Xin nhờ thành viên GPE có ai am hiểu về Luật lao động tư vấn giùm!

Liên hệ QC

Gà Công Nghệ

Thành viên mới
Tham gia
11/8/15
Bài viết
759
Được thích
439
Xin chào tất cả thành viên GPE! Em chưa biết rõ về Luật lao động nên có ai biết rõ tư vấn hộ giùm em với, cụ thể như sau: Lúc trước em có kí hợp đồng lao động (HĐLĐ) 1 năm từ ngày 01/8/2019 - 31/7/2020 là hết hạn hợp đồng. Nay sang tháng 8 chưa có hợp đồng mới, mà em muốn chuyển sang chỗ khác làm thì xin công ty nghỉ trước bao nhiêu ngày mới được bảo hiểm thất nghiệp và không vi phạm Luật lao động (nếu mình xin nghỉ trước 3 ngày có được không vậy?). Rất mong thành viên GPE nào biết rõ vấn đề này tư vấn hộ giùm em với. Em chân thành cám ơn!
 
Hết hợp đồng mà 2 bên không ký lại thì bạn đề nghị với bộ phận nhân sự công ty làm 1 quyết định thôi việc, lý do: hết thời hạn hợp đồng, 2 bên không ký lại hợp đồng mới. Xong, bạn nghỉ mà không phụ thuộc vào quy định báo trước 30 ngày như khi hợp đồng 1 năm của bạn còn thời hạn.
 
Hiện tại, hai bên không có hợp đồng thì không có rằng buộc gì về mặt pháp lý.
 
Tôi không rõ luật của Việt Nam nhưng tôi nghĩ 99,99% cũng tương tự. Bạn ký hợp đồng chỉ đến 31-07-2020. Tức từ 01-08-2020 bạn không còn dính dáng gì tới công ty nữa. Nếu bạn muốn kết thúc hđ trước khi hết thời hạn thì mới cần phải có sự chấp thuận của công ty và tất nhiên phải báo trước. Còn đây là hđ hết thời hạn. Bạn không còn trách nhiệm gì với công ty. Nhưng công ty vẫn còn trách nhiệm với bạn: họ phải cấp cho bạn giấy chứng nhận lao động - từ ngày ... tới ngày ..., trên cương vị ..., mức lương ... Không phải là quyết định thôi việc. Nếu gọi là quyết định thôi việc thì buồn cười quá. Hợp đồng ghi rõ là tới 31-07-2020 thì có nghĩa đó là hợp đồng CÓ THỜI HẠN, và sau khi thời hạn đã qua thì TỰ NHIÊN là bạn không còn là nhân viên nữa. Sau ngày 31-07-2020 bạn có còn là nhân viên nữa đâu mà quyết định cho bạn thôi việc? Người ta chỉ phải cấp cho bạn giấy chứng nhận lao động. Đó là trách nhiệm của công ty và đồng thời là quyền lợi của bạn.

Tôi không rõ về hưu trí ở VN nhưng có thể cũng thế, tức về sau này vd. bạn trình giấy chứng nhận lao động cho cơ quan hưu trí. Họ sẽ thấy từng thời kỳ bạn đã từng làm việc ở đâu.
 
Hết hợp đồng mà 2 bên không ký lại thì bạn đề nghị với bộ phận nhân sự công ty làm 1 quyết định thôi việc, lý do: hết thời hạn hợp đồng, 2 bên không ký lại hợp đồng mới. Xong, bạn nghỉ mà không phụ thuộc vào quy định báo trước 30 ngày như khi hợp đồng 1 năm của bạn còn thời hạn.
Vâng, cám ơn bạn Maika8008 đã tư vấn giùm!
Bài đã được tự động gộp:

Hiện tại, hai bên không có hợp đồng thì không có rằng buộc gì về mặt pháp lý.
Vâng, em cám ơn bác befaint đã tư vấn giùm em!
Bài đã được tự động gộp:

Tôi không rõ luật của Việt Nam nhưng tôi nghĩ 99,99% cũng tương tự. Bạn ký hợp đồng chỉ đến 31-07-2020. Tức từ 01-08-2020 bạn không còn dính dáng gì tới công ty nữa. Nếu bạn muốn kết thúc hđ trước khi hết thời hạn thì mới cần phải có sự chấp thuận của công ty và tất nhiên phải báo trước. Còn đây là hđ hết thời hạn. Bạn không còn trách nhiệm gì với công ty. Nhưng công ty vẫn còn trách nhiệm với bạn: họ phải cấp cho bạn giấy chứng nhận lao động - từ ngày ... tới ngày ..., trên cương vị ..., mức lương ... Không phải là quyết định thôi việc. Nếu gọi là quyết định thôi việc thì buồn cười quá. Hợp đồng ghi rõ là tới 31-07-2020 thì có nghĩa đó là hợp đồng CÓ THỜI HẠN, và sau khi thời hạn đã qua thì TỰ NHIÊN là bạn không còn là nhân viên nữa. Sau ngày 31-07-2020 bạn có còn là nhân viên nữa đâu mà quyết định cho bạn thôi việc? Người ta chỉ phải cấp cho bạn giấy chứng nhận lao động. Đó là trách nhiệm của công ty và đồng thời là quyền lợi của bạn.

Tôi không rõ về hưu trí ở VN nhưng có thể cũng thế, tức về sau này vd. bạn trình giấy chứng nhận lao động cho cơ quan hưu trí. Họ sẽ thấy từng thời kỳ bạn đã từng làm việc ở đâu.
Vâng, em cám ơn bác batman1 đã tư vấn giùm em!
Bài đã được tự động gộp:

. . . . . (nếu mình xin nghỉ trước 3 ngày có được không vậy?).
$$$$@
Vâng, em cám ơn bác SA_DQ đã tư vấn giùm em. Em tưởng phải xin nghỉ trước mấy ngày để công ty tìm người mới!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi không rõ luật của Việt Nam nhưng tôi nghĩ 99,99% cũng tương tự. Bạn ký hợp đồng chỉ đến 31-07-2020. Tức từ 01-08-2020 bạn không còn dính dáng gì tới công ty nữa. Nếu bạn muốn kết thúc hđ trước khi hết thời hạn thì mới cần phải có sự chấp thuận của công ty và tất nhiên phải báo trước. Còn đây là hđ hết thời hạn. Bạn không còn trách nhiệm gì với công ty. Nhưng công ty vẫn còn trách nhiệm với bạn: họ phải cấp cho bạn giấy chứng nhận lao động - từ ngày ... tới ngày ..., trên cương vị ..., mức lương ... Không phải là quyết định thôi việc. Nếu gọi là quyết định thôi việc thì buồn cười quá. Hợp đồng ghi rõ là tới 31-07-2020 thì có nghĩa đó là hợp đồng CÓ THỜI HẠN, và sau khi thời hạn đã qua thì TỰ NHIÊN là bạn không còn là nhân viên nữa. Sau ngày 31-07-2020 bạn có còn là nhân viên nữa đâu mà quyết định cho bạn thôi việc? Người ta chỉ phải cấp cho bạn giấy chứng nhận lao động. Đó là trách nhiệm của công ty và đồng thời là quyền lợi của bạn.

Tôi không rõ về hưu trí ở VN nhưng có thể cũng thế, tức về sau này vd. bạn trình giấy chứng nhận lao động cho cơ quan hưu trí. Họ sẽ thấy từng thời kỳ bạn đã từng làm việc ở đâu.
Thầy công tác ở nước ngoài côvít có bị ảnh hưởng không thầy ơi?
 
Xin chào tất cả thành viên GPE! Em chưa biết rõ về Luật lao động nên có ai biết rõ tư vấn hộ giùm em với, cụ thể như sau: Lúc trước em có kí hợp đồng lao động (HĐLĐ) 1 năm từ ngày 01/8/2019 - 31/7/2020 là hết hạn hợp đồng. Nay sang tháng 8 chưa có hợp đồng mới, mà em muốn chuyển sang chỗ khác làm thì xin công ty nghỉ trước bao nhiêu ngày mới được bảo hiểm thất nghiệp và không vi phạm Luật lao động (nếu mình xin nghỉ trước 3 ngày có được không vậy?). Rất mong thành viên GPE nào biết rõ vấn đề này tư vấn hộ giùm em với. Em chân thành cám ơn!
Tinh thần là như bạn @Maika8008 tư vấn bạn nhé. Mình chỉ lưu ý bạn thêm điều này, mình dựa trên cơ sở Bộ Luật lao động 2012 (có hiệu lực đến 31/12/2020) nhé:
Bạn nên xem kỹ Điều 22 và Điều 37 như sau, (mình trích 1 phần nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề của bạn thôi, còn bạn nên xem kỹ nhen)

Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. (Điều 156 liên quan tới lao động nữ khi thai sản)

=> Chốt vấn đề: bạn xem những nội dung mình tô đậm nha. Vì thời điểm hết hạn HĐLĐ của bạn là 31/7, mà hôm nay đã là 20/8 rồi đó. Nếu bạn "gắn bó" với công ty thêm 10 ngày nữa thì đúng theo Luật, HĐLĐ của bạn "tự động" trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà 2 bên không cần phải ký HĐLĐ mới. Một khi đã kích hoạt HĐLĐ không xác định thời hạn thì bạn xin nghỉ việc phải có đơn và ngày xin phải trước 45 ngày nghỉ thực tế bạn nhé.

Tất nhiên những điều trên đây mình nói hoàn toàn dựa vào Luật, đúng Luật nhé! Còn thực tế rất muôn hình vạn trạng, chủ yếu là do hành vi ứng xử giữa NSDLĐ và NLĐ ảnh hưởng đến việc tuân thủ theo Pháp luật 100%. :)

Nội dung trên có 1 số người không biết hoặc không để ý hoặc cố tình không để ý đến (mình đề cập hướng đến 2 đối tượng là NSDLĐ và NLĐ nha).

Mong bạn sớm giải quyết được vấn đề !

Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tinh thần là như bạn @Maika8008 tư vấn bạn nhé. Mình chỉ lưu ý bạn thêm điều này, mình dựa trên cơ sở Bộ Luật lao động 2012 (có hiệu lực đến 31/12/2020) nhé:
Bạn nên xem kỹ Điều 22 và Điều 37 như sau, (mình trích 1 phần nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề của bạn thôi, còn bạn nên xem kỹ nhen)

Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. (Điều 156 liên quan tới lao động nữ khi thai sản)

=> Chốt vấn đề: bạn xem những nội dung mình tô đậm nha. Vì thời điểm hết hạn HĐLĐ của bạn là 31/7, mà hôm nay đã là 20/8 rồi đó. Nếu bạn "gắn bó" với công ty thêm 10 ngày nữa thì đúng theo Luật, HĐLĐ của bạn "tự động" trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà 2 bên không cần phải ký HĐLĐ mới. Một khi đã kích hoạt HĐLĐ không xác định thời hạn thì bạn xin nghỉ việc phải có đơn và ngày xin phải trước 45 ngày nghỉ thực tế bạn nhé.

Tất nhiên những điều trên đây mình nói hoàn toàn dựa vào Luật, đúng Luật nhé! Còn thực tế rất muôn hình vạn trạng, chủ yếu là do hành vi ứng xử giữa NSDLĐ và NLĐ ảnh hưởng đến việc tuân thủ theo Pháp luật 100%. :)

Nội dung trên có 1 số người không biết hoặc không để ý hoặc cố tình không để ý đến (mình đề cập hướng đến 2 đối tượng là NSDLĐ và NLĐ nha).

Mong bạn sớm giải quyết được vấn đề !

Thân.
Vâng, mình xin cám ơn bạn chỉ rõ, xém tí nữa dính vô 45 ngày nữa rồi.
 
Thầy công tác ở nước ngoài côvít có bị ảnh hưởng không thầy ơi?
Cũng như ở Việt Nam thôi. Tôi từ giữa tháng 3 tới hết tháng 6 ngồi nhà vì sợ. May là đã không còn làm việc. Từ đầu tháng 8 kỷ lục nhiễm liên tục bị phá (> 600, 700, 800 người / ngày), và kỷ lục chết bị phá (> 10, 20, 30 người / ngày). Nhưng bây giờ người ta không phong tỏa toàn quốc như trước mà chỉ thắt chặt ở những vùng mầu đỏ và vàng - những vùng đang có tâm dịch. Thành phố tôi thuộc mầu đỏ và lại một loạt hạn chế được thiết lập.
Nói chung bây giờ ở đâu mọi người cũng phải cố gắng.
 
Cũng như ở Việt Nam thôi. Tôi từ giữa tháng 3 tới hết tháng 6 ngồi nhà vì sợ. May là đã không còn làm việc. Từ đầu tháng 8 kỷ lục nhiễm liên tục bị phá (> 600, 700, 800 người / ngày), và kỷ lục chết bị phá (> 10, 20, 30 người / ngày). Nhưng bây giờ người ta không phong tỏa toàn quốc như trước mà chỉ thắt chặt ở những vùng mầu đỏ và vàng - những vùng đang có tâm dịch. Thành phố tôi thuộc mầu đỏ và lại một loạt hạn chế được thiết lập.
Nói chung bây giờ ở đâu mọi người cũng phải cố gắng.
Vâng, GĐ thầy định cư ở nước nào vậy ạ? Em đoán là nga hoặc mỹ hay nhật ạ?
 
Ở nước ta Quốc hội ban hành Bộ Luật lao động nha các bạn.
. . . . .
 
Vâng, mình xin cám ơn bạn chỉ rõ, xém tí nữa dính vô 45 ngày nữa rồi.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hợp đồng có xác định thời hạn đã hết hạn, nếu NLĐ và NSDLĐ không có ý kiến gì về việc có tái ký hợp đồng hay không, theo luật định, mặc nhiên hợp đồng đã ký trước đó sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
Nếu bạn muốn nghỉ việc trong 30 ngày đó thì phải có đơn xin nghỉ với lý do hết hạn HĐ và không muốn tiếp tục tái ký, nhưng phải báo trước ít nhất 3 ngày.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hợp đồng có thời hạn đã hết hạn, nếu NLĐ và NSDLĐ không có ý kiến gì về việc có tái ký hợp đồng hay không, theo luật định, mặc nhiên hợp đồng đã ký trước đó sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
Nếu bạn muốn nghỉ việc trong 30 đó thì phải có đơn xin nghỉ với lý do hết hạn HĐ và không muốn tiếp tục tái ký, nhưng phải báo trước ít nhất 3 ngày.
Anh Nghĩa ơi, nếu mình xin nghỉ liền không báo trước thì sẽ như thế nào vậy anh. Anh có thể cho em xin điều luật đó được không anh. Thân.
 
Web KT
Back
Top Bottom