Quy trình kế tóan ISO!

Liên hệ QC

ThuNghi

Hãy cho rồi sẽ nhận!
Thành viên đã mất
Tham gia
16/8/06
Bài viết
3,808
Được thích
4,449
Cty tôi đang xây dựng ISO. Các bạn nào đã làm qua xin hướng dẫn về xây dựng quy trình kế tóan và báo cáo công việc của kế tóan trưởng.
Xin demo tôi sẽ sàng lọc lại. Nếu có tiếng Anh thì càng tốt.
Hay cho tôi 1 link.
Xin cám ơn!
 
Nếu doanh nghiệp bạn làm ISO thì bên cung cấp dịch vụ họ sẽ làm cho bạn hết mà.

Trước khi tiến hành làm ISO, tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thêm vấn đề này :

Xin bạn hãy nhớ cho : ISO chỉ là qui trình trên giấy vì không có sự ràng buộc một cách hệ thống

Xin giới thiệu đến bạn 1 bài dưới đây

ISO và ERP khác như thế nào ?

ERP: Enterprise Resource Planning là phần mềm (PM) dùng để hỗ trợ, doanh nghiệp (DN) hoặc tổ chức vận hành công việc theo các qui trình định nghĩa trong thời gian triển khai.Thế mạnh của ERP là tính tích hợp các phân hệ (modules) (cả qui trình lẫn dữ liệu) với nhau để lãnh đạo DN/tổ chức có thể hòa hợp các hoạt động và nguồn tài nguyên của DN một cách tối ưu, nhằm tạo nên lợi nhuận tối đa, hoặc thỏa mãn nhu cầu khách hàng với phí tổn tối thiểu (trong các trường hợp ERP dành cho chính phủ và xem công dân là khách hàng).
Để làm được việc này, đa số các ERP đều dùng duy nhất một kho dữ liệu chung (Unified Database) cho tất cả các modules. Từ nhiều năm qua, ERP đã phát triển nhanh chóng toàn cầu. Hiện nay, tùy theo từng nhà cung cấp, ERP có thể bao gồm cả CRM (Hệ thống quản lý khách hàng), và SCM (Hệ thống quản lý các nhà cung ứng vật tư, nguồn tài nguyên) và một số ít các phân hệ không thông dụng khác. Tuy nhiên một ERP đúng nghĩa ít ra cũng phải có hai phân hệ căn bản là Kế Toán và Quản Lý Kho.

ISO: ISO là hệ thống chứng từ chuẩn mực của một DN dùng làm căn bản quản lý chất lượng sản xuất hoặc chất lượng DV của một DN. Tùy vào từng phiên bản (version) của ISO, hệ thống này sẽ nhấn mạnh các chức năng khác nhau của ISO. Ví dụ như ISO 9000:1987 nhấn mạnh vào quản lý chất lượng bằng vào cách thỏa mãn những tiêu chí đã được định sẵn, ISO 9000:1994 thì lại chú trọng hơn về việc dự đoán những sai phạm về chất lượng để đề ra các hoạt động ngăn ngừa, ISO 9000:2000 mang lại những thay đổi khá lớn bằng cách nhấn mạnh việc tuân thủ các qui trình sản xuất, DV. Tiêu chuẩn ISO 9000:2000 cũng nhẹ nhàng hơn về hệ thống hóa trên giấy tờ, trong khi đó lại đặt nặng vấn đề cung cấp các bằng chứng về việc tuân thủ các qui trình chuẩn.

Theo quá trình phát triển các tiêu chuẩn ISO khác nhau, ta có thể tạm kết luận ISO đang chạy theo ERP về việc chuẩn hóa các qui trình điều hành DN. Dĩ nhiên, khi triển khai ERP trên nền tảng của một DN đã đuợc chuẩn hóa (trên giấy tờ) bằng ISO thì sẽ “đỡ khổ” hơn nhiều. Điều này chỉ đúng khi các DN đã nhận chứng chỉ ISO 9000 thật sự vận hành công việc theo các qui trình ISO. Không ít DN có chứng chỉ ISO từ năm nào đó, khi khảo sát để chuẩn bị chọn PM ERP, chúng tôi nhận ra các qui trình làm việc thực tế không giống trong giấy tờ chút xíu nào - tệ hơn nữa là các lãnh đạo DN không mảy may có một chút kiến thức gì về sự thay đổi qui trình làm việc của chính DN mình.

Xin nhớ rằng ISO là qui trình trên giấy, và vì không có sự ràng buộc một cách hệ thống (bằng máy tính) của các qui trình này – mà ERP gọi là tính tích hợp của hệ thống – nên sự tuân thủ các qui trình khó được kiểm soát thường xuyên. Thế mạnh của ERP là đã hệ thống hóa các qui trình bằng công cụ là PM và máy tính, sự tuân thủ - hay không tuân thủ - các qui trình có thể được phát hiện bất cứ lúc nào bởi các lãnh đạo DN. Chính vì sự kiểm soát chặt chẽ này, DN có thể tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực (tài chính, con người, hàng hóa, tin tức khách hàng ...), do đó sẽ giảm chi phí, tăng lợi nhuận như các cổ đông hằng mong muốn.

Triển khai ERP khi đã có một hệ thống ISO (được tuân thủ và vận hành) cũng có khi không phải là một ưu thế. Chính vì ISO ra đời trước, nhân viên đã quen với cách làm theo hệ thống cũ, quyết tâm cản trở việc đổi mới theo các qui trình ERP sẽ cao hơn và rủi ro về một hệ thống ERP không có người dùng do đó cũng sẽ cao hơn.

Tóm lại, làm ISO chắc là không dễ, làm ISO rồi ứng dụng nó hàng ngày còn khó hơn là lấy được cái chứng nhận. Làm ERP còn cực hơn nhiều vì làm xong ERP rồi thì ít khi bạn được lựa chọn là có tuân thủ theo qui trình hay không. Khi bạn không tuân thủ máy tính “không thèm” in báo cáo, nhập liệu hơi sai một chút nó cũng “BIP” (cảnh báo). Một ví dụ mà tôi hay đề cập là: khi nhập tên ông Nguyễn Văn Mười Hai mà bạn gõ vào “Nguyễn Văn 12” thì máy nó “BIP” bạn ngay... Chúc bạn may mắn dù bạn chọn ISO hay ERP.

PC World

Tài liệu ISO của Cty tôi hiện có, không hẳn chỉ là ISO cho riêng kế toán mà còn làm cho toàn bộ Tổng Công Ty. Tiếc là dung lượng tài liệu khá lớn, tôi không thể gởi lên được cho bạn tham khảo.
 
Nếu doanh nghiệp bạn làm ISO thì bên cung cấp dịch vụ họ sẽ làm cho bạn hết mà.

Tài liệu ISO của Cty tôi hiện có, không hẳn chỉ là ISO cho riêng kế toán mà còn làm cho toàn bộ Tổng Công Ty. Tiếc là dung lượng tài liệu khá lớn, tôi không thể gởi lên được cho bạn tham khảo.

Cám ơn bạn rất nhiều, do tôi chưa hình dung về ISO.
Trước mắt tôi cần 1 mô tả công việc mẫu của kế tóan trưởng cụ thể ở những tiêu chí sau:
PHP:
1- Mục tiêu cho phòng kế toán;
2- Kế hoạch thực hiện mục tiêu, bao gồm: Tên công việc, giá trị, thời gian cần đạt được, phân công cho những ai thực hiện, bao giờ thì xong (cách làm và phương pháp kiểm tra, kiểm soát);
3- Quy chế tổ chức (sơ đồ tổ chức, bảng mô tả công việc);
4- Các tài liệu / quy định về kế toán / các bảng hướng dẫn công việc (nếu cần hoặc nếu có)
Làm chung chung thì dễ, nhưng muốn mô tả trên có hệ thống thì hơi khó cho tôi.
Bạn giúp tôi nhé.
Cám ơn bạn nhiều lắm.
 
Cám ơn bạn rất nhiều, do tôi chưa hình dung về ISO.

1 số concepts về ISO:

1. ISO ko làm tăng chấp lượng. Ví dụ: Chất lượng của "cái cốc" sẽ ko cao lên khi ta áp dụng ISO mà ISO sẽ cho được kết quả là 1000 cái cốc có chất lượng như nhau (do áp dụng cùng 1 quy trình để SX và cùng tiêu chí để kiểm tra chất lượng). Còn chất lượng của "cái cốc" là do thị trường hoặc do khâu R&D quyết định.

2. ISO không phải là cái gì phức tạp, chỉ là 1 "hệ thống hóa" lại các công việc hàng ngày của các quy trình KD trên giấy tờ một cách quy củ và có đưa thêm vào việc kiểm soát xem có thực hiện theo đúng quy trình đó hay ko. Ban đầu chỉ là mô tả lại những gì đã và đang làm, nhưng ISO lại có tính "liên tục thay đổi cho phù hợp" với chiến lược phát triển và môi trường KD của công ty. Giả sử Cty đang hoạt động theo 1 quy trình A thế này, tự nhiên đem 1 quy trình A' từ 1 công ty khác (mô hình hoạt động kể cả giống nhau đi chăng nữa) thì cũng chưa chắc đã PHÙ HỢP với cty mình. Và nếu cố tình "ép" kiểu như vậy thì chắc chắn chỉ là ISO hình thức.

3. ISO sẽ hệ thống hóa lại bằng các tài liệu nhằm trả lời câu hỏi: Ai, làm gì, làm như thế nào, kết quả là gì và để ở đâu (hoặc báo cáo cho ai)

4. Để thực hiện được ISO thì phải có sự thông suốt từ cấp lãnh đạo tới toàn thể nhân viên

5. Tư vấn ISO chính vì thế ko phải là người xây dựng hộ DN toàn bộ quy trình, mà chỉ là người hướng dẫn DN thực hiện xây dựng quy trình theo những gì mà DN đang làm vì chỉ có chính những người của DN mới hiểu chính họ đang thực hiện như thế nào. Dĩ nhiên, vì tư vấn cho nhiều DN nên họ có thể "guideline" cho DN 1 vài vấn đề thực tế trong mỗi quy trình.

P/S: 1 vài tài liệu ví dụ về quy trình nhập khẩu có thể tham khảo anh KTGG (lần trước có gửi cho anh ấy 1 vài tài liệu thì phải)

Hope that helps!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lâu lắm mới thấy Hải không dẫn giải bằng tiếng Anh.
Cám ơn Hải nhiều, qua bài trên, với diễn đạt như vậy mình đã mường tượng.
Nếu có thể, Hải có thể viết thêm 1 vài bài tựa trên, mình theo hướng đó mà google.
Một lần nữa xin cám ơn!
 
Nhân đây xin gửi cho bạn TCVN 9001-2000 để tham khảo.
 

File đính kèm

  • TCVN 9001-2000.pdf
    432.1 KB · Đọc: 1,144
Lâu lắm mới thấy Hải không dẫn giải bằng tiếng Anh.
Cám ơn Hải nhiều, qua bài trên, với diễn đạt như vậy mình đã mường tượng.
Nếu có thể, Hải có thể viết thêm 1 vài bài tựa trên, mình theo hướng đó mà google.
Một lần nữa xin cám ơn!

Ủa, thế mọi khi h2h toàn dẫn giải/trả lời bằng tiếng anh à? :p

Tài liệu ISO cho 1 quy trình thì thông thường bao gồm:

- Quy trình
- Hướng dẫn
- Biểu mẫu

Số lượng tài liệu tùy thuộc vào độ phức tạp của quy trình đó (tại đơn vị đang áp dụng)

Hình sau đây là 1 vài tài liệu về quy trình "Quản trị dự án phần mềm"
PM.jpg

Dĩ nhiên ISO ko chỉ có những tài liệu như vậy vì nếu chỉ đưa ra quy trình, rồi thực hiện mà ko có kiếm soát chất lượng (việc thực hiện quy trình) thì cũng vô nghĩa.

Ngoài ra, có file này chả biết download từ đâu, của ai và ... cũng chưa kịp đọc --=0, nhưng có chữ ISO nên chắc là liên quan. Thôi thì gửi để anh ThuNghi và mọi người tham khảo.

P/S: Cty anh nên thuê tư vấn ISO, họ sẽ làm cái việc định hướng cho bên anh thế nào cho chuẩn (chứ google thì có khi lại vào rừng nếu ko có định hướng)
 

File đính kèm

  • TAI LIEU THAM KHAO VE ISO.zip
    374.1 KB · Đọc: 1,640
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhân đây xin gửi cho bạn TCVN 9001-2000 để tham khảo.


Bây giờ đã chuyển sang phiên bản ISO 9001:2008 rồi bác ạ!

--------***--------​

@ bác ThuNghi:

Hiểu ISO một cách đơn giản thế này:

  1. Là việc xác định - hệ thống hóa, chuẩn hóa các công việc, quá trình hay quy trình trong một doanh nghiệp.
  2. Là viết những cái đã làm (chuẩn hóa bằng cách ban hành văn bản: Quy trình, quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc, biểu mẫu...);
  3. Và làm những cái đã viết (ở bước 1 và 2)
  4. Lưu hồ sơ để chứng minh sự phù hợp với những gì đã xác định.

Tại sao phải làm ISO:
  • Kiểm soát được quá trình;
  • Toàn doanh nghiệp nhận thức / xác định nhu cầu, yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan;
  • Tập trung vào sự thỏa mãn khách hàng, để đem lại sự phát triển một cách khoa học và bền vững.
  • V.v...

8 Nguyên tắc nền tảng khi áp dụng ISO:
  1. Hướng vào khách hàng (thỏa mãn khách hàng)
  2. Sự lãnh đạo nhất quán
  3. Sự tham gia của mọi người
  4. Tiếp cận các qúa trình (quá trình quản lý, quá trình nguồn lực, quá trình tạo sản phẩm, quá trình kiểm tra và đo lường phân tích và cải tiến)
  5. Tiếp cận theo hệ thống với quản lý
  6. Cải tiến liên tục
  7. Quyết định dựa trên sự kiện
  8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với Nhà cung ứng

Phương pháp làm việc theo ISO
  1. Kiểm soát theo quá trình / Kiểm soát 5M (Method, Man, Material, Machine, Measurement)
  2. Làm việc theo chu trình Plan - Do - Check - Action (Xác định mục tiêu cần đạt được, lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra kiểm soát và hành động (khắc phục, phòng ngừa, cải tiến).
  3. Luôn nhớ quy tắc 5W + 1 H (Ai làm, làm cái gì, khi nào làm, làm ở đâu, tại sao làm, và làm như thế nào)

Các công việc cần thiết khi thiết lập, xây dựng và áp dụng hệ thống ISO:
  1. Xác định tầm nhìn, định hướng của doanh nghiệp (cái này gọi là CHÍNH SÁCH);
  2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp (mục tiêu phải định lượng, khả thi, đo được và có thời gian hoàn thành)
  3. Xây dựng các tài liệu: Chính sách, mục tiêu, quy chế tổ chức, quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc,...
  4. Ban hành áp dụng tài liệu;
  5. Thường xuyên kiểm tra, đo lường, kiểm soát kết quả và đánh giá sự phù hợp với những gì đã xác lập, ban hành,..

Những tài liệu bắt buộc phải có, khi xây dựng hệ thống ISO:
  1. Chính sách
  2. Mục tiêu (công ty hoặc các phòng ban);
  3. Sổ tay (mô tả và giới thiệu tổng quát về tổ chức cũng như viện dẫn đến các tài liệu đã ban hành và áp dụng)
  4. Quy trình kiểm soát tài liệu;
  5. Quy trình kiểm soát hồ sơ;
  6. Quy trình đánh giá nội bộ;
  7. Quy trình xem xét lãnh đạo;
  8. Quy trình khắc phục, phòng ngừa, cải tiến.
  9. Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp.
Các tài liệu khác chỉ là nhằm chuẩn hóa các hoạt động (nếu cần).

Nếu bác là doanh nghiệp đang chuẩn bị xây dựng và áp dụng ISO, thì các bước chính thực hiện như sau:

  1. Quyết định của ban lãnh đạo, về việc xây dựng và áp dụng ISO;
  2. Tổ chức nguồn lực và xây dựng kế hoạch;
  3. Khảo sát / phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình;
  4. Xem xét và xây dựng các yêu cầu
  5. Soạn thảo, ban hành hệ thống tài liệu (như nói ở trên);
  6. Triển khai, vận hành hệ thống theo như những gì đã ban hành (chuẩn hóa các hoạt động);
  7. Đào tạo đánh giá viên và tổ chức đánh giá nội bộ;
  8. Thực hiện xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống quản lý;
  9. Lựa chọn tổ chức đánh giá (cấp giấy chứng nhận đạt ISO);
  10. Đánh giá sự phù hợp (tổ chức bên ngoài đánh giá);
  11. Hành động khắc phục sau đánh giá (nếu có sự không phù hợp);
  12. Chứng nhận phù hợp theo ISO

Lưu ý:

  • Chứng chỉ ISO chỉ có giá trị trong thời hạn 3 năm, nếu hết 3 năm thì phải tái đánh giá lại.
  • Hàng năm tổ chức đánh giá sẽ tiến hành đánh giá theo dõi doanh nghiệp có áp dụng, duy trì những gì đã xác định hay không.
--------***--------​
  • Làm ISO nên xây dựng hệ thống tài liệu khoa học, ngắn gọn, đơn giản để mọi người dễ thực hiện thì hệ thống mới hoạt động một cách hiệu lực và có hiệu quả;
  • Chớ nên xây dựng hệ thống tài liệu quá cồng kềnh, phức tạp và màu mè, khiến mọi người la làng ỏm tỏi đó.
  • Riêng Phòng kế toán, việc áp dụng ISO quá đơn giản, vì kế toán đã phải tuân thủ theo quy định của luật kế toán / chuẩn mực kế toán,...
  • Bác muốn bất cứ tài liệu nào về ISO 9000 / ISO 14000 / SA8000 / 5S vui lòng liên hệ, em sẽ cung cấp hoặc tư vấn xây dựng miễn phí cho... riêng bác, chẹp chẹp!

Những trở ngại khi xây dựng - áp dụng ISO:
  • Lãnh đạo doanh nghiệp không thực sự muốn áp dụng
  • Thái độ phản kháng của cán bộ, nhân viên
  • Khó thay đổi thói quen, nếp nghĩ trong công việc
  • Áp dụng một cách máy móc tiêu chuẩn
  • Coi áp dụng ISO là việc của lãnh đạo hay của một phòng ban nào đó chuyên trách.

Thân mến!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
theo kinh nghiệm của em, kế toán (chỉ kế toán thôi nhé) chỉ có 2 quy trình đó là: quy trình tạm ứng & thanh toán tạm ứng, quy trình thanh toán công nợ đã có đơn đặt hàng & ko có đơn đặt hàng. thế thôi.
các công việc khác như: tính lương, BHXH, hạch toán, phân công, dự toán, ... ko phải là quy trình, nó chỉ là các cách làm mà thôi, các cách làm đó có thể thay đổi, sáng tạo để phù hợp với thực tế.

em gửi bác quy trình em đã soạn ra cho cty em.
 

File đính kèm

  • SOP file PDF.rar
    477.6 KB · Đọc: 1,594
Lần chỉnh sửa cuối:
Thầy ThuNghi liên hệ với Thầy Vũ Ngọc, Thầy Vũ Ngọc có cả khối cho Thầy tham khảo. Phải mang ổ đĩa/USB có dung lượng khá lớn mới được. Lên Củ Chi đi, Quý Thầy cùng lai rai rồi chép cũng không muộn. Không cách nào share nổi được
 
Thầy ThuNghi liên hệ với Thầy Vũ Ngọc, Thầy Vũ Ngọc có cả khối cho Thầy tham khảo. Phải mang ổ đĩa/USB có dung lượng khá lớn mới được. Lên Củ Chi đi, Quý Thầy cùng lai rai rồi chép cũng không muộn. Không cách nào share nổi được

Đúng rồi, mời thầy ThuNghi và cả má Thuyan.acc, bác KTGG --> mai Chủ Nhật, lên em lai rai rồi làm... ISO luôn thể, chẹp chẹp!
(nhớ mang theo USB 32GB mới chép đủ đó).

Thân mến!
 
Em ở xa không biết các Bác nguyên cớ chi chăng chứ nghe cái vụ ISO Kế Toán thì em toát mồ hôi. Không ISO em còn chút cửa sống chứ ISO rồi em biết sao đây. Hiện đã có cả núi văn bản điều tiết quan hệ doanh nghiệp và Nhà nước. Nay lại thêm hàng rào quy chuẩn ISO nữa (Mà đã quy chuẩn thì ai dám viết vận dung xa với Luật định). Vậy thì ISO đem lại điều chi em chưa rõ nhưng chắc sẽ mệt hơn các Doanh nghiệp không ISO. Em lo Các Bác Kế toán đã ISO có đi Nam về Bắc muốn ghé thăm GPE cũng bận lòng.
Vui vậy thôi, có thông tin gi về vấn đề này cho anh em biết với nhé.
 
theo kinh nghiệm của em, kế toán (chỉ kế toán thôi nhé) chỉ có 2 quy trình đó là: quy trình tạm ứng & thanh toán tạm ứng, quy trình thanh toán công nợ đã có đơn đặt hàng & ko có đơn đặt hàng. thế thôi.
các công việc khác như: tính lương, BHXH, hạch toán, phân công, dự toán, ... ko phải là quy trình, nó chỉ là các cách làm mà thôi, các cách làm đó có thể thay đổi, sáng tạo để phù hợp với thực tế.

em gửi bác quy trình em đã soạn ra cho cty em.

Thư mục về sổ tay chức năng: (Sổ tay chức năng là tập hợp các tài liệu quy trình của các bộ phận chức năng hỗ trợ cho cty hoạt động - phân biệt với bộ phận SX chính của công ty)

Sotaychucnang.jpg


Danh sách một số tài liệu Mô tả quy trình (nằm trong thưc mục Mô tả quy trình ở trên)

0_7.jpg


Một số trích dẫn phần đầu của tài liệu mô tả quy trình liên quan tới các quy trình của kế toán

1_58.jpg


2_13.jpg


3_15.jpg


4_12.jpg


5_1.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các bác ơi, bên em cũng đang chuan bị ISO nen giao cho em viết về quy trình quản lý tài chính kế toán. Em chưa biết phải bắt đầu thế nào. Ai có tài liệu cho em tham khảo cùng với.
Cảm ơn các bác nhiều.
 
Muốn có phiếu mô tả công việc mời bạn vào Hrlink.com
 
Các bác cho em tham gia tí.
Các chuyên gia đánh giá ISO thường bắt đầu đánh giá từ (trích bài bác Vũ Ngọc)

Những tài liệu bắt buộc phải có, khi xây dựng hệ thống ISO:
  1. Chính sách
  2. Mục tiêu (công ty hoặc các phòng ban);
  3. Sổ tay (mô tả và giới thiệu tổng quát về tổ chức cũng như viện dẫn đến các tài liệu đã ban hành và áp dụng)
  4. Quy trình kiểm soát tài liệu;
  5. Quy trình kiểm soát hồ sơ;
  6. Quy trình đánh giá nội bộ;
  7. Quy trình xem xét lãnh đạo;
  8. Quy trình khắc phục, phòng ngừa, cải tiến.
  9. Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp.
- Như vậy các trình tự phỉ làm là từ 1 tới 9 trong đó khi hoàn thành sổ tay chất lượng thì ta có thể hình dung cơ bản được nhiệm vụ, công việc của từng phòng qua đó biết được mình cần làm những gì để phù hợp quy trình đó
- Mặt khác khi đã hình thành các quy trình của chuỗi thì cần lập lưu đồ thực hiện quá trình từ điểm đầu tới điểm cuối
- Việc quản lý hồ sơ cũng rất quan trọng, anh phải kiểm soát được mình đã có tài liệu nào, tài liệu nào tài liệu nào lỗi thời, tài liệu nào mới... Thông thường phải có số quản lý cho các loại tài liệu và ký hiệu cho các lần thay đổi (thường băng delta 1,2,3...), việc quy định này được quy định trong sổ tay chất lượng
- Sau khi hoàn thành hệ thống tài liệu thì tiến hanh lập kế hoạch kiểm tra đánh giá nội bộ. Các thành viên sẽ được các đơn vị có chức năng đào tạo và tiến hành chia nhóm để kiểm tra chéo giữa các phòng ban theo nội dung được quy định trong Sổ tay chất lượng. Các kết quả được đánh giá và với những kết quả không phù hợp thì phải chỉnh sửa và được xác nhận sau khi hoàn thành.
Nói chung ISO là 1 quy trình làm minh bạch hoá, cụ thể hoá, khoa học hoá quá trình hoạt động của doanh nghiệp và là những tiêu chí mang tính chung nhất, các doanh nghiệp sẽ tuỳ theo đó mà thực hiện cho phù hợp



 
chào bạn hai2hai!
Bạn có thể gởi thư mực sổ tay chức năng như bạn đã nói ở trên cho mình được ko? hiện tại mình đang cần gấp để soạn ISO cho cty. Cám ơn bạn trước nhé
Địa chỉ mail: lammymai1202@gmail.com
 
GửiThu Nghi,
Hien Nhi cũng đang phải xây dựng mụctiêucho phòng kế toán theo tiêu chuẩn ISO 9000:14000. (giống cáctiêu chí củabạn đưa ra.
bạn đã xây dựngđược chưa gửi cho mình tham khảo với. địa chỉ mail củamìnhlà: mrs.dongtt@gmail.com
 
Bên em đang chuẩn bị lấy chứng chỉ ISO nhưng giờ làm quy trình ISO của kế toán mà em ko biết phải làm như nào, Anh/ chị nào đã từng làm qua cho em xin file tham khảo với ạ. Em đang ko biết bắt đầu từ đâu nữa.
 
Web KT
Back
Top Bottom