sáng. Nét khác biệt nhỏ so với phở ở Hà Nội là phở Buôn Ma Thuột còn ăn kèm thêm giá luộc và các rau gia vị khác, giá thông thường mỗi tô là 5.000đ. Những ai khoái khẩu món bún thì đã có các quán bún bò, bún chả cá, bún măng giò,... có mặt ở nhiều đường phố nội thành và giá cả cũng tương tự như phở. Ở Buôn Ma Thuột còn có những quán bún dành cho người có “thực lượng” lớn. Điều đặc biệt ở những quán này là tô bún khá to, và đương nhiên là giá tiền cũng khá “to” mà nếu bạn là người bao tử nhỏ nhưng lại gắng ăn hết cả tô thì sẽ no đến tận... ngày hôm sau! Cùng “họ hàng” với bún, phở là cơm. Ở thành phố này có nhiều quán bán cơm gà, cơm sườn, cơm chiên thập cẩm và cả cơm chay. Đông nhất có lẽ là những quán cơm bình dân mà đường Nguyễn Văn Trỗi được coi là “trung tâm” cơm bình dân của Buôn Ma Thuột. Các “thượng đế” chỉ phải mất có 5.000đ đã có một dĩa cơm khá ngon và còn được khuyến mãi thêm một dĩa cơm không thức ăn mà không phải trả thêm tiền. Nếu muốn ăn lẩu “ngon, bổ, rẻ” thì xin mời bạn hãy ghé thăm các quán lẩu nằm rải rác khắp các đường phố, các quán này thường mở cửa từ trưa và chỉ cần vài chục ngàn đồng là một nhóm bạn nhậu dăm ba người đã có thể no say.

Những ai lâu ngày xa cố đô thân yêu nhớ về các món ăn quê hương xin mời đến các quán bún bò Huế hoặc bánh Huế nằm ở các hẻm đường Lê Thánh Tông, Phan Đình Giót... Không ồn ào, tấp nập như nhiều quán ăn khác, thực khách của các quán bánh Huế ngồi thưởng thức các món ăn một cách từ tốn, chậm rãi như là muốn tận hưởng hết các dư vị Huế trên cao nguyên để thỏa nguyện nỗi niềm hoài nhớ cố hương...

(st)

P/s: trên đây là giá các món ăn cách đây mấy năm. Còn bây giờ nhích hơn khoảng 2000-3000đ.
 
Ăn ở xứ Buồn Muôn Thuở!

Buôn Mê Thuột - vùng đất đỏ cao nguyên trù phú, mấy năm gần đây đã được nhiều người đi du lịch hơn nhờ vào các đặc sản cà phê, cỡi voi, du thuyền trên hồ Lak ... Trên bản đồ ẩm thực Việt Nam, ngoài phần ẩm khá nổi tiếng như cà phê , rượu cần, mật o­ng rừng ... ra, thì phần thực quan trọng kia, Buôn Mê Thuột gần như là vô danh. Theo thiển ý của tôi, vô danh không có nghĩa là không có gì để nói, mà vì không ai chịu nói !!. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vùng đất mới này !!!.

Dân ở đây phần nhiều là dân tứ xứ nên các món ăn rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt, nhờ có nguồn thực phẩm rất tươi (các loại gia cầm, gia súc nuôi tại gia, rau trái đủ loại từ suối Đốc Học, hải sản tươi sống từ Nha Trang chở lên mỗi ngày, và hồi tôi còn ở đó, thịt rừng do hàng xóm đi săn về xẻ bán tại nhà !) cũng như khẩu vị đã được tứ xứ duyệt qua nên món ăn ở các hàng quán ở đây ngon lạ ngon lùng, hương vị đậm đà và vừa miệng cho tất cả mọi người.

Buôn Mê Thuột không có món ăn đặc sản, không kể các món đặc sản kiểu như súp Cà Đắng của người dân tộc (ăn vào đắng ngắt thấy phát sợ !) hay cá nướng sông Sêrêpok (món này ngon nhưng hiếm có !) ... Các quán ăn nổi tiếng và nhiều nhất ở đây bán các món theo chân di dân đến : Đó là Bún bò Huế, Bún riêu Bắc, Bún cá Nha Trang, Nem nướng Ninh Hòa, Mì Quảng, bánh cuốn, bánh căn, bánh xèo và nhiều món ăn đi đâu cũng thấy khác.


BÚN RIÊU

Món hớp hồn người nhất là bún riêu, chỉ từ 2 - 5 ngàn một tô , bán chủ yếu vào buổi sáng, hầu như ở đâu cũng có và ngon gần như nhau. Không như Hà Nội, tô bún riêu trông quá thanh cảnh, và Sài Gòn thì lại quá xô bồ với đậu chiên, huyết heo, chả lụa (thậm chí có cả giò heo, thịt viên ...) cùng với đĩa rau thì chán phèo phèo..., bún riêu BMT làm người ta nuốt nước miếng cái ực ngay khi vừa diện kiến !! Tô bún riêu thường không múc đầy, chỉ hơi lưng tô, bún cọng nhỏ, nước dùng hơi có màu đỏ dịu với vài miếng cà chua, trên cùng là trang trọng một hai tảng riêu nhỏ được nấu bằng tôm khô giả nhuyễn + cua đồng + ít thịt nạc dăm và trứng. Cuối cùng theo khẩu vị thực khách, người bán cho vào tô một muỗng tóp mỡ vàng giòn và bỏ hành ngò, rắc tiêu. Người ăn tự nêm thêm mắm tôm, nước me, ớt ... theo sở thích trước khi gắp đũa vào dĩa rau xanh ngon và thưởng thức.

Rau của món bún này được trộn bởi : Xà lách bào mỏng, bắp chuối bào mỏng, bắp sú bào mỏng trộn với rau thơm mà nhất thiết là phải có rau kinh giới và húng. Gắp một gắp nhỏ rau bỏ vào tô rồi gắp lại một đũa vừa rau, vừa bún có kèm tí tóp mỡ, cắn thêm miếng riêu, cảm thấy toàn cơ thể ấm nóng trong tiết trời se se lạnh của buổi sớm cao nguyên. Rau trong đĩa vơi, người bán lại châm thêm vào, bao nhiêu cũng ... chiều. Khách ở xa đến muốn ăn bún riêu, tiện nhất là ghé chợ BMT, ghé khu ăn uống hàng gánh bên ngoài nhà lồng chợ, có gánh bún riêu của một cô người Bắc, bán đúng chuẩn trên.


BÚN BÒ HUẾ


Cũng như Bún riêu, Bún bò Huế có khá nhiều ở BMT, nổi tiếng nhất là quán Bà Mô trên đường Lê Hồng Phong, gần sân Vận Động. Tô bún ở đây lớn với 2 khoanh giò ăn mệt nghỉ, và nhiều thịt bò, nước dùng đặc sắc, buổi sáng xe hơi đậu xếp lớp. Giá ở đây khá mắc với dân BMT, hình như bây giờ đã 25 ngàn/tô ?!. Các quán bún bò cấp xóm hoặc trong chợ BMT cũng rất ngon bởi đĩa rau ngon mắt, giá chỉ khoảng 5 - 7 ngàn/tô (Tôi thích nhất bún bò bà Côn ở đường Đinh Công Tráng, mấy chục năm nay rồi, cứ khoảng 9h sáng là hết ).


BÁNH MÌ


Chỉ với 2 ngàn , bạn có một ổ bánh mì thịt ngon lành, nóng giòn đủ làm ấm bụng những đêm đi chơi khuya. Theo tôi, với 2-3 ngàn /ổ bánh mì thịt, chất lượng bánh mì BMT ngon nhất thế giới. Ở xứ này, xe bánh mì nào cũng có một lò than để đảm bảo bánh mì luôn nóng giòn. Nguyên vật liệu nhồi vào bánh theo thứ tự là : Patê, giò heo rút xương, chả lụa, dăm bông, chà bông, dưa leo, ớt xắt sợt, hành ngò và cuối cùng chan nước sốt cà chua. Nước sốt này quyết định tay nghề của người bán. Bánh mì ăn sáng đã đành, ở đây, bánh mì ăn khuya coi bộ phổ biến hơn. Mấy xe bánh mì trên đường Phan Bội Châu, Quang Trung buổi tối rất đông khách chờ, thường người ta mua vài ổ về nhà ăn, dù trời đêm Ban Mê lành lạnh, về đến nhà, ổ bánh mì còn ấm nóng và giòn tan, ăn hết 1 ổ còn thòm thèm....

ruoucan.jpg

Rượu cần Ê Đê​

Rượu cần hiện nay được xem là thức uống “đặc sản” của đồng bào Tây Nguyên. Ở mảnh đất đầy nắng, đầy gió này đã tồn tại những cụm từ nổi tiếng về rượu cần như: Đêm rượu cần, say ngất ngây như men rượu cần…Vậy đã có bao giờ bạn uống rượu cần Tây Nguyên chưa? Và đặc biệt, khi nào bạn ngất ngây trong men rượu cần thì khi đó bạn mới hiểu rượu cần Tây Nguyên đặc biệt thế nào?!

Uống rượu cần là thói quen lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần là một thức uống không thể thiếu được trong các lễ hội cũng như dùng để tiếp đãi khách quý. Nhiều dân tộc Tây Nguyên làm rượu bằng cách dùng nếp cẩm hoặc nếp trắng nấu thành xôi, phơi bằng nong cho nguội rồi trộn men vào cho ủ kín. Men rượu làm bằng củ riềng, rễ cam thảo và củ cây chít, phơi khô - sau đó đem giã nhuyễn thành bột đem trộn với gạo. Cho một ít nước vào rồi nắm lại thành một nắm lớn bằng cái bát (chén), ủ cho đến khi lên mốc trắng là được. Khi đã lên men, trộn thêm trấu để sau này dùng cần hút dễ hơn. Tất cả cho vào ché đựng rượu theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng người ta bịt miệng ché bằng lá chuối khô. Rượu ủ ba ngày là có thể dùng được, tuy nhiên ủ càng lâu rượu càng có độ nồng cao và càng thêm đậm đà. Việc trộn trấu đòi hỏi cũng cần có tay nghề vì trấu có tác dụng khi cắm cần vào ché rượu, cần rượu không bị tắc. Rượu ngon là loại rượu có màu vàng đục như mật, khi rót ra dòng chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, cay nồng xen lẫn với vị ngọt rất đặc trưng.

Rượu ngon phải để trong chén quý. Khác với người M/ Nông chỉ dùng ít loại chén, thường là màu đen toàn thân bóng lộn và có dáng thấp; người Êđê có nhiều loại chén khác nhau về màu sắc và kích thước. Những chiếc chén Tuk và chén Tang là quý hơn cả, nhất là loại có màu trắng và màu xanh, thường có từ 3 đến 6 tai và càng to thì càng quý.

comlam.jpg

Cơm lam​

Cơm lam bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài ngày của người đàn ông với túi gạo mang theo, dao quắm và đá đánh lửa cùng ống nứa sẵn có trong rừng, vậy mà nay đã trở thành món đặc sản, "hút hồn" du khách.

Trong hình dung cảm tính của nhiều người, cơm lam phải là thứ cơm đại loại có mầu xanh của lá rừng, có hương thơm của cây rừng... nhưng nào chỉ thế. Những ống nứa non thon nhỏ dài dài như tấm mía ở chợ đã nướng sém lớp vỏ ngoài, được người làm cơm lam khéo léo róc đi lớp vỏ cật khét lửa, để lộ ra lớp vỏ giữa trắng trẻo thơm tho. Tước nhẹ từng dải như người bóc chuối chín lớp vỏ giữa đó, là đến phần lõi cơm. Lõi cơm được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mịn màng, mỏng mảnh, có màu trắng ngà - thứ vỏ lụa chỉ có trong ruột ống nứa non, khiến cho cơm lam có một nhan sắc rất đỗi thuần hậu mà ta muốn được nâng niu mãi.

Chỉ là một món ăn giản dị của núi rừng, gắn với những con suối róc rách đầu nguồn, những nương lúa chín vàng bên sườn đồi, những vạt rừng tre nứa xanh ngút đầu non và bếp lửa mùa đông của mẹ, mà sao có thể khiến người đi xa khó nguôi quên đến thế. Cơm lam cũng khiến người mới gặp lần đầu bỗng ngỡ ngàng trước một món ăn tưởng không có gì đơn giản, khiêm tốn hơn, mà chứa trong đó biết bao nghệ thuật và ý tưởng của hạt gạo vùng cao trong mối giao tình với nước, lửa và những ống nứa non...

Ngoài ra một số dân tộc còn có cách làm khác. Không dùng xôi ủ lên men mà dùng gạo rang đem ủ với men trộn nhiều riềng để có mùi thơm ngon hoặc dùng ngô, sắn là vật liệu rẻ nhưng loại này dễ bị chua nhưng nếu nấu không khéo dễ bị đắng, gây đau đầu.

(st)

P/s: trên đây là giá các món ăn cách đây mấy năm. Còn bây giờ nhích hơn khoảng 2000-3000đ.
 
Quán cafe ở Buôn Ma Thuột!.

Ở Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột.

Việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê. Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Chuông đá...

Cà phê Hoa Đất

Nếu bạn thích khung cảnh lãng mạn bên những ngọn nến lung linh và hòa nhịp cùng tiếng nhạc êm dịu, du dương bên ly cà phê Buôn Mê thì Hoa Đất chính là nơi bạn cần tìm đến.

Café Hoa Đất đuợc thiết kế khá độc đáo, mang một phong cách riêng, tạo cho bạn một cảm giác rất lạ khi lần đầu tiên đến quán.

res_1_main.jpg


res_3_2006030217462660596600.jpg


Thung Lũng Hồng

Dưới một thung lũng sâu thẳm bạn sẽ không ngờ rằng nơi đó có một quán rất rộng, thoáng mát và yên tĩnh đang nghiêng mình chào đón bạn. Thung Lũng Hồng là một quán cà phê như thế.

Quang cảnh nơi đây rất đúng như tên gọi của quán Thung Lũng Hồng. Khi bạn đến quán bạn sẽ thấy một màu xanh tươi của cây cỏ xen lẫn màu hồng, màu đỏ của những loài hoa đang vươn mình khoe sắc… Tất cả như dệt thành một bức họa đầy màu sắc của thiên nhiên.

Quán có khu nhà sàn rất thoáng mát, rộng rãi tiện cho bạn tổ chức sinh nhật hay liên hoan cùng bạn bè. Xa xa bạn sẽ thấy một dòng thác đang róc rách chảy. Kia là một chú trăn hiền lành cuộn mình nghe tiếng thác chảy, rồi một chú khỉ tinh nghịch dường như cũng muốn đùa giỡn cùng dòng thác ấy…

Món đặc biệt nhất của quán là trái cây Thung Lũng Hồng và café, hương vị ly café ở đây khó mà thấy được ở những quán khác.

res_1_main.jpg


res_3_2006030217463023297600.jpg


res_3_2006030217463020896000.jpg


Cà phê Văn


Quán Văn ẩn mình dưới một con đường dốc khá bí ẩn. Tìm được đến đây, bạn sẽ có được cảm giác thật yên tĩnh và thanh bình mà khó nơi nào có được...

Quán tuy nhỏ nhưng vào chiều tối khá đông khách vì phong cảnh ở đây rất gần gũi thiên nhiên, lãng mạn và trữ tình. Bên ly cà phê Buôn Mê, giữa những dòng nhạc trữ tình êm dịu làm sâu lắng lòng người, những bức tranh hội họa lặng lẽ,... sẽ làm cho tâm hồn bạn thật sự thanh thản. Từ những chi tiết thiết kế cho đến không gian của quán, tất cả đã tạo nên một bức tranh mộc mạc của vùng cao nguyên.

res_3_2006030217462954171200.jpg


res_3_2006030217462949711900.jpg


res_1_main.jpg

Cà phê Bâng Khuâng

Cái tên Bâng Khuâng mà cô chủ quán nơi đây đặt ra có lẽ rất phù hợp với phong cách của quán. Không gian của Bâng Khuâng không rộng lớn nhưng lại đầy ấm cúng và có một sức cuốn hút kỳ lạ.

Bước vào quán bạn sẽ nhìn thấy ngay một chậu hoa sen với duy nhất một hoa nằm giữa chậu, rất tao nhã và thanh khiết...

Khi đã nhắc đến Bâng Khuâng thì không thể không nhắc đến từng giọt cà phê đắng ở đây. Cà phê nguyên liệu do chính quán sản xuất nên hương vị rất đặc trưng. Bên ly cà phê dịu ngọt bạn sẽ được thưởng thức những tình khúc lãng mạn của Tuấn Ngọc, Khánh Ly hay những giai điệu hòa tấu êm dịu…

Ra đời từ năm 1968, với thâm niên gần 40 năm, có lẽ đây là quán cà phê có mặt lâu năm nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Phong cách phục vụ của quán rất tốt, đặc biệt là cô chủ quán nơi đây rất nhiệt tình và vui vẻ.

res_1_main.jpg


res_3_2006030217462939492300.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Quán cafe ở Buôn Ma Thuột!.

_____________
Cà phê Hàn Thuyên

Hàn Thuyên có không gian không rộng lắm nhưng rất độc đáo. Quán được thiết kế theo phong cách cổ xưa, yên tĩnh.

Ngồi trong quán, bao mệt mỏi lo toan hằng ngày dường như tan biến đi trong ta. Dưới giàn hoa tim tím, từng khóm hoa đang đua nhau khoe sắc trước sân…Dường như ta đang ở trong một khu vườn đầy hoa.

Có một điều đặc biệt là khi bạn đến Hàn Thuyên bạn sẽ được thưởng thức nước mơ, nước sấu bên dòng nhạc nhạc Trịnh sâu lắng.

res_1_main.jpg


res_3_2006030217463028646200.jpg


res_3_2006030217463031626400.jpg



Cà phê Uyên Phương


Uyên Phương là một quán café khá nổi tiếng ở thành phố Buôn Mê Thuột. Đến với quán Uyên Phương bạn sẽ bị cuốn hút bởi quang cảnh và cách thiết kế của quán.

Chủ quán đã cố tình đặt bốn chiếc bàn dài thành hình vuông bao quanh một vườn phong lan sang trọng, quyến rũ và rực rỡ... Ngồi bên ly cafe Buôn Mê, thưởng thức hương vị đậm đà của ly cafe, ngắm nhìn những chậu phong lan đang khoe sắc sẽ làm tan biến đi những lo toan thường ngày của bạn...

Ngay sát bên những chậu hoa sang trọng ấy là những khóm xương rồng mạnh mẽ vươn mình trên bãi cát. Xa xa là một chú khỉ nghịch ngợm đang chuyền từ cành này sang cành khác. Sau lưng chú khỉ ấy là một hang động bằng đá huyền bí và lãng mạn... Nếu bạn muốn tìm nơi yên tĩnh để giải bày tâm sự thì hang động này là nơi hữu tình cho bạn.

Bạn là người năng động và yêu thích thiên nhiên thì có lẽ những chiếc bàn bên dòng thác nhỏ sẽ khiến bạn dễ chịu hơn. Còn bạn là người thích một chút độ cao thì những chiếc bàn đặt phía trên dòng thác là nơi lý tưởng cho bạn.

Từng cảnh vật, từng chi tiết đều mang một nét độc đáo riêng, thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa cao nguyên và đồng bằng.


res_1_main.jpg


res_3_2006030217462963649400.jpg


res_3_2006030217462961759800.jpg


res_3_2006030217462963180300.jpg


Bar Ý Niệm


Ý Niệm là một quán mang phong cách trẻ trung hiện đại. Đến với Ý Niệm bạn sẽ có cảm giác như mình đang ngồi trong một quán café ở Sài Gòn.

Quán được trang bị khá tiện nghi, chia thành hai khu vực có phong cách khác nhau. Bạn là người thích ngồi bên ly café Buôn Mê để thưởng thức những bài hát êm dịu bên đồng nghiệp hay người yêu thì tầng trệt là nơi thích hợp cho bạn. Còn bạn thuộc tuýp người thích sôi nổi pha một chút hào nhoáng của người sành điệu thì vũ trường trên lầu là nơi lý tưởng cho bạn.

Vào những ngày lễ hay cuối tuần quán thường mời những ca sĩ từ TP. Hồ Chí Minh về diễn.

res_1_main.jpg


res_3_2006030217463037550200.jpg


res_3_2006030217463038869100.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Quán cafe ở Buôn Ma Thuột!.

Cà phê Thương Thương

Trong danh mục những quán cà phê ngon và khung cảnh đẹp của thành phố Buôn Mê Thuột thì không thể không nhắc đến quán cà phê Thương Thương.

Thương Thương với lối thiết kế rất đơn giản và dễ thương cùng với khung cảnh khá rộng tạo cho bạn một cảm giác thú vị khi bước vào quán.

Đến với Thương Thương bạn sẽ được thưởng thức những ly cà phê Buôn Mê Thuột đậm đà hay những ly cam sữa dịu ngọt giữa âm thanh mượt mà của những dòng nhạc trữ tình, lãng mạn do ca sĩ Tuấn Ngọc, Quang Dũng trình bày hay những bản nhạc hòa tấu du dương, êm dịu dễ đi vào lòng người.

res_1_main.jpg


res_3_2006030217462646147900.jpg


res_3_2006030217462643796300.jpg

Cà phê Pơ Lang

Buôn Ma Thuột là một thành phố có khá nhiều người dân tộc sinh sống. Cùng với sự giao lưu về kinh tế là sư giao lưu về văn hoá giữa các dân tộc với nhau. Cà phê Pơ Lang là một quán cà phê nằm trong trào lưu ấy, mang đậm nét dân tộc cao nguyên...

Cà phê Pơ Lang nằm trên đường Trần Khánh Dư, được thiết kế theo phong cách nhà rong của người dân tộc. Bước chân vào quán bạn sẽ có cảm giác như mình thật sự đang ở trong một buôn làng của người dân tộc. Chiếc cầu thang được mô hỏng theo thiết kế của người dân tộc, với hai bầu sữa mẹ ở hai bên. Chiếc đàn T'rưng khá độc đáo. Từng chiếc bàn, chiếc ghế nơi đây cũng toát lên vẻ rừng núi cao nguyên. Toàn bộ nhân viên quán đều mặc đồng phục dân tộc rất ấn tượng.

Đặc biệt vào tối thứ sáu và chủ nhật quán có chương trình nhạc sống với sân khấu ngoài trời.

large_3553.jpg


large_3555.jpg


1080.jpg


Cà phê Nguyệt Cầm

Quán cà phê Nguyệt Cầm với không gian khá nhỏ và lối thiết kế đơn sơ nhưng lại mang một phong cách rất riêng, tạo cho bạn một không gian ấm áp, dễ trò chuyện cùng bạn bè.

Bạn cũng có thể chọn cho mình một góc riêng biệt để thư giãn giữa tiếng du dương của những bản tình ca bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

nguyet%20cam.jpg


Cà phê Cát Tường


Cát Tường là một quán cà phê được thiết kế theo phong cách hiện đại. Cách trang trí nơi đây khá sang trọng và lịch sự. Từng chiếc bàn gỗ cho đến những chi tiết của quán tất cả đều toát lên vẻ kiêu sa, quý phái…

Tuy là quán nằm ngay trên hai mặt đường chính nhưng vẫn không bị ảnh hưởng bởi bụi đường vì cách thiết kế của quán khá độc đáo.

res_3_2006030217462972077200.jpg


res_3_2006030217462970524600.jpg
 
Quán cafe ở Buôn Ma Thuột!.

Cà phê Dạ Lý

Cà phê Dạ Lý nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, là một quán khá đẹp và thoáng mát. Cách thiết kế của quán rất gần gũi với thiên nhiên.

Bước chân vào quán, bạn sẽ có cảm giác khá thoải mái và dễ chịu vì quang cảnh nơi đây. Dạ Lý không phải là một quán cà phê sân vườn hay cà phê máy lạnh như mọi quán khác mà nó mang một phong cách rất riêng của quán. Quán vừa mang một phong cách hiện đại trẻ trung vừa có một chút huyền bí của cao nguyên...

Đến với Dạ Lý bạn sẽ được thưởng thức nhiều loại thức uống hấp dẫn nhưng đặc biệt nhất là nước trái cây.

res_1_main.jpg


res_3_2006030217463050986500.jpg


res_3_2006030217463052469100.jpg


Cà phê Góc Phố 2

Góc Phố 2 bề ngoài khá đơn giản và bình dân nhưng khi bạn bước chân vào quán bạn sẽ có cảm giác dễ chịu vì quang cảnh nơi đây rất gần gũi thiên nhiên.

Tán bàng xanh mướt dường như cũng đang chào đón bạn, từng cành lá đan vào nhau như một chiếc dù xinh xắn. Bạn có thể ngồi hàng giờ bên ly cà phê đắng hay cùng bạn bè hàn thuyên tâm sự…Ngoài ra vào buổi tối thứ 5 và thứ 7 quán có phục vụ nhạc sống.

Có thể nói Góc Phố 2 là một quán có giá nước bình dân nhất trong các quán tại đây mà chất lượng vẫn không kém chất lượng.

res_3_2006030217463057382000.jpg


res_3_2006030217463064366300.jpg


Cà phê Giáng Ngọc

Cà phê Giáng Ngọc khá nhỏ nhưng được thiết kế rất ấn tượng. Trên những bức tường được vẽ rất nhiều bức tranh với nhiều phong cách khác nhau, cho bạn một chút gì đó rất lạ từ những bức tranh ấy.

Đến với Giáng Ngọc bạn sẽ được thưởng thức những ly cà phê Buôn Mê hay những ly cam vắt thơm lừng bên những dòng nhạc sôi động và ngắm các bức tranh trừu tượng.

res_3_2006030217462650668100.jpg


res_3_2006030217462652034100.jpg


Cà phê Thanh Hà

Tên quán nghe bình thường như ở phố chợ nhưng du khách phải trèo lên lưng voi lội qua một con suối cạn, rồi lần theo cầu dây văng bắc qua rừng khộp, để lên một vuông sàn nứa lộ thiên, được đan bằng rễ cây khộp già, chịu được chừng 30 khách

Nơi đây, du khách có thể "chơi" rượu cần hay nhâm nhi ly "cà phê Ban Mê" từ tay cô tiếp viên người dân tộc M'nông tên Prưi mới vào nghề. Tay cô tiếp viên cầm cái bình thủy nước sôi còn khó hơn là cầm cái ống nứa cơm lam tước ra cho khách dùng.
Có lẽ đấy chính là điều đặc sắc của quán.

Địa chỉ: Thác 7 nhánh Bản Đôn, TP. Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc

(quán này Jenni chưa tìm đc hình, sẽ cập nhật sau)
 
Quán cafe ở Buôn Ma Thuột!.

Cà phê Vespa Rock

Chủ quán là một anh cảnh sát hình sự đam mê xe cổ,nhạc Rock cùng với cô bạn gái cũng rất đam mê nhạc Rock cùng tự biên tự diễn toàn bộ quán. Nét độc đáo của quán là sử dụng các vỏ lốp xe Vespa cũ mà chủ quán đã phải dày công mới sưu tập đủ để làm cùng với hình ảnh xe Vespa để decor.Ở đây còn có nhiều cuốn album về xe cổ các loại do chủ quán sưu tập.

ogo.jpg

Logo phía cửa sổ

ezv.jpg

Cửa thành vào quán, cặp Vespa tình nhân màu lính
và chiếc CD 125=> hình ảnh đặc trưng của quán

30072008196.jpg

Trước cửa quán buổi tối

IMG_4525.JPG


IMG_4526.JPG

Dãy ghế ngồi bằng lốp xe

IMG_4540.JPG


IMG_4545.JPG

Trang trí tường

IMG_0968.jpg

Chiếc xe "DJ"

IMG_1038.jpg

Trong xe "DJ"

IMG_1005.jpg

Miss VespaRock​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đồi Đức Mẹ_Đèo Giang Sơn_Buôn Ma Thuột!

Cách thành phố BMT 30km nằm trên tuyến đường lên Đà Lạt, Đồi Đức Mẹ hay còn gọi đồi Giang Sơn, ở cuối chân đèo Giang Sơn được một vị linh mục xây dựng khá lâu nhưng người dân BMT dường như ít ai biết đến.
Ngọn đồi nổi tiếng với lời đồn ngày trước Đức Mẹ đã hiển linh tại đây, và thu hút dân theo Đạo mỗi dịp 15-8. Trong năm, thi thỏang vẫn có người đến thắp nhang, cầu nguyện. Và nhiều nhóm học sinh chọn nơi này làm địa đểm tụ họp, chụp hình, ngắm cảnh.
Vì đờng đồi dốc cao nên mặc dù đã được lát gạch vẫn rất khó khăn nếu muốn đi lên bằng xe máy. Có lẽ cách tốt nất ẫn là chịu khó leo bộ, vừa an tòan, vừa tha hồ chụp hình thỏa thích.

2277326424_1a72fe87ef_o.jpg

Hình chụp trên cây cầu trước khi đến đèo Giang Sơn

2276533517_663ee3f4eb.jpg

Hai bên cầu là nơi người dân khai thác cát

2276534035_391ea5241a.jpg


2276533711_a06977b8f8.jpg

Khung cảnh nhìn từ đồi xuống, nhưng khu nhà nằm giữa cánh đồng lúa,
và cây cầu vừa mới đi qua, lúc này thật nhỏ bé...

2277327576_5bdd660a99.jpg


2277327278_bfd8cfb312.jpg


2277327000_3d2fbdd750.jpg

Những cánh đồng bát ngát và bầu trời cao xanh

2276534715_63f0466d5b.jpg


2277327414_292be2ea77.jpg

Và dòng sông uốn lượn giữa cuộc sống con người​
 
Đồi Đức Mẹ_Đèo Giang Sơn_Buôn Ma Thuột!

2276536363_649115385b.jpg

2276534867_55e859216f.jpg

Khi đã lên đến đỉnh đồi, nơi cao nhất và cũng là nơi trang trọng nhất,
tượng Đức Mẹ ở đó, hiền từ nhìn xuống những con chiên ngoan đạo.

2276535997_921c373665.jpg


2277328796_784becf919.jpg


2277328652_1488f0d8cb.jpg

Từ từ thả bộ đi xuống, sẽ thấy được 1 hình ảnh tuyệt đẹp,
con sông uốn lượn giữa núi đồi, ánh lên sắc vàng lấp lánh dưới tia nắng mặt trời

2277329196_b410fca9d8.jpg

Con đường phủ đầy lá khô, và ai đó đang loay hoay chụp hình

2277329656_f3c0130063.jpg

Hai bên đường là hàng mai và anh đào,
những cành hoa anh đào gầy guộc đang
khoe sắc đón xuân

2277329804_de474e7f24.jpg


2276536943_628a83ca07.jpg

Núi đồi và cỏ dại vẫy chào khách lạ​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Người Đắk Lắk chúng tôi rất thú vị !!!

Dân cư ở Đắk Lắk, nếu mà bảo là dân chính gốc thực sự (người bản địa) thì chỉ có người dân tộc thiểu số. Tất cả người Kinh đều là dân từ miền khác đến. Họ đến Đắk Lắk vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như thế hệ ông bà mình lên cao nguyên sau giải phóng để xây dựng kinh tế mới, ba mẹ của đứa bạn mình lại tham gia vào chiến dịch Tây Nguyên rồi ở lại cao nguyên từ đó. Sau này khi việc trồng cây cà phê mang lại lợi nhuận cao, dần dần người Kinh từ khắp các vùng miền đổ về Đắk Lắk. Thế nên cuộc sống thường nhật của người dân quê mình, dưới con mắt của một đứa lắm chuyện thì có rất nhiều điều thú vị, nhất là từ khi mình rời Đắk Lắk thân yêu để vào TP. Hồ Chí Minh học tập.

tv4.jpg

Cái thú vị đầu tiên là giọng nói. Người thành phố Hồ Chí Minh nói giọng miền Nam (đương nhiên rồi), tuy cũng có nhiều người nói giọng miền Bắc nhưng cái sự phân biệt giọng Bắc-Nam rất rõ ràng. Người miền Trung thì phần lớn vẫn nhận ra được giọng của họ tuy đã sống ở đây rất nhiều năm. Còn ở Đắk Lắk, nếu những người di cư sống tập trung thành từng vùng thì cả người lớn lẫn trẻ con vẫn giữ được giọng nói của quê hương họ. Điển hình là trong hội đồng hương mình có rất nhiều người gốc Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn nói giọng rất đặc trưng. Mà đó chỉ là thiểu số thôi, phần lớn thì người cùng quê đã không sống gần nhau lâu rồi, họ sống rải rác khắp nơi trên đất Đắk Lắk, và tiếng nói gốc gác của họ cũng phai nhạt dần. Lớp trẻ 8X ở Đắk Lắk nói một âm giọng rất… thú vị. Đó là giọng miền Bắc và pha lẫn cả chút Trung-Nam trong đó. Phần lớn người Đắk Lắk bị nhầm là người miền Bắc (mình đã gặp nhiều rồi), nhưng nhờ thế mà tiếng nói của chúng tôi khá dễ nghe, Bắc-Trung-Nam, khắp mọi miền đều có thể hiểu “tiếng Đắk Lắk”.

tv2.jpg

Điều thú vị tiếp nữa là tên gọi của các loại thực phẩm, trái cây, đồ dùng, vật dụng,… nói chung là những thứ bình thường trong cuộc sống hằng ngày.

Bạn gọi trái “apple” là gì?

Miền Bắc gọi nó là “Táo”, miền Nam bảo nó là “Bom”, thậm chí mấy bạn miền Tây còn gọi nó là “Bơm” thì phải.

Miền Nam cãi “Nếu gọi là Táo thì sao phân biệt được apple và Táo ta (quả nho nhỏ màu xanh có vị chua ngọt)?”

Miền Bắc bảo “Thì cứ gọi là Táo ta và Táo tàu”

Miền Nam: “Rắc rối!”.

Thế là Đắk Lắk chúng ta kết luận “Gọi nó là gì cũng được, ai cũng hiểu và phân biệt được mình đang nói về trái gì mà”.

Đoạn hội thoại trên là có thật và trích dẫn từ một vụ tranh luận diễn ra ở trường mình vào năm 2006.

tv1.jpg

Suy luận và thực tế cho thấy công thức trên áp dụng đúng cho cả trái Dứa-Thơm-Khóm, trái Na-Mãng cầu-Mãng cầu ta- Mãng cầu xiêm gì gì đó, Đậu hũ-Tàu hũ- Đậu khuôn, cái Đĩa-Nĩa-Dĩa… ti tỉ thứ khác, chứng tỏ ngôn ngữ và từ vựng ở Đắk Lắk mình rất đa dạng và phong phú! Miền này không hiểu miền kia nói gì, nhưng Đắk Lắk chúng tôi thì hiểu gần hết.

Nói tiếp chuyện thực phẩm. Vì dân cư nhiều vùng miền tụ họp về Đắk Lắk nên chúng tôi có may mắn nếm qua rất nhiều loại thực phẩm của các miền. Từ Bắc vô Nam, loại bánh trái gì ở Đắk Lắk cũng có. Tuy không phong phú bằng Sài Gòn nhưng được cái rẻ và ngon!

tv3.jpg

Bún đỏ - một trong những mói "khoái khẩu" của teen BMT​

Giới trẻ Đắk Lắk còn có sở thích kỳ lạ là phịa chuyện về quê hương.-0-/. Khi được hỏi về Đắk Lắk, chúng ta thường kể như thế này: người ta sống ở nhà sàn, nuôi gia súc ở dưới nền nhà, con gái mặc váy, con trai thì đóng… khố, đi học bằng voi. Đến trường thay vì có nhà để xe cho học sinh thì có gara cho voi… (tổng hợp từ nhiều nguồn truyền miệng) câu chuyện này mà được 2 - 3 người kể, kẻ tung người hứng mà vẽ hoa lá cành thêm mắm thêm muối vào thì người đồng bằng cứ gọi là… mắt chữ A mồm chữ O tin sái cổ.@#!^% Biết đâu, qua những câu chuyện phịa 101% này mà Đắk Lắk chúng tôi trở nên lạ lẫm, thú vị, bí ẩn, kỳ vĩ hơn trong mắt người ngoại tỉnh? %#^#$

Tuy có giọng nói dễ nghe nhưng đồng hương Đắk Lắk nào cũng có thể nhận ra nhau bằng giọng nói. Vậy thì đặc trưng gì để khẳng định: mình là người Đắk Lắk? Mình nghĩ đó là CÁ TÍNH. Người Đắk Lắk thường có chung một tính cách: rất hài hước, nói nhiều, tưng tửng, thích đùa và thích cười. Không biết cái đặc trưng chung đó tại sao mà hình thành, phải chăng tại chúng tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất màu đỏ hoang sơ với nhiều huyền thoại, cùng với những người dân bản địa là người con chính gốc của núi rừng, nên trong mỗi người Đắk Lắk chúng tôi đều đã ngấm vào máu cái “hương vị” hoang dã nguyên sơ mạnh mẽ mà cởi mở thân thiện của cao nguyên?/-*+/

Và khi được hỏi mình là người ở đâu, chúng tôi đều tự hào “Tôi đến từ Đắk Lắk”! :dance::snegurochka:

(st)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn Jenni về topic này. Đọc topic xong mà xấu hổ quá, tham gia diễn đàn gần được 2 năm rồi và cũng ở Daklak thế mà bây giờ mới biết đến topic này. Tuy là ở dakak nhưng đọc qua topic này thì có nhiều điều mình cũng chưa biết đến.(Cho anh hỏi em làm bên ngành nào vậy?) Mai mốt muốn chuyển qua ngành phóng viên alo anh giới thiệu chổ làm cho :)).
 
Cảm ơn Jenni về topic này. Đọc topic xong mà xấu hổ quá, tham gia diễn đàn gần được 2 năm rồi và cũng ở Daklak thế mà bây giờ mới biết đến topic này. Tuy là ở dakak nhưng đọc qua topic này thì có nhiều điều mình cũng chưa biết đến.(Cho anh hỏi em làm bên ngành nào vậy?) Mai mốt muốn chuyển qua ngành phóng viên alo anh giới thiệu chổ làm cho :)).

Anh ơi, topic này cũng mới lập từ tháng 8 năm nay thôi ạ. Em đa ngành, hihi.... Anh cứ giới thiệu đi ạ. Nếu được em chuyển nghề luôn!. :-=
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Anh ơi, topic này cũng mới lập từ tháng 8 năm nay thôi ạ. Em đa nghành, hihi.... Anh cứ giới thiệu đi ạ. Nếu được em chuyển nghề luôn!. :-=


Chính xác là topic này được lập sau khi chủ topic bị chọc quê về "Thác Trinh Nữ" và "Xe Tăng"... Hihihihihihi....
 
Zui nhỉ? Cụ thể là bị chọc quê thế nào DOREAMON có thể bật mí xíu không?
 
Chính xác là topic này được lập sau khi chủ topic bị chọc quê về "Thác Trinh Nữ" và "Xe Tăng"... Hihihihihihi....

Anh ơi, anh xem lại đi. Bài của anh_click post sau bài của em_click mà!.

Zui nhỉ? Cụ thể là bị chọc quê thế nào DOREAMON có thể bật mí xíu không?

Anh ơi, đồng hương với nhau mà không binh nhau gì hết trơn hết trọi à. Topic này là niềm ấp ủ của em lâu rồi, nhưng chưa đến hôm nay mới thực hiện được. Em còn nhiều ước mơ để làm vùng đất tây nguyên không còn bị mang tiếng là bụi mù trời nữa nhưng hiện tại thì "lực bất tòng tâm" nên chưa thực hiện được ước mơ của mình!.
 
Anh mãi đọc bài viết của em nên đâu để ý bài viết của DOREAMON :))
Em còn nhiều ước mơ để làm vùng đất tây nguyên không còn bị mang tiếng là bụi mù trời nữa nhưng hiện tại thì "lực bất tòng tâm" nên chưa thực hiện được ước mơ của mình!.

Có lẽ bị mang tiếng bụi mù trù đó cũng là 1 đặc điểm để nhận dạng ra TP mình đấy em à. Ước mơ cũng chỉ là ước mơ em à, nếu ước mà thành hiện thực thì anh cứ nằm ở nhà mà ước thôi chứ ko cần phải đi làm :((
Tặng em mấy câu thơ góp nhặt được khi lang thang nét nè:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ tiền không nhiều
Đào núi và lấp biển
Không làm được thì thuê.
 
Anh mãi đọc bài viết của em nên đâu để ý bài viết của DOREAMON :))
[/COLOR]
Có lẽ bị mang tiếng bụi mù trời đó cũng là 1 đặc điểm để nhận dạng ra TP mình đấy em à. Ước mơ cũng chỉ là ước mơ em à, nếu ước mà thành hiện thực thì anh cứ nằm ở nhà mà ước thôi chứ ko cần phải đi làm :((
Tặng em mấy câu thơ góp nhặt được khi lang thang nét nè:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ tiền không nhiều
Đào núi và lấp biển
Không làm được thì thuê.

Anh ơi, em có nói là "nằm mà ước" đâu. Chỉ là thời điểm này chưa thực hiện được thôi. Hihi...hẹn gặp anh ở BMT để nói được nhiều hơn. Chúc anh cuối tuần vui và hạnh phúc!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom