"Xúc tích" hay "Súc tích" (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Lại lôi từ Hán Việt qua Anh!

Khi đối chiếu từ ngữ giữa 2 ngôn ngữ, phải xét ngữ cảnh. Từ Việt hoặc Hán Việt có thể có nhiều nghĩa, từ tiếng Anh cũng vậy. Khi đối chiếu sẽ chọn 1 trong các nghĩa của 1 từ trong ngôn ngữ kia, phù hợp với nghĩa cụ thể của từ trong ngôn ngữ này.

Nghĩa là: Không phải những nghĩa còn lại của 2 từ đều tương ứng vời nhau từng cặp.

người tích cực có thể dùng với active (năng động),

hành động tích cực, chích sách tích cực, suy nghĩ tích cực ... thì phải dùng từ khác của tiếng Anh

"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.
 
"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.
Sao mình thấy cụm đỏ đỏ nó sao sao ấy
 
Vụ án "Ngôn ngữ học" này chắc phải nói hàng năm vẫn chưa hết. "Ngôn ngữ" luôn có hàng ngàn tranh luận gắt gao về cách sử dụng từ và ý nghĩa thực. Vụ này em chỉ biết ngồi nghe và học thôi... (vì góp ý một câu bị thầy Tuấn phán là: từ ngữ ko được suy luận như Toán hihihi)

Thực ra tôi viết những bài trên là viết theo cảm nhận về lý thuyết đã biết. Gọi là cảm nhận vì lúc học lý thuyết chỉ nhớ thế nào là tính từ, thế nào là trạng từ, trong nhóm từ, từ nào là từ chính. Thêm 1 cái nhớ nữa là trong tiếng Hán Việt tính từ đứng trước danh từ (khác với tiếng Việt thuần). Chứ trong lý thuyết có ai dạy vê riêng từng từ một đâu.

Thực tế thì dùng nhiều rồi quen, dùng ào ào.
 
"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.

Anh ơi, rớt mất chữ "i"... Policies
 
Sao mình thấy cụm đỏ đỏ nó sao sao ấy

Sai hả? Hay chẳng ai viết tiếng Anh như thế ta? Hay tiếng Anh không có cụm từ "chính sách tích cực" mà thay chữ "tích cực" là chữ khác?

Anh ơi, rớt mất chữ "i"... Policies


À, "Policy" số nhiều là "Policies", viết thiếu hihihii, QuangHai1969 nói sao sao là phải òy! ẹc ẹc
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhân bài này, liên quan đến từ Tích.

Có lẽ chữ TÍCH theo mình hiểu nó là gom lại, gộp lại để tạo thành một cái gì đó lớn hơn, các cụm từ có chữ "tích" đều mang ý nghĩa như vậy (tích lũy, tích cóp, tích đức, v.v...), trong phép nhân người ta cũng dùng Tích.

Nhưng điều ngạc nhiên là từ ghép TÍCH CỰC làm cho mình cảm thấy khó hiểu!

CỰC là cực khổ, cùng cực, cực nhọc ... là những từ ngữ mà khiến cho người ta chẳng thích một tí nào cả.

Như thế thì TÍCH CỰC là nhân cái cực lên, gộp những cái cực lại, thành một cái cực "cực đại", lại được dùng cho những thành tích đẹp đẽ nhỉ?

Với TIÊU CỰC, TIÊU có nghĩa là tiêu tan, ghép lại TIÊU CỰC là làm cho mọi cái cực nhọc được tan biến đi (để sung sướng hơn) vậy sao dùng từ này cho những nghĩa chống đối, xấu xa?

Xã hội nào, đất nước nào cũng muốn con người tiến đến giàu sang, bớt đi cực nhọc, thì ở Việt Nam ta lại rất thích cụm từ "Đây là một thành quả Tích Cực đấy!". Ngạc nhiên chưa!
Nhân bàn đến chữ Hán Việt, nhà ta đã tốn vô khối giấy mực để phân biệt Hán việt và thuần việt nhưng chưa bao giờ việc này ngã ngũ. Chỉ có cách duy nhất là tích lũy thêm kiến thức để tùy cơ mà ứng biến cho từng trường hợp. Lớp trẻ ngày nay ít được học về chữ Hán việt nên có nhiều lúc họ thật thiệt thòi. Ngày xưa (những năm 70-cuối 80) vẫn còn môn dạy chữ Hán trong trường Sư phạm cho dân Sư phạm Văn nhưng giờ hình như là mất môn này rồi, vì thế mới có mấy chuyện các cô dạy không đúng. (Tôi nhớ có câu chuyện về việc cô giáo giảng cho học sinh về chữ Bất tuyệt, thế nào mà lại thành Bất= không, vì thế Bất tuyệt thành không hay... hehe).
Ngôn ngữ Việt ta thì vốn dĩ đã phức tạp vì nó được tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ, qua nhiều nền văn hóa với sự phát triển không ngừng nên nhiều khi ta không thể nào hiểu hết được chính ngôn ngữ của ta một cách cặn kẽ.
Quay lại chữ Cực trong từ Tích Cực,
Đây là chữ hán việt trong đó tích thì giống như anh Nghĩa đã bàn; tuy nhiên chữ Cực thì khác 極 hoặc (极) có nghĩa là chỗ cao nhất, cực điểm, nơi xa nhất hoặc thể hiện ở mức độ cao nhất.
Như vậy chữ Tích Cực có thể giải nghĩa thành, cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình. Khi dịch nôm sang tiếng ta thì thường được hiểu như một điều gì "Tốt, đáng trân trọng"; Dịch sang Tiếng anh = active, pro-active nhìn chung là chuẩn.
Ví dụ: Thái độ của ông ta rất "tích cực" - thì tích cực = tốt, đánh giá cao
Nhưng: Anh ta rất tích cực học hỏi = anh ta nỗ lực và chủ động liên tục học hỏi.
Đấy - nhìn đi nhìn lại kể thấy ngôn ngữ nhà ta phức tạp các bác nhể.
Xin phép lạm bàn tí tẹo!

PS: Dùng actively policies thì e là không đúng - active policy = chính sách đang hiện hành/ đang có giá trị thực thi!
Nhưng nếu dùng chung với các từ khác, tỉ như: Active policy management thì nó lại nghĩa là "chủ động"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.

Ẹc ẹc, lão ct đang nói về đối chiếu từ giữa 2 ngôn ngữ mà, có nói về nghĩa của "tích cực' đâu.

Nói thêm (quanghai nói rồi), dùng actively policescực kỳ kỳ cục

polices = cảnh sát?
actively = adverb mà bổ nghĩa cho danh từ?

Ẹc 5 cái luôn
 
Không biết là có phải bỏ đi tiếp vĩ ngữ "ly" không ta? Lâu rồi không xài quên sắp hết

Cái này anh Hải nói em mới dám nói nghen. Dạ đúng ra là "Active Policies" thay vì "Actively Policy". Actively là một phó từ không đi chung với danh từ. Cũng có thể em sai nhưng theo như em biết là thế.
 
Nhân bàn đến chữ Hán Việt, nhà ta đã tốn vô khối giấy mực để phân biệt Hán việt và thuần việt nhưng chưa bao giờ việc này ngã ngũ. Chỉ có cách duy nhất là tích lũy thêm kiến thức để tùy cơ mà ứng biến cho từng trường hợp. Lớp trẻ ngày nay ít được học về chữ Hán việt nên có nhiều lúc họ thật thiệt thòi. Ngày xưa (những năm 70-cuối 80) vẫn còn môn dạy chữ Hán trong trường Sư phạm cho dân Sư phạm Văn nhưng giờ hình như là mất môn này rồi, vì thế mới có mấy chuyện các cô dạy không đúng. (Tôi nhớ có câu chuyện về việc cô giáo giảng cho học sinh về chữ Bất tuyệt, thế nào mà lại thành Bất= không, vì thế Bất tuyệt thành không hay... hehe).
Ngôn ngữ Việt ta thì vốn dĩ đã phức tạp vì nó được tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ, qua nhiều nền văn hóa với sự phát triển không ngừng nên nhiều khi ta không thể nào hiểu hết được chính ngôn ngữ của ta một cách cặn kẽ.
Quay lại chữ Cực trong từ Tích Cực,
Đây là chữ hán việt trong đó tích thì giống như anh Nghĩa đã bàn; tuy nhiên chữ Cực thì khác 極 hoặc (极) có nghĩa là chỗ cao nhất, cực điểm, nơi xa nhất hoặc thể hiện ở mức độ cao nhất.
Như vậy chữ Tích Cực có thể giải nghĩa thành, cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình. Khi dịch nôm sang tiếng ta thì thường được hiểu như một điều gì "Tốt, đáng trân trọng"; Dịch sang Tiếng anh = active, pro-active nhìn chung là chuẩn.
Ví dụ: Thái độ của ông ta rất "tích cực" - thì tích cực = tốt, đánh giá cao
Nhưng: Anh ta rất tích cực học hỏi = anh ta nỗ lực và chủ động liên tục học hỏi.
Đấy - nhìn đi nhìn lại kể thấy ngôn ngữ nhà ta phức tạp các bác nhể.
Xin phép lạm bàn tí tẹo!

PS: Dùng actively policies thì e là không đúng - active policy = chính sách đang hiện hành/ đang có giá trị thực thi!
Nhưng nếu dùng chung với các từ khác, tỉ như: Active policy management thì nó lại nghĩa là "chủ động"

À, giờ hiểu rồi, thế từ TIÊU CỰC có nghĩa là làm tiêu tan đi cái điểm cao nhất phải không vậy?

Cũng có thể được hiểu tích cực là "cao điểm", còn tiêu cực là "thấp điểm" nhỉ?

Nói đùa thôi, (đang mafia đấy hihihi)
 
Bổ sung:
Đúng như PaulStegen nói, active policy lại mang nghĩa chính sách "hiện hành", giống như ActiveSheet, ActiveWorkbook

Ẹc 5 cái nữa, khà khà
 
Trích dẫn trường hợp của anh Nghĩa, em sẽ dùng "Positive Policies" thì sẽ gần nghĩa hơn. Đó chỉ là ý kiến của riêng em.
 
Lạm bàn về cụm "Chính sách tích cực" - theo thiển ý của tôi, nếu muốn dùng cụm này, cần phải giải nghĩa được - nó là gì rồi mới bắt tay vào dịch sang tiếng Tây. Kẻo không thì người ta sẽ không hiểu được ta định nói gì.
Nếu theo nghĩa gốc mà các bác định bàn thì sang tiếng Tây tôi thấy người ta hay dùng: Reactive Policy hoặc Proactive Policy.
Về khoản này, bác PTM bắt lỗi cực chuẩn!

Hôm nay, nhân lúc vào quán cà phê, thấy ở quán có một bức thư pháp to ghi chữ Đại Cát () chỉ việc rất tốt lành; Chữ Đại thì dễ biết nhưng chữ Cát = chữ Thổ ở trên, chữ khẩu ở dưới - thế mà nghĩ mãi không làm sao ra được tại sao nó lại thành chữ Tốt lành, vui vẻ (Cát). Bác PTM giải thích giùm em với!

Mà - ơ hay - ta biến cái này thành chủ đề ngôn ngữ tự khi nào rồi nhể......
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lạm bàn về cụm "Chính sách tích cực" - theo thiển ý của tôi, nếu muốn dùng cụm này, cần phải giải nghĩa được - nó là gì rồi mới bắt tay vào dịch sang tiếng Tây. Kẻo không thì người ta sẽ không hiểu được ta định nói gì.
Về khoản này, bác PTM bắt lỗi cực chuẩn!

Hôm nay, nhân lúc vào quán cà phê, thấy ở quán có một bức thư pháp to ghi chữ Đại Cát () chỉ việc rất tốt lành; Chữ Đại thì dễ biết nhưng chữ Cát = chữ Thổ ở trên, chữ khẩu ở dưới - thế mà nghĩ mãi không làm sao ra được tại sao nó lại thành chữ Tốt lành, vui vẻ (Cát). Bác PTM giải thích giùm em với!

Cát trong chữ Cát Tường, vì ngày xưa nhà nào có cát để xây tường là nhà giàu nên chúc nhau đại cát là chúc nhau giàu sang hehehehe.
 
Hôm nay, nhân lúc vào quán cà phê, thấy ở quán có một bức thư pháp to ghi chữ Đại Cát () chỉ việc rất tốt lành; Chữ Đại thì dễ biết nhưng chữ Cát = chữ Thổ ở trên, chữ khẩu ở dưới - thế mà nghĩ mãi không làm sao ra được tại sao nó lại thành chữ Tốt lành, vui vẻ (Cát). Bác PTM giải thích giùm em với!

Đúng là trúng đài òy!

Chữ cát = sĩ trên khẩu dưới. Chắc Paul nhà ta hỏng có quýnh cờ tướng.

Lời nói ra từ miệng kẻ sĩ luôn là lời tốt lành

Khà khà
 
Đúng là trúng đài òy!

Chữ cát = sĩ trên khẩu dưới. Chắc Paul nhà ta hỏng có quýnh cờ tướng.

Lời nói ra từ miệng kẻ sĩ luôn là lời tốt lành

Khà khà

"Lời nói ra từ miệng kẻ sĩ diện luôn là lời tốt lành"

Đúng là Sư phụ hay quá xá!
 
Hè hè - đa tạ bác PTM - Quả đúng câu bác vẫn trích trong chữ ký....
(bác tha tội cho em ạ) - Bác Pờ tờ mờ là dân thâm nho (hay thức đêm) hè hè! Nên quầng mắt trông như 2 trái nho ạ! Và thêm nữa! Cực kỳ tinh ý! và tinh tế!
[Có một ý em muốn chia sẻ qua câu hỏi trong bài trước với bác - hihi - chữ Vi, chữ Khẩu trông khá giống nhau, chữ Sĩ và chữ Thổ cũng khá khá giống nhau ạ] - Phàm ở đời - "đó là lý do tại sao GPE đáng đồng tiền bát gạo thế".
Thêm nữa - bác Nghĩa nói hơi quá với chữ "Diện" rồi.
Đa tạ bác!
Đặng Đình Ngọc
PS/ Dưng câu này em nỏ hiểu chi mô "Đúng là trúng đài òy!"

"Chữ hung 凶 ngược với chữ cát 吉 đấy ạ"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hè hè - đa tạ bác PTM - Quả đúng câu bác vẫn trích trong chữ ký....
(bác tha tội cho em ạ) - Bác Pờ tờ mờ là dân thâm nho (hay thức đêm) hè hè! Nên quầng mắt trông như 2 trái nho ạ! Và thêm nữa! Cực kỳ tinh ý! và tinh tế!
[Có một ý em muốn chia sẻ qua câu hỏi trong bài trước với bác - hihi - chữ Vi, chữ Khẩu trông khá giống nhau, chữ Sĩ và chữ Thổ cũng khá khá giống nhau ạ] - Phàm ở đời - "đó là lý do tại sao GPE đáng đồng tiền bát gạo thế"
Đa tạ bác!
Đặng Đình Ngọc
PS/ Dưng câu này em nỏ hiểu chi mô "Đúng là trúng đài òy!"

Cho hỏi thêm một tí, từ đối với Đại Cát là Đại Hung, vậy chữ Hán viết như thế nào?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom