"Xúc tích" hay "Súc tích" (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Quang_Hải

Thành viên gạo cội
Tham gia
21/2/09
Bài viết
6,073
Được thích
8,000
Nghề nghiệp
Làm đủ thứ
Biết rằng từ điển tiếng việt vẫn luôn sử dụng cụm từ "Súc tích" để diễn tả sự ngắn gọn rõ ràng của 1 đoạn văn, nhưng sao cảm giác của mình vẫn thấy cụm "Xúc tích" thì có vẽ đúng hơn. Bởi vậy khi cần xài cụm từ này thì mình luôn tránh né không dùng cho chắc ăn.
Theo các anh chị, các bạn thì sao? Có ai có quan điểm giống mình không nhỉ?
 
Biết rằng từ điển tiếng việt vẫn luôn sử dụng cụm từ "Súc tích" để diễn tả sự ngắn gọn rõ ràng của 1 đoạn văn, nhưng sao cảm giác của mình vẫn thấy cụm "Xúc tích" thì có vẽ đúng hơn. Bởi vậy khi cần xài cụm từ này thì mình luôn tránh né không dùng cho chắc ăn.
Theo các anh chị, các bạn thì sao? Có ai có quan điểm giống mình không nhỉ?

Theo đối với cái trình độ "văn ngu toán dốt" của em thì từ Xúc tích đúng hơn Súc tích. Vì sao? Em chỉ phân tích một cách giản: Xúc: là cảm xúc, hàm xúc.... Tích: tích tụ, tích trữ. Cho bên xúc tích là bao gồm những cảm xúc gây cảm động.

P/s: hy vọng nếu sai mọi người sửa giúp...
 
"Súc tích" là một từ hán việt (蓄積)
Một trong các nghĩa của chữ Súc 蓄 là Dành chứa, tồn trữ. Chữ Tích có nghĩa giống như tích trữ, gom góp, chứa đựng.
Nghĩa của từ súc tích là có nhiều ý tưởng. Ví dụ Lời văn súc tích = Lời văn có chứa đựng nhiều ý tưởng. Tất nhiên, dịch thoáng ra người ta hay nói rằng súc tích là cô đọng, ngắn gọn nhưng có hàm chứa nhiều ý nghĩa, ý tưởng.
Cũng thêm một ý nữa, chữ Súc/ nói trệch sang Xúc này cũng không có ý gì liên quan đến cảm xúc đâu.
Không có chữ Xúc tích trong tiếng Việt đâu bạn ạ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo đối với cái trình độ "văn ngu toán dốt" của em thì từ Xúc tích đúng hơn Súc tích. Vì sao? Em chỉ phân tích một cách giản: Xúc: là cảm xúc, hàm xúc.... Tích: tích tụ, tích trữ. Cho bên xúc tích là bao gồm những cảm xúc gây cảm động.

P/s: hy vọng nếu sai mọi người sửa giúp...

Nhưng ác cái là: "Ngôn ngữ thì không có cái vụ suy luận như Toán"
Tóm lại: Xưa giờ người ta nói sao thì mình nói vậy mà không được théc méc cái gì cả
SÚC TÍCH thì cứ vậy mà dùng nhé
(giống như học Anh Văn mà cứ thắc mắc "tại sao lại..." thì biết đến đời nào mới nói được)
 
Biết rằng từ điển tiếng việt vẫn luôn sử dụng cụm từ "Súc tích" để diễn tả sự ngắn gọn rõ ràng của 1 đoạn văn, nhưng sao cảm giác của mình vẫn thấy cụm "Xúc tích" thì có vẽ đúng hơn. Bởi vậy khi cần xài cụm từ này thì mình luôn tránh né không dùng cho chắc ăn.
Theo các anh chị, các bạn thì sao? Có ai có quan điểm giống mình không nhỉ?
Anh kỳ này tính chơi chữ với em gái nữa hen??? Mời 2 anh xem link này ạ xem sử dụng cái nào mới CHUẨN theo tiếng việt chứ k phải theo cảm giác ạ, hehehe:

http://vi.wiktionary.org/wiki/súc_tích
 
Nhưng ác cái là: "Ngôn ngữ thì không có cái vụ suy luận như Toán"
Tóm lại: Xưa giờ người ta nói sao thì mình nói vậy mà không được théc méc cái gì cả
SÚC TÍCH thì cứ vậy mà dùng nhé
(giống như học Anh Văn mà cứ thắc mắc "tại sao lại..." thì biết đến đời nào mới nói được)

Chết cha, em sai lỗi chính tả trầm trọng. Đề nghị được đi phổ cập cấp 1 lại hihi

Anh kỳ này tính chơi chữ với em gái nữa hen??? Mời 2 anh xem link này ạ xem sử dụng cái nào mới CHUẨN theo tiếng việt chứ k phải theo cảm giác ạ, hehehe:

http://vi.wiktionary.org/wiki/s%C3%BAc_t%C3%ADch

Anh ko có chơi khó à nghen. Anh sai chính tả thiệt muh
 
Anh kỳ này tính chơi chữ với em gái nữa hen??? Mời 2 anh xem link này ạ xem sử dụng cái nào mới CHUẨN theo tiếng việt chứ k phải theo cảm giác ạ, hehehe:

http://vi.wiktionary.org/wiki/s%C3%BAc_t%C3%ADch
Thì anh đã nói rồi, từ điển đúng là dùng "súc tích", nhưng anh vẫn thích cảm giác riêng của mình hơn và anh cũng đã thỉnh thoảng thấy sách viết cụm từ xúc tích. Tóm lại là anh bị ngơ ngơ với cụm từ này nên quyết định tránh nó, không xài.
 
Thì anh đã nói rồi, từ điển đúng là dùng "súc tích", nhưng anh vẫn thích cảm giác riêng của mình hơn và anh cũng đã thỉnh thoảng thấy sách viết cụm từ xúc tích. Tóm lại là anh bị ngơ ngơ với cụm từ này nên quyết định tránh nó, không xài.

Tôi thì tin nó là "Súc tích", có lẽ vì từ "xúc tích" tôi không lý giải được --=0
 
Nhìn tiêu đề tưởng hỏi về Xúc Xích chứ! ặc ặc ...

Tiếng Pháp gọi là Saucisse, tiếng Anh là Sausage

Cái lạ của mình là dù tiếng của em Tây hay em Mỹ, em nào S thì phiên âm của ta là X

(Einstein chẳng hạn, phiên âm thành Anhxtanh)

Mà chữ Súc Tích là chữ Hán Việt, nó có nguồn gốc từ Hán, dân ta dùng Hán nhưng vẫn để SS!!!
 
Nhìn tiêu đề tưởng hỏi về Xúc Xích chứ! ặc ặc ...

Tiếng Pháp gọi là Saucisse, tiếng Anh là Sausage

Cái lạ của mình là dù tiếng của em Tây hay em Mỹ, em nào S thì phiên âm của ta là X

(Einstein chẳng hạn, phiên âm thành Anhxtanh)

Mà chữ Súc Tích là chữ Hán Việt, nó có nguồn gốc từ Hán, dân ta dùng Hán nhưng vẫn để SS!!!

Từ Súc tích giờ thành Xúc xích luôn rồi... anh nghĩa cho ví dụ cụ thể từ Anh sang Pháp luôn...

Tôi thì tin nó là "Súc tích", có lẽ vì từ "xúc tích" tôi không lý giải được --=0

Em biết em sai rồi hihi :victory:
 
Nhân bài này, liên quan đến từ Tích.

Có lẽ chữ TÍCH theo mình hiểu nó là gom lại, gộp lại để tạo thành một cái gì đó lớn hơn, các cụm từ có chữ "tích" đều mang ý nghĩa như vậy (tích lũy, tích cóp, tích đức, v.v...), trong phép nhân người ta cũng dùng Tích.

Nhưng điều ngạc nhiên là từ ghép TÍCH CỰC làm cho mình cảm thấy khó hiểu!

CỰC là cực khổ, cùng cực, cực nhọc ... là những từ ngữ mà khiến cho người ta chẳng thích một tí nào cả.

Như thế thì TÍCH CỰC là nhân cái cực lên, gộp những cái cực lại, thành một cái cực "cực đại", lại được dùng cho những thành tích đẹp đẽ nhỉ?

Với TIÊU CỰC, TIÊU có nghĩa là tiêu tan, ghép lại TIÊU CỰC là làm cho mọi cái cực nhọc được tan biến đi (để sung sướng hơn) vậy sao dùng từ này cho những nghĩa chống đối, xấu xa?

Xã hội nào, đất nước nào cũng muốn con người tiến đến giàu sang, bớt đi cực nhọc, thì ở Việt Nam ta lại rất thích cụm từ "Đây là một thành quả Tích Cực đấy!". Ngạc nhiên chưa!
 
trong cực khổ, cực nhọc, từ chính không phải cực mà là các từ khổ, nhọc. Cực mang nghĩa cực kỳ
trong cùng cực, từ chính là cực, nhưng cả nhóm cùng cực lại là phụ, từ chính là từ thứ 3: khổ cùng cực, sướng cùng cực

Tóm lại, cực là từ Hán Việt, nó mang nghĩa trung tính, không có nghĩa tốt hoặc xấu.

Cực kỳ cũng thế, muốn khen ai hoặc cái gì, hãy dùng "cực kỳ tốt", muốn chê, dùng "cực kỳ xấu". Nếu dùng chỉ 2 từ "cực kỳ" thì chưa biết khen hay chê.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
trong cực khổ, cực nhọc, từ chính không phải cực mà là các từ khổ, nhọc
trong cùng cực, từ chính là cực, nhưng cả nhóm cùng cực lại là phụ, từ chính là từ thứ 3: khổ cùng cực, sướng cùng cực

"Trời ơi, sao thân tôi cực thế này?" đó là một câu than vãn thường nghe Sư phụ nhỉ?

"Cực chẳng đã mới làm việc đó", câu này cũng thường nghe luôn!

Cho nên cực, bản thân nó cũng là khó khăn là khổ lắm.


"Hòòòòo ....... ooơơơi!
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm,
công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu.
Chiếu này tôi chẳng bán đâu,
tìm cô không gặp, hòòòòo ...... ooơơơi,
tôi gối đầu mỗi đêm..."

(Tình anh bán chiếu)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhân bài này, liên quan đến từ Tích.

Có lẽ chữ TÍCH theo mình hiểu nó là gom lại, gộp lại để tạo thành một cái gì đó lớn hơn, các cụm từ có chữ "tích" đều mang ý nghĩa như vậy (tích lũy, tích cóp, tích đức, v.v...), trong phép nhân người ta cũng dùng Tích.

Nhưng điều ngạc nhiên là từ ghép TÍCH CỰC làm cho mình cảm thấy khó hiểu!

CỰC là cực khổ, cùng cực, cực nhọc ... là những từ ngữ mà khiến cho người ta chẳng thích một tí nào cả.

Như thế thì TÍCH CỰC là nhân cái cực lên, gộp những cái cực lại, thành một cái cực "cực đại", lại được dùng cho những thành tích đẹp đẽ nhỉ?

Với TIÊU CỰC, TIÊU có nghĩa là tiêu tan, ghép lại TIÊU CỰC là làm cho mọi cái cực nhọc được tan biến đi (để sung sướng hơn) vậy sao dùng từ này cho những nghĩa chống đối, xấu xa?

Xã hội nào, đất nước nào cũng muốn con người tiến đến giàu sang, bớt đi cực nhọc, thì ở Việt Nam ta lại rất thích cụm từ "Đây là một thành quả Tích Cực đấy!". Ngạc nhiên chưa!
NGÔN NGỮ mà cứ đi thắc mắc thì đúng là tự làm khổ mình
Trước giờ người ta nói sao thì mình cứ nói vậy ---> Ngôn ngữ được hình thành từ việc truyền miệng mà
Hỏi thế cũng chẳng khác gì thắc mắc tại sao người ta không gọi CON CHÓ ĐEN là CON CHÓ Ô
 
NGÔN NGỮ mà cứ đi thắc mắc thì đúng là tự làm khổ mình
Trước giờ người ta nói sao thì mình cứ nói vậy ---> Ngôn ngữ được hình thành từ việc truyền miệng mà
Hỏi thế cũng chẳng khác gì thắc mắc tại sao người ta không gọi CON CHÓ ĐEN là CON CHÓ Ô

Con chó đen thường thì em gọi là Chó mực, Quạ đen hay Ngựa đen em mới gọi Quạ ô, Ngựa ô.

OK là con gà đen hehehehe.
 
"Trời ơi, sao thân tôi cực thế này?" đó là một câu than vãn thường nghe Sư phụ nhỉ?
Trong "thân tôi cực thế này", chữ "cực" lại là từ Việt hoặc bị Việt hóa, không phải Hán Việt.

Từ tích cực, tiêu cực, là từ ghép Hán Việt, mỗi từ đơn bên trong là từ Hán Việt.

Khi Cực là từ Hán Việt, nó mang nghĩa trung tính, không có nghĩa tốt hoặc xấu.

Cực kỳ cũng thế, muốn khen ai hoặc cái gì, hãy dùng "cực kỳ tốt", muốn chê, dùng "cực kỳ xấu". Nếu dùng chỉ 2 từ "cực kỳ" thì chưa biết khen hay chê.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong "thân tôi cực thế này", chữ "cực" lại là từ Việt hoặc bị Việt hóa, không phải Hán Việt.

Từ tích cực, tiêu cực, là từ ghép Hán Việt, mỗi từ đơn bên trong là từ Hán Việt.

Khi Cực là từ Hán Việt, nó mang nghĩa trung tính, không có nghĩa tốt hoặc xấu.

Cực kỳ cũng thế, muốn khen ai hoặc cái gì, hãy dùng "cực kỳ tốt", muốn chê, dùng "cực kỳ xấu". Nếu dùng chỉ 2 từ "cực kỳ" thì chưa biết khen hay chê.

Nếu thử chuyển từ "Tích cực" sang tiếng Anh thì thấy nó có nghĩa là "Active" (năng động), là "Zealous" (hăng hái, nhiệt huyết).
 
Lại lôi từ Hán Việt qua Anh!

Khi đối chiếu từ ngữ giữa 2 ngôn ngữ, phải xét ngữ cảnh. Từ Việt hoặc Hán Việt có thể có nhiều nghĩa, từ tiếng Anh cũng vậy. Khi đối chiếu sẽ chọn 1 trong các nghĩa của 1 từ trong ngôn ngữ kia, phù hợp với nghĩa cụ thể của từ trong ngôn ngữ này.

Nghĩa là: Không phải những nghĩa còn lại của 2 từ đều tương ứng vời nhau từng cặp.

người tích cực có thể dùng với active (năng động),

hành động tích cực, chích sách tích cực, suy nghĩ tích cực ... thì phải dùng từ khác của tiếng Anh
 
Vụ án "Ngôn ngữ học" này chắc phải nói hàng năm vẫn chưa hết. "Ngôn ngữ" luôn có hàng ngàn tranh luận gắt gao về cách sử dụng từ và ý nghĩa thực. Vụ này em chỉ biết ngồi nghe và học thôi... (vì góp ý một câu bị thầy Tuấn phán là: từ ngữ ko được suy luận như Toán hihihi)
 
Chính xác là ngôn ngữ thì không thể thắc mắc tại sao và tại sao. Người ta xài thế nào thì mình xài thế ấy. Tuy nhiên có những cụm từ bản thân mình không chấp nhận thì không xài thế thôi.
Ví dụ như ai đó và rất nhiều nơi viết thế này "Bác Sỹ". Mình thì không thể chịu được lối viết này nhưng không thể nào nói gì được. Khi mình viết thì nhất định viết là "Bác Sĩ"
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom