Ý kiến của "Chéo Phì"

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.
Tôi xin được giải thích thể này. Người Trung Quốc dùng chữ tượng hình với mỗi mặt chữ được gắn một âm và nghĩa (hoặc nhiều nghĩa). Và số chữ thường dùng là 3500 chữ tương ứng với 3500 âm riêng lẻ (cũng có thể một chữ có nhiều âm). Họ có thể phát âm được tên nước ngoài nhưng trong bộ chữ của họ lại không có âm chính xác tương ứng. Thế là họ tìm những chữ nào có âm hoặc nghĩa gần với âm của tên nước ngoài ấy và gắn vào. Ví dụ Washington họ chuyển về âm gần nhất tương ứng Huáshèngdùn (Hõa xưng tờn -Hoa thịnh đốn). Tương tự Москва tên thủ đô nước Nga người Trung Quốc quy thành Mòsīkē (Mổ xư khưa - Mạc Tư Khoa) Nước ta thời xưa dùng chữ Hán và cũng dựa dẫm vào cách nhìn của người Trung Quốc về thế giới quan bao gồm cả cách gọi tên nước ngoài.


Cái việc đó coi như là phải chấp nhận ở giai đoạn nước ta chưa có chữ viết riêng. Tuy nhiên khi đã có chữ quốc ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể phiên âm chính xác hơn tên nước ngoài bằng chính chữ quốc ngữ của chúng ta. Thay vì Washington là Hoa Thịnh Đốn dựa theo cách gọi của người Trung Quốc chúng ta có thể ghi phiên âm gần đúng hơnOa Sinh Tơn hay Москва phiên âm là Mát cơ va nghe gần giống với cách gọi của chính người bản xứ.


Tuy nhiên khá buồn cười là dù đã có cách ghi phiên âm gần đúng hơn, nhưng dân ta đặc biệt là những vị được coi là học thức cao lại vẫn dựa vào cách phát âm của người Trung Quốc để gọi tên nước ngoài. Cuộc chiến tranh biên giới có lẽ đã tác động phần nào đến các nhà giáo dục sau này khi họ quyết định thay thế các tên nước ngoài dựa vào phiên âm của Trung Quốc bằng cách phiên âm của chính người Việt để giảm bớt phần nào sự phụ thuộc học thuật vào Trung Quốc.


Và gần đây thì một số sách báo mạnh dạn chuyển qua dùng phiên âm tiếng Anh các tên nước ngoài luôn. Cái này được một số nhà yêu nước phê bình gay gắt tuy nhiên ở phương diện học tập thì dùng phiên âm tiếng Anh dễ tra cứu trên internet cùng với lượng nội dung gấp nhiều lần hơn.


Trước tiên mình cũng xin cám ơn diễn đàn để mình được quen biết với nhiều người.

Đây là diễn đàn “Giải pháp Excel” nên trọng tâm vẫn là Excel và các vấn đề liên quan tới Excel.Mọi người có thể trao đổi các vấn đề ngoài luồng khác như giới thiệu những điều hay cái lạ của xứ mình cho mọi người biết nhằm xích lại gần nhau hơn.Chứ đây không phải là diễn đàn chính trị.

Hãy để con tàu GPE được vận hành trơn tru trên con đường riêng của nó.Đừng bắt nó phải chạy trên quốc lộ hay đường thủy hoặc thậm chí là bay trên trời.Mọi vật sinh ra đều có chức năng và môi trường sống riêng của nó.Đừng bắt cá phải leo cây,bắt khỉ phải lội nước.

Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống nghệ thuật tiền văn tự Ai Cập từ khoảng 4000 năm trước Công Nguyên ,còn của Trung Quốc xuất hiện đầu tiên vào thời nhà Ân khoàng 1600 TCN,rất giống với chữ tượng hình Ai Cập. Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.Cuối cùng là chữ quốc ngữ.

Nếu “dô danh” cho rằng chữ Việt dựa dẫm vào chữ Trung Quốc,thì tôi xin bổ sung cho đúng là chữ Trung Quốc dựa dẫm vào chữ Ai Cập vậy,mà con cháu của Tần Thủy Hoàng còn dẫm chân nhau mà dựa cho tới ngàn thu vậy.

Xin nói riêng với Vô danh tiểu tốt

Tới đây là lòi cái đuôi khựa ăn lương tháng của bọn”Tào Aman” rồi.Này hởi “Dô danh”,hãy mở to mắt ra mà nhìn,hãy nín thở mà lắng nghe ta nói cho rõ:Nước non bờ cõi đã chia,phong tục Bắc Nam cũng khác.Tuy đất nước có lúc thịnh suy, song hào kiệt thời nào cũng có. Lòng yêu nước của dân Việt khi dâng trào sẽ nhấn chìm cả bè lũ bán nước và bọn cướp nước.Hãy dẹp ngay lưỡi bò lếu láo đó đi.

Bọn chúng đã lợi dụng vào niềm tin giao hảo(Trọng Thủy-Mỵ Châu) để thôn tính nước ta và những lần đô hộ sau này nữa.Ôi cá lớn nuốt cá bé âu cũng là quy luật muôn đời của tạo hóa.Tuy nhiên nỗi đau của người Việt không bằng nỗi nhục của người Trung Quốc bị các nước nhược tiểu cai trị mấy trăm năm.Ít nhất là 3 lần chính,nếu dô danh cố tính quên, ta đây xin nhắc cho nhớ

+Một lần bị Hốt Tất Liệt con cháu Thành Cát Tư Hãn tộc người Mông Cổ bắt đầu cai trị vào năm 1271 cải quốc hiệu thành Đại Nguyên.

+Một lần bị con cháu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích tộc người Nữ Chân cai trị vào năm 1636, đổi quốc hiệu thành Đại Thanh.

+Lần nữa bị các đế quốc xâu xé Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX.



Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,đánh cho tới còn cái lai quần cũng chưa thôi.Đánh bằng tất cả mọi vũ khí từ máy bay,tàu ngầm cho tới gươm giáo gậy gộc.Vì lòng căm thù giặc nên dùng thân mình hóa đuốc,chặt cánh tay để lấp lổ châu mai,có tiếc thân này trong hò kéo pháo, huống chi đến những người có ít nhiều hiểu biết.Chứ đâu đến nỗi ban đêm quan lại tới nhà, một ông già không còn đủ sức đi lính mà cũng sợ đến nỗi phải vượt tường trốn như trong “Thạch Hào lại” của Đỗ Phủ đời Đường

Trong Hậu Hán Thư Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên tự cho mình bất phàm, vậy nên một lòng muốn gây dựng sự nghiệp lớn. Một hôm, người bạn Tiết Cần đến thăm, nhìn thấy tiểu Trần sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói với bạn: “Nho tử sao không quét dọn để tiếp đãi khách?”. Trần Phiên trả lời: “Đại trượng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo một nhà?”. Tiết Cần liền lập tức đáp lại : “Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?”. Trần Phiên hiểu ra và không thể nói được lời . Dô danh đã mang cái cốt của tiểu tử Trần Phiên chăng???

Học hỏi cái hay của các nền văn minh là quá trình tiến hóa của nhân loại.Việt Nam hay Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật đó.Nếu người Trung Quốc tự cho dân tộc mình là “Trung Hoa” thì hãy tự mang gương ra mà soi cho kỹ,nền tri thức mà họ có được như ngày hôm nay được bao nhiêu cái là của “made in China”?

Đây là diễn đàn Excel trao cho nhau những hiểu biết ,sao lại lại chiến tranh biên giới sặc mùi thuốc súng vậy.sống kế bên có gã hang xóm to xác xấu bụng thì chúng ta cần phải luôn tỉnh táo.
 

File đính kèm

  • Một phần của lịch sử.pdf
    557.4 KB · Đọc: 2
Xúc động thật; Chí Nhà ta mà đọc cái ni cũng fải chưỡi đổng chắc!

Nhưng thôi, ta nên bám vô chủ đề của thầy Ba Tê sao cho trong sáng hơn trên diễn đàn thì hơn.

Fải vậy không các bạn!
 
Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống nghệ thuật tiền văn tự Ai Cập từ khoảng 4000 năm trước Công Nguyên ,còn của Trung Quốc xuất hiện đầu tiên vào thời nhà Ân khoàng 1600 TCN,rất giống với chữ tượng hình Ai Cập.
Chữ tượng hình là những loại ký hiệu ghi ý theo quy ước riêng của mỗi dân tộc phát minh ra chúng. Không nên nhầm là Ai Cập với Trung Quốc, Maya (tận Nam Mỹ) dùng chữ tượng hình nghĩa là họ dùng chung một thứ chứ chữo_O. Bởi thế ngày xưa để hiểu được nội dung các văn bản cổ Ai Cập, người ta phải tốn công hành chục năm để giải mã chứ không phải là mời một ông giỏi chữ Nho bên Trung Quốc qua dịch dùm :D.
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.
Thực chất chả có giao lưu hay giao... gì cả. Đơn giản là khi đô hộ nước ta, chữ Hán là công cụ hỗ trợ cho việc cai trị. Để thu tô thuế, bắt lính, bắt phu... họ dùng sổ sách để ghi chép, theo dõi và hiển nhiên là phải dùng chữ Hán của họ. Rồi cao hơn, chữ Hán là phương tiện truyền bá tư tưởng, đào tạo nên hệ thống quan lại bản địa làm tay sai.
Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.
Chữ Nôm thực chất là việc ông bà ta lấy mặt chữ Hán rồi gán cho âm/nghĩa của người Kinh theo quy ước nào đó. Nói nôm na là "râu ông nọ (chữ), cắm cằm bà kia(âm/nghĩa)":). Chữ Nôm thỏa mãn nhu cầu cần có bộ chữ viết có thể ghi được âm của người bản địa cái mà chữ Hán(đi với âm Hán) không thể đáp ứng. Như vậy chữ Nôm thực chất cũng dựa dẫm hoàn toàn vào mặt chữ Hán chứ không phải là ông bà ta vẽ ra một bộ chữ mới khác biệt.

Chữ quốc ngữ có thể xem là nỗ lực thay thế cho chữ Hán vốn rất khó học tuy nhiên cách xây dựng chữ quốc ngữ lại chịu ảnh hưởng sâu sắc tư duy phát triển chữ Hán đó là việc thêm các dấu phết để mở rộng khả năng phát âm thay vì tìm cách kết hợp các âm cơ bản trong bộ chữ latin để phát âm. Đó là lý do tại sao gần như duy nhất chữ viết ở Việt Nam lại phức tạp, khó đọc và kỳ lạ đối với những người cùng sử dụng chữ Latin ở các nước khác. (Tây mà đọc chữ quốc ngữ ta cảm giác pó tay y như như Trung Quốc đọc chữ Nôm vậy :))
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chữ tượng hình là những loại ký hiệu ghi ý theo quy ước riêng của mỗi dân tộc phát minh ra chúng. Không nên nhầm là Ai Cập với Trung Quốc, Maya (tận Nam Mỹ) dùng chữ tượng hình nghĩa là họ dùng chung một thứ chứ chữo_O. Bởi thế ngày xưa để hiểu được nội dung các văn bản cổ Ai Cập, người ta phải tốn công hành chục năm để giải mã chứ không phải là mời một ông giỏi chữ Nho bên Trung Quốc qua dịch dùm :D.
Thực chất chả có giao lưu hay giao... gì cả. Đơn giản là khi đô hộ nước ta, chữ Hán là công cụ hỗ trợ cho việc cai trị. Để thu tô thuế, bắt lính, bắt phu... họ dùng sổ sách để ghi chép, theo dõi và hiển nhiên là phải dùng chữ Hán của họ. Rồi cao hơn, chữ Hán là phương tiện truyền bá tư tưởng, đào tạo nên hệ thống quan lại bản địa làm tay sai.
Chữ Nôm thực chất là việc ông bà ta lấy mặt chữ Hán rồi gán cho âm/nghĩa của người Kinh theo quy ước nào đó. Nói nôm na là "râu ông nọ (chữ), cắm cằm bà kia(âm/nghĩa)":). Chữ Nôm thỏa mãn nhu cầu cần có bộ chữ viết có thể ghi được âm của người bản địa cái mà chữ Hán không thể đáp ứng. Như vậy chữ Nôm thực chất cũng dựa dẫm hoàn toàn vào mặt chữ Hán chứ không phải là ông bà ta vẽ ra một bộ chữ mới khác biệt.

Chữ quốc ngữ có thể xem là nỗ lực thay thế cho chữ Hán vốn rất khó học tuy nhiên cách xây dựng chữ quốc ngữ lại chịu ảnh hưởng sâu sắc tư duy phát triển chữ Hán đó là việc thêm các dấu phết để mở rộng khả năng phát âm thay vì tìm cách kết hợp các âm cơ bản trong bộ chữ latin để phát âm. Đó là lý do tại sao chữ viết ở Việt Nam lại phức tạp, khó đọc và kỳ lạ đối với những người cùng sử dụng chữ Latin ở các nước khác.:eek:
Bởi đây là diễn đàn Excel nên tập trung bàn về những gì liên quan tới Excel.Hãy dừng cuộc tranh luận ở đây.Tôi không muốn đi quá xa những việc như vầy.Còn muốn nói nữa mời đi chổ khác mà nói.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo ý kiến cá nhân của tôi thì nếu thấy bài viết nào "có cảm tình" (Chủ quan thôi), dĩ nhiên ngôn từ và văn phong nó sẽ là yếu tố chính tạo nên cái "có cảm tình" trong tôi. Tôi thấy bài nào "có cảm tình" và liệu sẽ không ngoài khả năng thì tôi sẽ giúp, còn ngược lại thì tôi sẽ lờ đi. Mong rằng các bạn cũng lờ đi khi cảm thấy mình "không có cảm tình" với bài viết đó. Đừng thể hiện cảm xúc của mình quá làm bầu không khí càng nặng nề hơn.
Tôi xin được đóng đề tài này lại ở đây nhé.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom