Ý kiến của "Chéo Phì"

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.

Ba Tê

Cạo Rồi Khỏi Gội
Tham gia
5/5/09
Bài viết
12,125
Được thích
17,581
Giới tính
Nam
Thực sự mình cũng chỉ là "Chéo Phì" bắt chước "Xuân tóc đỏ" trên GPE, lượm banh, trao banh cho người khác khi người đó cần banh, ai thấy khoái thì "bo" cho cái "like", không "bo" cũng chẳng sao, chẳng ra cái gì, vì mình ban đầu có biết gì là Excel hay VBA trong Excel.
Nhưng cũng vì là "Chéo Phì" nên có tính khí hơi "cà chớn", "mấy ải mấy ai " không rành tiếng Việt, dùng từ giao tiếp nửa Tây, nửa Việt, nửa Tàu, mình chẳng hiểu đâu là đâu, nhưng họ nghĩ là họ thuộc "giới thượng lưu", nên có khi mình ném thẳng trái banh vô mặt họ, họ mắng cho 1 trận, sau này gặp mặt họ thì mình " ... " thèm lượm banh quăng cho họ nữa, họ sỉ vả cho một phát là: "đầy tớ mà chảnh". Gặp lại mặt họ là mình luôn muốn "thất nghiệp".
Híc!
Những câu giao tiếp như này là mình cho họ tự đi "lượm banh":
- Huynh...tỷ... muội...
- Cao thủ ...
- Help ...
- Hi mọi người,...
- Hi all,..
- Dear ACE...
- Dear mọi người...
- Thank ACE.
- Thank bác.
............
Thà thất nghiệp, "Chéo Phì" mà!
Vậy mà không hiểu sao "họ" vẫn đến "nhà" mình réo gọi tên mình, biểu mình "quăng" cho họ trái banh bằng mấy cái từ "thượng lưu".
Híc!
Nổi nóng lên không thèm bắt chước "thằng Xuân" lượm banh nữa.
Càng muốn kiếm "Thợ Nỉ" ... "ăn cháo hành" sướng hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Diễn đàn có nhiều lứa tuổi mà bác. Nhiều bạn phải gọi em là chú, gọi anh là bác rồi. Do đó có sự chênh lệch tuổi này ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức, cách hành văn. Với công nghệ Internet, mạng XH phát triển như thế này thì ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của lứa tuổi cuối 8x, 9x, sv... Với mấy bạn trẻ mới tham gia GPE thì có thể góp ý, uốn nắn vài lần cho từ ngữ chuẩn, tránh sự lai căng như bác đề cập. Nếu không sửa đổi thì mình cứ lờ đi, coi như không biết, nếu có ý thức thì dần dần các bạn đó sẽ hiểu :)
Đáng trách hơn là 1 số thành viên đã tham gia lâu ở GPE, đa số đều là dân có học cả, là thành viên ảo vì không bao giờ xuất hiện trong bất cứ chương trình gì của GPE. Bình thường thì không sao, nhưng có vấn đề gì là giở giọng vô học ngay (vd như 1 tay có chữ ký học kinh tế khóa xx gì đó ở SG mà đã bị ban nick cách đây tầm 2 năm). Vì coi GPE là ảo nên sẵn sàng bộc lộ bản chất, ăn nói láo lếu khi không vừa ý. Thành phần kiểu này trong GPE và các diễn đàn XH khác không ít. Có kẻ còn tạo vài nick tung hứng, bảo vệ nhau...
 
Tham gia diễn đàn lấy vui làm chính; Rước chi fiền muộn rứa hè!

Thấy không ưa thì :

a./ Bỏ, đi trả lời bài chổ khác có căn cơ hơn;
b./ Rỗi thì chêm thêm vài câu
Bức súc chi cho khổ não, hại sức!
 
Cũng có những lúc "thất nghiệp" muốn tìm bài trên GPE "động não" cho khỏi bệnh "lú lẫn tuổi già", lại gặp tiếng nước ngoài "mỏi tay", tưởng đâu ai đó muốn "chưỡi", tắt máy đi "quánh cờ tướng" kiếm độ nhậu sướng hơn.

Không biết có còn nghe được tiếng Việt chuẩn của người Việt nữa không?
 
Văn phong đa dạng biết đâu mà lần, những thứ đó dần dần đánh mất thôi, các lứa tuổi xưa cố giữ nhưng thế hệ tiên tiến (chả biết ai sai vì họ tiến bộ).
Rồi sẽ đến lúc mọi thứ dần quen thuộc, biết bao con người uốn nắn từ đâu :D
 
Tôi đọc sơ qua tiêu đề và nội dung bài viết không ăn nhậu gì với nhau, viết chữ in, chữ viết tắt, chữ viết không có dấu, đôi khi chèn vài tiếng tây, tiếng u thì ngía qua cho vui chứ không bao giờ tiếp sức cho những bài viết dạng này, nhất là một loạt các từ ngữ như sau:

Help me, Dear A/C em, Trợ giúp, A/C giúp em, Giúp mình với, Thank ACE, cao thủ, cao nhân, Pro nào, AC pro giúp em, Xin chào anh chị trên diễn đàn, nhờ anh chị giúp, Cần giúp về dữ liệu, Nhờ các bạn giúp đỡ, Tôi cần tư vấn giải pháp, có hậu tạ, XIN GIUP DO FILE EXCEL.

Không biết họ nghĩ sao khi viết ra những tiêu đề như thế, nếu thành viên nào cũng đặt tiêu đề với văn vẽ như trên thì tôi e rằng dùng Google để tra bài viết chắc cả ngàn năm sau mới tìm được bài viết của mình.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bây giờ đầu thế kỷ 21 có bác bức xức vì "hi" với "dear" còn nếu trở ngược lại đầu thế kỷ 20 về trước có những ông bức xúc, mắng chửi "đồ lai căng" những ai lỡ miệng "chào cụ" thay vì "bẩm cụ" hoặc "lạy cụ". Thời thế đảo điên quá, chả biết đâu mà lần nữa các bác :D
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bây giờ đầu thế kỷ 21 có bác bức xức vì "hi" với "dear" còn nếu trở ngược lại đầu thế kỷ 20 về trước có những ông bức xúc, mắng chửi "đồ lai căng" những ai lỡ miệng "chào cụ" thay vì "bẩm cụ" hoặc "lạy cụ". Thời thế đảo điên quá, chả biết đâu mà lần nữa các bác :D
Chỉ là "mu đen" thời thế.
Đầu thế kỷ 20 thì "để Moa nói cho Toa nghe "chiện" này" là giao tiếp "thời thượng". Bây giờ thì "Hi mọi người" mới là "thời thế".
Có khi không dám nói "Anh yêu em", lại muốn nói Anh "lốp" em. Hay thiệt.
Muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết, ngang như "Chéo Phì", kiểu vậy thì Hàm, Công thức, Code ... phải viết sao đây?
Tội nghiệp mấy "lão già hậu đậu" nghe "lùng bùng" cái lỗ ... tai!
 
Chỉ là "mu đen" thời thế.
Đầu thế kỷ 20 thì "để Moa nói cho Toa nghe "chiện" này" là giao tiếp "thời thượng". Bây giờ thì "Hi mọi người" mới là "thời thế".
Có khi không dám nói "Anh yêu em", lại muốn nói Anh "lốp" em. Hay thiệt.
Muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết, ngang như "Chéo Phì", kiểu vậy thì Hàm, Công thức, Code ... phải viết sao đây?
Tội nghiệp mấy "lão già hậu đậu" nghe "lùng bùng" cái lỗ ... tai!
Ai biểu anh già chi rồi than!!!!!
Cứ trẻ lại 40 tuổi đi rồi hãy dùng từ của tụi nhỏ.
Còn dân sử dụng Excel phải cụ thể, rõ ràng. Còn thành viên nào hỏi không rõ ràng, cụ thể thì cứ để họ viết, họ chơi 1 mình.
Chẳng cần rớ tới chi cho mệt óc, lại mang tiếng lắm chuyện.
 
/-)ây là hiện hữu của xung đột nhóm tuổi tác của các thế hệ.
Chuyện này là muôn đời!

/(hi xưa bạn cũng có lúc coi mấy lão (ông & bà) bấy giờ là điên khùng, bảo thủ ấy thôi!
Có khi nổi xung thiên anh ách ấy chứ.
Nhưng fận con cháu nên đành . . . (http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/loi-bac-dan-truoc-luc-di-xa-thu-hien.dAbsXEFPHQAv.html)

Giờ bạn sắp gác kiếm, sắp xa chính trường rồi. Vũ đài này fải trao lại cho thế hệ kế tiếp; Nếu kéo cũng không thể được (đơn giản là leo cầu thang còn không được nữa là leo núi!)

Vậy chỉ có thể bám vô nội qui mà nhắc, nếu còn:
Thời gian
Nhiệt huyết
Không sợ đá ném
Không ngại bị ác cảm
Sức khỏe đủ để vượt qua ưu tư trong mình
. . . . . .
 
Chỉ là "mu đen" thời thế.
Đầu thế kỷ 20 thì "để Moa nói cho Toa nghe "chiện" này" là giao tiếp "thời thượng". Bây giờ thì "Hi mọi người" mới là "thời thế".
Có khi không dám nói "Anh yêu em", lại muốn nói Anh "lốp" em. Hay thiệt.
Muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết, ngang như "Chéo Phì", kiểu vậy thì Hàm, Công thức, Code ... phải viết sao đây?
Tội nghiệp mấy "lão già hậu đậu" nghe "lùng bùng" cái lỗ ... tai!
Đường Kách Mệnh hay Đường Cách Mạng?
Học giả Phạm Quỳnh,em không nhớ rõ năm sinh,chỉ biết rằng ông mất 1945, chủ bút tạp chí Nam Phong, đầu thế kỷ 20, nói rằng truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn, và sau này có những cuốn sách viết về truyện Kiều cũng khá là đồ sộ như cuốn "Tác giả và tác phẩm Nguyễn Du" do nhà xuất bản giáo dục phát hành hoặc nhà "Kiều học" Phạm Đan Quế có rất nhiều sách giá trị về Kiều. Hồi nhỏ lúc học lớp 2,3 gì đấy, mỗi trưa ăn cơm xong,ba em thường hay bắt đọc truyện kiều cho ông nghe trước khi đi ngủ,và ông giải thích những đoạn nào hay cho mà nghe.Bởi vậy em cũng ham sách từ đó.Tuy nhiên cái thú đọc sách mỗi thời cũng khác.Truyện tranh ngày trước(những năm 80) chủ yếu là truyện cổ tích Tấm Cám,Sơn Tinh Thủy Tinh...hay là truyện của Tàu như Tam Quốc Chí,Đông Chu liệt quốc,Thủy hử,Tây du ký,Nhị thập tứ hiếu,Khổng tử ,mạnh tử,Đạo đức kinh...Khi lớn lên thêm một chút nữa thì đọc các cuốn sách van học phương Tây như:pie đại đế,sông đông êm đềm,nhà thờ đức bà Paris,cuốn theo chiều gió...Còn ngày nay trẻ em đọc Doremon, 7 viên ngọc rồng.Siêu quậy tippy,Tom và Jery
Ngày trước ăn cơm nấu bằng than củi,lội bộ đi học,đọc sách bằng đèn dầu,liên lạc với nhau bằng thư viết tay.Còn ngày nay ăn cơm nồi điện,đi lại bằng xe,đọc sách qua mạng internet,liên lạc nhau bằng "alo".Mỗi thời mỗi khác cho nên tư duy cũng khác.Cái mới được xây dựng trên nền tảng của cái cũ,kế thừa nó chứ không phủ định nó.
Trong cuốn thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh-Hoài Chân đã nói Tản Đà là cái cầu của thơ cũ và thơ mới.Và rõ ràng trong tiến trình phát triển của dân tộc ,văn hóa việt có sự giao thoa với các nền văn hóa khác.Chúng ta sẽ giữ lại những gì tinh túy của dân tộc và sẽ bỏ dần những cái lạc hậu lỗi thời.Học hỏi các hay của các nền văn hóa khác.
Có những câu nói chúng ta nghe nữa Tây,nữa ta,nữa hán... như gởi mail,bài tập excel,cho mượn cái USB,đi mua cái laptop .Nhà mặt tiền,chị em phụ nữ,đường xuyên Á....nhưng mà cũng phải chấp nhận nó .
Thế hệ trước đọc những gì tụi trẻ viết muốn "bình mực".Còn thế hệ trẻ ngày nay hơi bó tay với tên các quốc gia như:"Phi Luật Tân","Ba Lợi Duy Á","Gia Nã Đại","Hung Gia Lợi","Nam Dương", "Nhật Nhĩ Man".Các thủ đô như: "Hoa Thịnh Đốn","Mạc Tư Khoa","Ba Lê".Còn một nhân vật cực nổi tiếng "Nã Phá Luân".
Các phiên bản mới của phần mềm đã được ra đời để thay thế cho cái cũ cũng giống như một thời vang bóng hình ảnh ông đồ Vũ Đình Liên trong đoạn kết của bài thơ:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
images692313_6_Duong_Kach_Menh.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cũng có những lúc "thất nghiệp" muốn tìm bài trên GPE "động não" cho khỏi bệnh "lú lẫn tuổi già", lại gặp tiếng nước ngoài "mỏi tay", tưởng đâu ai đó muốn "chưỡi", tắt máy đi "quánh cờ tướng" kiếm độ nhậu sướng hơn.

Không biết có còn nghe được tiếng Việt chuẩn của người Việt nữa không?
Tiếng có chữ Latinh còn đỡ, mai mốt nó phang "ngộ ái nị", "nị hào, nị hào ma" là xong luôn đó!
 

Còn thế hệ trẻ ngày nay hơi bó tay với tên các quốc gia như:"Phi Luật Tân","Ba Lợi Duy Á","Gia Nã Đại","Hung Gia Lợi","Nam Dương", "Nhật Nhĩ Man".Các thủ đô như: "Hoa Thịnh Đốn","Mạc Tư Khoa","Ba Lê".Còn một nhân vật cực nổi tiếng "Nã Phá Luân".
Nhân nhắc đến những cái tên này, Ca Điền Tâm thử lý giải nguồn gốc của chúng được không? Và theo Ca Điền Tâm thì chúng ta nên theo cách gọi này hay là theo cách gọi tân thời như hiện nay :D.
 
Nhân nhắc đến những cái tên này, Ca Điền Tâm thử lý giải nguồn gốc của chúng được không? Và theo Ca Điền Tâm thì chúng ta nên theo cách gọi này hay là theo cách gọi tân thời như hiện nay :D.
Lý giải thì mình chịu,chắc phải nhờ người khác chuyên sâu mà thôi.Tuy nhiên theo suy nghĩ thiển cận của mình ,các từ này bắt nguồn do Hán Việt mà ra.Trước khi ta có nền Tây học thì đã có nền Hán học từ lâu đời.Ví dụ như bạn thấy một số từ mà ta hay nghe như:Tích phân,đạo hàm,quỹ tích,giao điểm,nội tiếp,ngoại tiếp,tuyến tính,nội tiết tố,tâm thất,tâm nhĩ,động mạch vành,huyết tương,đẳng nhiệt,đẳng tích,đẳng áp,gia tốc...Mà hình như rất nhiều ngành nghề đều dùng từ Hán Việt trong đó có cuốn "danh từ khoa học" của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.Hoàng Xuân Hãn còn là người nguyên cứu và viết các cuốn sách có giá trị khác.
Còn về câu bạn hỏi nên sử dụng tên gọi theo cách xưa hay nay thì mình xin trả lời ngay là phải theo đúng phiên âm quốc tế là tốt nhất.Bởi theo phiên âm quốc tế là duy nhất và phổ biến.Chúng ta không cần phải lao tâm khổ trí đi phiên âm một tên riêng quốc tế thành của một cái tên riêng của người Việt được.
"Ernest Miller Hemingway" thì còn biết ,chứ như "Ơ-nít Mi-lơ Hê-minh-uê" là ai?
Đây chỉ là cuộc trao đổi chia sẽ,nếu có sai sót nhờ mọi người góp ý cho, với mong muốn học hỏi là chính.
 
"Ernest Miller Hemingway" thì còn biết ,chứ như "Ơ-nít Mi-lơ Hê-minh-uê" là ai?


Đúng là đang hội nhập, nhưng kiểu này không mấy ưa cho các cán bộ chỉ biết tiếng mẹ đẽ & hàng trriệu người vùng sâu, xa rồi, khổ!
Vừa rồi mình thấy báo chính thống nào đó xài từ Mark, mình nhớ đến chuyện: "Kính thưa 2 ông tây fe ta!" cùa cán bộ ta thế kĩ vừa qua.

Thật sự mà nói, mình cũng thấy khó khi xài Ơ-nít Mi-lơ Hê-minh-uê ở VN cho thông nhất!
Nội riêng Font chữ cũng còn cải lộn của các cha to đầu ở nước ta nữa là! Mỗi vùng miền xài 1 kiểu Font mới là woách!

Viết đến đây lại nhớ chuyện có GS VN đòi đưa kí tự E lên đầu dẫy chữ cái, hết biết.
Chắc theo ông này A nằm trên E nhiều & lâu quá rồi nên nhàm; Giờ cần đổi để tăng khoái cảm đây mà!

. . . . .





 
Đúng là đang hội nhập, nhưng kiểu này không mấy ưa cho các cán bộ chỉ biết tiếng mẹ đẽ & hàng trriệu người vùng sâu, xa rồi, khổ!
Vừa rồi mình thấy báo chính thống nào đó xài từ Mark, mình nhớ đến chuyện: "Kính thưa 2 ông tây fe ta!" cùa cán bộ ta thế kĩ vừa qua.

Thật sự mà nói, mình cũng thấy khó khi xài Ơ-nít Mi-lơ Hê-minh-uê ở VN cho thông nhất!
Nội riêng Font chữ cũng còn cải lộn của các cha to đầu ở nước ta nữa là! Mỗi vùng miền xài 1 kiểu Font mới là woách!

Viết đến đây lại nhớ chuyện có GS VN đòi đưa kí tự E lên đầu dẫy chữ cái, hết biết.
Chắc theo ông này A nằm trên E nhiều & lâu quá rồi nên nhàm; Giờ cần đổi để tăng khoái cảm đây mà!

. . . . .
Nhắc lại chuyện cái ao "chữ E". Bản thân em cũng đã mấy lần muốn đứt hơi rồi. "Tối kiến" theo kiểu bình dân học dzụ mà.
Với sự phổ biết của internet thì khoảng cách giữa thành thị và nông thôn sẽ được thu hẹp lại.Vấn đề là có chịu khó tìm hiểu hay không mà thôi, hay là chơi game sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Còn mấy bác cán bộ nhà ta không chịu nâng cấp cho mình thì em không dám đụng tới.Bởi các bác đang tham gia các dự án vĩ mô cỡ vài ngàn tỉ lận
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi xin được giải thích thể này. Người Trung Quốc dùng chữ tượng hình với mỗi mặt chữ được gắn một âm và nghĩa (hoặc nhiều nghĩa). Và số chữ thường dùng là 3500 chữ tương ứng với 3500 âm riêng lẻ (cũng có thể một chữ có nhiều âm). Họ có thể phát âm được tên nước ngoài nhưng trong bộ chữ của họ lại không có âm chính xác tương ứng. Thế là họ tìm những chữ nào có âm hoặc nghĩa gần với âm của tên nước ngoài ấy và gắn vào. Ví dụ Washington họ chuyển về âm gần nhất tương ứng Huáshèngdùn (Hõa xưng tờn -Hoa thịnh đốn). Tương tự Москва tên thủ đô nước Nga người Trung Quốc quy thành Mòsīkē (Mổ xư khưa - Mạc Tư Khoa) Nước ta thời xưa dùng chữ Hán và cũng dựa dẫm vào cách nhìn của người Trung Quốc về thế giới quan bao gồm cả cách gọi tên nước ngoài.

Cái việc đó coi như là phải chấp nhận ở giai đoạn nước ta chưa có chữ viết riêng. Tuy nhiên khi đã có chữ quốc ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể phiên âm chính xác hơn tên nước ngoài bằng chính chữ quốc ngữ của chúng ta. Thay vì Washington là Hoa Thịnh Đốn dựa theo cách gọi của người Trung Quốc chúng ta có thể ghi phiên âm gần đúng hơn là Oa Sinh Tơn hay Москва phiên âm là Mát cơ va nghe gần giống với cách gọi của chính người bản xứ.

Tuy nhiên khá buồn cười là dù đã có cách ghi phiên âm gần đúng hơn, nhưng dân ta đặc biệt là những vị được coi là học thức cao lại vẫn dựa vào cách phát âm của người Trung Quốc để gọi tên nước ngoài. Cuộc chiến tranh biên giới có lẽ đã tác động phần nào đến các nhà giáo dục sau này khi họ quyết định thay thế các tên nước ngoài dựa vào phiên âm của Trung Quốc bằng cách phiên âm của chính người Việt để giảm bớt phần nào sự phụ thuộc học thuật vào Trung Quốc.

Và gần đây thì một số sách báo mạnh dạn chuyển qua dùng phiên âm tiếng Anh các tên nước ngoài luôn. Cái này được một số nhà yêu nước phê bình gay gắt tuy nhiên ở phương diện học tập thì dùng phiên âm tiếng Anh dễ tra cứu trên internet cùng với lượng nội dung gấp nhiều lần hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vì có tham gia đào tạo Excel và VBA cho các cá nhân và đơn vị nên thỉnh thoảng tôi nhận được điện thoại trao đổi. Có những yêu cầu về đào tạo hay xử lý tình huống trong thực tế tôi đã viết cẩn thận, chi tiết và gửi lại qua email. Tuy nhiên có những trường hợp không 1 lời phúc đáp, cho dù là phép lịch sự tối thiểu. Cho dù biết họ có vài đối tác để tham khảo, so sánh và lựa chọn nhưng thái độ đó thể hiện hành vi văn hóa. Ví dụ gần nhất là 1 công ty về xe máy nổi tiếng có trụ sở trên VP. Không thèm trả lời luôn... :)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
...
Vậy mà không hiểu sao "họ" vẫn đến "nhà" mình réo gọi tên mình, biểu mình "quăng" cho họ trái banh bằng mấy cái từ "thượng lưu".
Híc!
Nổi nóng lên không thèm bắt chước "thằng Xuân" lượm banh nữa.
Càng muốn kiếm "Thợ Nỉ" ... "ăn cháo hành" sướng hơn.

Tôi khỏe hơn bác 1 chút. Tôi mần ông týp phờ nờ cho nên thiên hạ chỉ chửi chứ chẳng ai thèm réo.
 
Tôi xin được giải thích thể này. Người Trung Quốc dùng chữ tượng hình với mỗi mặt chữ được gắn một âm và nghĩa (hoặc nhiều nghĩa). Và số chữ thường dùng là 3500 chữ tương ứng với 3500 âm riêng lẻ (cũng có thể một chữ có nhiều âm). Họ có thể phát âm được tên nước ngoài nhưng trong bộ chữ của họ lại không có âm chính xác tương ứng. Thế là họ tìm những chữ nào có âm hoặc nghĩa gần với âm của tên nước ngoài ấy và gắn vào. Ví dụ Washington họ chuyển về âm gần nhất tương ứng Huáshèngdùn (Hõa xưng tờn -Hoa thịnh đốn). Tương tự Москва tên thủ đô nước Nga người Trung Quốc quy thành Mòsīkē (Mổ xư khưa - Mạc Tư Khoa) Nước ta thời xưa dùng chữ Hán và cũng dựa dẫm vào cách nhìn của người Trung Quốc về thế giới quan bao gồm cả cách gọi tên nước ngoài.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom