Tự học Microsoft PowerPoint 2010

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.
3. Làm việc với Slide Master

Slide master là slide nằm vị trí đầu tiên trong các slide master, nó chứa thông tin về theme và layout của một bài thuyết trình bao gồm nền slide, màu sắc, các hiệu ứng, kích thước và vị trí của các placeholder trên slide.

Mỗi bài thuyết trình có ít nhất một slide master. Điểm hữu ích chính khi sử dụng slide master là chúng ta có thể thay đổi toàn bộ kiểu dáng và thiết kế của bài thuyết trình rất nhanh chóng. Khi muốn một hình ảnh hay thông tin nào đó xuất hiện trên tất cả các slide thì nên thêm chúng trong slide master để tránh phải nhập các thông tin trùng lặp ở các slide.

Do các hiệu chỉnh và thay đổi trong slide master ảnh hưởng đến toàn bộ bài thuyết trình nên chúng ta chỉ thực hiện các hiệu chỉnh và thay đổi trong chế độ màn hình Slide Master.

h231.jpg


Để chuyển sang cửa sổ Slide Master, bạn vào ngăn View, nhóm Master Views và chọn Slide Master.

h232.jpg


Sắp xếp và định dạng placeholder trên các slide master

Các bước thực hành như sau:

1. Chọn Slide master hoặc slide layout cần sắp xếp các placeholder. Ví dụ như bạn chọn Title Slide Layout

h233.jpg


2. Dùng chuột chọn placeholder và giữ trái chuột kéo đến vị trí khác theo nhu cầu. Để thay đổi kích thước placeholder, bạn di chuyển chuột đến vị trí một trong 8 nốt tròn xung quanh placeholder đang chọn. Sau đó giữ trái chuột và kéo lên, xuống, trái hoặc phải để điều chỉnh kích thước placeholder.

h234.jpg


3. Định dạng lại font chữ và cở chữ cho placeholder, bạn vào ngăn Home

  • Tại nhóm Font:bạn chọn lại font chữ là Verdana, chọn cở chữ là 54 và chọn kiểu chữ đậm.
  • Tại nhóm Paragraph: giúp canh lề, thêm các ký hiệu đầu dòng, đánh số thứ tự,… cho các đoạn văn bản chứa trong placeholder.
h235.jpg


4. Thực hiện việc điều chỉnh tương tự cho tất cả các placeholder trên các slide master và slide layout nếu cần.


Thêm và xóa placeholder


Chúng ta sẽ tiếp tục việc điều chỉnh trên slide vừa rồi.Có nhiều kiểu placeholder trong PowerPoint như là content, text, picture, chart, …Tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ thực hành thêm một placeholder kiểu Picture để cho phép người dùng chèn một hình ảnh, logo,… vào trong slide khi biên soạn.

Các bước thực hành như sau:

1. Chọn Slide master hoặc slide layout bổ sung placeholder. Ví dụ như bạn chọn Title Slide Layout.

2. Trong ngăn Slide Master, đến nhóm Master Layout, chọn Insert Placeholder và chọn Picture.

h236.jpg


3. Vẽ một placeholder với kích thước vừa phải trên cùng của slide. Placeholder Picture này sẽ xuất hiện khi bạn chèn thêm slide mới có layout là Title Slide trong quá trình biên soạn sau này.

h237.jpg


4. Muốn xóa placeholder nào thì bạn chọn nó và nhấn phím Delete trên bàn phím.


Thanh Phong
 
Chèn và xóa slide layout

Nếu nhận thấy các kiểu slide layout hiện có trong Slide master không đáp ứng đủ các kiểu bố cục khi biên soạn bài thuyết trình thì bạn có thể tạo thêm kiểu slide layout mới.

Các bước thực hành như sau:

1. Chọn vị trí đặt slide layout mới trong danh mục slide layout

2. Vào ngăn Slide Master, đến nhóm Edit Master, chọn Insert Layout.

h238.jpg


3. Tiến hành chèn các placeholder và sắp đặt chúng theo nhu cầu của mình. Ví dụ như bạn chèn vào 3 placeholder (2 Picture và 1 Text) và bố trí như sau.

h239.jpg


4. Đặt tên cho slide layout này bằng cách nhấp chuột vào nút Rename tại nhóm Edit Master trong ngăn Slide Master và đặt tên là “Two Picture & Text” trong hộp Layout name. Nhấn nút Rename để hoàn tất.

h240.jpg


5. Khi đó, trong chế độ soạn thảo Normal View bạn có thể chèn slide mới với kiểu layout vừa tạo.

h241.jpg


Chèn và xóa slide master

Một bài thuyết trình có tối thiểu một slide master, do vậy bạn có thể tạo thêm các slide master khác. Với nhiều slide master trong bài thuyết trình, chúng ta có thể áp dụng mỗi slide master cho mỗi chương hoặc phần trong bài thuyết trình của mình sau này.

Các bước thực hành như sau:

1. Vào ngăn View, nhóm Master Views, chọn Slide Master để trờ lại cửa sổ Slide Master.

2. Vào ngăn Slide Master, đến nhóm Edit Master, chọn Insert Slide Master. Một Slide Master mặc định được chèn vào ngay sau slide master hiện có.

h242.jpg


3. Có rất nhiều kiểu slide layout được chèn, bạn có thể xóa bớt các kiểu không sử dụng bằng cách chọn slide layout và nhấn Delete trên bàn phím để xóa.

4. Để xóa slide master và các slide layout vừa tạo thì bạn chọn slide master và nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa.


Áp dụng theme và nền cho slide master

Tương tự như áp dụng theme và background cho bài thuyết trình. Trong chế độ Slide Master, mỗi khi bạn áp dụng một kiểu theme thì PowerPoint tự động tạo thêm một Slide Master mới và với kiểu theme vừa chọn.

Các bước thực hành như sau:

1. Vào ngăn Slide Master, đến nhóm EditTheme, chọn Themes.Ví dụ, bạn chọn kiểu theme là Apex.

2. Một Slide Master mới được thêm vào với kiểu theme vừa chọn.

h243.jpg


3. Thay đổi màu nền cho slide, bạn vào Slide Master, đến nhóm Background, chọn Background Styles. Ví dụ, bạn chọn Style 9.

h244.jpg



Thiết lập kích thước và chiều hướng của slide

Các bước thực hành như sau:

1. Vào ngăn Slide Master, đến nhóm Page Setup, chọn Page Setup.Hộp thoại Page Setup xuất hiện.

h245.jpg


2. Tại Slide sized for, bạn chọn kích thước cho slide. Tùy theo màn hình mà bạn đang sử dụng mà bạn chọn kiểu thích hợp.

3. Tại Slides:

  • Chọn Portrait nếu muốn slide nằm dọc
  • Chọn Landscape nếu muốn slide nằm ngang (mặc định)
4. Tại Notes, handouts & outline chọn chiều hướng theo cách tương tự như slide.


Đóng cửa sổ slide master trở về chế độ soạn thảo

Để trở về màn hình soạn thảo bạn nhấp vào nút Close Master View trong ngăn Slide Master.

h246.jpg



Làm việc với slide master:

  • Chúng ta nên tạo và thiết kế slide master trước khi bắt đầu biên soạn nội dung cho các slide vì khi đó các slide mà chúng ta chèn vào bài thuyết trình sẽ được kế thừa các định dạng, layout, hình ảnh,… từ slide master.
  • Nếu chúng ta tạo slide master sau khi đã xây dựng nội dung cho các slide thì có khả năng một số đối tượng trên slide sẽ không hoàn toàn tương thích với thiết kế của slide master. Khi đó, một số kiểu tính năng định dạng cho các đối tượng có thể bị lệch lạc cần phải điều chỉnh lại mất thời gian.
  • Chỉ nên thực hiện các thay đổi về thiết kế slide trong Slide Master.
Thanh Phong
 
4. Định dạng văn bản

Ngoài cách định dạng cho các placeholder văn bản trong chế độ Slide Master để áp dụng cho tất cả các slide trong bài thuyết trình. Chúng ta cũng có thể định dạng riêng lẻ cho một slide cụ thể nào đó với mục đích làmnổi bật thông tin trên slide.

Các bước thực hành định dạng văn bản như sau:

1. Dùng chuột quét chọn vùng văn bản trên slide cần định dạng. Ví dụ bạn sẽ định dạng văn bản trên slide 2.

h247.jpg


2. Chọn ngăn Home, nhóm Font. Bạn thực hiện các thay đổi sau:

  • Chọn lại Font chữ tại hộp Font thành kiểu Century
  • Nhập vào kích thước chữ là 32 tại hộp Font Size. Hoặc nhấp chuột vào nút Increase Font Size ( ) để tăng kích cở chữ và nhấn vào nút Decrease Font Size ( ) để giảm kích cở chữ.
  • Chọn màu vàng cho văn bản tại nút Font Color ( )
h248.jpg


3. Qua nhóm Paragraph, bạn thực hiện các thay đổi sau:

  • Chọn nút Bullets ( ) và chọn kiểu là Star Bullets
  • Chọn vào nút Justify ( ) để canh đều văn bản
  • Chọn nút Line Spacing ( ) và chọn kiểu là 1.5
h249.jpg


4. Chúng ta cũng có thể chuyển đổi hộp văn bản sang Smart Art nếu thấy cần thiết. Ví dụ chúng ta chuyển sang kiểu Vertical Bullet List. Bạn vào ngăn Home, nhóm Paragraph, chọn nút Convert to SmartArt và chọn kiểu Vertical Bullet List.

h250.jpg


Sao chép định dạng

Chuyển sang slide 3 của bài thuyết trình, ví dụ ta sẽ định dạng hộp văn bản bên trái sau đó sẽ sao chép định dạng sang hộp văn bản bên phải.

Các bước thực hành như sau:

1. Định dạng cho hộp văn bản bên trái như sau:

  • Dòng đầu tiên chữ màu vàng, cở chữ 34, kiểu chữ in đậm và đổi kiểu bullet sang hình đầu mũi tên màu vàng (vào Bullets and Numbering… để chọn lại màu).
  • Bốn dòng bên dưới chữ màu trắng, cở chữ 32 và đổi kiểu bullets sang hình ô vuông có màu trắng.
h251.jpg


2. Chọn hộp văn bản bên trái, sau đó vào ngăn Home, nhóm Clipboard và kích chuột một lần vào nút Format Painter để sao chép định dạng vào bộ nhớ máy tính.
.​
h252.jpg


3. Khi đó sẽ xuất hiện thêm biểu tượng cây cọ trên con trỏ chuột. bạn di chuyển chuột đến hộp văn bản bên phải và kích trái chuột.

h253.jpg


Format Painter:
Khi muốn sao chép định dạng của một đối tượng và áp dụng cho nhiều đối tượng thì bạn nhấp chuột hai lần lên nút Format Painter khi thực hiện lệnh sao chép định dạng.
Thanh Phong


Chủ đề này xin kết thúc!

Tải ebook tại đây: http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=35259
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom